BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2024/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024 |
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 1 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước về thẩm định và nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo dự án, đề án (sau đây gọi tắt là dự án) sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và khoản 5 Điều 83 của Luật Tài nguyên nước về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.
2. Các hoạt động sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này:
a) Hoạt động kiểm tra phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của lực lượng Công an nhân dân;
b) Thẩm định, phê duyệt đề cương dự án; thẩm định, nghiệm thu hạng mục công việc trong quá trình thực hiện dự án; thẩm định, phê duyệt quyết toán dự án; kiểm định xây dựng, máy móc, thiết bị đo đạc, quan trắc về tài nguyên nước.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy định tại Điều 1 của Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kế hoạch kiểm tra là văn bản xác định nhiệm vụ kiểm tra trong 01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để phục vụ yêu cầu quản lý.
2. Kế hoạch tiến hành kiểm tra là kế hoạch tiến hành một cuộc kiểm tra do trưởng đoàn kiểm tra xây dựng và được người ra quyết định kiểm tra phê duyệt.
3. Đối tượng được kiểm tra là tổ chức, cá nhân chịu sự kiểm tra được xác
định trong quyết định kiểm tra.
4. Thời kỳ kiểm tra là khoảng thời gian thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước; nhiệm vụ, quyền hạn được giao, quy định về chuyên môn - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước của đối tượng được kiểm tra được xem xét, đánh giá trong một cuộc kiểm tra.
5. Thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra trực tiếp.
6. Thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước là việc thẩm định, nghiệm thu về chuyên môn đối với các dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước trên cơ sở hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu của cơ quan chủ trì thực hiện dự án.
7. Cơ quan tổ chức thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước là Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước do tỉnh tổ chức thực hiện.
8. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là cơ quan, đơn vị được cơ quan tổ chức thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước giao chủ trì tổ chức thực hiện dự án.
1. Kinh phí kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước: các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Kinh phí thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được xác định trong tổng dự toán dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Mục 1. NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Tuân thủ theo pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kịp thời, chính xác.
2. Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra; theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
3. Có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian và đối tượng với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Điều 6. Hình thức và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra bao gồm kế hoạch kiểm tra của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
a) Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm: thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý; báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân; thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;
c) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
d) Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này xác định nội dung kiểm tra trong kế hoạch kiểm tra hằng năm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước.
Mục 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TRA
Điều 7. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra
1. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước xây dựng kế hoạch kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước, tổng hợp vào kế hoạch kiểm tra hằng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra. Khi có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, việc tiến hành kiểm tra đột xuất được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Bộ hoặc Cục Quản lý tài nguyên nước báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc thành lập đoàn kiểm tra đột xuất;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, Cục Quản lý tài nguyên nước xem xét, quyết định việc thành lập đoàn kiểm tra đột xuất và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tùy thuộc vào mức độ của dấu hiệu vi phạm, để đảm bảo ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu tác hại, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đối tượng cần kiểm tra đột xuất, tổ chức thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Quản lý tài nguyên nước.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Căn cứ yêu cầu thực tế và nhu cầu quản lý, quyết định xây dựng nội dung kiểm tra về tài nguyên nước trong kế hoạch kiểm tra hằng năm của Bộ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt theo quy định; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong phạm vi quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra trên địa bàn tỉnh hoặc phân cấp, ủy quyền ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị trực thuộc theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; chỉ đạo thực hiện kiểm tra trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt theo quy định và thực hiện kiểm tra đột xuất.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra theo kế hoạch được ban hành hoặc kiểm tra đột xuất; thực hiện kiểm tra đột xuất theo đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước và báo cáo kết quả về Cục Quản lý tài nguyên nước.
Điều 8. Rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lặp trong việc thực hiện kiểm tra
Hằng năm, khi tiến hành hoạt động kiểm tra theo quy định của Thông tư này, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, các cơ quan được giao kiểm tra phối hợp để xử lý theo quy định, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan kiểm tra. Chồng chéo, trùng lặp được xử lý theo nguyên tắc sau đây:
1. Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra thì cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra.
2. Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường với hoạt động kiểm tra của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra.
3. Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế với hoạt động kiểm tra của địa phương thì các Bộ tổ chức kiểm tra.
Mục 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT CUỘC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Điều 9. Trình tự thực hiện một cuộc kiểm tra
Trình tự tiến hành một cuộc kiểm tra tương ứng với một quyết định kiểm tra được quy định như sau:
1. Chuẩn bị kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc kiểm tra.
1. Thu thập, rà soát, làm rõ các thông tin của đối tượng được kiểm tra về tình hình hoạt động, địa điểm, việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên nước, tình hình thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra (nếu có).
2. Ban hành quyết định kiểm tra:
a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra hoặc căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra xem xét, ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Quyết định kiểm tra gồm các nội dung chính sau: đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra; hình thức kiểm tra; thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; nhiệm vụ của đoàn kiểm tra. Quyết định kiểm tra theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thời hạn kiểm tra đối với 01 cuộc kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
3. Lập kế hoạch tiến hành kiểm tra:
a) Căn cứ quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra theo kế hoạch, không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra đột xuất;
b) Kế hoạch tiến hành kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau: mục đích, yêu cầu, đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra, địa điểm, phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra.
4. Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo về nội dung kiểm tra theo đề cương gửi đoàn kiểm tra trước khi công bố quyết định kiểm tra. Đề cương yêu cầu đối tượng được kiểm tra báo cáo gồm các nội dung chính sau: các thông tin chung về đối tượng được kiểm tra; khái quát thông tin của công trình khai thác tài nguyên nước; thông tin về việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của đối tượng được kiểm tra; danh mục hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra.
5. Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản thông báo việc công bố quyết định kiểm tra gửi đối tượng được kiểm tra.
Điều 11. Tiến hành kiểm tra trực tiếp
1. Công bố quyết định kiểm tra:
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra. Trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra Ủy quyền cho phó trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn công bố quyết định kiểm tra.
