Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 340 BNN-TY

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2005

 

HƯỚNG DẪN

QUẢN LÝ ĐÀN GIA CẦM, GIÁM SÁT BỆNH CÚM TRÊN THUỶ CẦM, CHIM HOANG, CHIM DI TRÚ

Thực hiện Chỉ thị số 155/TTg-NN ngày 3/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về quản lý đàn gia cầm và giám sát đàn thuỷ cầm như sau:

I. Quản lý đàn gia cầm:

1. Đối với đàn gà đã bị tiêu huỷ do mắc bệnh cúm gia cầm, chỉ được nuôi trở lại sau 60 ngày tính từ khi tiêu huỷ con gà cuối cùng, đã áp dụng các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng và các biện pháp khác theo hướng dẫn số 314 TY-DT ngày 18/3/2004 của Cục Thú y.

2. Tạm thời dừng ấp trứng sản xuất con giống, nuôi mới vịt, ngan, ngỗng và chim cút theo Hướng dẫn số 321/BNN-NN ngày 4/2/2005.

3. Phân công quản lý:

a) Quản lý đàn gia cầm giống:

Cục Nông nghiệp theo dõi, quản lý các cơ sở chăn nuôi gia cầm giống về kế hoạch sản xuất, xuất nhập con giống, tái lập đàn và nuôi mới.

b) Thẩm định điều kiện vệ sinh thú y tái lập đàn.

Việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y tái lập đàn, phát triển đàn mới, giám sát việc tạm dừng ấp trứng sản xuất con giống, nuôi mới vịt, ngan, ngỗng và chim cút được phân công như sau:

- Cục Thú y thẩm định các cơ sở chăn nuôi gia cầm thuộc Bộ quản lý, cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chi cục Thú y thẩm định các cơ sở chăn nuôi giống thuộc cấp tỉnh quản lý, cơ sở chăn nuôi tư nhân có trên 3000 con.

- Trạm Thú y cấp huyện thẩm định các cơ sở chăn nuôi có số lượng từ 500 con đến 3000 con.

- Thú y cấp xã thẩm định các hộ chăn nuôi có từ 100 con đến dưới 500 con.

c) Theo dõi dịch bệnh.

- Thú y các cấp chịu trách nhiệm theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn phụ trách.

- Trưởng thôn, bản, ấp chịu trách nhiệm theo dõi tình hình chăn nuôi gia cầm và dịch bệnh của gia cầm ở các hộ gia đình trên địa bàn.

4. Trách nhiệm của người chăn nuôi gia cầm:

Khi tái lập đàn, nuôi mới, nhập giống gia cầm phải đăng ký với cấp quản lý chăn nuôi gia cầm cụ thể như sau: nuôi trên 3000 con đăng ký với Chi cục Thú y cấp tỉnh; nuôi từ 500 con đến 3000 đăng ký với Trạm thú y cấp huyện; nuôi dưới 500 con đăng ký với UBND cấp xã. Nếu đàn gia cầm khoẻ mạnh sẽ được cấp giấy kiểm dịch xuất gia cầm và sản phẩm gia cầm. Nếu mắc bệnh cúm gia cầm sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ của nhà nước. Nếu không đăng ký chăn nuôi sẽ không được cấp giấy kiểm dịch khi xuất bán và không được hưởng hỗ trợ của nhà nước khi dịch cúm xảy ra.

II. Giám sát đàn thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng).

1) Đối với đàn thuỷ cầm thương phẩm, thuỷ cầm giống thuộc địa phương quản lý.

a) Cách lấy mẫu huyết thanh:

- Đàn thuỷ cầm có số lượng từ 300 con trở lên là một đơn vị mẫu, số lượng mẫu huyết thanh lấy ở mỗi đơn vị mẫu được xác định theo tỷ lệ lưu hành dự đoán là 20% (xem phần phụ lục).

- Trường hợp chăn nuôi nhỏ lẻ, mỗi hộ gia đình chỉ có dưới 300 con thuỷ cầm thì mỗi xã được tính là một đơn vị mẫu, với tỷ lệ lưu hành dự đoán là 20%.

- Lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng đàn, từng thôn, ấp.

b) Cách xử lý: Đối với đàn thuỷ cầm thương phẩm trứng, đàn giống thuộc địa phương quản lý, nếu trong đơn vị mẫu phát hiện có phản ứng huyết thanh dương tính thì tiêu huỷ toàn bộ đàn thuỷ cầm ở đơn vị mẫu đó.

2) Đối với đàn thuỷ cầm giống thuộc trung ương quản lý.

- Lấy mẫu huyết thanh theo từng ô trong mỗi trại với tỷ lệ lưu hành ước đoán 20%.

- Tiêu huỷ toàn bộ thuỷ cầm trong ô chuồng phát hiện dương tính huyết thanh cúm gia cầm H5.

- Mỗi tháng xét nghiệm huyết thanh một lần với tỷ lệ mẫu giống lần đầu.

- Chỉ được lấy trứng từ đàn có phản ứng huyết thanh âm tính để ấp với mục đích thay thế đàn.

3) Phân công trách nhiệm:

- Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương trực tiếp lấy mẫu huyết thanh và xét nghiệm những cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Trung tâm Thú y vùng TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm từ Đà Nẵng trở vào.

- Chi Cục Thú y tổ chức lấy mẫu huyết thanh ở các cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc địa phương quản lý, gửi tới phòng xét nghiệm Trung tâm Thú y vùng quản lý địa bàn nếu không tự xét nghiệm được.

III. Giám sát chim hoang, chim di trú.

Giao cho Viện Thú y quốc gia xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát sự lưu hành vi rút ở chim hoang, chim di trú.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố;
- Ban chỉ đạo QGPCDCGM;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ;
- Lưu VP, Cục Thú y.

KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hướng dẫn 340-BNN-TY về quản lý đàn gia cầm, giám sát bệnh cúm trên thuỷ cầm, chim hoang, chim di trú do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 340-BNN-TY
Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 16/02/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hướng dẫn 340-BNN-TY về quản lý đàn gia cầm, giám sát bệnh cúm trên thuỷ cầm, chim hoang, chim di trú do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…