Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1163/BC-QLD

 Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008

 

BÁO CÁO

“TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM NĂM 2008”

Kính gửi: Đồng chí tổng biên tập các cơ quan thông tấn báo chí

Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xin chia sẻ thông tin về tình hình thị trường dược phẩm năm 2008 và các giải pháp triển khai công tác bình ổn thị trường dược phẩm năm 2009 như sau:

1. Tình hình thị trường dược phẩm năm 2008

+ Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến kinh tế thế giới suy giảm; lạm phát tăng cao, sự diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã sát sao theo dõi tình hình và phối hợp chặt chẽ với Bộ, Ngành liên quan, UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo các doanh nghiệp dược phẩm duy trì sản xuất, kinh doanh nên thị trường Dược phẩm vẫn duy trì tăng trưởng (tổng giá trị tiền thuốc dự kiến năm 2008 tăng 17,99% so với năm 2007, năm 2007 tăng 16,52% so với năm 2006)- trong đó trị giá thuốc sản xuất trong nước đã tăng 15,50% và đã đáp ứng được 51, 05% nhu cầu sử dụng thuốc tính theo trị giá tiền thuốc và đảm bảo đủ thuốc có chất lượng để phục vụ cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của nhân dân và phòng chống dịch bệnh, thiên tai.

+ Về lĩnh vực quản lý giá thuốc:

- Thị trường dược phẩm năm 2008 nhìn chung ổn định, không có hiện tượng tăng giá đồng loạt, đột biến hoặc tăng giá bất hợp lý. Điều này được thể hiện qua: chỉ số nhóm hàng dược phẩm, y tế năm 2008 là 9,43% bằng 47,41% của chỉ số giá tiêu dùng chung của xã hội (19,89%) và đứng thứ 7/10 về chỉ số giá của các nhóm hàng chủ yếu.

- Tốc độ tăng giá của thị trường dược phẩm, y tế đã giảm so với thời điểm được điều chỉnh giỏ thỏng 7/2008 (thời điểm trước đó các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong nước tăng cao trong khi mặt hàng dược phẩm thuộc nhóm hàng kìm chế không cho điều chỉnh giá trong thời gian dài). Thể hiện, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế tháng 11/2008 là 0,28%, phù hợp diễn biến thị trường chung (giảm dần so với các tháng trước: tháng 10 là 0,58%, tháng 9 là 0,81%, tháng 8 là 1,23% tháng 7 là 2%). (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

- Tốc độ tăng giá thị trường dược phẩm năm 2008 thấp hơn so với nh÷ng năm gần đây (Tỷ lệ chỉ số giá nhóm hàng Dược phẩm y tế/ chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 là 65%; năm 2006 là 58% và năm 2008 là 47,41%) (chi tiết xem bảng 1).

Bảng 1. Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giai đoạn năm 2006- 2008.

Năm

2006

2007

2008

CPI(%)

6,6

12,63

19,89

Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế(%)

4,3

7,05

9,43

Tỷ lệ chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với CPI(%)

65

55

47,41

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Theo kết quả khảo sát thực tế thị trường dược phẩm tại Tp.Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Đà Nẵng tháng 11- 12/2008 cho thấy thị trường dược phẩm ổn định, đối với thuốc sản xuất trong nước khảo sát tổng số 14.300 lượt mặt hàng đại diện cho các nhóm thuốc chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường như nhóm kháng sinh, hô hấp, tiêu hoá, vitamin... có 0,24% số lượng mặt hàng tăng giá và 0,37% số lượng mặt hàng giảm giá (Nguồn: Hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam). Đối với thị trường thuốc nhập khẩu: qua khảo sát 1.529 lượt mặt hàng, có 1,09% số lượng mặt hàng tăng giá với tỷ lệ tăng trung bình 3,26% và 2,67% số lượng mặt hàng giảm giá với tỷ lệ giảm trung bình 4,03% (Nguồn: Tổng Cục Hải quan).

- Hiện tại, thị trường thuốc nhập khẩu không có hiện tượng độc quyền trong việc kinh doanh, phân phối thuốc nhập khẩu. Theo số liệu thống kê tình hình kinh doanh dược phẩm đến nay, thị trường thuốc nhập khẩu có sự cạnh tranh quyết liệt của 425 doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại thị trường Việt Nam và 90 doanh nghiệp được phép nhập khẩu thuốc trực tiếp.

+ Ngày 17/12/2008, Liên Bộ Y tế- Tài chính- Công Thương đã họp để sơ kết đánh giá công tác quản lý giá thuốc năm 2008 và đã kết luận: với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về lĩnh vực quản lý giá thuốc thông qua việc ban hành Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BYT- BTC- BCT ngày 31/8/2007 về việc hướng dẫn quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người và Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT ngày 11/7/2008 qui định về tổ chức và hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện đã giúp ổn định thị trường dược phẩm trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động.

