BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 780/BC-BY |
Hà nội, ngày 20 tháng 09 năm 2007 |
|
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
I. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg:
Tổng số vướng mắc, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã tiếp nhận tại Bộ Y tế trong Quý III: là 51 trường hợp trong đó: 15 trường hợp liên quan đến lĩnh vực ATVSTP, 15 trường hợp liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền, 21 trường hợp liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế.
Cách thức tiếp nhận: chủ yếu qua đơn thư (22 trường hợp), công văn (27 trường hợp), gặp trực tiếp (3 trường hợp). Ngoài ra, Vụ Y học cổ truyền thường xuyên nhận được điện thoại của các địa phương (Sở Y tế) và các cá nhân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỏi, thắc mắc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực y, dược học cổ truyền.
Ngoài các cách thức tiếp nhận kiến nghị nêu trên, Bộ Y tế đang xây dựng thêm hai chuyên mục trên Trang tin điện tử Bộ Y tế là “ Bạn hỏi, Bộ Y tế trả lời ” và chuyên mục Cải cách hành chính để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp. Dự kiến sang Quý IV/2007 hai chuyên mục trên sẽ đi vào hoạt động
Tổng số các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã được xem xét xử lý là 51 trường hợp, trong đó có 45 trường hợp đã được trả lời/giải quyết, 6 trường hợp đang nghiên cứu xử lý. Ngoài ra, các ý kiến phản ánh, kiến nghị của các địa phương và cá nhân gọi điện thoại hỏi trực tiếp đã được trả lời và giải quyết trực tiếp một cách thoả đáng, đúng pháp luật.
a. Những thủ tục hành chính cụ thể đã được sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền:
Để thuận tiện cho doanh nghiệp đăng ký công bố tiêu chuẩn thực phẩm, Bộ Y tế đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm. Cụ thể, Bộ Y tế công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm chức năng không cần quy chế riêng, nhưng sẽ có một quy chế quản lý, kiểm soát riêng đối với thực phẩm chức năng. Đã bổ sung thêm một số nội dung cần thiết: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện (cần lộ trình cụ thể); vấn đề sử dụng phụ gia ngoài danh mục của Bộ Y tế nhưng có trong danh mục của Codex; kiểm nghiệm và khảo nghiệm thực phẩm chức năng; công bố theo danh mục sản xuất, kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp.
Tiến hành rà soát lại Thông tư số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12/01/2004 về hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.
Xây dựng Quy định về quảng cáo thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng.
Sửa đổi bổ sung Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/03/2007 về quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu.
Trong quá trình thực hiện chưa phát hiện có trường hợp nào cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu gây khó khăn chậm trễ trong thực hiện thủ tục hành chính.
3.1 Đối với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Số lượng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đã hoàn thiện đầy đủ Cục chỉ nhận được 5%, còn lại khoảng 30% số hồ sơ thiếu một vài giấy tờ cần thiết và 65% hồ sơ khi nộp thiếu rất nhiều giấy tờ vì vậy lượng công văn gửi cho các công ty cần bổ sung hồ sơ rất mất thời gian.
Thời gian các công ty hoàn thiện hồ sơ rất chậm mặc dù đã có công văn bổ sung hồ sơ và gọi điện, vì vậy việc cấp giấy chứng nhận chậm đa phần là do quá trình bổ sung giấy tờ.
Khoảng 1% hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không thể liên hệ với doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ (cả đường bưu điện và điện thoại).
3.2 Đối với hồ sơ xin quảng cáo sản phẩm
- Doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến thủ tục hành chính thường xuyên không đầy đủ, không đúng so với yêu cầu, quy định trong các văn bản pháp luật.
Đại đa số các danh nghiệp tuân thủ không đầy đủ theo quy định quảng cáo và bản chất của sản phẩm, do vậy cơ quan quản lý phải có công văn yêu cầu chỉnh sửa.
Market quảng cáo nhiều khi chữ viết không rõ ràng và nhỏ (do trong văn bản không quy định kích cỡ chữ viết) nên gặp khó khăn trong quá trình thẩm xét.
3.3 Đối với hồ sơ thủ tục hướng dẫn người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam và thủ tục thành lập bệnh viện tư, một số cán bộ ở Sở y tế các địa phương chưa nắm vững Quy trình, dẫn tới có nhiều kiến nghị lên cấp Trung ương.
