Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14033/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 09 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI VẮC XIN ROTA CHO TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2024, 2025

Thực hiện Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ Y tế danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phm y tế bắt buộc; Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10/06/2024 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024.

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 5531/TTr-SYT ngày 04/12/2024; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai vắc xin Rota cho trẻ em dưới 1 tuổi trong tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2024, 2025 như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG K HOẠCH

1. Sự cần thiết triển khai hoạt động

Trên thế giới, vắc xin được sử dụng từ nhiều năm qua và được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn. Đã có hơn 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vắc xin. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nước ta đã triển khai miễn phí 11 loại vắc xin cho trẻ em và phụ nữ có thai. Nhờ vậy, Việt Nam đã thanh toán, loại trừ và giảm tỷ lệ mắc, tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em như bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, rubella, bạch hầu, ho gà... góp phần giảm đáng kể chi phí chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2023, vi rút Rota là nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp ở 20% đến trên 50% trẻ nhỏ. Ước tính vi rút Rota khiến hàng trăm nghìn trẻ phải nhập viện và hàng ngàn trẻ phải cấp cứu mi năm, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, những địa phương chưa có điều kiện tiếp cận với vắc xin phòng bệnh trong tiêm chủng dịch vụ. Hiện nay, vắc xin Rota đã được sản xuất trong nước đảm bảo cung ứng cho Chương trình TCMR.

Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota (vắc xin Rota) đã được triển khai rộng rãi và an toàn tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia cần đưa vắc xin Rota vào TCMR. Thực hiện Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ, Bộ Y tế triển khai vắc xin Rota từ năm 2024.

Ngày 13/6/2024, Bộ Y tế đà ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, trong đó có lịch uống vắc xin Rota.

Ngày 10/6/2024, Bộ Y tế có Quyết định số 1596/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024. Trong đó, vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota (vắc xin Rota) sẽ được bổ sung vào Chương trình TCMR và tiêm chủng miễn phí cho trẻ em tại 32 tỉnh từ năm 2024 và mở rộng ra 41 tỉnh trong năm 2025 theo Quyết định số 1987/QĐ-BYT ngày 11/7/2024 của Bộ Y tế.

Với sự đầu tư của Chính phủ, sự hỗ trợ của Tổ chức Liên minh toàn cầu vắc xin và tiêm chủng (Gavi), trẻ em Việt Nam sẽ được tiếp cận thêm một loại vắc xin mới để phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch

Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về lộ trình tăng slượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030;

Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BYT ngày 11/3/2024 của Bộ Y tế về hợp nhất các Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng;

Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;

Quyết định số 1956/QĐ-BYT ngày 10/06/2024 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024;

Quyết định số 1987/QĐ-BYT ngày 11/7/2024 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch TCMR năm 2025;

Công văn số 1012/DP-TC ngày 12/10/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai vắc xin Rota trong Tiêm chủng mở rộng;

Công văn số 1119/DP-TC ngày 01/11/2024 của Bộ Y tế về việc triển phân bổ vắc xin Rota trong Tiêm chủng mở rộng;

Công văn số 2102/VSDTTƯ-TCQG ngày 08/11/2024 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc hướng dẫn triển khai vắc xin Rota trong Chương trình TCMR.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đưa vắc xin Rota vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em dưới 1 tuổi để chủ động phòng bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota, bảo vệ sức khỏe trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trẻ em dưới 1 tuổi tại tỉnh Khánh Hòa được uống 02 liều vắc xin Rota trong tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ 90% mỗi năm (năm 2024 và năm 2025).

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI TRIỂN KHAI, ĐỐI TƯỢNG, LỊCH TIÊM CHỦNG

1. Thời gian: Dự kiến tổ chức triển khai ung vắc xin Rota từ tháng 12 năm 2024.

2. Phạm vi: Trên địa bàn toàn tỉnh (08 huyện, thị xã, thành phố; 136 xã, phường, thị trấn).

3. Đối tượng: Trẻ em dưới 1 tuổi.

