Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1625/CĐ-BYT

Hà Nội, 08h00 ngày 14 tháng 10 năm 2020

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC Y TẾ ỨNG PHÓ MƯA, LŨ LỤT VÀ BÃO SỐ 7

BỘ Y TẾ ĐIỆN

- Sở Y tế các tỉnh/thành phố: Quảng Ninh đến Phú Yên;

- Các Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung.

Căn cứ công điện số 25/CĐ-TWPCTT ngày 13/10/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 7.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/10/2020, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Độ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Từ sáng 14/10, trên đất liền ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; riêng vùng ven biển các tỉnh từ Nam Định đến Nghệ An có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên từ ngày 14-16/10 khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 200-350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt; các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh khoảng 50-150 mm/đợt. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Để chủ động ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa, lũ lụt tại khu vực Trung Bộ còn diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Y tế (Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu các vụ/cục, cơ quan Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố: từ Quảng Ninh đến Phú Yên; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ lụt, đặc biệt là cơn bão số 7 để bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để bảo đảm công tác cấp cứu, thu dung, điều trị và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân không bị gián đoạn.

2. Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế phòng, chống lụt bão, tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân khi cần. Triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Khẩn trương khắc phục các cơ sở y tế bị ngập (vệ sinh, điện, nước sạch...) để sớm đưa vào khám bệnh, chữa bệnh.

3. Duy trì chế độ trực các đội cấp cứu cơ động; các tổ đội cơ động phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam về các đơn vị y tế khác, chủ động phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương, để thống nhất phương án hỗ trợ, cấp cứu, điều trị các nạn nhân tại các khu vực bị ảnh hưởng, tổn thất do thiên tai, đặc biệt là sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.

4. Rà soát lượng dự trữ thuốc, hóa chất và vật tư y tế kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư cần thiết.

5. Tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu và khả năng bảo đảm y tế của địa phương và đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ khi vượt quá khả năng của địa phương (qua các vụ/cục chuyên môn và Văn phòng thường trực BCH Phòng chống thiên tai Bộ Y tế; ĐT: 024.62732027; fax 024.62732207, Email: pcthbyt@gmail.com) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định;

6. Đối với các Vụ/Cục, Văn phòng Bộ Y tế:

- Vụ Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Bộ Y tế, Cục quản lý khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế cử cán bộ lãnh đạo và chuyên viên tổ chức trực ban; sẵn sàng tham gia đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai kiểm tra, hỗ trợ các địa phương, đơn vị; chuẩn bị thuốc, hóa chất và các phương tiện cần thiết sẵn sàng tổ chức đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị phòng, chống lụt, bão khi có yêu cầu.

- Phân công nắm tình hình các địa phương, kịp thời báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ địa phương;

- Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn các địa phương thực hiện khắc phục hậu quả sau thiên tai.

- Báo cáo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống thiên tai theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
­­- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn (để b/c);
- Ban chỉ đạo TƯ về PCTT (để b/c);
- Các Thứ trưởng
- Thành viên BCH PCTH&TKCN BYT;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế; báo SK&ĐS;
- Lưu: VT, KHTC1.

Q. BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công điện 1625/CĐ-BYT năm 2020 về triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt và bão số 7 do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1625/CĐ-BYT
Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 14/10/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công điện 1625/CĐ-BYT năm 2020 về triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt và bão số 7 do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…