3.4 Đối với một số kiến nghị thuộc lĩnh vực Y học cổ truyền nguyên nhân là do những quy định và hướng dẫn trong một số văn bản chưa đầy đủ và chưa được bổ sung kịp thời như: chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, chế độ trực của Bệnh viện Y học cổ truyền hạng 3 chưa được quy định. Chưa ban hành được Quy chế xét, công nhận người có bài thuốc gia truyền.
3.5- Đối với kiến nghị thuộc lĩnh vực Bảo hiểm y tế: Đang giải quyết01 công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đề nghị liên Bộ Y tế - Tài chính cho thanh toán chi phí KCB với người dân tộc không mang theo thẻ BHYT khi đi KCB hoặc thẻ BHYT sai tên, sai địa chỉ. Về việc này, Bộ Y tế xin báo cáo chi tiết trong quý VI vì vấn đề này cần có thời gian để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính và đang thống kế tổng số ngườii dân tộc Gia Lai kiến nghị trên tổng số người dân tộc có thẻ BHYT.
4. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình và kết quả thực hiện Quyết định 22/2006/QĐ-TTg:
Bên cạnh những quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, lần đầu tiên cơ chế pháp lý về tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính được ban hành. Quyết định đã tạo điện kiện thuận lợi để cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trực tiếp phản ánh, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Thông qua các phản ánh, kiến nghị vướng mắc, Bộ có cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, cơ chế chính sách, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời là căn cứ quan trọng cho việc sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa thủ tục, điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Quyết định 22/2006/QĐ-TTg chưa có qui định cụ thể về cơ chế phối hợp, cơ chế trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều Bộ, ngành, đơn vị nên thời gian giải quyết một số vướng mắc về thủ tục hành chính liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương, đơn vị đôi khi rất chậm trễ; thẩm quyền của các cơ quan tiếp nhận, xử lý kiến nghị, vướng mắc chưa cao; các chế tài xử lý chưa nghiêm khắc, cụ thể.
II. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg:
Ngày 29/8/2007, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Bộ đó tổ chức cuộc họp đánh giá việc triển khai của các đơn vị. Nhìn chung, các đơn vị đó tổ chức triển khai đề án, tuy nhiên phương pháp tiến hành chưa thống nhất, việc triển khai chưa đồng bộ, nên kết quả còn hạn chế. Để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời gian, Bộ đó chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tập trung triển khai Đề án. Theo kế hoạch, Bộ thống nhất triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính theo 3 bước:
Bước 1: Thống kê, tập hợp các văn bảnquy phạm pháp luật, các văn bản cá biệt còn hiệu lực trờn từng lĩnh vực, nội dung quản lý nhà nước của đơn vị để xác định tên từng thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, đơn, tờ khai hành chính;
Bước 2: Mô tả chi tiết từng thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, tờ khai hành chính đó được xác định;
Bước 3: Tiến hành đánh giá, rà soát, đơn giản hóa từng thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, tờ khai hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị.
Căn cứ trên kế hoạch và hướng dẫn của Bộ, các đơn vị của Bộ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước mà đơn vị được phân công phụ trách, trước hết triển khai thí điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại 5 đơn vị của Cơ quan Bộ để ban hành đầy đủ, công khai các hướng dẫn chi tiết, cụ thể về quy trình giải quyết các thủ tục hành chính. Đến nay, cả 5 đơn vị đó có báo cáo kết quả triển khai thí điểm, thống kê sơ bộ xây dựng được 70 quy trình thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch viết văn bản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO cho 11 đơn vị còn lại của Cơ quan Bộ, trong đó rà soát và đặt kế hoạch xây dựng các quy trình của từng đơn vị đến năm 2010. Dự kiến sẽ ban hành vào cuối tháng 9/2007 để triển khai thực hiện.
Về cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, đó công khai trên website của Bộ và đang có kế hoạch biên tập thành cuốn sách giới thiệu các Quy trình thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đang được thực hiện tại các đơn vị trực thuộc Bộ. Cơ sở dữ liệu này dự kiến sẽ được hoàn chỉnh trong thời gian tới sau khi có kết quả rà soát, đơn giản hóa theo Đề án 30 của Bộ.