Đối với kiểm tra đột xuất, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc công bố quyết định kiểm tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản vi phạm đối với đối tượng được kiểm tra;
b) Thành phần tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra bao gồm: đoàn kiểm tra; đối tượng được kiểm tra; đại diện chính quyền địa phương (nếu cần). Trường hợp đối tượng được kiểm tra vắng mặt thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền lập biên bản có xác nhận của đại diện chính quyền địa phương nơi kiểm tra và tiếp tục thực hiện cuộc kiểm tra;
c) Nội dung buổi công bố bao gồm: trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền công bố quyết định kiểm tra; người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra báo cáo về những nội dung kiểm tra theo đề cương đoàn kiểm tra đã yêu cầu;
d) Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của đại điện đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra. Biên bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Địa điểm công bố quyết định kiểm tra: tại nơi có công trình; tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra; tại trụ sở cơ quan ban hành quyết định kiểm tra; địa điểm khác do trưởng đoàn kiểm tra quyết định kiểm tra quyết định.
2. Địa điểm, thời gian làm việc:
a) Đoàn kiểm tra làm việc tại địa điểm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
b) Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi, thống nhất với đối tượng được kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Địa điểm, thời gian làm việc của đoàn kiểm tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Kiểm tra trực tiếp:
a) Kiểm tra trực tiếp để khảo sát hiện trường tại nơi có công trình khai thác tài nguyên nước, nơi có dấu hiệu vi phạm, tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra; thu thập hồ sơ, tài liệu, các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Việc kiểm tra trực tiếp được lập thành biên bản kiểm tra hiện trường theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kiểm tra xác minh, làm rõ thông tin, tài liệu, số liệu thông qua việc rà soát, đối chiếu các quy định, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước; giải trình trực tiếp và cung cấp tài liệu bổ sung; giải trình bằng văn bản và cung cấp tài liệu bổ sung.
Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến sự việc thì trưởng đoàn kiểm tra có thể mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc hoặc người làm chứng khác.
5. Xử lý tồn tại, vi phạm qua kiểm tra:
a) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước thì trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra phải yêu cầu đối tượng được kiểm tra, đối tượng có liên quan chấm dứt ngay việc vi phạm. Hành vi vi phạm phải được nêu trong biên bản làm việc để làm căn cứ xử lý vi phạm và được lập theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc; chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (nếu có);
c) Đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, lĩnh vực có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vượt quá thẩm quyền, phạm vi của đoàn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra xem xét báo cáo người ra quyết định kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời; trường hợp cần thiết thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra; nếu có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
d) Kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước phải được cơ quan thực hiện kiểm tra cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định.
6. Kết thúc thời hạn kiểm tra trực tiếp, trưởng đoàn kiểm tra thông báo cho đối tượng được kiểm tra về việc kết thúc kiểm tra trực tiếp theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Gia hạn thời gian kiểm tra
1. Gia hạn thời gian kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Cần bổ sung, mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh, làm rõ thông tin;
c) Cần thêm thời gian để giám định các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Phát sinh những lý do bất khả kháng.
2. Gia hạn thời gian kiểm tra được thực hiện 01 lần và thời gian gia hạn không quá 10 ngày. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tạm dừng kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi trưởng đoàn hoặc thay đổi từ 02 thành viên của đoàn kiểm tra;
b) Đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, người đại diện theo pháp luật và đối tượng được kiểm tra có văn bản đề nghị tạm dừng cuộc kiểm tra; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc kiểm tra không quá 10 ngày kể từ ngày thông báo tạm dừng cuộc kiểm tra được ban hành.
2. Sau khi báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.
Thông báo tạm dừng kiểm tra theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi đến đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian tạm dừng kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra quyết định đình chỉ kiểm tra theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này khi phát sinh một trong các trường hợp sau đây:
1. Đối tượng được kiểm tra không còn tồn tại.
2. Nội dung kiểm tra được cơ quan chức năng kết luận có thời kỳ thanh tra, kiểm tra trùng với thời kỳ kiểm tra tại quyết định kiểm tra.
3. Đối tượng được kiểm tra bị điều tra hình sự hoặc khởi tố hình sự.
4. Thủ trưởng cơ quan cấp trên có văn bản yêu cầu đình chỉ kiểm tra.
1. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo với trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của thành viên đoàn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của trưởng đoàn kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra chỉ đạo xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Thời gian xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra là 20 ngày kể từ ngày người ra quyết định kiểm tra giao xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra phải nêu rõ ưu điểm, tồn tại trong việc chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nội dung kiểm tra; kết quả xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có); yêu cầu, kiến nghị đối với đối tượng được kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Người ra quyết định kiểm tra tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản nếu cần thiết. Thời gian lấy ý kiến không được tính vào thời hạn kiểm tra.
5. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo thông báo kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra ký ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
Điều 16. Theo dõi, đôn đốc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra
1. Cơ quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra khi có đề nghị của cơ quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
Mục 4. TRÁCH NHIỆM TRONG KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đảm bảo các quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra:
a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện kiểm tra xem xét đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật khi ra quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên. Người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, bảo đảm cuộc kiểm tra được thực hiện đúng pháp luật;
b) Trưởng đoàn kiểm tra, phó trưởng đoàn kiểm tra và thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và nội dung quyết định kiểm tra; chấp hành đúng chế độ thông tin, báo cáo, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung, hoạt động kiểm tra; chủ động đánh giá tình hình, kịp thời báo cáo đề xuất đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; không lợi dụng việc kiểm tra để vụ lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; giải thích để đối tượng được kiểm tra hiểu đúng và chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm tra khi có yêu cầu.
1. Đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; báo cáo, giải trình theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung kiểm tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra và có các quyền theo quy định của pháp luật có liên quan.
THẨM ĐỊNH VÀ NGHIỆM THU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 19. Nguyên tắc thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Kết quả thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước là căn cứ để thẩm định, phê duyệt kết quả và quyết toán dự án hoàn thành.
2. Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sau khi thẩm định, nghiệm thu phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, nộp lưu trữ theo quy định.
