Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1203/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Công văn số 862/BYT-UBQG50 ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực về phòng, chống AIDS về việc triển khai Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 và xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 280/TTr-SYT ngày 15/3/2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 với các nội dung chính sau:

I. Tình hình nhiễm HIV/AIDS và kết quả phòng chống HIV/AIDS năm 2015

1. Tình hình về các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS

+ Nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT): Số quản lý được theo báo cáo của Công an tỉnh khoảng 329 người. Tuy nhiên, hiện tượng tiêm chích ma túy còn diễn biến phức tạp.

+ Nhóm người bán dâm: Theo số liệu báo cáo quản lý được 17 trường hợp và khoảng trên 50 trường hợp nghi vấn bán dâm. Tuy nhiên tình hình hoạt động mại dâm còn nhiều diễn biến phức tạp do số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm nhiều (611 cơ sở) và dân số di biến động đến (tiếp viên nhà hàng, karaoke, massage...) nên rất khó kiểm soát.

+ Nhóm dân di biến động: Hiện nay, có nhiều người dân Quảng Ngãi đi làm ăn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, ngư dân đánh bắt xa bờ. Đồng thời cũng có nhiều người tại các tỉnh khác đến làm ăn, sinh sống tại các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi. Số ước tính: khoảng trên 20.000 người. Do vậy, việc truyền thông cho nhóm dân di biến động còn gặp nhiều khó khăn.

+ Nhóm tình dục đồng giới (MSM): Năm 2015 mới phát hiện 01 người nhiễm HIV trong nhóm MSM tại xã Tịnh Châu - TP Quảng Ngãi.

+ Ước tính số lượng nhóm quần thể đích: Theo số ước tính, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng trên 400 đối tượng TCMT, gần 500 người bán dâm và trên 20.000 người dân di biến động; khoảng 6% đối tượng TCMT sử dụng bơm kim tiêm (BKT) chung và 54% không sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn.

2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2015

Số nhiễm HIV/AIDS và tử vong mới phát hiện năm 2015 theo địa bàn huyện, thành phố.

TT

Tên huyện

Số HIV mới phát hiện

Số bệnh nhân AlDS mới phát hin

Stử vong do AIDS mới phát hin

Lũy tích Sngười nhiễm HIV hiện còn sống

1

TP Quảng Ngãi

19

16

4

85

2

H. Tư Nghĩa

3

4

3

56

3

H. Mộ Đức

3

4

0

44

4

H. Đức Ph

1

2

0

59

5

H. Sơn Tịnh

8

6

0

49

6

H. Bình Sơn

7

6

2

53

7

H. Nghĩa Hành

3

2

0

33

8

H. Ba Tơ

9

3

3

24

9

H. Minh Long

0

0

0

2

10

H. Sơn Hà

2

0

0

12

11

H. Sơn Tây

2

1

0

4

12

H. Trà Bng

0

1

0

5

13

H. Tây Trà

0

0

0

2

14

H. Lý Sơn

0

1

0

5

 

Tng cộng

57

46

12

433

3. Kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS NĂM 2015

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện năm 2015

Tỷ lệ thực hiện/kế hoch

Tỷ lệ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các Ban ngành, đoàn thể của địa phương được đào tạo về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

50%

78,9%

157,9%

Tỷ lệ cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương đăng phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS.

60%

62,5%

104,2%

Tỷ lệ xã tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

60%

62%

103,3%

Tỷ lệ doanh nghiệp (nhỏ và vừa) tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

30%

33,5%

111,7%

Số mẫu giám sát phát hiện HIV/AIDS

3.000 mẫu

23.417 mẫu

780,6%

Tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch

90%

60%

66,7%

Tỷ lệ người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục

90%

72%

80%

Số người được điều trị Methadone

100 người

34 người

34%

Số bệnh nhân điều trị ARV người lớn

220 BN

261 BN

118,7%

Số bệnh nhân trẻ em điều trị ARV

12 BN

14 BN

116,7%

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV

45%

80,6%

179,2%

Tỷ lệ phụ nữ mang thai có HIV dương tính được điều trị dự phòng lây từ mẹ sang con

