Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Đắk Nông, ngày 18 tháng 9 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG

Trong thời gian qua, các Sở, Ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai hoạt động quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, hàng hóa hết hạn sử dụng, sai nhãn hàng hóa; việc kinh doanh giống cây trồng chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh, các chất kích thích sinh trưởng cấm sử dụng vẫn còn xảy ra; hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với mục đích thương mại chưa được kiểm soát chặt chẽ; công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của Nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm chưa sâu rộng, kịp thời; công tác thanh tra, kim tra của các ngành, địa phương chưa được đng bộ.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước van toàn thực phm; Chỉ thị s15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một snhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh theo chức năng, thẩm quyền quán triệt, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất về chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó, cần tập trung thanh tra, kiểm tra các nhóm sản phẩm, hàng hóa mà dư luận quan tâm, bức xúc trong thời gian qua, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trng thủy sản; sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục được phép sử dụng sản xut, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản; sản xuất, kinh doanh phân bón, giống cây trồng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh...; đồng thời, cần chuyển từ phương pháp tiền kiểm tra sang hậu kiểm tra đối với công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Kịp thời tham mưu, hướng dẫn, giải quyết đơn thư khiếu nại, tcáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn và các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Quyết định số 03/2020/QĐ- UBND ngày 26/2/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý việc tổ chức hội thảo, quảng cáo vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phi hợp với UBND các huyện, thành phố thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; nâng cao tỷ lệ đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản xếp loại A, B lên 10% so với năm trước; giảm cơ sở xếp loại C.

- Triển khai phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, thúc đẩy việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.

- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện nội dung Chỉ thị này; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo.

2. Sở Công Thương

Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh, lưu thông các loại vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa như: Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không nhãn hàng hóa, hàng không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đối với những nhiệm vụ đột xuất khi thực hiện Chỉ thị này theo đúng quy định của pháp luật.

4. Sở Y tế

Hướng dẫn, đôn đốc Ban Chỉ đạo Liên ngành an toàn thực phẩm các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa phương theo phân cấp.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn, có nguy cơ gây ô nhiễm, đồng thời thực hiện tốt việc phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông

Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

6. Cục Quản lý thị trường (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP)

Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nhập lậu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt chú trọng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm lưu thông trên thị trường; hoạt động vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

7. Công an tỉnh

Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố tăng cường công tác nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Công khai những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên

Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phvà các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, giám sát các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Khuyến khích phát triển, nhân rộng điển hình tiên tiến trong quản lý, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

9. UBND các huyện, thành phố

- Xác định việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt; phân bổ kinh phí hàng năm trong dự toán ngân sách địa phương để nâng cao công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp và các điểm giết mổ động vật thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

- Sắp xếp bố trí 01 biên chế phụ trách quản lý an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế thành phố Gia Nghĩa theo Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của các cơ quan hành chính thuộc UBND các huyện, thành phtrên địa bàn tỉnh Đk Nông.

- Chỉ đạo, thực hiện nghiêm việc quản lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp tại Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 26/02/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ nông dân, người sản xuất về quy trình, cách sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nói riêng và vật tư nông nghiệp nói chung một cách đảm bảo, hiệu quả và an toàn. Phối hợp phân công giám sát, quản lý việc tổ chức hội thảo, quảng cáo vật tư nông nghiệp tại địa phương.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân trước khi buôn bán giống cây trồng có trách nhiệm thông báo về các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động buôn bán đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định hiện hành. Việc kinh doanh giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc giống cây trồng; nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản; chú trọng tuyên truyền về: Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Thú y năm 2015, Luật Thủy sản năm 2017; Luật Trồng trọt năm 2018; Luật Chăn nuôi năm 2018; Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác và các Nghị định khác liên quan đến quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm; Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư s 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc diện quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định giám sát an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

10. Các Sở, Ban, ngành, địa phương

Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách thuộc thẩm quyền quản lý. Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Chthị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời chỉ đạo, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT
UBND tnh;
- UBMT Tổ quốc t
nh;
- Các tổ chức đoàn thể;
- Các Sở, Ban, ngành;
- Công an t
nh;
- Ban Ch
đạo 389/ĐP;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Đài PT&TH t
nh;
- Báo Đắk Nông;
- Lưu: VT, CTTĐT, KTN(L).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Thanh Tùng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2020 về tăng cường trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu: 12/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
Người ký: Trương Thanh Tùng
Ngày ban hành: 18/09/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [16]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2020 về tăng cường trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…