3. Thực hiện thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước dựa trên đề cương dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh và căn cứ vào quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của dự án, kế hoạch, tiến độ thực hiện; đảm bảo khách quan, trung thực, các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các tài liệu, số liệu mật, bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
4. Thời gian thẩm định, nghiệm thu phải phù hợp với kế hoạch dự toán và tiến độ nghiệm thu quyết toán dự án theo quy định.
5. Các dự án có hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích áp dụng việc thẩm định, nghiệm thu theo quy định tại Thông tư này.
Điều 20. Đối tượng thẩm định, nghiệm thu kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
2. Kết quả thực hiện nội dung điều tra cơ bản tài nguyên nước trong các dự án khác có liên quan sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức thực hiện thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án quy định tại Điều 20 của Thông tư này do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án quy định tại Điều 20 của Thông tư này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
3. Cơ quan được giao tổ chức thẩm định, nghiệm thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này (sau đây gọi tắt là cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu) có trách nhiệm thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra bản tài nguyên nước đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này và trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn hình thức thẩm định, nghiệm thu theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này;
b) Tiếp nhận hồ sơ thẩm định, nghiệm thu;
c) Tổ chức thực hiện thẩm định, nghiệm thu theo các nội dung quy định tại Điều 24 của Thông tư này;
d) Theo dõi quá trình thực hiện dự án và tổ chức khảo sát, xác minh tại thực địa (nếu cần) phục vụ việc thẩm định, nghiệm thu kết quả;
đ) Gửi báo cáo kết quả thẩm định, nghiệm thu cho cơ quan phê duyệt kết quả và quyết toán dự án hoàn thành và cơ quan chủ trì thực hiện dự án;
e) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.
4. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện dự án:
a) Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu đến cơ quan được giao tổ chức thẩm định, nghiệm thu;
b) Cung cấp thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện dự án để cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu theo dõi trong quá trình thực hiện dự án phục vụ công tác thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án; bổ sung thông tin, tài liệu khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu;
c) Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu, kết quả thực hiện dự án;
d) Tiếp thu, giải trình theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu;
đ) Phối hợp với cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu, đơn vị được giao thẩm định trong quá trình thẩm định, nghiệm thu;
e) Nộp lưu trữ, cập nhật kết quả thực hiện dự án vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
g) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.
Điều 22. Hình thức thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu quyết định lựa chọn một trong các hình thức thẩm định, nghiệm thu sau đây:
1. Hội đồng thẩm định, nghiệm thu.
2. Giao nhiệm vụ thẩm định cho cơ quan trực thuộc hoặc thuê đơn vị tư vấn thẩm định theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là đơn vị được giao thẩm định) và nghiệm thu kết quả thực hiện.
3. Lấy ý kiến thẩm định các cơ quan, đơn vị chuyên môn, các chuyên gia có liên quan và nghiệm thu kết quả thực hiện.
Điều 23. Trình tự, thời gian thẩm định, nghiệm thu
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thẩm định, nghiệm thu:
Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu quy định tại Điều 21 của Thông tư này tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ về thành phần của hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu. Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu ra văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ và thông báo rõ lý do cho cơ quan chủ trì thực hiện dự án để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu tiến hành thẩm định, nghiệm thu theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
2. Tiến hành thẩm định, nghiệm thu:
a) Đối với hình thức thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Thông tư này, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thành phần hội đồng thẩm định, nghiệm thu bao gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch hội đồng, Thư ký và một số thành viên thuộc các đơn vị chức năng có liên quan, chuyên gia có chuyên môn phù hợp (nếu cần).
Tổ chức họp hội đồng thẩm định, nghiệm thu: chỉ thực hiện khi có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên hội đồng, trong số đó có Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng và ít nhất 01 (một) ủy viên phản biện. Các thành viên hội đồng cho ý kiến thẩm định, nghiệm thu theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc tổ chức họp hội đồng thẩm định, nghiệm thu được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Kết thúc hội đồng thẩm định, nghiệm thu phải lập biên bản theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì thực hiện dự án để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo biên bản hội đồng thẩm định, nghiệm thu;
b) Đối với hình thức thẩm định, nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Thông tư này, đơn vị được giao thẩm định tiến hành thẩm định theo các nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và gửi báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu để xem xét nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì thực hiện dự án bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo báo cáo kết quả thẩm định của đơn vị được giao thẩm định;
c) Đối với hình thức thẩm định, nghiệm thu theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị chuyên môn và các chuyên gia có liên quan, gửi cơ quan chủ trì thực hiện dự án để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
d) Trong quá trình tiến hành thẩm định, nghiệm thu (nếu cần), cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có dự án đối với dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện; lấy ý kiến Cục Quản lý tài nguyên nước đối với các dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
3. Cơ quan thực hiện dự án bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, gửi cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu để rà soát, nghiệm thu dự án.
Trường hợp hồ sơ chưa bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo theo ý kiến thẩm định thì cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu gửi văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì thực hiện dự án tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để nghiệm thu kết quả, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu ban hành biên bản theo Mẫu số 16 ban hành kèm Thông tư này.
4. Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu dự án gửi hồ sơ kết quả thẩm định, nghiệm thu đến cơ quan tổ chức thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước để chỉ đạo việc thẩm định, phê duyệt kết quả và quyết toán dự án hoàn thành, cơ quan chủ trì thực hiện dự án để thực hiện. Hồ sơ kết quả thẩm định, nghiệm thu bao gồm:
a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu hoặc văn bản giao nhiệm vụ thẩm định cho đơn vị trực thuộc hoặc hợp đồng thuê đơn vị tư vấn thẩm định theo quy định của pháp luật;
b) Biên bản họp hội đồng thẩm định hoặc báo cáo thẩm định của đơn vị được giao thẩm định hoặc bảng tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị chuyên môn và các chuyên gia có liên quan;
c) Biên bản nghiệm thu kết quả dự án giữa cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu và cơ quan chủ trì thực hiện dự án;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
5. Khảo sát, xác minh tại thực địa
Trong quá trình thẩm định, các thông tin, số liệu chưa rõ ràng, mâu thuẫn, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu tổ chức khảo sát, xác minh thông tin, số liệu tại thực địa và được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu dự án ban hành quyết định thành lập đoàn khảo sát, xác minh tại thực địa.
