ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 5 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH PHONG QUY MÔ CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác Bảo vệ, Chăm sóc và Nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh và cấp huyện;
Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê Quốc gia;
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
Thông tư số 20/2019/TT-BYT ngày 31/7/2019 của Bộ Y tế về quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế;
Thông tư số 37/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về quy định chế độ báo cáo thống kê ngành y tế;
Văn bản số 87/BVDLTW-CĐT ngày 21/01/2019 của Bệnh viện Da liễu Trung ương về việc Kế hoạch kiểm tra, công nhận loại trừ phong quy mô cấp huyện;
Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 18/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước trên địa bàn tỉnh;
Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
1. Tình hình bệnh phong tại Việt Nam những năm gần đây
Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính, do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây nên. Bệnh có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, song hay gặp nhất là ở da và thần kinh ngoại biên.
Chương trình chống phong đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 1995 với sự đầu tư của Chính phủ và sự hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới cũng như nhiều tổ chức chống phong quốc tế. Với việc áp dụng đa hóa trị liệu từ năm 1982, tình hình dịch tễ bệnh phong ở Việt Nam đã thay đổi một cách đáng kể. Hàng trăm ngàn bệnh nhân đã được chữa khỏi. Tỷ lệ lưu hành giảm từ 6,78/10.000 dân năm 1983 xuống còn 0,04/10.000 dân năm 2009, tuy nhiên ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ này còn cao. Số bệnh nhân phát hiện hàng năm giảm tương đối nhanh: từ 2.020 người năm 1983 xuống còn 413 người năm 2009. Hiện nay, hàng năm Việt Nam vẫn phát hiện khoảng 200 đến 300 bệnh nhân phong mới. Vì thời gian ủ bệnh của bệnh phong rất lâu (3 đến 5 năm, có thể 10 năm) nên không thể ước tính trong cộng đồng còn bao nhiêu người chưa được phát hiện hoặc bao nhiêu bệnh nhân sẽ được phát hiện trong những năm tiếp theo.
Một nỗ lực của Việt Nam là đạt được tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Tổ chức Y tế thế giới trên bình diện quốc gia năm 1995 (tỷ lệ lưu hành là 0,95/10.000). Năm 2015, tất cả 63/63 tỉnh thành trên cả nước đều đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong trên quy mô toàn tỉnh. Hiện tại các địa phương đang tiến hành loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện, tiến tới thanh toán bệnh phong vào năm 2030. Tuy vậy chúng ta vẫn phải đối mặt với di chứng tàn tật do bệnh phong, cả nước còn khoảng 20.000 bệnh nhân đã được điều trị khỏi nhưng bị tàn tật cần phải được chăm sóc và phục hồi chức năng.
2. Tình hình bệnh phong tại tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây
Tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Y tế công nhận là tỉnh đạt xuất sắc 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh vào năm 2000. Trên thành quả đó, công tác phòng, chống bệnh phong tiếp tục được triển khai và duy trì kết quả loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo 04 tiêu chí qua các đợt phúc tra của Bộ Y tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương và sự tham gia của các tỉnh bạn vào các năm 2005, 2010. Từ năm 2016 đến nay không phát hiện bệnh nhân phong mới, tỷ lệ lưu hành 0/10.000 dân.
Hiện nay, toàn tỉnh có 29 bệnh nhân phong phân bố ở 8/9 huyện, thành phố và 20/136 xã, phường, thị trấn. Hàng năm, duy trì các hoạt động phòng, chống bệnh phong và đem lại kết quả đáng kể: người có yếu tố nguy cơ được tiếp cận với dịch vụ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh phong; bệnh nhân phong được chăm sóc tàn tật và phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng, không bị phân biệt đối xử, kỳ thị; bệnh nhân phong nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng và nặng có nhà ở.
