Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1209/CTr-UBND

Lai Châu, ngày 01 tháng 7 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13/CT-TTG NGÀY 09/5/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TỈNH LAI CHÂU

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

y ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị s13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2016 và giai đoạn 2017 - 2020 tỉnh Lai Châu với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định nhng nội dung trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) đ tchức thực hiện. Phân công rõ nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trin khai và đra lộ trình, thời gian hoàn thành. Trên cơ sở đó các sở, ngành, chính quyền các cấp thống nhất nhận thức hành động và xây dựng kế hoạch thực hiện.

2. Quá trình tổ chức thực hiện phải gắn với việc triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Luật An toàn thực phẩm, các văn bản hướng dn Luật An toàn thực phẩm. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bsung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tin; đcao tinh thần chủ động, quyết tâm, đổi mới sáng tạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020 cơ bản việc kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể năm 2016

- 100% các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cm được kim tra, hướng dẫn về điều kiện bảo đảm v sinh ATTP trên địa bàn toàn tỉnh.

- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có giy chứng nhận đăng ký kinh doanh được kiểm tra phân loại; tái kiểm tra 100% các cơ sở xếp loại C. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại C được nâng lên loại A, B tăng 10% so với năm 2015.

- Trên 85% các cơ sở sản xut, chế biến, kinh doanh thực phẩm do ngành Công Thương quản lý được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định.

- Trên 80 % cơ sở sản xut, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được kim tra đạt yêu cầu vệ sinh ATTP.

- Trên 75% người lãnh đạo quản lý và trên 65% người sản xuất, người kinh doanh thực phm, người tiêu dùng hiu và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Trên 85% cơ sở dịch vụ ăn uống do cấp tỉnh quản lý và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phm do ngành Y tế quản lý được cấp Giấy chứng nhn cơ sđủ điu kiện vệ sinh ATTP.

- Tỷ lệ ngộ độc trong các ca ngộ độc thực phẩm được ghi nhận là 18/100.000 người dân.

3. Mục tiêu cthể đến năm 2020

- Trên 85% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 90% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng vATTP.

- Hệ thống quản lý ATTP tại các tuyến được củng cố, kiện toàn; duy trì phòng kim nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 hiện có và tchức thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về ATTP của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trung tâm Kim nghiệm thuốc, mphẩm và thực phẩm.

- 100% các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và vùng sản xuất rau chè tập trung theo quy mô công nghiệp được kiểm tra, giám sát dư lượng hóa chất cm, cht kháng sinh và các điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP.

- 100% các cơ sở giết mổ, kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở chăn nuôi, nuôi trông thủy sản có chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có chứng nhận kinh tế trang trại được hướng dẫn, tư vấn và kiểm tra điều kin đảm bảo v sinh ATTP.

- Trên 80% các cơ sở sản xut, kinh doanh thủy sản và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phm nông sản có chứng nhận đăng ký kinh doanh được kiểm tra vđiều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Trên 95% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống cấp tỉnh quản lý và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung cp huyện quản lý (thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điu kiện ATTP) được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% bếp ăn tập thể được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP.

- 100% su thị được kiểm soát ATTP; tập trung xây dựng, trình cấp có thm quyn phê duyệt Đ án mô hình thí điểm 01 “Chợ bảo đảm ATTP ti thành phLai Châu và triển khai thực hiện để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Hạn chế đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mc trở lên được ghi nhận. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 12 người/100.000 dân.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2016

- Củng c, kiện toàn các Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phm từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn do đồng chí Chủ tịch UBND trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban, các đồng chí Phó Chtịch UBND làm Phó ban và các ngành có liên quan làm ủy viên theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP phòng chng ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Bảo đảm an toàn, vệ sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của Nhân dân.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo ATTP đặc biệt là dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể tại các trường học, việc kinh doanh, nhập khẩu thực phm chức năng, cht bảo quản phụ gia thực phẩm; việc sử dụng salbutamol vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xut, chế biến thực phẩm và công tác hu kiểm bảo đảm ATTP.

- Giám sát chặt chẽ các hoạt động đảm bảo ATTP, đặc biệt là các khâu trong nuôi, trồng nông, lâm, thủy sản.

2. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2017 - 2020

2.1. Về chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp, các ngành chức năng đi với công tác bảo đảm ATTP.

- Tập trung huy động và giành nguồn kinh phí địa phương cho các hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách về công tác ATTP phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù của địa phương.

- Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP các cấp, tổ chức tt các hoạt động phối hợp liên ngành trong đó ngành Y tế làm đu mối.

- Tiếp tục hoàn thiện công tác phân cấp quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống đến tuyến xã.

- Định hướng, chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xut nông sản thực phm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGap, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.

- Xây dựng và trin khai thực hiện các mô hình sản xuất chui sản phẩm an toàn giai đoạn 2017 - 2020 trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

- Tham gia, tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tạo cầu nối sản xuất - tiêu thụ cho các sản phm được chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, các sản phm an toàn được xác nhận và các sản phẩm của mô hình chuỗi được kiểm soát.

- Chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án quy hoạch các khu vực kinh doanh thức ăn đường phố, khu giết mtập trung...

2.2. Về chuyên môn kỹ thuật

a. Tăng cưng năng lực hệ thống quản lý nhà nước và thc thi pháp luật về ATTP

- Củng cố, kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ khả năng đảm nhận quản lý ATTP tại địa phương; thiết lập hệ thống thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương để phối hợp trong thực hiện kiểm tra nhà nưc về ATTP.

- Tăng cường năng lực của lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP.

- Tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ATTP, đào tạo ngun nhân lực có đủ khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện có trong các phòng kim nghiệm. Tăng số lượng các chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005, từng bước đáp ứng yêu cầu về kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý ATTP tại địa phương.

- Đẩy mạnh xét nghiệm nhanh (Test) phục vụ công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm nguy cơ mất ATTP, lấy mẫu gửi về cơ sở xét nghiệm xác định.

- Thực hiện phân cp đi đôi với đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho địa phương trong quản lý ATTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

b. Công tác thông tin truyền thông

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyn thông thay đi hành vi về ATTP. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên chú trọng phát triển đội ngũ tuyên truyền viên thuộc các đi tượng là những người dân tộc thiu svà những người có uy tín trong cộng đồng.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp tục tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dn thực hiện; kiến thức về ATTP đối với tất cả các nhóm đối tượng (quản lý, sản xut, kinh doanh, tiêu dùng).

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi nói chuyện, tập huấn những kiến thc cơ bn v: Lựa chọn, bảo quản thực phm; phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyn qua thực phm cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thái độ của người tiêu dùng, không sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

- Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời đưa tin và thông tin chính xác về tình hình ATTP trên địa bàn.

- Xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông, nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về ATTP. Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục ATTP vào các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

c. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm phán luật về ATTP.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm việc thc hin các quy định của pháp luật về ATTP:

- Thanh tra, kim tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xut, chế biến, kinh doanh thực phm; đặc biệt trong việc buôn bán, sử dụng hóa cht, kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng. Tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở được đánh giá, xếp loại C. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở cố tình vi phạm các điều kiện về đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, vận chuyn động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ.

- Ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, gian lận thương mại, nhp lậu, không rõ nguồn gốc và thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP.

- Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP song song với áp dụng chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm đthông tin cảnh báo cho cộng đồng.

d. Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Tăng cường năng lực và hiệu quả của hệ thống giám sát, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tổ chức giám sát mối nguy các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao nhm kịp thời cảnh báo về nguy cơ mất ATTP.

- Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP, đặc biệt các quy định v điu kiện ATTP của các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Hạn chế đến mức thấp nhất các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xut, kinh doanh thực phm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.

- Tăng cường công tác cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy và xác nhận công bphù hợp quy định ATTP; cp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và ký cam kết bảo đảm ATTP ở các tuyến từ tỉnh đến xã.

- Xây dựng hệ thng cnh báo và giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm xử lý chủ động, nhanh chóng các sự cố về ATTP, đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả. Điu tra xử lý kịp thời, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả ngộ độc thực phẩm.

e. Về nguồn lực

- Từng bước xã hội hóa công tác đảm bảo ATTP:

+ Đy mạnh xã hội hóa một số khâu, dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ATTP; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tchức đoàn thể trong việc tham gia đảm bảo ATTP.