Quyết định thành lập đoàn bao gồm: thành phần đoàn, nội dung, thời gian, địa điểm khảo sát. Thành phần đoàn bao gồm: đại diện cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu; đại diện thành viên hội đồng thẩm định, nghiệm thu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 hoặc đại diện đơn vị được giao thẩm định đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đại diện các đơn vị chuyên môn, chuyên gia đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này; đại diện cơ quan chủ trì thực hiện dự án và các thành viên khác do cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu quyết định;
b) Tiến hành khảo sát, xác minh tại thực địa theo các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này;
c) Kết thúc quá trình khảo sát, xác minh tại thực địa, lập biên bản theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu kết quả dự án, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu quyết định thời gian thẩm định, nghiệm thu phải đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất dự án, với kế hoạch dự toán và tiến độ nghiệm thu quyết toán dự án theo quy định.
Điều 24. Nội dung và phương pháp thẩm định, nghiệm thu
1. Nội dung thẩm định, nghiệm thu:
a) Theo đề cương dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Mức độ đầy đủ, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, điều tra, khảo sát; việc thực hiện các kết quả, sản phẩm dự án tuân thủ các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
c) Nội dung khảo sát, xác minh tại thực địa: đối chiếu, so sánh, kiểm chứng thông tin, khối lượng, phương pháp, kết quả thực hiện giữa sổ sách ghi chép, báo cáo thi công và thực tế thẩm định tại hiện trường với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phương pháp thẩm định, nghiệm thu:
a) Công tác thẩm định kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước có thể được thực hiện ở nội nghiệp, ngoại nghiệp hoặc cả hai tùy thuộc vào từng hạng mục cụ thể. Trong một số trường hợp phải thực hiện lại nội dung công việc của quá trình thực hiện để so sánh, đối chiếu, đánh giá chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và nội dung dự án đã được phê duyệt;
b) Trong quá trình thẩm định kết quả được phép sử dụng thiết bị, công nghệ; các mô hình toán, diễn toán; các tư liệu, dữ liệu về ảnh chụp thực địa, các video, các sổ theo dõi và các tư liệu khác có liên quan;
c) Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, loại hình sản phẩm, phần mềm sử dụng trong thi công, việc thẩm định có thể được thực hiện bằng phương pháp tự động, bán tự động hoặc thủ công để đảm bảo việc đánh giá chất lượng sản phẩm được khách quan, đầy đủ, chính xác;
d) Việc khảo sát, xác minh tại thực địa được thực hiện khi các thông tin, số liệu chưa rõ ràng, mâu thuẫn.
Điều 25. Hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu
Hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu được gửi về các cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 của Thông tư này. Thành phần hồ sơ gồm:
1. Văn bản đề nghị thẩm định, nghiệm thu.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả dự án và báo cáo tóm tắt.
3. Các sản phẩm khác theo đề cương phê duyệt.
4. Các tài liệu khác kèm theo: đề cương dự án; các văn bản pháp lý liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung dự án; các văn bản, quyết định về giao, đặt hàng hoặc hợp đồng (nếu có); các văn bản phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh dự toán hằng năm; các hồ sơ thi công, các biên bản thẩm định tại thực địa, biên bản kiểm tra (nếu có); hồ sơ nghiệm thu hằng năm, nghiệm thu các cấp (nếu có); các tư liệu, dữ liệu về ảnh chụp thực địa, các video, các sổ theo dõi và các tư liệu khác có liên quan.
1. Hồ sơ sau khi được thẩm định, nghiệm thu, cơ quan chủ trì thực hiện dự án hoàn thành cập nhật thông tin, kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định và nộp lưu trữ trước khi trình phê duyệt kết quả hoàn thành, quyết toán dự án theo quy định có liên quan.
Đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả phải được nộp lưu trữ tại Cục Quản lý tài nguyên nước theo Mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định.
Đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cập nhật thông tin, kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định, thực hiện nộp lưu trữ theo quy định của địa phương (nếu có).
2. Việc cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên
nước quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện đối với các dự án hoàn thành thẩm định, nghiệm thu kết quả sau ngày Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia đi vào vận hành chính thức.
1. Các kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước, kế hoạch kiểm tra có nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước, đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đã ban hành, thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thì tiếp tục thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra đến khi kết thúc.
2. Các dự án, hạng mục công việc, sản phẩm hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt đề cương dự án trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm phê duyệt.
3. Các quy định về thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước tại các văn bản khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định khác với quy định tại Thông tư này thì áp dụng thực hiện theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU MẪU KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT |
Ký hiệu |
Tên biểu mẫu |
1 |
Quyết định kiểm tra |
|
2 |
Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra |
|
3 |
Kế hoạch tiến hành kiểm tra |
|
4 |
Biên bản công bố quyết định kiểm tra |
|
5 |
Biên bản kiểm tra hiện trường |
|
6 |
Biên bản làm việc |
|
7 |
Thông báo kết thúc kiểm tra trực tiếp |
|
8 |
Thông báo tạm dừng kiểm tra |
|
9 |
Quyết định đình chỉ kiểm tra |
|
10 |
Báo cáo kết quả kiểm tra |
|
11 |
Thông báo kết quả kiểm tra |
………..(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-….(2) |
..…., ngày…... tháng…. năm…. |
THỦ TRƯỞNG…………… (1)
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Thông tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước;
Căn cứ………………………...........................………………………..……….(4)
Theo đề nghị của …..........................................................................…. (5)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra ………………………………………………...….................(6) tại .......... (7) đối với ............................................................................................(8)
Thời hạn kiểm tra là .… ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.
Hình thức kiểm tra (theo kế hoạch hoặc đột xuất).
Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. …………………………………….………………….……, trưởng đoàn;
2. …………………………………………………………..…..., thành viên;
3. ……………………………………………………………………………
Điều 3. Trách nhiệm của đoàn kiểm tra và quyền, nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra
Điều 4........................................................................................................................ (9)
Điều 5. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, (10), (11) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
………. (12) |
_________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định kiểm tra.
(3) Tên cuộc kiểm tra.
