Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CĐ-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Điện:

- Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công Thương, Công an Thành phố;
- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.

 

Hiện nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp; theo thông báo của Cục Thú y ngày 13/02/2012, dịch cúm gia cầm đã phát sinh tại 10 tỉnh, Thành phố (Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Nam, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Hải Dương, Kiên Giang, Hải Phòng, Bắc Giang và Hà Tĩnh), dịch LMLM đã tái phát tại tỉnh Thái Bình và có nguy cơ lây lan ra diện rộng. Đặc biệt, theo thông báo của Bộ Y tế, trong tháng 01/2012 đã có 02 bệnh nhân tại Kiên Giang và Sóc Trăng bị tử vong do nhiễm virut cúm A H5N1.

Trước diễn biến về dịch bệnh gia súc, gia cầm nêu trên, kết hợp với điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài; việc lưu thông vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tăng cao trong dịp trước và sau tết nguyên đán; đồng thời chưa có vacxin cúm gia cầm phù hợp để triển khai tiêm phòng nên nguy cơ tái phát dịch rất cao.

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công điện số 04/CĐ-BNN-TY ngày 05/02/2012 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm. Công văn số 258/BNN-TY, ngày 09/02/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, tai xanh ở lợn tái phát trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:

1. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:

Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả, Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quản lý, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý, phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để lây lan ra diện rộng; chỉ đạo các phòng chức năng, các cơ quan chuyển môn trực thuộc tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống dịch.

Tổ chức triển khai “tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 258/BNN-TY, ngày 09/02/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tập trung chỉ đạo tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, hoàn thành trước ngày 25/2/2012, đặc biệt tập trung vào khu vực có nguy cơ cao. Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh triệt để cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công và giao trách nhiệm từng thành viên Ban Chỉ đạo.

Chủ động bố trí kinh phí để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch ngay từ đầu. Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố (Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực) hàng ngày trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp (qua fax: 0433822859 hoặc 0433554192) và trước ngày thứ tư hàng tuần.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo lực lượng thú y thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Phối hợp với Sở, ban ngành Thành phố chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 258/BNN-TY, ngày 09/02/2012; tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường và tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo qui định.

Duy trì hoạt động của các Chốt kiểm dịch liên ngành của Thành phố, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch.

Chỉ đạo Chi cục Thú y chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, báo cáo UBND Thành phố hàng ngày trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp (qua fax: 38243126) và trước ngày thứ năm hàng tuần.

3. Các Sở, ban ngành, cơ quan thông tấn, báo chí của Thành phố. Căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền các biện pháp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.

Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Thành phố trên cơ sở nhiệm vụ được phân công tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trên, báo cáo UBND theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Thành ủy, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo);
- Các Sở, ban ngành;
- Các đ/c thành viên BCĐ Thành phố;
- CVP, PVP Nguyễn Ngọc Sơn, NN (Túy), TH;
- Lưu: VT, NN (Hồng 2b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công điện 04/CĐ-UBND năm 2012 về tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu: 04/CĐ-UBND
Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Trần Xuân Việt
Ngày ban hành: 17/02/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công điện 04/CĐ-UBND năm 2012 về tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…