85%

100%

117,7%

Tỷ lệ người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thi lao và ARV

40%

60%

150%

trọng điểm triển khai phòng, chống HIV/AIDS

60 xã

60 xã

100%

Số huyện, thị triển khai hoạt động PC HIV/AIDS

14 huyện

14 huyện

100%

Số máu được SL HIV/AIDS tr.khi truyền

8.000 mẫu

10.526 mẫu

131,6%

Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện

600 người

636 người

103%

- Trong đó số mới

50 người

57 người

114%

Số mắc AIDS đã chết

10 người

12 người

120%

Số người nhiễm HIV/AIDS được quản lý, điều tr

200 người

275 người

137,5%

II. Nội dung hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016

1. Mục tiêu chung:

Tiếp tục thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,05% vào năm 2016 và giảm tác động của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

2. Chỉ tiêu cụ thể theo từng hoạt động chuyên môn:

a) Các chỉ tiêu của hoạt động 1: Dự phòng và can thiệp giảm tác hại:

- 70% cơ quan thông tin đại chúng địa phương đăng phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS;

- 60% xã, phường tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- 40% doanh nghiệp (nhỏ và vừa) tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- 60% đối tượng nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch, 60% người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục;

- 100 người sử dụng các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế (Methadone).

b) Các chỉ tiêu của hoạt động 2: Xét nghiệm và Giám sát dịch HIV/AIDS:

- Đạt khoảng 20.000 mẫu giám sát phát hiện HIV;

- 100% trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm/nghi ngờ nhiễm HIV được xét nghiệm chn đoán sớm;

- 60% phụ nữ mang thai; 50% bệnh nhân lao và 100% các mẫu máu trước khi truyền được xét nghiệm HIV.

c) Các chỉ tiêu của hoạt động 3: Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

- 100% phụ nữ mang thai có HIV dương tính được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- 60% người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và ARV và 75% người nhiễm HIV không mắc lao tiến triển được dự phòng lao bằng INH;

- 300 bệnh nhân AIDS được quản lý, điều trị.

d) Chỉ tiêu của hoạt động 4: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS (Đào tạo, tập huấn, NCKH, hội nghị, hội thảo, quản lý, kiểm tra, giám sát...): 60% cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các ban ngành, đoàn thể của địa phương được đào tạo về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nội dung triển khai các dự án Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2016

a) Hoạt động 1: Dự phòng và can thiệp giảm tác hại:

* Mục đích: Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy dưới 12% và nhóm người bán dâm dưới 5%.

* Nội dung hoạt động theo chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1:

- Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh sản xuất, phổ biến các tin, bài, chương trình, phóng sự… Đồng thời phối hợp với Đài truyền thanh các huyện, thành phố và xã, phường tổ chức tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ; tuyên truyền chống kỳ thị và phân biệt đối xử;

- Sản xut, nhân bản, phân phi tài liệu truyn thông, phân phi “Tạp chí AIDS và Cộng đồng” đến các huyện, thành ph, xã, phường trong toàn tỉnh và các ban ngành đoàn thể để làm tài liệu truyền thông;

- Tổ chức tập huấn về HIV/AIDS cho các phóng viên báo chí và cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh.

+ Chỉ tiêu 2:

- Tổ chức truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và thăm hộ gia đình kết hợp cung cấp các dịch vụ lồng ghép thông qua đội ngũ y tế xã, cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;

- Tiếp tục triển khai “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS” tại cộng đồng dân cư và các mô hình phòng, chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng;

- Dựng và sửa chữa các pano truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở y tế huyện và xã, phường, đơn vị chưa có pano truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc pano bị hư hỏng và hết thời gian sử dụng;

- Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu, sân khấu hóa về phòng, chống HIV/AIDS tại các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS;

- Sản xuất, nhân bản các tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng;

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo;

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 và Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Tổ chức đánh giá hiểu biết, thái độ của người dân về phòng, chống HIV/AIDS thông qua các câu hỏi về kiến thức, thái độ liên quan đến HIV/AIDS.

