BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2008/TT-BNN |
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008 |
Căn
cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý an toàn đập;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện và quy định chi tiết
một số Điều thuộc Nghị định của Chính phủ về quản lý an toàn đập như sau:
Việc đăng ký an toàn đập thuộc trách nhiệm của chủ đập, được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Nghị định về quản lý an toàn đập.
1. Tổ chức thực hiện đăng ký an toàn đập
1.1. Đối với các hồ chứa nước mới đưa vào khai thác:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận bàn giao quản lý, chủ đập phải tiến hành việc kê khai đăng ký an toàn đập. Mẫu tờ khai có thể được nhận tại Cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc theo mẫu đăng tải trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (www.mard.gov.vn).
1.2. Đối với hồ chứa hiện đang khai thác:
a. UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm tổ chức việc đăng ký an toàn đập. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các việc sau đây:
- Tổ chức quán triệt mục đích của việc kê khai, đăng ký an toàn đập.
Việc kê khai đăng ký an toàn đập nhằm:
+ Giúp cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập các cấp kiểm kê, nắm chính xác số lượng đập hiện có trên từng địa bàn, địa phương và trong phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương; nắm khái quát về hiện trạng chất lượng đập và công tác quản lý đập, để có biện pháp củng cố, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, chỉ đạo việc bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ.
+ Giúp chủ đập củng cố và tăng cường công tác quản lý an toàn đập, thông qua việc rà soát kê khai thấy được hiện trạng chung về chất lượng đập và công tác quản lý đập, tăng cường nhận thức về trách nhiệm của chủ đập đối với việc đảm bảo an toàn đập và an toàn cho vùng hạ du đập; tạo thuận lợi để tiếp nhận sự giúp đỡ của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập theo các quy định hiện hành.
+ Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa chủ đập với cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn đập, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và hiệu quả quản lý
- Phát và hướng dẫn để các chủ đập kê khai Tờ khai quản lý an toàn đập.
- Đôn đốc các chủ đập kê khai, nộp Tờ khai.
- Tiếp nhận Tờ khai.
- Tổng hợp kết quả, lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (đối với các đập thủy điện).
- Lưu trữ Tờ khai.
b. Thời hạn hoàn thành việc đăng ký an toàn đập: 30/6/2008
2. Hàng năm, chủ đập phải lập báo cáo về hiện trạng an toàn đập gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, theo nội dung và thời hạn quy định tại Điều 16 của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (đối với các đập thủy điện), và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
3. Kinh phí cho công tác đăng ký an toàn đập được bố trí từ nguồn vốn ngân sách sự nghiệp của địa phương và các nguồn kinh phí khác theo các quy định hiện hành.
II. KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN BẢO ĐẢM VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐẬP
1. Việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng xây dựng đập nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có cơ sở xem xét quyết định nghiệm thu đập để đưa vào khai thác sử dụng theo Điều 8 của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập của Chính phủ
2. Đập mới được xây dựng và đập đang khai thác sau khi được đầu tư khôi phục, sửa chữa, nâng cấp đều phải thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng trước khi xem xét để nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng.
3. Nội dung kiểm tra, chứng nhận gồm:
a. Sự phù hợp về mục tiêu khai thác hồ chứa theo quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng Điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, hiện trạng công trình (đối với đập được sửa chữa nâng cấp).
c. Sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng thiết kế công trình.
d. Tuân thủ các quy định về quản lý thi công công trình.
e. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan đến chất lượng công trình.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc nghiệm thu đập giao cơ quan chuyên môn về quản lý an toàn đập trực thuộc hoặc chỉ định đơn vị tư vấn có đăng ký hoạt động chứng nhận sự phù hợp về chất lượng xây dựng đập thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận theo các nội dung nêu trên (trừ đơn vị tư vấn là nhà thầu thiết kế, giám sát công trình); quyết định việc xử lý sau kiểm tra đối với các nội dung được kiểm tra hoặc các trường hợp đập không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
5. Chủ đầu tư xây dựng đập và các đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát thi công có trách nhiệm lập báo cáo, cung cấp thông tin và tài liệu cho đơn vị được phân giao nhiệm vụ kiểm tra, chứng nhận về chất lượng xây dựng đập; chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu mình cung cấp, để việc kiểm tra đảm bảo minh bạch, trung thực, chính xác, khách quan.