2.1. Kết quả triển khai hoạt động phòng chống bệnh phong
- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tại cộng đồng; trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến kiến thức bệnh phong vào trường học, tập trung vào những xã trọng tâm, trọng điểm có nguy cơ cao. Qua đó nhận thức về bệnh phong trong cộng đồng được nâng lên rõ rệt, người bệnh và gia đình được hòa nhập với cộng đồng, giảm đi sự phân biệt, kỳ thị, đối xử. Người dân đã tự giác đến cơ sở y tế khi thấy có triệu chứng của bệnh phong. Điều này chứng tỏ hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có tầm quan trọng rất lớn trong công tác phòng chống bệnh phong.
- Củng cố, xây dựng mạng lưới phòng, chống bệnh phong: Biên chế mỗi huyện có 01 tổ gồm 03 cán bộ làm công tác phòng, chống các bệnh xã hội trong đó có bệnh phong; mỗi xã có 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác phòng chống bệnh phong. Hàng năm đều tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế, đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức do tuyến Trung ương tổ chức. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hỗ trợ hoạt động phòng, chống bệnh phong tuyến huyện và tuyến xã.
- Công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân phong: Tổ chức khám lồng ghép trong các đợt khám sức khỏe khác để chẩn đoán các bệnh da và tìm kiếm bệnh nhân phong mới. Kết quả đạt được:
STT |
Nội dung |
ĐV tính |
Kết quả thực hiện |
|||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
|||
1 |
Tỷ lệ phát hiện (Tiêu chí <1/100.000 dân) |
/100.000 dân |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Số BN phong đang điều trị |
BN |
02 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Tỷ lệ lưu hành (Tiêu chí <0,2/10.000 dân) |
/10.000 dân |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Số bệnh nhân hoàn thành MDT |
BN |
40 |
42 |
35 |
32 |
30 |
29 |
5 |
Số bệnh nhân tàn tật độ II |
BN |
35 |
33 |
25 |
22 |
20 |
19 |
6 |
Số bệnh nhân có lỗ đáo |
BN |
9 |
8 |
6 |
4 |
3 |
3 |
- Công tác quản lý và chăm sóc tàn tật: Tổng số bệnh nhân đang quản lý và chăm sóc tàn tật sau giám sát là 29 bệnh nhân, những bệnh nhân này đã được điều trị khỏi nhưng bị tàn tật cần được chăm sóc và phục hồi chức năng vì vậy không gọi là bệnh nhân phong nữa mà gọi là người tàn tật do bệnh phong. Hàng năm cán bộ y tế tuyến cơ sở đều triển khai chăm sóc tàn tật cho người tàn tật do bệnh phong, cập nhật thông tin về tình trạng bệnh trong hồ sơ quản lý và được giám sát của cán bộ y tế tuyến tỉnh. Kết quả đạt được:
Địa phương |
Dân số |
Bệnh nhân phong đang quản lý |
|||
Đang MDT* |
Giám sát sau điều trị |
CSTT** |
Tổng cộng |
||
Thành phố Vĩnh Yên |
121.205 |
0 |
0 |
1 |
1 |
Thành phố Phúc Yên |
108.340 |
0 |
0 |
2 |
2 |
Huyện Vĩnh Tường |
208.926 |
0 |
0 |
7 |
7 |
Huyện Yên Lạc |
158.248 |
0 |
0 |
5 |
5 |
Huyện Bình Xuyên |
134.827 |
0 |
0 |
7 |
7 |
Huyện Tam Dương |
116.140 |
0 |
0 |
1 |
1 |
Huyện Lập Thạch |
138.225 |
0 |
0 |
4 |
4 |
Huyện Sông Lô |
100.854 |
0 |
0 |
2 |
2 |
Huyện Tam Đảo |
84.467 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Toàn tỉnh |
1.171.232 |
0 |
0 |
29 |
29 |
* MDT: Bệnh nhân đang được đa hóa trị liệu.