(4) Các căn cứ khác để ban hành Quyết định kiểm tra (như kế hoạch kiểm tra hằng năm; chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành kiểm tra (nếu có); dấu hiệu vi phạm theo điểm b khoản 3 Điều 4,…).
(5) Thủ trưởng đơn vị tham mưu đề xuất kiểm tra.
(6) Nội dung kiểm tra, thời kỳ kiểm tra (khoảng thời gian thực hiện chính sách, pháp luật của đối tượng được kiểm tra được xem xét, đánh giá trong một cuộc kiểm tra),…
(7) Địa điểm thực hiện kiểm tra.
(8) Đối tượng được kiểm tra, trường hợp nhiều đối tượng, có thể viết thành phụ lục kèm theo.
(9) Những nội dung khác cần bổ sung vào Quyết định kiểm tra (nếu có).
(10) Thủ trưởng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra.
(11) Thủ trưởng tổ chức là đối tượng được kiểm tra (như Chủ tịch hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc,...).
(12) Người ra quyết định kiểm tra.
……………………..(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-… (2) |
…, ngày … tháng … năm … |
Gia hạn thời hạn kiểm tra …………… (3)
THỦ TRƯỞNG…………… (1)
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Thông tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số......................................................................………(3);
Căn cứ…………………………………………………………………………... (4);
Theo đề nghị của Trưởng đoàn kiểm tra.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn thời hạn kiểm tra của đoàn kiểm tra theo Quyết định số... ……….... (3).
Lý do:..............................................................................................................
Thời gian gia hạn là.....ngày kể từ ngày…../.../… đến ngày…./…./....
Điều 2. Trưởng đoàn kiểm tra, (6) và (7) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
..........................(8) |
__________________________
Ghi chú
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định kiểm tra.
(3) Tên cuộc kiểm tra.
(4) Các căn cứ khác để ban hành quyết định (nếu có).
(6) Thủ trưởng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra.
(7) Thủ trưởng tổ chức là đối tượng được kiểm tra (như Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc,...).
(8) Người ra quyết định kiểm tra.
………………………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KH-…(3) |
…., ngày … tháng … năm … |
Thực hiện Quyết định số... (4), đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. Đối tượng, nội dung kiểm tra…
1. Đối tượng được kiểm tra
2. Nội dung kiểm tra
3. Thời kỳ kiểm tra…………………………………………………………… (5)
III. Thời hạn kiểm tra, thời gian dự kiến bắt đầu kiểm tra, địa điểm kiểm tra
1. Thời hạn kiểm tra là … ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.
2. Thời gian dự kiến bắt đầu kiểm tra là ……..……………………………...
3. Địa điểm kiểm tra:…………………………………………………............
IV. Phương pháp tiến hành kiểm tra…………………………………….… (6)
V. Nội dung khác (nếu có)……………………….…………..……………....
VI. Tổ chức thực hiện
1. Phân công trách nhiệm
2. Chế độ thông tin, báo cáo.
..........................(8) |
..........................(7) |
|
|
__________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Tên đoàn kiểm tra.
(3) Chữ viết tắt tên đoàn kiểm tra.
(4) Tên cuộc kiểm tra.
(5) Thời kỳ kiểm tra là khoảng thời gian thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước của đối tượng được kiểm tra được xem xét, đánh giá trong một cuộc kiểm tra.
(6) Phương pháp tiến hành kiểm tra (phương pháp thu thập thông tin, tài liệu; phương pháp kiểm tra, xác minh (nếu cần thiết) và các phương pháp kỹ thuật khác phù hợp với tính chất, yêu cầu của cuộc kiểm tra).
(7) Trưởng đoàn kiểm tra.
(8) Người ra quyết định kiểm tra.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BBCB |
|
Vào hồi … ngày … tháng … năm …, tại …...(3) đoàn kiểm tra theo Quyết định số …(2) tiến hành Công bố quyết định kiểm tra về việc …….(4)
I. Thành phần tham dự:
1. Đại diện đoàn kiểm tra ………………………………………………. (5)
2. Đại diện…………….............………….... (6)
3. Đại diện cơ quan có liên quan khác (nếu có):..........
II. Nội dung
1. Đoàn kiểm tra công bố Quyết định số ….…….(2); phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra; dự kiến chương trình làm việc cụ thể của đoàn kiểm tra đối với đơn vị được kiểm tra.
2. Ý kiến của đơn vị được kiểm tra:.............................................................
Việc công bố Quyết định kiểm tra kết thúc hồi … ngày… tháng… năm.....… Biên bản công bố quyết định kiểm tra đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận.
NGƯỜI GHI BIÊN
BẢN |
ĐẠI DIỆN ĐOÀN
KIỂM TRA |
ĐẠI
DIỆN
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
_________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Số Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
(3) Địa điểm kiểm tra.
(4) Nội dung cuộc kiểm tra.
(5) Thành phần đoàn kiểm tra
(6) Thành phần của đối tượng được kiểm tra
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BBHT |
|
Hôm nay, vào hồi…...giờ…..ngày……tháng…..năm……tại................(4), Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số (2) đã tiến hành làm việc với...............................(3) về................................................................................................................ (5)
I. Thành phần gồm có:
1. Đoàn kiểm tra:
- Ông (bà)…………………..……………chức vụ………....…..……………
- …………………………………………………....….……..………...……
2. Đại diện ……………………………………………………………….(3)
- Ông (bà)………..…………………...chức vụ..…..………………………..
- …………………………………………………....….……..……………...
3. Đại diện cơ quan có liên quan khác (nếu có):..........
II. Nội dung:……………………………………………………...…...(6)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi …...giờ….ngày……tháng…..năm ………..
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và Đại diện các bên ký xác nhận. Biên bản lập bằng Tiếng Việt và được lập thành … bản…, mỗi bên giữ… bản.
ĐẠI DIỆN ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC KIỂM TRA |
ĐẠI DIỆN ĐOÀN
KIỂM TRA |
__________________________
Ghi chú
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Số Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
(3) Tên đối tượng được kiểm tra.
(4) Địa điểm kiểm tra.
(5) Nội dung làm việc.
