ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND |
Kon Tum, ngày 19 tháng 7 năm 2024 |
Theo số liệu thống kê năm 2023[1], công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã đạt được một số thành quả nhất định: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi[2] là 25,30‰ (năm 2019: 36 ‰); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi[3] là 38,51‰ (năm 2019: 55,8‰); tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi là 28,7%, giảm 0,5% so với năm 2022. Các chỉ số trên giảm dần thể hiện hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại tác động trực tiếp đến tình trạng tử vong trẻ dưới 5 tuổi dẫn đến tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi hiện nay 38,51‰ là rất cao so với toàn quốc (18,9‰) như: Thiếu nhân lực chuyên ngành sản, nhi; Trung tâm Y tế huyện hầu hết chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức sơ sinh; Trạm y tế thực hiện chưa đạt yêu cầu việc sơ cứu ban đầu trẻ sơ sinh an toàn trước khi chuyển tuyến; tại các thôn (làng) đặc biệt khó khăn thiếu cô đỡ thôn; một số địa phương có tình trạng phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tăng, khoảng cách sinh giữa 02 con dày; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đạt thấp do thiếu vắc xin; kinh phí huy động từ các tổ chức, dự án nước ngoài không ổn định và chưa thường xuyên…
Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: số 1550/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2020 thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”; số 834/KH- UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; số 4427/KH-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Dự án 4, dự án 7 và dự án 10); số 2026/KH-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 triển khai Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; số 1249/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh đến năm 2025; số 1479/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2022 phòng, chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; số 3554/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; số 1598/KH-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2024 thực hiện và nâng cao các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để người dân sinh ít con nhằm đạt mức sinh thay thế, duy trì đến năm 2030… và các Văn bản liên quan nhằm từng bước thực hiện thành công Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1493/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2021.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai và kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Hằng năm, tham mưu đưa các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, lồng ghép với chương trình, kế hoạch có liên quan để tổ chức thực hiện.
- Củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn hệ thống mạng lưới khám, chữa bệnh chuyên ngành sản khoa, nhi khoa các tuyến (xã, huyện, tỉnh), củng cố nâng cao năng lực xử trí cấp cứu và hồi sức sơ sinh; thực hiện rộng rãi các can thiệp chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/mổ đẻ; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Tăng cường giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, ngoài công lập trên địa bàn trong việc thực hiện các giải pháp, các can thiệp chuyên môn về chăm sóc, cấp cứu sơ sinh, chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- Tăng cường phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi; áp dụng rộng rãi Quyết định số 4976/QĐ-BYT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi; tăng cường triển khai khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em; tăng cường triển khai tiêm chủng các vắc xin cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo đạt tỷ lệ, an toàn, hiệu quả.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, kết nối các nền tảng cơ sở dữ liệu về sức khỏe để quản lý sức khỏe trẻ em; liên thông giấy chứng sinh, liên thông giấy chứng tử; triển khai sử dụng thông tin cơ bản của Hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ trẻ em vào hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.
- Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, Trung tâm y tế cấp huyện, Trạm y tế cấp xã và các đơn vị liên quan triển khai công tác củng cố, kiện toàn, bố trí đội ngũ nhân viên y tế thôn đảm bảo đúng quy định.
- Khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai nhiệm vụ tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định danh sách những thôn đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em để bố trí 01 Cô đỡ thôn đảm bảo theo Thông tư số 27/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế; trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý đảm bảo theo đúng quy định. Hoàn thành trong tháng 7 năm 2024.
- Tăng cường công tác truyền thông, da dạng hình thức và phương tiện truyền thông phù hợp và hiệu quả tại địa phương về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng; tác hại tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; kế hoạch hóa gia đình để người dân sinh ít con nhằm đạt mức sinh thay thế, duy trì đến năm 2030.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế cân đối dự toán chi sự nghiệp y tế bố trí cho ngành hằng năm theo phân cấp để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định, hướng dẫn liên quan.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Y tế kêu gọi, huy động nguồn lực đầu tư, tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước hàng năm (nếu có) cho hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
4. Sở Thông tin và truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh.
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh: Theo chức năng nhiệm vụ tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới, tác hại của tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Có giải pháp để phụ nữ người dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và các dịch vụ tư vấn về hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ phụ nữ, trẻ em; 4 gói chính sách hỗ trợ Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo vệ quyền của trẻ em trong các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các cấp cơ sở.
- Hằng năm, lồng ghép nội dung tuyên truyền giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi vào Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em và chương trình Tháng hành động vì trẻ em trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Y tế đưa các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tăng cường bố trí ngân sách địa phương thông qua nguồn vốn chi thường xuyên, vốn đầu tư, các Chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung can thiệp giảm tử vong trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn quản lý.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng; tác hại tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; kế hoạch hóa gia đình để người dân sinh ít con nhằm đạt mức sinh thay thế.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các giải pháp giảm tử vong trẻ em do dịch bệnh, đuối nước, tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, thiên tai,… trên địa bàn quản lý.
- Khẩn trương củng cố, kiện toàn và chi trả phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, Cô đỡ thôn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 1133/UBND ngày 04 tháng 4 năm 2024 để kịp thời chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em sớm ngay tại cộng đồng.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2024 về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 14/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Lê Ngọc Tuấn |
Ngày ban hành: | 19/07/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2024 về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Chưa có Video