** CSTT: Bệnh nhân tàn tật cần được chăm sóc.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Y tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương, các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự nỗ lực của ngành y tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã được công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh vào năm 2000. Sau kiểm tra công nhận loại trừ cấp tỉnh, công tác phòng, chống bệnh phong vẫn thường xuyên được duy trì, các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh vẫn được đảm bảo từ đó đến nay.
* Thuận lợi
- Nhận được sự chỉ đạo kịp thời, hỗ trợ của Bộ Y tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Tỉnh ủy, sự phối hợp của UBND các cấp, sự vào cuộc của các Ban, ngành, đoàn thể khi triển khai các hoạt động.
- Duy trì được mạng lưới phòng, chống bệnh phong tuyến huyện, xã.
- Người dân có ý thức về tình trạng bệnh tật, nhất là mắc các bệnh da, họ tự tìm đến cơ sở y tế khi thấy có các dấu hiệu triệu chứng về bệnh phong.
- Công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh phong được chú trọng, hình thức tuyên truyền đa dạng phù hợp với từng địa phương, từng vùng, do vậy người dân có thêm nhiều hiểu biết về bệnh phong. Hiện nay, sự kỳ thị với các bệnh nhân mắc bệnh phong hầu như là không có.
* Khó khăn
- Mạng lưới cán bộ phụ trách chương trình từ tuyến tỉnh đến tuyến xã làm việc kiêm nhiệm; luôn có sự thay đổi, do vậy kinh nghiệm và kiến thức về công tác phòng chống bệnh phong phần nào hạn chế. Mặt khác nhiều năm qua không phát hiện bệnh nhân phong mới nên cũng có phần chủ quan, lơ là.
- Công tác phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể tại một số nơi chưa thực sự kịp thời và hiệu quả do điều kiện địa lý, phân bố dân cư và nguồn tài chính.
- Đa số các hoạt động thuộc chương trình phòng, chống phong đều lồng ghép với các hoạt động khác nên còn bị động.
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện chủ động, tích cực và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh phong phù hợp, hiệu quả. Đến năm 2025, đạt tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh và duy trì các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% người dân được tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống bệnh phong.
- 100% người có yếu tố nguy cơ được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán bệnh phong kịp thời thông qua các cơ sở y tế công lập và tư nhân.
- 100% bệnh nhân phong được điều trị, quản lý, chăm sóc tàn tật phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng.
- Duy trì, củng cố hệ thống giám sát dịch tễ bệnh phong trên phạm vi toàn tỉnh.
- 100% huyện, thành phố đạt tiêu chí loại trừ bệnh phong vào năm 2025 và củng cố, duy trì các yếu tố bền vững ngăn chặn bệnh phong quay trở lại.
3. Một số chỉ tiêu
- Các chỉ số dịch tễ:
TT |
Các chỉ số |
Tiêu chí |
ĐVT |
Kế hoạch giai đoạn 2022-2025 |
1 |
Tỷ lệ phát hiện |
< 1/100.000 dân |
/100.000 dân |
0 |
2 |
Tỷ lệ lưu hành |
< 0,2/10.000 dân |
/10.000 dân |
0 |
- Các chỉ số khác:
TT |
Các chỉ số |
ĐVT |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
1 |
Khám sàng lọc |
Người |
2.400 |
2.400 |
2.400 |
2.400 |
2 |
Chăm sóc, phục hồi chức năng tàn tật |
Người |
29 |
29 |
29 |
29 |
3 |
Truyền thông giáo dục sức khỏe |
|
|
|
|
|
3.1 |
Nói chuyện chuyên đề tại trường học |
Trường |
0 |
10 |
10 |
0 |
3.2 |
Truyền thông GDSK bằng nhiều hình thức |
Huyện, xã |
145 |
145 |
145 |
145 |
4 |
Đào tạo, tập huấn |
Lớp |
02 |
04 |
04 |
02 |
5 |
Kiểm tra, giám sát |
|
|
|
|
|
5.1 |
Tỉnh kiểm tra, giám sát (2 lần/năm) |
Huyện, xã |
30 |
30 |
30 |
30 |
5.2 |
Huyện kiểm tra, giám sát (4 lần/năm) |
Xã |
136 |
136 |
136 |
136 |
1. Hoạt động thường xuyên phòng, chống bệnh phong
Hàng năm triển khai các hoạt động: Khám phát hiện bệnh nhân phong mới; Chăm sóc tàn tật phục hồi chức năng; Đào tạo, tập huấn; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Kiểm tra, giám sát.