(6) Nêu rõ nội dung, kết quả làm việc.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BBLV |
|
………….. (3)
Hôm nay, vào hồi…...giờ…..ngày……tháng…..năm……tại................(4), đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số…... (2) đã tiến hành làm việc với...............................(5) về................................................................................................................ (6)
I. Thành phần gồm có:
1. Đoàn kiểm tra:
- Ông (bà)…………………..……………chức vụ………....…..……………
2. Đại diện ……………………………………………………………….(5)
- Ông (bà)………..…………………...chức vụ..…..………………………..
3. Đại diện cơ quan có liên quan khác (nếu có):..........
II. Nội dung, kết quả làm việc:
1. Các tài liệu bổ sung
.....…………………………………………………………………...…...
2. Các kết quả đạt được
.....…………………………………………………………………...…...
3. Ý kiến giải trình của đối tượng được kiểm tra
.....…………………………………………………………………...…...
4. Ý kiến của đoàn kiểm tra
.....…………………………………………………………………...…...
Buổi làm việc kết thúc vào hồi …...giờ….ngày……tháng…..năm ………..
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và đại diện các bên ký xác nhận. Biên bản lập bằng Tiếng Việt và được lập thành … bản…, mỗi bên giữ… bản.
ĐẠI DIỆN ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC KIỂM TRA |
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA |
__________________________
Ghi chú
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Số Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
(3) Tên đối tượng được kiểm tra
(4) Địa điểm kiểm tra.
(5) Tên đối tượng được kiểm tra. (6) Nội dung làm việc.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: …………………………….. (4)
Thực hiện Quyết định số.... ………..(5), đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra trực tiếp đối với …….(4) từ ngày …..(6), đoàn kiểm tra kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại ……(3) vào hồi … ngày … tháng … năm.
Trường hợp đoàn kiểm tra cần xác minh, cần cung cấp thêm thông tin để làm rõ nội dung trước khi kết luận kiểm tra, yêu cầu ……(4) cung cấp đầy đủ, kịp thời.
Đoàn kiểm tra thông báo để ………. (4) và các thành viên của đoàn kiểm tra biết để thực hiện./.
|
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM
TRA |
__________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Số Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
(3) Địa điểm kiểm tra.
(4) Tên đối tượng được kiểm tra.
(5) Tên đầy đủ của Quyết định kiểm tra.
(6) Ngày công bố quyết định kiểm tra.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-TDKT |
…, ngày … tháng … năm … |
Về việc tạm dừng kiểm tra…………………….. (3)
Căn cứ đề nghị tạm dừng kiểm tra của đối tượng được kiểm tra
Căn cứ khác ……………………………………………….....(4);
Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.
Đoàn kiểm tra thông báo tạm dừng việc kiểm tra…. (3) theo Quyết định số......................(5) về việc kiểm tra……………....…(3), (6), (7).
Lý do tạm dừng kiểm tra:………………………………………………......
Thời hạn tạm dừng kiểm tra: …..………………...……………….….... (8)
Những nội dung khác (nếu có)
Đoàn kiểm tra thông báo để …. (6) và các thành viên của đoàn kiểm tra biết để thực hiện./.
|
....................
(9) |
__________________________
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Số Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
(3) Tên đối tượng được kiểm tra.
(4) Các căn cứ khác để ra thông báo (nếu có).
(5) Tên đầy đủ của Quyết định kiểm tra.
(6) Thời gian bắt đầu kiểm tra.
(7) Địa điểm kiểm tra.
(8) Nêu thời hạn tạm dừng kiểm tra (bao gồm ngày bắt đầu tạm dừng kiểm tra). đối tượng được kiểm tra
(9) Người ra quyết định kiểm tra.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ (2) |
…, ngày … tháng … năm … |
Về việc đình chỉ kiểm tra ………………….. (3)
theo Quyết định số…………………………..
THỦ TRƯỞNG…………… (1)
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Thông tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số... …………………………………..(4);
Căn cứ…………………………………………………………………..…….... (5);
Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ ………(6) đối với …….…(3) theo Quyết định số …………………………........................................................ …………..…(4),
Lý do đình chỉ kiểm tra:…………………………………………….……….
Thời gian đình chỉ kiểm tra bắt đầu từ ngày…../….../……………………...
Những nội dung khác (nếu có)
Điều 2. Trưởng đoàn kiểm tra, ….(7), ….(8) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
....................
(9) |
__________________________
Ghi chú
(1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định kiểm tra.
(3) Đối tượng được kiểm tra hoặc nội dung đình chỉ hoặc đoàn kiểm tra.
(4) Tên đầy đủ Quyết định kiểm tra.
(5) Các căn cứ khác để ban hành quyết định (nếu có).
(6) Cuộc kiểm tra hoặc một, một số nội dung kiểm tra.
(7) Thủ trưởng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra.
(8) Thủ trưởng tổ chức là đối tượng được kiểm tra (như Chủ tịch hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc,...). Trường hợp đối tượng được kiểm tra không còn tồn tại thì không ghi mục này.
(9) Người ra Quyết định kiểm tra.
(10) Chính quyền địa phương nơi đối tượng được kiểm tra đăng ký hoạt động đối với trường đối tượng được kiểm tra không còn tồn tại.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../BC-...(3) |
..., ngày... tháng... năm... |
Kết quả kiểm tra................(4)
Thực hiện Quyết định ………….....(5), đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra……...
Sau đây là kết quả kiểm tra:
1. Khái quát chung về các thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra của đối tượng được kiểm tra
.....................................................................................................................
2. Kết quả kiểm tra
..................................................................................................................... (6)
3. Đánh giá việc chấp hành pháp luật đối với các nội dung kiểm tra; biện pháp xử lý kết quả
kiểm tra; đề xuất, kiến nghị
.....................................................................................................................
4. Nội dung khác (nếu có)
……………………………………………………………...……….... ./.
|
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM
TRA |
__________________________
Ghi chú
1) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định kiểm tra.
(3) Chữ viết tắt tên đoàn kiểm tra.
(4) Tên cuộc kiểm tra.
(5) Tên đầy đủ của Quyết định kiểm tra
(6) Các nội dung thực hiện quy định của pháp luật về tài nguyên nước của đối tượng được kiểm tra.