+ Phát triển, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

+ Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đối với các cơ sở mạnh dạn đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, duy trì tt điều kin ATTP.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP:

Đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác bảo đảm ATTP. Kinh phí đầu tư bao gồm từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn viện trợ, nguồn huy động từ cộng đồng, các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp Iut.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo vì chất lượng vệ sinh ATTP tỉnh theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phi hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh. Cụ thể hoá thành kế hoạch công tác ATTP hàng năm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo vì chất lượng về vệ sinh an toàn thực phm tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn theo lĩnh vực được phân công.

- Theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt Kế hoạch và chức năng nhiệm vụ được phân công trong công tác bảo đm ATTP.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến pháp luật v ATTP; tchức chiến dịch truyền thông vào các đợt cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, mùa Lễ hội, Tháng hành động vì ATTP...

- Phi hợp với Công an tỉnh tổ chức đấu tranh với hành vi kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm không trong danh mục cho phép, không đảm bảo an toàn thực phm; kiểm soát ngộ độc thực phẩm và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở bếp ăn tập thể.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các hoạt động về thông tin truyền thông, cp Giy chứng nhận, kiểm nghiệm ATTP, thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; chủ động giám sát mi nguy, đảm bảo ATTP vào các dịp cao điểm như Lễ, Tết, các sự kiện của tỉnh.

2. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định quản lý, hỗ trợ công tác đảm bảo vệ sinh ATTP đi với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phm nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển, liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn, bền vững; hỗ trợ đầu tư sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp, chương trình, đán trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Phi hợp trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông qua các tin, bài, phóng sự về các mô hình, dự án, chuỗi sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn. Trọng tâm là tuyên truyn, vận động, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tc 4 đúng (đúng thuc, đúng cách, đúng lúc và đúng nồng độ, liều lượng) phổ biến, tuyên truyền không sử dụng chất cấm, không lạm dụng thuốc thú y, chất kháng sinh, chất cải tạo môi trường trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức vệ sinh ATTP cho người lao động trong các sở sản xut, kinh doanh, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Hướng dn, chuyn giao các tiến bộ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xut nông nghiệp theo hướng VietGap và theo chuỗi sản phẩm an toàn. Đng thời tư vn, htrợ nhân rộng các điểm cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn được xác nhận phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

- Thường xuyên cập nhật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xếp loại A, B, C đi với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản và các cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP trên địa bàn toàn tỉnh; thông tin đầy đủ về địa chỉ, nơi bán sản phẩm thực phẩm an toàn của các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo chui và các cơ sở có sản phẩm an toàn được xác nhận.

- Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ ATTP thuộc ngành quản lý.

- Tư vấn, hướng dẫn các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố quy trình sản xut, kinh doanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phm và tchức tiến hành cp Giy chng nhận các sản phm an toàn theo chuỗi đúng quy định.

- Tham gia, tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tạo cầu nối sản xuất, tiêu thụ cho các sản phm được chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, các sản phm an toàn được xác nhận và các sản phẩm của mô hình chuỗi được kiểm soát.

- Tchức đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho lực lưng cán bộ làm công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh vnghiệp vụ, kỹ năng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật; trong giám sát, kim tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm về lĩnh vực đảm bảo vệ sinh ATTP đi với sản phẩm nông nghiệp.

3. S Công Thương

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành, đơn vị liên quan trong việc triển khai các giải pháp, chương trình, đề án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền, hạn được giao.

- Tăng cường quản lý việc cấp các loại giấy chứng nhận về ATTP cho các tchức, cá nhân sản xut, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực theo phân cấp; thực hiện thanh, kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với các cơ ssản xut, kinh doanh thực phm thuộc phạm vi quản lý.

- Duy trì đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389/ĐP và đường dây nóng về ATTP của Chi cục Quản lý thị trường và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đm bảo theo đúng quy định để tiếp nhận phản ánh của Nhân dân, báo chí vhành vi sản xut, kinh doanh thực phẩm không an toàn và xử lý nghiêm kp thời những sai phạm.