+ Chỉ tiêu 3:

- Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hoạt động truyền thông tại các doanh nghiệp;

- Tiếp tục phổ biến và hướng dẫn các văn bản triển khai phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc tại các doanh nghiệp;

- Phối hợp với các doanh nghiệp triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm dân di biến động bao gồm cả công nhân lao động tại các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS trong các doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu 4:

- Tiếp tục triển khai việc hướng dẫn sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm thông qua các cơ sở y tế và cộng tác viên chương trình;

- Triển khai hoạt động tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm;

- Thiết kế, sản xuất và phân phát tài liệu truyền thông về chương trình bơm kim tiêm, bao cao su;

- Triển khai các buổi nói chuyện với các học viên tại Trung tâm Giáo dục lao động - xã hội tỉnh, phạm nhân tại các trại giam, tại tạm giam của Công an tỉnh và tại các huyện, thành phố.

+ Chỉ tiêu 5:

- Tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;

- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại điểm điều trị Methadone;

- Xây dựng, in ấn và cấp phát tài liệu truyền thông về chương trình Methadone;

- Xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thu phí Methadone;

- Đánh giá hiệu quả của chương trình để xây dựng kế hoạch mở rộng cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh.

b) Hoạt động 2: Xét nghiệm và Giám sát dịch HIV/AIDS

* Mục đích: Tổ chức giám sát HIV để dự báo tình hình dịch. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng và tăng cường thông tin xét nghiệm HIV.

* Nội dung hoạt động theo chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1:

- Truyền thông quảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến các nhóm đối tượng;

- Triển khai tư vấn xét nghiệm lưu động trên toàn tỉnh, lưu ý các vùng nguy cơ cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tư vấn xét nghiệm trong các trại giam, trại tạm giam, Trung tâm Giáo dục lao động - xã hội tỉnh;

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương vận động người có hành vi nguy cơ cao và vợ/chồng của họ đi xét nghiệm HIV;

- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế;

- Hoàn thiện và đảm bảo chất lượng báo cáo, sổ sách ghi chép phân tích thông tin và sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý số liệu;

- Thống nhất số liệu giám sát phát hiện sau khi rà soát tại tuyến xã, phường.

+ Chỉ tiêu 2:

- Tiếp tục triển khai tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở sản khoa nhằm tư vấn xét nghiệm cho phụ nữ mang thai sớm, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con theo đúng quy định;

- Duy trì hoạt động xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.

+ Chỉ tiêu 3:

- Phối hợp với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh và các cơ sở triển khai Chương trình lao tổ chức tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV trên bệnh nhân lao;

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch phối hợp giữa Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa huyện/thành phố, Trung tâm Y tế huyện tổ chức sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai;

- Xây dựng kế hoạch mua, phân phối sinh phẩm xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, ưu tiên nguồn lực xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các địa bàn trọng điểm;

- Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh sàng lọc HIV trong hoạt động truyền máu.

c) Hoạt động 3: Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

* Mục đích: 70% người nhiễm HIV còn sống có nhu cầu điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận thuốc ARV. Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV xuống dưới 2%.