4. Lịch tiêm chủng

Thực hiện theo Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ Y tế. Mỗi trẻ được ung 02 liều vắc xin với khoảng cách như sau:

- Liều 01: Khi trẻ đủ 02 tháng tuổi

- Liều 02: ít nhất 01 tháng sau liều 01

Lưu ý:

- Trường hợp trẻ chưa uống vắc xin hoặc chưa uống đủ liều cần được uống bù càng sớm càng tốt, cần hoàn thành trước 06 tháng tuổi.

- Trong tháng đầu tiên triển khai chỉ triển khai liều 01 vắc xin Rota cho trẻ 02 tháng tuổi.

- Mỗi trẻ chỉ uống cùng 01 loại vắc xin Rota (Rotarix hoặc Rotavin).

5. Hình thức triển khai

- Tổ chức triển khai trong tiêm chủng thường xuyên:

+ Tổ chức uống vắc xin Rota cùng với tiêm hoặc uống các vắc xin khác trong TCMR như: bOPV, DPT-VGB-Hib, IPV...

+ Đối với những trẻ hoãn, chưa uống đủ liều vắc xin Rota, cần tổ chức uống vét ngay trong tháng để hạn chế mất cơ hội tiếp cận do giới hạn tuổi chỉ định vắc xin Rota.

- Nguyên tắc:

+ Sử dụng 01 loại vắc xin Rota cho cùng 01 trẻ, tất cả các trẻ em trong diện tiêm chủng được uống đủ 02 liều cùng 01 loại vắc xin Rota.

+ Mỗi buổi tiêm chủng chỉ sử dụng 01 loại vắc xin Rota.

+ Các huyện, thị xã, thành phố nhận vắc xin Rotarix viện trợ sẽ sử dụng Rotarix trước (tính toán để lại vắc xin trả liều 02 cho trẻ), sau khi hết sẽ chuyển sang vắc xin Rotavin.

IV. NỘI DUNG TRIN KHAI

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành

Ngành Y tế tham mưu UBND các cấp, các ban ngành đoàn thể liên quan, xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo, triển khai đưa vắc xin Rota vào trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi tại địa phương.

2. Hội nghị, tập huấn

- Nội dung hoạt động: Tổ chức tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn về sự cần thiết của việc uống vắc xin Rota, tính an toàn của vắc xin, lưu ý sử dụng vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng, hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng, theo dõi phát hiện và xử trí phản ứng sau tiêm chủng, tổng hợp thống kê báo cáo.

- Đơn vị đầu mối: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn.

3. Điều tra, rà soát, lập danh sách đối tượng

- Thời gian thực hiện: Trước khi triển khai tối thiểu 15 ngày.

- Đầu mối thực hiện: Trạm y tế xã/phường/thị trấn.

- Đơn vị phối hợp: Y tế thôn/tổ dân phố, cộng tác viên dân số, UBND xã/ phường/thị trấn...

- Nội dung hoạt động: Trạm y tế xã/phường/thị trấn, điều tra, rà soát trẻ 02 tháng tuổi (một nhóm tuổi) đang có mặt trên địa bàn trong tháng đầu tiên triển khai để tổ chức uống liều 01, trong các tháng tiếp theo điều tra, rà soát trẻ sinh tính đủ 02 tháng tuổi cần ung liều 01 và trẻ trả liều 02 của tháng trước (bao gồm cả đối tượng vãng lai).

4. Dự trù vắc xin

- Vắc xin Rotavin, vắc xin Rotarix sử dụng trong Chương trình TCMR được đóng lọ 01 liều/lọ, dạng dung dịch kèm bơm cho uống vắc xin. Vắc xin Rotarix bơm ung cùng với vắc xin. Vắc xin Rotavin bơm ung sẽ được cấp kèm theo vắc xin.

- Căn cứ số đối tượng cần triển khai, chỉ tiêu và hệ số sử dụng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin cần thiết theo công thức dưới đây:

Số vắc xin Rota (liều) = Số đối tượng x 02 liều x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến x Hệ số sử dụng vắc xin (1,05[1]).