Dựa trên nội dung, yêu cầu rà soát, đồng thời để tiết kiệm chi phí và thời gian, Bộ triển khai thực hiện đồng thời 2 Tiểu đề án 1 và 3 theo các bước nêu trên. Tuy nhiên hiện nay, Bộ Y tế đang tiến bắt đầu hành triển khai tại tất cả các đơn vị trực thuộc. Sau khi tập hợp được kết quả, Bộ sẽ tiến hành đánh giá, đơn giản hóa, chuẩn hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, tờ khai hành chính theo các tiêu chí đó được xây dựng và xin ý kiến của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
3. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1875/VPCP-CCHC ngày 09/4/2007
Vấn đề xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, các quy hoạch ngành, lĩnh vực còn thiếu đó được Bộ xác định nội dung, lĩnh vực, nhiệm vụ cần triển khai để đưa vào kế hoạch chương trỡnh cụng tỏc năm của Bộ. Trong năm 2007, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo rà soát, bổ sung và thực hiện một số quy hoạch ngành như:
Xây dựng Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Lập Đề án xây dựng chế độ chính sách thu hút cán bộ y tế về công tác ở vùng khó khăn (vùng sâu, vùng xa).
Kế hoạch tổng thể thực hiện Bảo hiểm y tế hướng tới mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân
Đề án hoàn thiện trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và miền Trung.
Quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở đào tạo của ngành y tế
Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số
Đề án phát triển mạng lưới Khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
Đề án tăng cường và củng cố năng lực mạng lưới y tế trường học.
Đề án Quy định việc phối hợp phòng chống HIV/AIDS qua đường biên giới.
Đề án đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh.
Đề án hỗ trợ phát triển trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giai đoạn 2007-2010.
Đề án đào tạo nhân lực y tế vùng khó khăn, miền núi và đồng bằng sông Cửu Long theo chế độ cử tuyển và hợp đồng theo địa chỉ.
Về xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn, Bộ đang khẩn trương dự thảo và trỡnh duyệt cỏc văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật Dược; Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS); xây dựng Nghị đinh hướng dẫn Luật hiến, cấy, ghép mô bộ phận cơ thể người; sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/2005/NĐ-CP về ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế; sửa đổi nghị định về chính sách viện phí. Để giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, Bộ Y tế mới ban hành Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 do Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện thay thế Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 13/8/2005. Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ra đời về cơ bản đó giải quyết được những khó khăn trong việc quản lý Quỹ BHYT.
Đối với việc kiểm tra tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ tại các địa phương, hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch và sẽ triển khai trong thời gian tới để đồng thời phục vụ cho việc triển khai kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ.
Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính đó được triển khai tại Bộ từ đầu năm 2007, tuy nhiên nhiều hoạt động hiện nay chưa thể triển khai được vì thiếu kinh phí. Vì vậy, kính đề nghị Ban Điều hành Đề án 30 sớm có hướng dẫn về vấn đề kinh phí để các Bộ xây dựng kế hoạch chủ động triển khai thực hiện.
Các nội dung về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, tờ khai hành chính là những vấn đề rộng, phức tạp, cách hiểu, cách làm một số nội dung có sự khác nhau, không thống nhất. Cụ thể, khái niệm “điều kiện kinh doanh” thường có 02 cách hiểu: thứ nhất, bao gồm tất cả các điều kiện có tác động đến sản xuất, kinh doanh của cả quá trình “đầu vào – sản xuất – đầu ra”; thứ hai, điều kiện kinh doanh là các điều kiện để doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nào đó. Đề nghị các cơ quan được phân công chủ trì từng Tiểu đề án nên có sự hướng dẫn tập trung để thống nhất cách làm.
III. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang chỉ đạo quyết liệt, sát sao việc rà soát, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm soát việc giải quyết công việc của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, xây dưng kế hoạch triển khai thí điểm bộ phận “một cửa” tại một số đơn vị trực thuộc Bộ; việc trả lời các văn bản của các đơn vị và yêu cầu phải thường xuyên báo cáo kết quả tại giao ban hàng tháng, quý của Bộ; chấn chỉnh, nâng cao tinh thần, thái độ, ý thức phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; Phê bình nghiêm khắc thủ trưởng các đơn vị chậm trễ trong giải quyết công việc, xử lý nghiờm cỏn bộ, công chức có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
2.1. Công tác rà soát, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Đến nay, đó rà soát, công khai thủ tục hành chính tại các đơn vị thuộc Bộ, trong đó nhiều đơn vị công khai trên website của Bộ http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/index.jsp, các đơn vị đó thực hiện công khai số điện thoại, đường dây nóng; tại tất cả các điểm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, những nơi làm việc với người dân, doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị đó thực hiện niêm yết công khai quy trình, thủ tục, thời hạn, tên cán bộ, công chức có trách nhiệm giải quyết công việc; các cán bộ, công chức thực hiện việc đeo thẻ khi tiếp, làm việc trực tiếp với dân và doanh nghiệp.