6. Kinh phí để thực hiện việc kiểm tra được tính trong khoản kinh phí nghiệm thu công trình trong tổng dự toán của dự án theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
7. Thời hạn kiểm tra, chứng nhận bảo đảm chất lượng xây dựng đập không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, báo cáo hợp lệ.
1. Yêu cầu về năng lực của tư vấn kiểm định an toàn đập được quy định như sau:
a. Tư vấn kiểm định an toàn đập phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký hành nghề hoạt động tư vấn thiết kế công trình thủy lợi.
b. Phải đáp ứng Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế hồ, đập quy định tại Điều 61 Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, phù hợp với cấp của hồ đập quy định tại Phụ lục I về phân cấp loại công trình xây dựng, kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình. Trường hợp có sự không đồng nhất giữa cấp công trình chọn theo dung tích hồ chứa và cấp công trình chọn theo chiều cao đập thì chọn cấp công trình cao hơn trong hai kết quả.
2. Tổ chức thực hiện.
a. Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập được phân giao trách nhiệm tại Điều 24 Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập căn cứ vào thời gian khai thác, sử dụng đập và hiện trạng an toàn đập để quyết định kế hoạch kiểm định các đập trong phạm vi quản lý; thông báo trước ngày 31/10 hàng năm cho chủ đập để chuẩn bị tài liệu, báo cáo, kế hoạch kinh phí và tiến hành lựa chọn tư vấn kiểm định;
b. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm định an toàn đập, chủ đập phải triển khai các việc trình tự như sau:
- Lập đề cương, dự toán kiểm định, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đề cương phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung chi tiết, phương pháp, thời gian tiến hành công tác kiểm định. Dự toán phải dự trù đầy đủ kinh phí cho các công việc dự kiến theo chế độ, định mức hiện hành.
- Lập kế hoạch kinh phí.
- Lựa chọn và ký hợp đồng với tư vấn kiểm định đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định.
- Lập báo cáo đánh giá công tác quản lý an toàn đập. Báo cáo đề cập các nội dung chính sau đây:
+ Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định có liên quan đến quản lý an toàn đập, gồm:
Quy trình Điều tiết nước hồ chứa.
Quy định vận hành cửa van công trình đập.
Sổ theo dõi vận hành cửa van các công trình đập
Quy định nội dung và chế độ duy tu, bảo dưỡng đập.
+ Đánh giá kết quả thực hiện các quy định nêu trên.
+ Kết quả công tác quan trắc đập (kèm theo tài liệu quan trắc đã hiệu chỉnh).
+ Đánh giá công tác kiểm tra định kỳ trước và sau mùa lũ (kèm theo báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền); công tác phòng chống lụt bão tại công trình.
+ Việc kiểm tra, phát hiện và khắc phục các sự cố trong quá trình quản lý đập.
+ Kết luận nêu đánh giá về công tác quản lý an toàn đập và đánh giá của chủ đập về an toàn của đập.
+ Chuẩn bị các tài liệu cần thiết có liên quan để tư vấn kiểm định tiến hành công việc.
- Tổ chức để tư vấn triển khai thực hiện việc kiểm định an toàn đập theo đề cương đã được duyệt.
- Lập hồ sơ báo cáo kết quả kiểm định kèm theo đánh giá của tư vấn kiểm định, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
IV. LẬP PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT CHO VÙNG HẠ DU ĐẬP.
1. Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do chủ đập lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý địa bàn bị ảnh hưởng ngập lụt phê duyệt; nhằm chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp và tình huống vỡ đập.