………….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. |
…, ngày … tháng … năm … |
Kết quả kiểm tra…………………….. (3)
Thực hiện Quyết định số………....., , đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra...
…………..(2) thông báo kết quả kiểm tra đến …. (3), cụ thể như sau:
I. Kết quả đạt được
…………………………………………………………………………………………………
II. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
…………………………………………………………………………………………………
III. Kết quả xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………
IV. Yêu cầu, kiến nghị
…………………………………………………………………………………………………
|
....................
(4) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan ban hành quyết định kiểm tra (nếu có).
(2) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra..
(3) Đối tượng được kiểm tra.
(4) Người ra quyết định kiểm tra.
BIỂU MẪU THẨM ĐỊNH VÀ NGHIỆM THU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT ngày 16 tháng 05 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT |
Ký hiệu |
Tên biểu mẫu |
1 |
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu |
|
2 |
Phiếu ghi ý kiến thẩm định, nghiệm thu kết quả |
|
3 |
Biên bản họp hội đồng thẩm định, nghiệm thu |
|
4 |
Báo cáo thẩm định kết quả thực hiện |
|
5 |
Biên bản nghiệm thu kết quả |
|
6 |
Biên bản khảo sát, xác minh tại thực địa |
|
7 |
Biên bản giao nộp tài liệu vào lưu trữ |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. /….. |
……, ngày …. tháng ….. năm…. |
Thành lập Hội đồng thẩm định, nghiệm thu
Dự án: …………./Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước………….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Thông tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước;
Căn cứ….. (các căn cứ khác để ban hành quyết định nếu có);
Theo đề nghị của ….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu kết quả dự án/hoạt động
điều tra cơ bản tài nguyên nước.…, gồm các thành viên sau đây:
1. Ông/Bà………………….., Chủ tịch Hội đồng;
2. Ông/Bà………………….., Phó Chủ tịch Hội đồng;
3. Ông/Bà………………….., Ủy viên phản biện 1;
4. Ông/Bà………………….., Ủy viên phản biện 2;
...
... Ông/Bà………………….., Ủy viên thư ký.
Điều 2. Hội đồng thẩm định, nghiệm thu có trách nhiệm thẩm định, đánh giá, góp ý cho kết quả dự án …; báo cáo Thủ trưởng cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu về kết quả thẩm định, nghiệm thu.
Chủ tịch hội đồng mời thêm các chuyên gia có chuyên môn phù hợp (nếu cần) Hội đồng thẩm định, nghiệm thu tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CƠ QUAN TỔ CHỨC
THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU |
CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM
ĐỊNH, NGHIỆM THU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày…… tháng…… năm …. |
PHIẾU GHI Ý KIẾN THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU KẾT QUẢ
Dự án: …………./Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.....
I. Thông tin thành viên Hội đồng
Họ và tên: ..........................................................................................................
Chức vụ: ...........................................................................................................
Đơn vị công tác: ................................................................................................
Chức danh trong Hội đồng: ..............................................................................
II. Ý kiến thẩm định (*)
………………………………………………………………………………
III. Đánh giá
1. Thông qua: □
2. Thông qua có chỉnh sửa, bổ sung: □
3. Không thông qua: □
(*) Trường hợp có ý kiến không thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa, bổ sung cần ghi rõ ý kiến cụ thể đối với từng nội dung thẩm định.
|
Thành viên hội
đồng |
CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM
ĐỊNH, NGHIỆM THU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày ……. tháng…… năm…… |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU
Dự án: …………./Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.....
Căn cứ Quyết định số …/… ngày … tháng… năm … của …… về việc thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu kết quả dự án/hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước…..
Căn cứ Quyết định …;
Căn cứ ….
Hôm nay, vào hồi ngày …/…/…. Hội đồng tổ chức họp thẩm định, nghiệm thu kết quả dự án/hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước …..cụ thể như sau:
I. Thành phần tham dự.
1. Hội đồng thẩm định
- Số thành viên có mặt: … Ủy viên.
- Số thành viên vắng mặt: … Ủy viên.
2. Đại diện các đơn vị thực hiện dự án…., đơn vị liên quan.
- Ông/Bà……;
- Ông/Bà……;
…
II. Nội dung cuộc họp
1. Thư ký hội đồng công bố Quyết định thành lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu.
2. Chủ tịch hội đồng điều hành phiên họp:
3. Đại diện đơn vị thực hiện dự án báo cáo kết quả của dự án.
4. Ý kiến các thành viên hội đồng (phát biểu tại cuộc họp và ghi phiếu ý kiến theo Mẫu số 13).
5. Đại diện cơ quan chủ trì thực hiện dự án tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên hội đồng.
6. Thư ký tổng hợp, thông báo kết quả phiếu ghi ý kiến thẩm định, nghiệm thu của thành viên hội đồng: số lượng phiếu thông qua….phiếu; số lượng phiếu thông qua có chỉnh sửa….phiếu; số lượng phiếu không thông qua…phiếu.
7. Chủ tịch hội đồng kết luận
Cuộc họp kết thúc lúc …… cùng ngày./.
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…., ngày …. tháng ….. năm …… |
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Dự án: …………./Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước...........
I. Thông tin tình hình thực hiện dự án
1. Cơ sở pháp lý thực hiện:
2. Cơ quan quản lý dự án:
3. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án:
4. Đơn vị phối hợp thực hiện (nếu có):
5. Thời gian thực hiện: Từ ngày … tháng .... năm…. đến ngày.. tháng .... năm…
6. Phương pháp và nội dung thực hiện (nêu các phương pháp đã sử dụng, nội dung thực hiện các hạng mục công việc).
7. Loại phương tiện, thiết bị thi công: (nêu cụ thể máy móc, thiết bị thi công, phần mềm sử dụng trong quá trình thực hiện).
8. Thông tin tài liệu, số liệu đã sử dụng trong quá trình thực hiện dự án: (nêu rõ nguồn gốc các tài liệu, thông tin, số liệu đã được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án).
9. Khối lượng đã thực hiện: (khái quát khối lượng và chất lượng sản phẩm dự án của đơn vị thực hiện đề nghị được thẩm định, và được tổng hợp theo bảng 1 dưới đây).