2. Dự báo tình hình thị trường dược phẩm năm 2009: chỉ số giá tiêu dùng mặc dù liên tục giảm nhưng vẫn đứng ở mức cao, đặc biệt những khó khăn trong năm 2008 sẽ làm hạn chế hoạt động mở rộng đầu tư của doanh nghiệp dược phẩm trong năm 2009 và việc thực hiện lộ trình tăng giá đối với một số loại hàng hoá đầu vào như điện, than, lương...có thể tạo sức ép tăng giá đối với mặt hàng dược phẩm đặc biệt thuốc sản xuất trong nước phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu.

3. Các giải pháp quản lý giá thuốc năm 2009

3.1. Tăng nguồn cung ứng thuốc phòng và chữa bệnh cho người

+ Tiếp tục đảm bảo đủ nguồn cung cỏc mặt hàng thuốc phục vụ cho nhu cầu khỏm chữa bệnh, phũng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 và ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại (sản xuất hàng giả, hàng kộm chất lượng, găm hàng, đầu cơ tích trữ, nhập lậu); theo dõi, đề xuất kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp nếu xảy ra việc thu hẹp sản xuất, kinh doanh.

+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm sửa đổi và bổ sung cơ chế sử dụng quỹ dự trữ lưu thông thuốc và mở rộng loại hình doanh nghiệp tham gia, mở rộng danh mục thuốc/ hoạt chất và nguyên liệu để tăng cường tính hiệu quả của chủ trương này.

+ Tăng cường công tác truyền thông, thông tin về việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý

+ Triển khai thí điểm đấu thầu quốc gia một số thuốc có tỷ trọng cao và tiến tới mở rộng danh mục thuốc đấu thầu quốc gia.

3.2 Ưu tiên tập trung quản lý giá thuốc tại các nhà thuốc nằm trong khuôn viên của các cơ sở y tế công lập và ổn định giá thuốc do Ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả với giá hợp lý (chiếm 70- 75% số người dân sử dụng thuốc):

- Tăng cường triển khai Quyết định số 24/2008/QĐ- BYT ngày 11/7/2008 qui định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện và đẩy mạnh công tác đấu thầu thuốc theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10/08/2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

- Công khai, minh bạch giá thuốc trúng thầu năm 2009.

3.3 Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá thuốc.

- Phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan lên kế hoạch phối hợp định kỳ thanh tra, kiểm tra công tác quản lý giá thuốc và xử lý nghiờm cỏc trường hợp vi phạm về giá thuốc.

- Khẩn trương hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2005/NĐ- CP ngày 6/4/2005 qui định về xử phạt hành chớnh trong lĩnh vực y tế trong đó bổ sung cỏc chế tài vi phạm về quản lý giỏ thuốc.

3.4. Tăng cường triển khai Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BYT- BTC- BCT

- Tăng cường hoạt động của Tổ công tác liên ngành xem xét kê khai lại giá thuốc tại địa phương và tổ chức hướng dẫn xem xét kê khai lại để đảm bảo việc xem xét lại giá thuốc thống nhất giữa các địa phương.

- Công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại và kê khai bổ sung.

3.5. Qui hoạch sắp xếp, phát triển mạng lưới lưu thống cung ứng thuốc – Giải pháp có tính chất lâu dài và bền vững trong bình ổn giá thuốc.

- Đẩy mạnh triển khai việc sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc để giảm thiểu tối đa các tầng nấc phân phối trung gian thông qua việc ban hành Quy chế hoạt động chuỗi Nhà thuốc doanh nghiệp đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thúc đẩy việc xây dựng nhà thuốc đạt GPP theo đúng lộ trình Bộ Y tế đề ra.

- Nghiêm túc triển khai chất lượng thuốc toàn diện (GPs)- GMP, GLP, GSP, GDP, GPP theo đúng lộ trình đã đề ra.

Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xin chia sẻ thông tin về tình hình thị trường dược phẩm năm 2008 và đề xuất các giải pháp triển khai công tác bình ổn thị trường dược phẩm năm 2009.

Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BTr. Nguyễn Quốc Triệu (để b/c);
- TTr. Cao Minh Quang (để b/c);
- Văn phòng chính phủ (Vụ KHVX, KTTH) (để b/c);
- Ban Tuyên giáo TW (Vụ Báo chí xuất bản) (để b/c);
- Cục Báo chí- Bộ Thông tin và truyền thông (để p/h);
- Cục QLG, Cục TCDN- Bộ Tài chớnh (để p/h);
- Tổ điều hành TTTN- Bộ Công Thương (để p/h);
- Lưu: VT, GT.

CỤC TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Báo cáo số 1163/BC-QLD về việc tình hình thị trường dược phẩm năm 2008 do Cục Quản lý dược ban hành

Số hiệu: 1163/BC-QLD
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Cục Quản lý dược
Người ký: Trương Quốc Cường
Ngày ban hành: 30/12/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Báo cáo số 1163/BC-QLD về việc tình hình thị trường dược phẩm năm 2008 do Cục Quản lý dược ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…