2. Tùy theo đặc điểm cụ thể của hồ, đập, chủ đập cần xây dựng các phương án thiết thực, nhằm chủ động đối phó và đối phó có hiệu quả với tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Mục đích của phương án nhằm:
a. Xác định hoặc dự kiến được tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt khi xảy ra sự cố
b. Đề ra được phương án bảo vệ, phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.
c. Xây dựng được phương án sơ tán nhanh chóng, triệt để dân cư, bảo đảm tính mạng của nhân dân.
3. Nội dung phương án cần đề cập các vấn đề sau đây:
a. Dự kiến tình huống:
Căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý của công trình, vật liệu, kết cấu đập, đặc điểm nền đập, hiện trạng chất lượng đập, năng lực xả lũ của hồ chứa, đặc điểm về kinh tế, an ninh, quốc phòng vùng hạ du đập để dự kiến các tình huống cần phải xây dựng phương án đối phó.
Đối với tình huống đối phó với lũ lớn, có 3 trường hợp cần xem xét để xây dựng phương án, bao gồm:
- Trường hợp xả lũ kiểm tra qua công trình xả lũ kiên cố.
- Trường hợp khả năng xả lũ của hồ chứa không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ thiết kế.
-Trường hợp khả năng xả lũ của hồ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra.
b. Xác định hoặc dự kiến tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt theo các tình huống.
Việc xác định tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt là công việc phức tạp, nhìn chung phải do tư vấn chuyên ngành thực hiện trên cơ sở tính toán lũ và sóng lũ do vỡ đập, tài liệu địa hình, địa mạo, tài liệu lòng dẫn v.v… Khi chưa có Điều kiện xác định tính toán cụ thể, cần dự kiến tuyến lũ quét dựa trên tài liệu bản đồ khu vực và Điều tra nghiên cứu tại thực địa để quyết định.
c. Liệt kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các tình huống khác nhau.
d. Đề xuất phương án chủ động đề phòng, đối phó, giảm nhẹ thiệt hại, khắc phục hậu quả, bao gồm công tác chuẩn bị trước, khi tình huống chưa xảy ra như xây dựng bổ sung đê bao, đường sơ tán, ứng cứu, trang bị các phương tiện thông tin, còi, kẻng báo động v.v..
e. Phương án sơ tán dân cư: hướng sơ tán, lực lượng, phương tiện trợ giúp dân sơ tán, công tác bảo đảm hậu cần trong thời gian sơ tán …
f. Dự kiến tổ chức thực hiện phương án:
Để tổ chức thực hiện phương án, cần có quy định cụ thể về các vấn đề sau đây:
- Chế độ thông tin, báo cáo tình hình hồ chứa của chủ đập về Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão cấp trên.
- Công tác trực ban tại đập và tại Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp.
- Thẩm quyền quyết định sơ tán (dự lệnh, động lệnh).
- Trách nhiệm của các cấp chính quyền các địa phương đối với việc tổ chức sơ tán dân
- Hiệu lệnh báo động cho các tình huống.
- Tổ chức ứng cứu.
4. Sau khi phương án được phê duyệt, hàng năm, trước khi bước vào mùa mưa lũ:
a. Chủ đập phải chủ trì phối hợp với các địa phương dự kiến bị ảnh hưởng lũ lụt để bổ sung, cập nhật các thông tin cần thiết.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã dự kiến bị ảnh hưởng lũ lụt phải cập nhật, cụ thể hóa phương án, phân công cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm từng công việc. Kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị tại các địa phương, cơ sở; phổ biến, quán triệt cho nhân dân biết để thực hiện.
5. Kinh phí cho việc lập phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du đập do chủ đập chi trả trên cơ sở kế hoạch chi ngân sách hàng năm cho công tác quản lý công trình thủy lợi và các nguồn kinh phí khác phù hợp với các quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu hướng dẫn, bổ sung.
Thông tư này được áp dụng cho tất cả các hồ chứa trong phạm vi cả nước và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
……, ngày tháng năm 200……
1. Tên đập (hồ chứa): .........................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng thuộc tỉnh:........................................................................................
