TỈNH BẾN TRE |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UB |
Bến Tre, ngày 19 tháng 5 năm 1994 |
CHỈ THỊ
“VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ VÀ SỐT RÉT ”
Từ cuối tháng 4/1994 đến nay, tỉnh ta đã xảy ra dịch tiêu chảy (có nhiều ca xác định là tả) ở hầu hết các huyện, thị, nhưng tập trung nhất ở huyện Giồng Trôm. Hiện nay tình hình dịch chưa được khống chế. Một số địa phương chưa chủ động phòng chống tả, chưa thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, chưa phát hiện và báo cáo kịp thời diễn tiến dịch, chưa áp dụng nghiêm ngặt các quy định xử lý dịch, do đó đã có tử vong.
Tình hình bệnh sốt rét cũng đã xảy ra rải rác ở các địa phương, tuy chưa nhiều nhưng cũng phải hết sức cảnh giác.
Để hạn chế đến mức tối đa sự lây lan của dịch tả và tuyệt đối không để bệnh nhân tử vong, đồng thời để khống chế không để dịch sốt rét xảy ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị, Giám đốc Sở Y tế và Thủ trưởng các ngành có liên quan, thực hiện ngay những việc như sau:
1. Tập trung cho công tác chống dịch tả nhất là tại Giồng Trôm, kiên quyết không để bệnh nhân tử vong, không để lây lan sang những địa phương lân cận.
Tiến hành kiểm điểm nghiêm túc việc tổ chức phòng chống dịch tả trong thời gian qua theo tinh thần Công văn số 117/CV-UB ngày 16/3/1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Uỷ ban nhân dân huyện, thị thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch của ngành Y tế.
2. Ngành Y tế các cấp phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo dịch, áp dụng nghiêm ngặt các quy định chuyên môn về xử lý dịch tại cộng đồng và điều trị bệnh nhân tả. Phát hiện nhanh nơi có dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Y tế huyện, thị tăng cường cán bộ, phương tiện, thuốc men đến tận nơi xảy ra dịch, tổ chức điều trị tại chỗ, hạn chế di chuyển và xử lý dịch thật tốt.
Những xã, phường có dịch xảy ra mà không báo cáo kịp thời với UBND, Trung tâm Y tế huyện, thị hoặc Sở Y tế thì Chủ tịch UBND xã, phường phải chịu trách nhiệm. Những Trung tâm Y tế và Sở Y tế phát hiện dịch mà không báo cáo kịp thời hoặc không tổ chức phòng chống có hiệu quả, thì Giám đốc Trung tâm Y tế và Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm.
3. Các cơ quan tuyên truyền: tích cực, chủ động có kế hoạch thông tin, tuyên truyền thường xuyên liên tục trong nhân dân về ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, dùng nước sạch uống nước nấu chín, khai báo bệnh, kịp thời khi có người thân hoặc người xung quanh mắc bệnh tả để cơ quan y tế biết, nhằm điều trị và áp dụng các biện pháp khống chế bệnh lây lan.
4. Tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên, liên tục tại các điểm sản xuất và quán bán thức ăn, uống trong khu vực đông dân cư như thị xã, thị trấn, các chợ nông thôn, trong và ngoài các trường học. Hướng dẫn nhân dân diệt ruồi, xử lý phân rác tốt, không được dùng phân tươi hoặc hóa chất độc hại bón ruộng, cây trồng, rau cải...
5. Giám sát nghiêm ngặt các ổ dịch sốt rét cũ, áp dụng các biện pháp diệt muỗi, vệ sinh môi trường, tuyệt đối không để dịch xảy ra.
Chống dịch, bảo vệ con người và của cải của nhân dân là trách nhiệm của chánh quyền và các ngành chức năng. Yêu cầu UBND các huyện, thị, Giám đốc Sở Y tế và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
Chỉ thị 09/CT-UB năm 1994 về tăng cường công tác phòng chống dịch tả và sốt rét do Tỉnh Bến Tre ban hành
Số hiệu: | 09/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre |
Người ký: | Lê Huỳnh |
Ngày ban hành: | 19/05/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 09/CT-UB năm 1994 về tăng cường công tác phòng chống dịch tả và sốt rét do Tỉnh Bến Tre ban hành
Chưa có Video