Lưu ý: Việc dự trù, cung ứng vắc xin Rota cần đảm bảo đủ vắc xin cùng loại cho trẻ uống đủ 02 liều.

Hộp an toàn dự trù từ nguồn ngân sách địa phương hoặc các nguồn khác (nếu có).

5. Cung ứng vắc xin, tiếp nhận, bảo quản, phân bổ, vận chuyển vắc xin

- Nguồn vắc xin: Sử dụng vắc xin Rotavin sản xuất trong nước cung ứng từ nguồn ngân sách nhà nước và vắc xin Rotarix từ nguồn viện trợ của Gavi.

- Tiếp nhận, bảo quản, phân bổ, vận chuyển vắc xin: các đơn vị liên quan thực hiện tiếp nhận, bảo quản và cấp phát, vận chuyển vắc xin theo đúng quy định.

6. Truyền thông

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2024.

- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Khánh Hòa, Đài phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Nội dung truyền thông: Lợi ích, đối tượng, lịch uống, tính an toàn của vắc xin Rota...

- Hình thức truyền thông: Bằng các hình thức phù hợp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; kết hợp giữa các hình thức truyền thông qua các phương tiện truyền thống như báo, đài, tờ rơi, website... hoặc trong các hội nhóm zalo, facebook ...

7. Tổ chức tiêm chủng

- Nội dung hoạt động:

+ Tổ chức tiêm chủng: Trạm y tế xã/phường/thị trấn, triển khai vắc xin Rota cho trẻ em trong tiêm chủng thường xuyên, đảm bảo mỗi trẻ được uống 02 liều vắc xin cùng loại, uống vắc xin Rota cùng với tiêm hoặc uống các vắc xin khác trong cùng buổi tiêm chủng. Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo các quy định về tiêm chủng đã ban hành[2]. Không triển khai hai loại vắc xin Rota trong cùng một buổi tiêm chủng.

+ Thực hiện tiêm chủng an toàn theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm, tư vấn hướng dẫn bà mẹ về chăm sóc theo dõi phát hiện phản ứng sau tiêm; sẵn sàng xử trí cấp cứu các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

- Không sử dụng vắc xin Rota trong các trường hợp sau:

+) Nếu trẻ quá mẫn sau khi uống liều vắc xin đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

+) Trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

+) Trẻ có tiền sử lồng ruột

+) Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch nặng

+ Rà soát và uống bù vắc xin: Do giới hạn tuổi sử dụng vắc xin Rota cần được hoàn thành đủ 02 liều trước 06 tháng tuổi, đối với các trường hợp tạm hoãn cần tổ chức uống bù ngay trong tháng hoặc tháng tiếp theo để tăng cơ hội cho trẻ được uống đủ 02 liều.

- Đơn vị thực hiện: Trạm y tế xã/phường/thị trấn.

8. Công tác giám sát

- Thực hiện giám sát trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch ở tất cả các tuyến (Tuyến tỉnh, huyện, xã) để hỗ trợ kỹ thuật tuyến dưới thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn tiêm chủng.

- Công tác giám sát tập trung một số nội dung:

+ Trước triển khai: Công tác chuẩn bị, quản lý đối tượng, truyền thông

+ Trong quá trình triển khai: Công tác tổ chức tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ, chất lượng và an toàn tiêm chủng.

+ Sau triển khai: Công tác thống kê báo cáo, quản lý vắc xin, vật tư tiêm chủng...

9. Công tác thống kê, báo cáo

- Các cơ sở tiêm chủng nhập tất cả các đối tượng trẻ dưới 1 tuổi, thông tin các lần tiêm chủng, xuất nhập vắc xin Rota trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại địa chỉ (https://tiemchung.vncdc.gov.vn/Account/Login), Tổng hợp sổ liệu và gửi báo cáo hàng tháng theo (phụ lục 1,2,3 Kế hoạch này và các báo cáo tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT) và thực hiện báo cáo nhanh ngay sau khi triển khai trong tháng (theo phụ lục 4) gửi trước ngày 5 của tháng sau, cho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.