………………………………… Huyện .......................................................................................
………………………………… Xã ............................................................................................
3. Nhiệm vụ: Cấp nước tưới ð Phát điện ð Phòng lũ ð
4. Năm xây dựng: ...............................................................................................................
5. Tên chủ đập:....................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: .....................................................................................
Email: ..................................................................................................................................
6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng: ..........................................................................................
7. Tổ chức chủ đập trực thuộc (có liên quan đến công tác quản lý đập): .................................
............................................................................................................................................
8. Hồ chứa:
8.1. Diện tích lưu vực(Km2): ...................................................................................................
8.2. Dung tích tổng cộng (106m3): ...........................................................................................
8.3. Dung tích hữu ích (106m3): ...............................................................................................
8.4. Dung tích chết (106m3):....................................................................................................
8.5. Dung tích Điều tiết lũ (106m3): ...........................................................................................
8.6. Mực nước dâng gia cường (m): ......................................................................................
8.7. Mực nước dâng bình thường (m): ...................................................................................
8.8. Mực nước chết (m) ........................................................................................................
8.9. Mực nước lũ Max đã xảy ra (m): .....................................................................................
9. Đập chính:
9.1. Cấp công trình đầu mối ...................................................................................................
9.2. Tên đập: ........................................................................................................................
9.3. Vị trí (xã, huyện, tỉnh): ....................................................................................................
9.4. Chiều dài (m): ................................................................................................................
9.5. Chiều cao (m): ...............................................................................................................
9.6. Cao trình đỉnh đập (m): ....................................................................................................
9.7. Cao trình đỉnh tường chắn sóng (m): ................................................................................
9.8. Vật liệu: .........................................................................................................................
9.9. Kết cấu: ........................................................................................................................
1.10 Tình trạng chất lượng: Xấu ð Bình thường ð
Miêu tả hư hỏng (nếu có):
10. Các đập phụ:
10.1. Tên đập: ......................................................................................................................
10.2. Vị trí (xã, huyện, tỉnh): ...................................................................................................
10.3. Chiều dài (m): ...............................................................................................................
10.4. Chiều cao (m): ..............................................................................................................
10.5. Cao trình đỉnh đập (m): ..................................................................................................
10.6. Cao trình đỉnh tường chắn sóng (m): ..............................................................................
10.7. Vật liệu: .......................................................................................................................
10.8. Kết cấu: .......................................................................................................................
10.9. Tình trạng chất lượng: Xấu ð Bình thường ð
Miêu tả hư hỏng (nếu có):
11. Các cống lấy nước, tháo nước
11.1. Tên cống:
11.2. Vị trí (dưới đập nào?):
11.3. Lưu lượng thiết kế (Qtk; m3/s);
11.4. Vật liệu:
11.5. Kết cấu;
11.6. Chế độ chảy: Không áp ð Có áp ð
11.7. Chiều dài cống (m):
11.8. Kích thước cống (m):
11.9. Cao trình đáy cống (m):
11.10. Tình trạng chất lượng: Bình thường ð Xấu ð
Miêu tả hư hỏng (nếu có):
12. Các tràn xả lũ:
12.1. Tên tràn:
12.2. Vị trí:
12.3. Lưu lượng xả thiết kế (Qxảtk;m3/s):
12.4. Chiều rộng tràn (m):
12.5. Vật liệu:
12.6. Hình thức, kết cấu:
12.7. Hình thức tiêu năng:
12.8. Hình thức đóng mở:
12.9 Cao trình ngưỡng tràn (m):
Tình trạng chất lượng: Bình thường ð Xấu ð
Miêu tả hư hỏng (nếu có):
13. Đường quản lý: Có ð không có ð
13.1. Chiều dài: (m)
13.2. Mặt đường: Đất ð Cấp phối ð Nhựa, bê tông ð
13.3. Chất lượng đường: Tốt ð Xấu ð
14. Thông tin liên lạc:
Không có ð Điện thoại ð Vô tuyến ð
15. Các loại quan trắc đo đạc:
Đo mưa ð Đo gió ð Quan trắc MN hồ ð
Quan trắc thấm ð Quan trắc chuyển vị ð
16. Tài liệu lưu trữ:
Đầy đủ ð Không đầy đủ ð Không có ð
17. Quá trình quản lý khai thác:
Tóm tắt các sự cố lớn, nội dung đại tu, sửa chữa nâng cấp đã được thực hiện, năm thực hiện.