2. Hoạt động loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện
- Năm 2022 tiến hành đồng bộ các giải pháp, đồng thời rà soát theo 4 nhóm của bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện quy định tại Thông tư 17/2013/TT-BYT; Từng bước hoàn thiện các tiêu chí theo bảng điểm tại các huyện, thị có bệnh nhân phong. Các huyện, thành phố có bệnh nhân phong tự rà soát chấm điểm theo bảng điểm và đề xuất bổ sung các tiêu chí còn chưa đạt.
- Năm 2023-2024, Kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện có bệnh nhân phong quản lý. Dự kiến như sau:
+ Năm 2023: Kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong tại 04 huyện/thành phố, dự kiến: Phúc Yên, Vĩnh Yên, Vĩnh Tường và Tam Dương.
+ Năm 2024: Kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong tại 05 huyện/thành phố còn lại, dự kiến: Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô (và huyện Tam Đảo hiện không có bệnh nhân phong quản lý).
- Năm 2025: Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm duy trì các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh Phong.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao hơn nữa vai trò phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể liên quan tại địa phương trong công tác phòng, chống bệnh phong.
- UBND các huyện, thành phố đưa chỉ tiêu hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh Phong vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, thành phố giai đoạn 2022 - 2025.
- Duy trì mạng lưới và đội ngũ làm công tác phòng, chống bệnh phong ở cả 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã), hạn chế tối đa việc xáo trộn cán bộ chuyên trách.
- Tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện, xã kiến thức cơ bản về bệnh phong cũng như các kỹ năng truyền thông phòng, chống bệnh phong tại địa phương.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động phòng, chống bệnh Phong ở tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở. Tăng cường công tác chăm sóc phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng cho người tàn tật.
- Có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực và thực hiện tốt công tác phòng, chống phong.
2.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền kiến thức về phòng, chống bệnh phong bằng nhiều hình thức phù hợp tới người dân: Nói chuyện chuyên đề trong các cuộc họp tại địa phương, truyền thanh, video, tranh ảnh, khẩu hiệu, áp phích, viết báo và thơ ca... đến 100% xã, phường, thị trấn, đặc biệt chú trọng đến các xã, phường, thị trấn có bệnh nhân phong.
- Đưa kiến thức phòng, chống bệnh phong vào hoạt động ngoại khóa hoặc giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn.
2.2. Đào tạo, tập huấn
Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cập nhật kiến thức cơ bản về bệnh phong cho cán bộ y tế chuyên trách tuyến huyện và xã, cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể và giáo viên, học sinh THCS tại các huyện, thành phố có bệnh nhân phong.
2.3. Khám phát hiện bệnh nhân phong mới
Tăng cường công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới theo phân vùng dịch tễ phong hàng năm thông qua khám chủ động tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân, chiến dịch khám sàng lọc tại cộng đồng lồng ghép với các chương trình y tế khác. Khám bằng nhiều phương pháp như: Khám có hình ảnh lâm sàng, khám cụm dân cư, khám tiếp xúc với người nhà bệnh nhân phong và tiếp xúc mở rộng khi phát hiện bệnh nhân phong mới.
2.4. Quản lý, điều trị và chăm sóc tàn tật
- Lập hồ sơ quản lý đối với tất cả các bệnh nhân phong.