- Xây dựng chuyên mục về ATTP trên trang Website của Sở Công Thương đ tuyên truyn chính sách pháp luật vATTP và hoạt động quản lý nhà nước về ATTP của ngành.

- Tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng hoạt động bảo đảm ATTP, đặc biệt là trong việc rà soát, điu chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo ATTP. Chú trọng công tác thanh, kim tra, giám sát, việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kiên quyết xử lý các vi phạm, đặc biệt đi với những loại thực phẩm có nguy cơ cao mất ATTP.

- Thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gc xut xứ lưu thông trên thị trường; phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; truy xuất nguồn gốc thực phm, thu hi và xử lý đi với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo lĩnh vực được phân công.

- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra kim soát thị trường về ATTP của ngành; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền tăng cường đu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước của ngành Công Thương về ATTP trong tình hình mới.

- Thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP tỉnh; thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

4. Công an tỉnh

Chỉ đạo lực lượng công an các đơn vị, địa phương tăng cường đu tranh chống buôn lậu, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về ATTP trong việc phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh btrí kinh phí cho công tác quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phm năm 2016 và các năm tiếp theo; hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

6. SKế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh huy động và bố trí vốn đầu tư phát triển từ các nguồn lực trong và ngoài nước đthực hiện Chương trình hành động theo quy định.

7. SGiáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho các nhóm đối tượng trong các cấp học.

- Từng bước đầu tư xây dựng các bếp ăn tập thể (nội trú và bán trú) đảm bảo theo quy định về ATTP. Kiên quyết không để các bếp ăn tập thể không đảm bảo vệ sinh ATTP đ tchức nấu ăn cho học sinh.

- Đưa các nội dung bảo đảm ATTP lồng ghép vào các buổi giảng dạy ở các cấp học, gắn với phong trào dạy tốt, học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các bếp ăn tập thể tại các trường học; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP theo quy định.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Phối hợp chặt chẽ với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các địa phương tập trung chỉ đạo, tăng cường tin, bài, chuyên trang, chuyên mục, chương trình v ATTP; thông tin tuyên truyn khách quan, trung thực, kịp thời về ATTP, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm ATTP.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể

Triển khai công tác vận động, giáo dục, đẩy mạnh phát động các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, nhằm khuyến khích hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đng. Phi hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn tuyên truyền phổ biến kiến thức ATTP cho các hội viên, đoàn viên và nhân dân để phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm…

10. y ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo và thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP cấp huyện, cấp xã theo hướng đồng chí Chủ tịch UBND trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban, các đng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực làm Phó ban. Thời gian kiện toàn hoàn thành trong tháng 7 năm 2016.

- Tuyên truyền, vận động tới từng hộ dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm ATTP, ký cam kết bảo đảm vệ sinh ATTP. Xác định việc đảm bảo ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hoá. Ưu tiên b trí ngun lực của địa phương cho công tác quản lý, đảm bảo ATTP.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP trên địa bàn; hướng dẫn và giúp người dân cách nhận biết thực phm an toàn, thực phẩm không an toàn.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đc, kiểm tra việc chp hành pháp luật về ATTP của các cơ quan địa phương cp dưới; xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

11. Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xác định việc bảo đảm vệ sinh ATTP là nhiệm vụ cấp thiết cn tập trung chỉ đạo, điu hành; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình này; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh vcông tác đảm bảo vệ sinh ATTP thuộc lĩnh vực, ngành, địa phương quản lý. Hàng quý trước ngày 25 của tháng cuối quý báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi về Sở Y tế (qua Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm) để tổng hợp báo cáo theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- BCĐLN TW về VSATTP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ; Y tế, NN-PTNT, Công Thương;
- TT: Tnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chtịch, các PCT UBND tnh;
- Các s, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chương trình hành động 1209/CTr-UBND thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2016 và giai đoạn 2017-2020 tỉnh Lai Châu

Số hiệu: 1209/CTr-UBND
Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
Người ký: Tống Thanh Hải
Ngày ban hành: 01/07/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chương trình hành động 1209/CTr-UBND thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2016 và giai đoạn 2017-2020 tỉnh Lai Châu

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…