2.2. Về kiểm tra và rà soát văn bản pháp luật
Bộ Y tế đang tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính của 7 lĩnh vực gồm 1) an toàn vệ sinh thực phẩm, 2) quản lý thuốc, mỹ phẩm, vắc-xin sinh phẩm, 3) quản lý hoá chất, 4) khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, 5) trang thiết bị y tế, 6) hành nghề y tư nhân, 7) hành nghề dược tư nhân. Căn cứ vào kết quả rà soát, Bộ Y tế sẽ đề xuất các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, cá nhân và doanh nghiệp.
2.3. Về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính
Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, củng cố và phát triển hệ thống thông tin phản ảnh ý kiến đóng góp trực tiếp của người dân đối với Bộ Y tế, Bộ đã xây dựng Qui chế xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp liên quan đến ngành y tế đối với các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ. Hiện quy chế đang được xin ý kiến góp ý lần 2. Tuy nhiên, Bộ Y tế sẽchờ ban hành sau khi Chính phủ Ban hành Nghị định quy định về tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.Thông qua việc triển khai thực hiện quy chế sẽ ban hành, hy vọng nhiều vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính cũng sẽ được giải quyết một cách khoa học, hiệu quả và có thể giám sát được.
2.4. Kết quả rà soát, sửa đổi, bói bỏ cỏc qui trỡnh nội bộ
Bộ Y tế đó có kế hoạch triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại một số Cục quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên trước yêu cầu mới của công tác cải cách hành chính, Bộ đang nghiên cứu đề xuất điều kiện để tổ chức mô hình cải cách hành chính “một cửa liên thông” tập trung tại cơ quan Bộ để trình Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định triển khai thực hiện trong thời gian tới. Đề án này nhằm khắc phục một số hạn chế trong phương thức triển khai một cửa hiện tại như: tồn tại quá nhiều đầu mối tiếp xúc trực tiếp với công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong cùng cơ quan gây khó khăn cho doanh nghiệp, khó kiểm soát hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của CBCC; chưa chú trọng xây dựng các qui trình tổ chức thực hiện công việc một cách khoa học, hợp lý; công dân đi lại nhiều nơi, nhiều lần để giải quyết công việc.
3. Đánh giá kết quả thực hiện và các kiến nghị
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện
Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg đó tác động tích cực đến việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; làm thay đổi thói quen, tư duy, thái độ của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong việc thực thi công vụ, từ đó có tác dụng tích cực đến việc giảm tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; mặt khác, tăng cường năng suất, chất lượng công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 32/2006/CT-TTg còn cú một số hạn chế sau:
- Khó duy trì việc thực hiện đều đặn, nghiêm túc tại các đơn vị cơ sở, nhất là các đơn vị ở xa đơn vị chủ quản.
- Chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ về việc thanh tra, kiểm tra công vụ và chế độ trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm.
- Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong việc phản ánh những hành vi tiêu cực, phần lớn là nêu chung chung, thư nặc danh nên gây khó khăn trong việc xác minh, xử lý.
3.2. Kiến nghị
Kính đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về thanh tra công vụ để tạo cơ sở pháp lý nhằm chấn chỉnh mạnh hơn kỷ cương, kỷ luật hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước và ban hành Nghị định quy định về tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.
Bộ Y tế xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và có ý kiến chỉ đạo./.
|
BỘ TRƯỞNG
|
Báo cáo số 780/BC-BY về tình hình và kết quả thực hiện quyết định số 22/2006/QĐ-TTg, quyết định 30/QĐ-TTg, chỉ thị số 32/2006/CT-TTg quý III năm 2007 do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 780/BC-BY |
---|---|
Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 20/09/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Báo cáo số 780/BC-BY về tình hình và kết quả thực hiện quyết định số 22/2006/QĐ-TTg, quyết định 30/QĐ-TTg, chỉ thị số 32/2006/CT-TTg quý III năm 2007 do Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video