* Nội dung hoạt động theo chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1:

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch phối hợp giữa Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố tổ chức điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Xây dựng kế hoạch triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (tháng 6/2016);

- Phối hợp với các cơ sở sản khoa để cung ứng thuốc ARV để đảm bảo điều trị ARV kịp thời cho mẹ và con, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV lúc chuyển dạ;

- Rà soát, quản lý đối tượng phụ nữ mang thai nhiễm HIV để kịp thời can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

+ Chỉ tiêu 2:

- Phối hợp với Chương trình Phòng, chống lao tỉnh xây dựng và triển khai quy trình tư vấn, theo dõi và điều trị ARV cho bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

- Cơ sở điều trị HIV/AIDS giới thiệu bệnh nhân nghi ngờ mắc lao đến cơ sở phòng, chống lao. Theo dõi điều trị lao cho bệnh nhân AIDS trong tất cả các lần tái khám, lĩnh thuốc ARV;

- Bố trí kinh phí được giao để cung cấp thuốc INH để dự phòng lao cho bệnh nhân AIDS;

- Phối hợp vi Chương trình phòng, chống lao tnh và các trại giam trên địa bàn thực hiện chăm sóc, điều trị HIV/lao cho người nhiễm HIV, lao trong trại giam.

+ Chỉ tiêu 3:

- Tổ chức truyền thông rộng rãi nhằm quảng bá dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV trên địa bàn;

- Rà soát số người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn để tư vấn đưa vào chăm sóc, điều trị;

- Đảm bảo cung cấp đủ thuốc ARV và hỗ trợ thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS;

- Phối hợp giữa cơ sở điều trị ARV tuyến tỉnh với Trung tâm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, TP và xã, phường để theo dõi, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, chăm sóc tại nhà và quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại xã, phường;

- Tăng cường các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS;

- Xây dựng kế hoạch đo tải lượng vi rút HIV cho bệnh nhân tham gia điều trị ARV.

d) Hoạt động 4: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chng HIV/AIDS (Đào tạo, tập huấn, NCKH, hội nghị, hội thảo, quản lý, kiểm tra, giám sát...)

* Mục đích: Tăng cường năng lực hệ thống đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

* Nội dung hoạt động theo chỉ tiêu:

- Tiếp tục triển khai kế hoạch Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt có hiệu quả;

- Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến huyện, xã;

- Tổ chức các lp tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các ban, ngành, đoàn thể, phóng viên báo chí, cán bộ hỗ trợ pháp lý;

- Tập huấn và tập huấn lại cho đội ngũ truyền thông viên, cộng tác viên làm công tác phòng, chống HIV/AIDS về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS tại các xã, phường;

- Định kỳ theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến cơ sở;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý ca bệnh điều trị HIV/AIDS.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh và các cơ quan, hội đoàn thể liên quan tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch của các ban ngành, đoàn thể và các địa phương. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

- Trên cơ sở kinh phí được giao năm 2016, Sở Y tế lập kế hoạch dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định để triển khai hoạt động.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS kết hp với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội của tỉnh và tại cộng đồng.

3. Sở Thông tin - Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và công tác thông tin tuyên truyền ở cơ sở.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông trong tỉnh thực hiện thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại cộng đồng.

4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

- Phối hợp vi các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai chương trình bao cao su tại các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí.

5. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán ngân sách do Sở Y tế xây dựng đề xuất tham mưu UBND tỉnh xem xét Quyết định để đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tư pháp

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và các tổ chức liên quan trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

7. Công an tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

8. UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo các ban, ngành tại địa phương tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nhân Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp tổ chức giám sát tình hình lây nhiễm HIV trên địa bàn; vận động người có hành vi nguy cơ cao và vợ/chồng của họ đi xét nghiệm HIV.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Chỉ đạo các cơ quan thành viên phối hợp với ngành y tế và các ngành có liên quan và địa phương tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa.

- Chủ động triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Sở Y tế để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực T
nh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- CT, PCT
UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, ban ngành;
- Báo Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP(VX), CBTH;
- Lư
u: VT, VX (HQ116).

KT. CHỦ TICH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Thích

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 1203/KH-UBND hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 1203/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Lê Quang Thích
Ngày ban hành: 18/03/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 1203/KH-UBND hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 tỉnh Quảng Ngãi

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…