- Điều trị bằng đa hóa trị liệu đúng phác đồ cho bệnh nhân phong mới.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý bệnh nhân phong, phòng, chống tàn tật, phục hồi chức năng. Hướng dẫn bệnh nhân phong bị khuyết tật biết cách tự chăm sóc và được phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
- Điều trị lỗ đáo cho 100% bệnh nhân có lỗ đáo và cấp giày phòng ngừa lỗ đáo cho tất cả các bệnh nhân có bàn chân mất cảm giác.
2.5. Chăm sóc đời sống bệnh nhân phong
- Tạo điều kiện để người bệnh chung sống trong cộng đồng, vừa điều trị, vừa sinh sống làm việc như những người khác. Hỗ trợ bệnh nhân phong, người tàn tật do bệnh phong có công việc ổn định, phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đề nghị với chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ các chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp khó khăn cho bệnh nhân tàn tật, bệnh nhân phong nghèo.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Hàng năm, tuyến tỉnh tổ chức giám sát công tác phòng, chống bệnh phong tại tuyến huyện, xã 6 tháng 1 lần.
- Hàng năm, tuyến huyện tổ chức giám sát công tác phòng, chống bệnh phong mỗi quý 1 lần tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Năm 2023, 2024, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát chuyên môn tại các xã có bệnh nhân phong trước khi tiến hành kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện.
- Thực hiện công tác thống kê báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Kế hoạch, báo cáo hoạt động phòng, chống bệnh phong hàng năm và 03 năm liền trước khi được kiểm tra.
- Cập nhật, hoàn thiện bệnh án, các biểu mẫu thống kê và hoạt động phòng chống Phong: Danh sách bệnh nhân đang quản lý, báo cáo tình hình quản lý bệnh nhân, mẫu thống kê khuyết tật hàng năm, báo cáo hoạt động phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng, sổ kế hoạch hoạt động phòng chống Phong, sổ giám sát hoạt động tuyến trước.
5. Công tác kiểm tra công nhận loại trừ bệnh Phong cấp huyện
- Tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện: Đạt số điểm theo kết quả kiểm tra từ đủ 251 điểm (Bảng điểm chi tiết kèm theo) và đủ các tiêu chí sau đây:
+ Tiêu chí 1: Trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân.
+ Tiêu chí 2: 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng.
+ Tiêu chí 3: 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị người bệnh phong.
+ Tiêu chí 4: 100% người bệnh phong nghèo có khuyết tật đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng có nhà ở.
- Vào tháng 09 hàng năm, Trung tâm Y tế tuyến huyện căn cứ vào kết quả thực hiện và đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh Phong quy mô cấp huyện tại Thông tư số 17/2013/TT-BYT báo cáo UBND huyện, thành phố và gửi hồ sơ đề xuất loại trừ bệnh Phong về Sở Y tế.
- Sau khi xem xét, Sở Y tế có văn bản đề nghị kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện gửi UBND tỉnh, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra.
- Thời gian kiểm tra: Quý IV năm 2023, 2024.
- Địa điểm: Tại các xã, phường, thị trấn có bệnh nhân phong.
- Hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo thông tư số 17/2013/TT-BYT.
- Khái toán kinh phí giai đoạn 2022-2025: Theo phụ lục chi tiết đính kèm.
- Nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và lồng ghép việc thực hiện với các Chương trình, dự án, các hoạt động khác có liên quan trên địa bàn.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, xây dựng, tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025.
- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn để đảm bảo các Trạm Y tế tuyến xã thực hiện hiệu quả công tác phòng chống và loại trừ bệnh phong.
- Hàng năm tổng hợp kinh phí bảo đảm thực hiện kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Căn cứ nguồn kinh phí đã được bố trí để thực hiện các chương trình, mục tiêu, kế hoạch y tế trên địa bàn tỉnh cân đối, phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện hàng năm cho phù hợp và đảm bảo quy định.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế, thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách trong dự toán chi sự nghiệp y tế để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và khả năng cân đối ngân sách địa phương.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách đúng các quy định hiện hành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan, chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường học cho giáo viên và học sinh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về triển khai kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở đến từng người dân nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng, chống và loại trừ bệnh phong.
5. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh
Phối hợp với ngành y tế tham gia các hoạt động phòng, chống phong, thông tin, tuyên truyền vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ những bệnh nhân đã bị tàn tật tự chăm sóc dựa vào cộng đồng, hòa nhập cộng đồng.
6. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch loại trừ bệnh phong phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hằng năm bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh phong chủ động trên địa bàn; Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu kế hoạch này với các hoạt động khác có liên quan trên địa bàn.
- Căn cứ nội dung kế hoạch của UBND tỉnh, phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh thông qua Sở Y tế.
Trên đây là nội dung Kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc phối hợp, triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc gửi Sở Y tế để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG QUY
MÔ CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 23/5/2022 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
- Trung tâm Y tế huyện, thành phố tổ chức tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại các xã, phường, thị trấn có bệnh nhân phong trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố và Sở Y tế (Thông qua đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong) kết quả tự đánh giá của đơn vị. Tổ chức điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt.
- Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong căn cứ vào báo cáo của các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Thành lập Hội đồng kiểm tra
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.
a) Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 07 hoặc 09 thành viên:
- Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở Y tế.
- Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Ủy viên thư ký: Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm hoặc Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Ủy viên giám sát: Đại diện của Bệnh viện Da liễu Trung ương.
- Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp vụ Y Dược; Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện, thành phố.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành hội đồng kiểm tra tại huyện, thành phố.
3.1. Phải có các điều kiện
- Có Ban Chỉ đạo loại trừ bệnh phong hoặc Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu hoạt động thường xuyên.
- Có chương trình hành động cụ thể hằng năm về công tác phòng, chống phong của các cấp xã, huyện.
- Kiểm tra 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong theo “Bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện”.
Bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện
STT |
Nội dung |
Điểm chuẩn |
I. |
Quản lý người bệnh phong |
50 |
1. |
Có cán bộ phụ trách công tác phòng chống phong. |
10 |
2. |
100% số người bệnh phong phát hiện được đa hóa trị liệu. |
10 |
3. |
Có sổ quản lý người bệnh phong với đầy đủ thông tin. |
5 |
4. |
Bệnh án phong có nhận xét, theo dõi diễn biến bệnh. |
5 |
5. |
Tỷ lệ lưu hành bệnh phong <0,2/10.000 dân. |
20 |
II. |
Chăm sóc khuyết tật cho người bệnh phong |
100 |
1. |
a) Số người bệnh có lỗ đáo được điều trị/tổng số người bệnh có lỗ đáo đạt 100%. |
20 |
b) Số người bệnh có lỗ đáo được điều trị/tổng số người bệnh có lỗ đáo dưới 100%. |
0 |
|
2. |
a) Số người bệnh được cấp giày phòng ngừa lỗ đáo/tổng số người bệnh có bàn chân mất cảm giác đạt 100%. |
20 |
b) Số người bệnh được cấp giày phòng ngừa lỗ đáo/tổng số người bệnh có bàn chân mất cảm giác dưới 100%. |
0 |
|
3. |
a) Có số liệu thống kê khuyết tật hằng năm theo mẫu của Bệnh viện Da liễu Trung ương với đầy đủ thông tin. |