- Tuyến huyện, thành phố: Báo cáo hàng tháng theo (phụ lục 1,2,3 Kế hoạch này và các báo cáo tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT) và thực hiện báo cáo nhanh (theo phụ lục 4) thời gian gửi báo cáo lên tỉnh trước ngày 10 hàng tháng.

- Tuyến tỉnh: Tổng hợp số liệu, gửi báo cáo hàng tháng kết quả tiêm chủng vắc xin Rota cho Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ theo (phụ lục 1,2,3 Kế hoạch này và các báo cáo tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT) và thực hiện báo cáo nhanh (theo phụ lục 4) trước ngày 15 của tháng sau.

V. KINH PHÍ THC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương

- Cung ứng vắc xin Rota, vận chuyển vắc xin từ Trung ương đến tỉnh theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/2/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Bơm kim tiêm sử dụng cho trẻ ung vắc xin Rota do Trung ương cấp.

2. Ngân sách địa phương

Bảo đảm nguồn lực và ngân sách địa phương cho hoạt động của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn trừ các hoạt động đã được ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

VI. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo mục tiêu đề ra; lập dự toán kinh phí cho các hoạt động của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí của địa phương (kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số); tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác báo cáo theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông cho cộng đồng về lợi ích của vắc xin Rota trong tiêm chủng mở rộng.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện tiếp nhận, bảo quản, phân bổ, điều phối vắc xin Rota cho các địa phương đủng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng vắc xin hiệu quả, an toàn.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai các hoạt động điều tra, rà soát đối tượng cho công tác tiêm chủng mở rộng; thực hiện tiêm chủng hiệu quả, an toàn và đạt chỉ tiêu kế hoạch; phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích triển khai vắc xin Rota trong TCMR.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện tổ chức hội nghị, tập huấn về triển khai vắc xin Rota cho cán bộ tham gia tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát, hỗ trợ hướng dẫn trong quá trình triển khai vắc xin Rota trong TCMR và thực hiện báo cáo kết quả theo quy định.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán của Sở Y tế lập cùng thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền bổ trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách về hoạt động tiêm chủng và lợi ích, sự cần thiết triển khai vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy.

4. Báo Khánh Hòa, Đài phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc truyền thông nâng cao nhận thức người dân về công tác tổ chức và lợi ích triển khai vắc xin Rota trong tiêm chủng mở rộng.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, chỉ đạo Trung tâm y tế tham mưu ban hành kế hoạch thực hiện phù hợp tại địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai vắc xin Rota trên địa bàn; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức người dân về lợi ích của vắc xin Rota tại cộng đồng.

- Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác triển khai vắc xin Rota trong chương trình TCMR tại địa bàn.

- Quan tâm, bố trí, bổ sung kinh phí cho công tác tổ chức triển khai vắc xin Rota trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động triển khai vắc xin Rota trong TCMR tại địa phương.

Căn cứ nội dung Kế hoạch, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh (báo cáo);
- Cục Y tế dự phòng - Bộ Y t
ế;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở: Y t
ế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông;
- UBND các huyện, thị xã,
thành phố;
- Báo Khánh Hòa, Đài PTTH Kh
ánh Hòa, Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật t
nh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNG, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 



[1] Áp dụng theo vắc xin đóng lọ 01 liều/lọ, với hình thức tiêm chủng thường xuyên đã được phê duyệt tại Quyết định 3384/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 20/8/2020 về việc ban hành “Hệ số sử dụng vắc xin và vật tư tiêu hao trong Tiêm chủng mrộng”.

[2] Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BYT ngày 11/03/2024 của Bộ Y tế quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư 34/TT/2018-BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ Y tế; Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/03/2023 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 14033/KH-UBND triển khai vắc xin Rota cho trẻ em dưới 1 tuổi trong tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2024, 2025

Số hiệu: 14033/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Đinh Văn Thiệu
Ngày ban hành: 09/12/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 14033/KH-UBND triển khai vắc xin Rota cho trẻ em dưới 1 tuổi trong tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2024, 2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…