18. Đánh giá chung về an toàn đập:
18.1. Đánh giá chung:
18.2. Đề nghị
|
Ngày….. tháng … năm 200 (Chủ đập lý tên, đóng dấu) |
MINISTRY
OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 33/2008/TT-BNN |
Hanoi, February 04, 2008 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE DECREE NO.72/2007/ND-CP DATED MAY 07, 2007 OF THE GOVERNMENT ON DAM SAFETY MANAGEMENT
Pursuant to the Ordinance on Exploitation and Protection of
Irrigation Works dated April 04, 2001;
Pursuant to the Decree No.01/2008/ND-CP
dated January 03, 2008 of the Government stipulating functions, tasks, powers
and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural
Development;
Pursuant to the Decree No.72/2007/ND-CP
dated May 07, 2007 of the Government on dam safety management;
Pursuant to the Decree No.16/2005/ND-CP
dated February 07, 2005 of the Government on works construction investment
management;
Pursuant to the Decree No.209/2004/ND-CP
dated December 16, 2004 of the Government on works construction quality
management;
The Ministry of Agriculture and Rural Development guiding the implementation
and detailing a number of articles under the Government’s Decree on dam safety
management as follows:
I. REGISTRATION OF DAM SAFETY
The registration of dam safety is under responsibility of dam owners stipulated in clause 3, Article 4 of the Decree on dam safety management.
1. Organizing to implement registration of dam safety
1.1. For the water reservoirs have just been put into use:
Within 30 days since the date of receiving the handling over for management, dam owners must conduct the registration of dam safety. The form of declaration may be received in the Irrigation and Water Management Office, Branches of Irrigation and Water Management under the Department of Agriculture and Rural Development or under the form posted in the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development (www.mard.gov.vn).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a. The provincial People’s Committees takes responsibility for organizing the registration of dam safety. The Department of Agriculture and Rural Development is the standing agencies to help the provincial People’s Committees for deploying the following tasks:
- Organizing to grasp thoroughly the purposes of the declaration and registration of dam safety.
The declaration and registration of dam safety aims:
+ Helping the state management agencies on dam safety of all levels to make inventory, grasp accurately the number of existing dams in each region, locality and under the management scope of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade; grasping generally on dam quality current status and dam management to take measures to consolidate and strengthen the state management on dam safety, to direct the ensuring of dam safety in flood, rainy season.
+ Helping dam owners to consolidate and strengthen the dam safety management through the review, declaration to recognize the collective current state of dam quality and dam management, to raise awareness on the responsibilities of dam owners for ensuring dam safety and the safety for the dam lowland areas, thereby creating favorable conditions for receiving help from the state management agency on dam safety in accordance with current regulations.
+ Setting up and enhancing relationship between dam owners with the state management agencies on dam safety, raising effect to execute lawfulness and management efficiency.
- Supplying and guiding dam owners to declare in the Declaration of dam safety management.
- Urging dam owners to declare, hand in the Declaration.
- Receiving the Declaration.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Keeping as archives the Declarations.
b. Time limit for completing the registration of dam safety: 30/6/2008
2. Every year, the dam owners must make report on the current state of dam safety submitting to the local Department of Agriculture and Rural Development according to the contents and the time limit prescribed in Article 16 of the Decree No.72/2007/ND-CP May 07, 2007 of the Government on the management of dam safety. The Department of Agriculture and Rural Development is responsible for synthesizing and making reports to the provincial People's Committee, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade (for hydropower dams), and keeping record as prescribed.