20 |
b) Có số liệu thống kê khuyết tật hằng năm theo mẫu của Bệnh viện Da liễu Trung ương nhưng không đầy đủ thông tin. |
0 |
|
4. |
a) 100% số người bệnh phong bị khuyết tật được hướng dẫn cách tự chăm sóc khuyết tật và được phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu hay phẫu thuật chỉnh hình. |
40 |
b) Dưới 100% số người bệnh phong bị khuyết tật được hướng dẫn cách tự chăm sóc khuyết tật và được phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. |
0 |
|
III. |
Đời sống |
60 |
1. |
a) 100% số người bệnh phong nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng và nặng có nhà ở (tối thiểu là nhà cấp 4). |
60 |
b) Dưới 100% số người bệnh phong nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng và nặng có nhà ở (tối thiểu là nhà cấp 4). |
0 |
|
IV. |
Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh phong |
80 |
1. |
Kiến thức cơ bản về bệnh phong được tuyên truyền trong các trường học hoặc được tuyên truyền bằng các hoạt động khác. |
10 |
2. |
Các hình thức tuyên truyền giáo dục về bệnh phong được thực hiện: Nói chuyện trong các cuộc họp quy mô xã, phường, thôn, xóm; phát thanh, băng cát-xét; video; tờ rơi; tranh ảnh; khẩu hiệu; áp phích; viết báo và thơ ca (mỗi nội dung 2 điểm). |
20 |
3. |
Đánh giá về nhận thức: |
50 |
a) Đối với cán bộ và học sinh: 100% số người được kiểm tra là cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể, cán bộ y tế và học sinh trung học cơ sở được hỏi có nhận thức đúng về bệnh phong (kiểm tra 20% số cán bộ này thuộc xã): |
|
|
- Bệnh lây, nhưng ít lây, chữa khỏi và được điều trị tại nhà. |
10 |
|
- Dấu hiệu sớm của bệnh là đám da thay đổi màu sắc, giảm hoặc mất cảm giác đau nóng lạnh. |
10 |
|
b) Đối với người dân được thể hiện bằng việc làm cụ thể: |
|
|
+ Người bệnh được điều trị tại nhà. |
10 |
|
+ Không phân biệt đối xử, không có biểu hiện kỳ thị với người bệnh phong và gia đình họ. |
10 |
|
+ Con cái người bệnh được đi học, làm việc bình thường. |
10 |
3.1. Cách tính điểm: Cho điểm đúng như bảng điểm, không cho điểm trung gian.
* Điểm thưởng: Thưởng 05 điểm nếu kiến thức về bệnh phong được giảng dạy trong nhà trường (yêu cầu có giáo án, kế hoạch giảng dạy, kiểm tra đánh giá cuối kỳ).
a) Địa điểm kiểm tra: Phải được chọn một cách ngẫu nhiên theo cách rút thăm. Tất cả các xã, phường, thị trấn trong huyện có người bệnh phong đang quản lý phải được làm phiếu để rút thăm chọn lấy 10 xã. Đối với những huyện, thành phố có dưới 10 xã, phường, thị trấn có người bệnh phong đang quản lý thì không rút thăm mà phải kiểm tra toàn bộ. Đối với những huyện, thành phố có các vùng địa lý khác nhau thì nên lựa chọn mỗi vùng 1 đến 3 địa điểm đại diện.
b) Tổ chức rút thăm:
- Chủ trì: Lãnh đạo Sở Y tế.
- Thư ký: Phòng Nghiệp vụ Y Dược, Sở Y tế.
- Thành viên tham gia: Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm Y tế tuyến huyện và đại diện Phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện da liễu Trung ương là giám sát viên.
c) Thời điểm rút thăm: Trước ngày kiểm tra 01 ngày.
d) Thời gian kiểm tra: Tối đa 02 ngày.
5. Đánh giá kết quả và xếp loại
- Từ 251 đến 260 điểm: Đạt điểm loại trừ phong.
- Từ 261 đến 270 điểm: Đạt loại khá.
- Từ 271 đến 280 điểm: Đạt loại giỏi.
- Từ 281 đến 290 điểm: Đạt loại xuất sắc.
6. Công nhận huyện đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong
Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận./.
Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
Số hiệu: | 129/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Vũ Việt Văn |
Ngày ban hành: | 23/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
Chưa có Video