3. Funds for the dam safety registration are allocated from the capital source of local business budget and other funds under the current regulations.
II. INSPECTION, CERTIFICATION OF DAM CONSTRUCTION QUALITY ASSURANCE
1. The inspection, certification of dam construction quality assurance aims to help the competent state management agencies based on to consider, decide dam acceptance test to put into exploitation, use according to Article 8 of the Decree No.72/2007/ND-CP dated May 07, 2007 of the Government on dam safety management.
2. Dams which have just built and dams which are being exploited after being invested to recover, repair, upgrade must conduct the inspection and certification to ensure quality prior to consideration for acceptance, putting into exploitation, use.
3. Contents of inspection, certification include:
a. The suitability on the target to exploit the reservoir upon irrigation and water management planning approved by the competent authorities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c. The compliance with regulations on quality management of construction design.
d. The compliance with regulations on work building management.
e. The compliance with other regulations of law relating to work quality.
4. The competent state management agencies decide on the acceptance of dams handing over to the subordinate specialized agencies on the management of dam safety or appointing the consultancy unit that registered activities of appropriate certification for dam construction quality to perform the inspection and certification according to the mentioned above contents (except for the consultancy units being the design contractors, project supervision); deciding the handling after the inspection for the contents examined or the cases that dam does not guarantee the requirements of quality.
5. Dam construction investors and the units of consulting survey, consulting to establish investment projects, consulting to establish technical designs, construction contractors, construction supervision unit are responsible for making reports and providing information and documentation to the units that are assigned the duties to inspect and certify the quality of dam construction; take responsibility before law for the information and documents supplied by their own for inspection to ensure transparency, truthfulness, accuracy, objective.
6. Funds to carry out the inspection are included in the work acceptance costs in the total cost estimation of the project according to the regulations on investment management of current construction.
7. Time limit to inspect and certification to ensure quality of dam construction does not exceed 30 days since the date of receipt of valid dossier.
III. TESTING FOR DAM SAFETY
1. Requirements on capability of dam safety testing consultancy are stipulated as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. It must meet the condition on capability of the dam, reservoir design consultancy organization as specified in Article 61 of Decree of the Government on management of works construction investment projects No.16/2005/ND-CP dated 07/02/2005, in line with levels of dams, reservoirs stipulated in Annex I on decentralization of construction work types, together with the Decree No.209/2004/ND-CP dated 16/12/2004 of Government on management of works construction quality. Where there are inconsistencies between the level of works selected by reservoir capacity and level of works selected by the dam height, the level of works which is higher between the two results shall be selected.
2. Implementation organization.
a. The state management agencies on dam safety that are decentralized and assigned tasks in Article 24 of the Decree No.72/2007/ND-CP dated May 07, 2007 of the Government on dam safety management based on the duration of exploiting, using dams and dam safety current state decide on plan of testing dams within their scope of management; annually, before the day of 31st October, notify to dam owners to prepare documents, reports, fund plan and conduct the selection of testing consultancy;
b. After receiving notice of the competent state management agencies on dam safety testing, dam owners must implement their tasks upon order as follows:
- Making outline, testing cost estimation submitting to the competent state management agencies for approval. The outline must be stated clearly the target, requirements, detail contents, method, time to conduct the testing. Cost estimation must provide fully of funds for estimated tasks according to regime, current norms.
- Making funds plans.
- Selecting and concluding contracts with testing consultancy that meets capacity requirements as prescribed.
- Making report to evaluate the dam safety management. The report contains the following main contents:
+ Setting up and promulgating documents, regulations related to dam safety management includes:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Regulations on operating valve gate of dam works.
Book of monitoring operation of valve gates of the dam works
Regulations on contents and regime of dam repair, maintenance.
+ Evaluating results of implementing the above referred regulations.
+ Results of dam observation (together the observational documents have been corrected).
+ Evaluating the periodic inspection before and after the flood season (together with a report submitting to the competent state management agency); flood prevention works in; flood, storm prevention and combat at site.
+ The inspection, detection and remedies during the process of dam management.
+ Conclusions stating valuation on the dam safety management and valuation of dam owners on dam safety.
+ Preparing the relative necessary documents for the testing consultants to conduct their tasks.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Making record of testing result reports together with the evaluation of testing consultancy submitting to the competent state management agencies for consideration and approval.
IV. MAKING PLANS OF FLOOD PREVENTION AND COMBAT FOR THE DAM LOWLAND AREA.
1. Dam owners make the plans of flood prevention and combat for the dam lowland areas submitting to the provincial People's Committees where manage the flood affected area for approval; to actively cope with flood situations of emergency flood discharge and broken dam situations.
2. Depending on the specific nature of reservoirs, dams, dam owners need to built the practical plans to actively cope with and cope effectively with the worse situations may happen.
Purpose of the plan aims:
a. Defining or expecting flash floods route and flood scope when the incidents take place.
b. Formulating the plan to protect, prevent or mitigate damages to residential areas, economic establishments, security, defense.
c. Setting the plan of evacuating residents promptly, thoroughly, ensuring people’s lives.
3. Contents of the plans need mention the following issues:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Based on characteristic on the geographic location of works, materials, dam structures, dam foundation characteristic, the current state of the dam quality, flood discharge capacity of the reservoir, characteristic on economy, security and national defense of the dam lowland areas, the situations required to set the plans of handling.
For the situations coping with big flood, there are three cases need to be considered to set the plan, including:
- Where the flood discharge tested through the permanent flood works.
- Where the flood discharge capacity of the reservoir does not meet the current dam design standards, dam break situation are calculated with the designed flood.
- Where the flood discharge capacity of the reservoir meets the current dam design standards, dam break situation are calculated with the examined flood.
b. Defining or expecting flash flood route and flood scope upon the situations.
The determination of flood route and the scope of flood is a complex task, generally it must performed by specialized consultancy on the basis of calculating flood and flood wave caused by dam break, topography materials, materials of river bed etc ... When having no yet conditions to define and calculate specifically, it should be expected the flash flood based on the regional map documents and investigation, research at scenery to determine
c. Listing objects to be affected, affected rate according to different situations.
d. Proposing the proactive plans of prevention, handling, damage mitigation and remedy of consequences, including advance preparation work when the situations have not occurred yet like additional dyke construction, road of evacuation, rescue, equipping means of media, whistle, alarm v.v.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f. Expecting to organize the implementation of evacuation:
In order to organize the implementation of plan, it needs to have the specific regulations on the following issues:
- Regime of communications, report of reservoir situation of dam owners to the Steering Committee of flood, storm prevention and combat at higher level.
- On duty task at dam and at the Steering Committee of flood, storm prevention and combat at all levels.
- Competence to decide on evacuation (command to prepare, command to act).
- Responsibility of local authorities for organizing the evacuation
- Command for alarming situations.
- Organizing to rescue.
4. After the plan is approved, annually before entering the flood, rainy season:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Presidents of People's Committees of districts, communes expected to be affected by flood must update, embody the plan, assign to organizations and individuals taking responsibility for each job. To supervise, urge the preparation work at the local, establishments; spread, grasp thoroughly to people for performance.
5. Funds for formulating the plan of flood, storm prevention and combat of dam lowland areas paid by dam owners on the basis of the plan of spending the annual budget for the management of irrigation works and other funding sources in accordance with the current regulations.
V. EFFECT
During the course of implementation, if any difficulties, troubles arise, organizations, individuals reflect promptly to the Ministry of Agriculture and Rural Development for research, guidance and supplementation.
This Circular is applied to all reservoirs within the scope of the whole nation and takes effect 15 days after its publication in the official Gazette.
FOR
THE MINISTRY
DEPUTY MINISTER
Dao Xuan Hoc
;
Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 33/2008/TT-BNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Đào Xuân Học |
Ngày ban hành: | 04/02/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video