Bảng 1
TT |
Hạng mục công việc thực hiện |
ĐVT |
Khối lượng |
Khối lượng tăng (+), giảm (-) |
Ghi chú |
|
Theo phê duyệt |
Thực hiện |
|||||
1 2 3 |
(Nêu cụ thể tên các nội dung, hạng mục công việc đã thực hiện trong dự án được đơn vị thực hiện đề nghị tiến hành thẩm định) |
|
|
|
|
|
II. Căn cứ để thẩm định
1. Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ, thiết kế kỹ thuật - dự toán; quyết định giao kế hoạch và dự toán chi ngân sách năm; quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ, hợp đồng kinh tế; dự toán đã được cấp có thẩm quyền duyệt; các văn bản chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung khác; các hồ sơ, văn bản pháp lý liên quan khác (nếu có);
2. Quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
3. Tài liệu, hồ sơ, sản phẩm liên quan đến việc thực hiện dự án;
4. Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
5. Hồ sơ, báo cáo thẩm định kết quả thực hiện dự án và các tài liệu khác (nếu có);
III. Nội dung và kết quả thẩm định
1. Nội dung thẩm định: (nêu rõ nội dung thẩm định)
2. Kết quả thẩm định
- Kết quả thẩm định phải đánh giá được đầy đủ theo các nội dung thẩm định.
- Phần khối lượng và chất lượng hạng mục công việc đã thẩm định được tổng hợp như bảng dưới đây:
Bảng 2
TT |
Hạng mục công việc thẩm định |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
Chất lượng |
Khối lượng tăng (+), giảm (-) |
Ghi chú |
||
Phê duyệt |
Thực hiện |
Đạt |
Không đạt |
|||||
1 2 |
(Nêu cụ thể tên các hạng mục công việc đã tiến hành thẩm định) |
|
|
|
|
|
|
|
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Đánh giá tổng lược những nội dung đã thẩm định; mức độ hoàn thành, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của kết quả đạt được so với đề cương đã phê duyệt.
2. Kiến nghị
Nêu các kiến nghị, đề xuất cần thiết đối với kết quả thẩm định (nếu có).
|
ĐƠN VỊ THỰC ĐƯỢC
GIAO THẨM ĐỊNH |
CƠ QUAN TỔ CHỨC
THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …......./….. |
……, ngày…....tháng….năm ……. |
Dự án: …………./Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.....
Căn cứ Quyết định … ngày tháng năm của … về việc phê duyệt nội dung và dự toán nhiệm vụ ...
Căn cứ …
1. Thành phần tham gia nghiệm thu
a) Cơ quan quản lý: ghi đầy đủ danh sách thành viên tham gia nghiệm thu (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).
b) Cơ quan chủ trì thực hiện dự án: ghi đầy đủ danh sách thành viên tham gia nghiệm thu (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).
2. Thời gian nghiệm thu:.....từ ngày.....tháng......năm.......đến ngày.....tháng ....năm....
3. Kết quả nghiệm thu:
a) Đánh giá về trình tự thực hiện, các phương pháp, các hạng mục; chất lượng của các loại tài liệu, số liệu đã được thu thập, xử lý và tổng hợp.
b) Đánh giá về tính hợp pháp, hợp lệ, sự đầy đủ của các tài liệu, số liệu liên quan đến các khối lượng đã hoàn thành.
c) Khối lượng nghiệm thu
TT |
Tên công việc, sản phẩm |
Đơn vị tính |
Khối lượng được duyệt |
Khối lượng thực hiện |
Khối lượng nghiệm thu |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
d) Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
- Về mục tiêu
- Về khối lượng: (đánh giá về khối lượng đã thực hiện hoàn thành, đạt tỷ lệ % so với khối lượng được duyệt. Nguyên nhân khối lượng không được nghiệm thu).
- Về chất lượng: (đánh giá về chất lượng các hạng mục, sản phẩm thi công đạt yêu cầu theo thiết kế kỹ thuật, đề cương được duyệt. Nguyên nhân các hạng mục, sản phẩm không đạt yêu cầu,.....).
- Về tiến độ
- Về sản phẩm
4. Đề xuất, kiến nghị
Biên bản được lập thành ......bản, 01 bản giao cho bên..., 01 bản giao cho bên....,
CƠ QUAN CHỦ
TRÌ THỰC HIỆN |
CƠ QUAN TỔ CHỨC
THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……, ngày…....tháng….năm …….
BIÊN BẢN KHẢO SÁT, XÁC MINH TẠI THỰC ĐỊA
Một số nội dung thuộc dự án………..
Căn cứ Quyết định … ngày tháng năm của … về việc phê duyệt dự án...
Căn cứ .....................................................................................................................
I. Thành phần tham gia
1. Đại diện đơn vị được giao thẩm định
2. Đại diện cơ quan chủ trì thực hiện dự án/đơn vị phối hợp thực hiện
3. Đại diện đơn vị có liên quan, chuyên gia (nếu có)
II. Cơ sở pháp lý, tài liệu để khảo sát, xác minh
- Căn cứ (quyết định, văn bản giao dự án,...)
- Các văn bản áp dụng trong quá trình khảo sát, xác minh.
- Tài liệu sử dụng trong quá trình thực hiện hạng mục công việc (nêu rõ tài liệu, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng).
III. Thời gian khảo sát, xác minh (từ ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng ...năm...)
IV. Nội dung khảo sát, xác minh (nêu rõ nội dung cụ thể hoặc hạng mục công việc, sản phẩm)
V. Kết quả khảo sát, xác minh (nêu rõ kết quả xác minh đối với nội dung cụ thể hoặc hạng mục công việc, sản phẩm kèm theo)
TT |
Tên công việc, sản phẩm |
Đơn vị tính |
Khối lượng được duyệt |
Khối lượng thực hiện |
Khối lượng được xác minh |
Đánh giá chất lượng (đạt/ không đạt) |
1 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
Ghi tổng hợp chi tiết ý kiến cho từng nội dung, có kết quả cụ thể, định tính,
định lượng rõ ràng
...........................................................................................................................
VI. Kết luận và kiến nghị (nếu có)
Biên bản được lập thành ......bản, 01 bản giao cho bên..., 01 bản giao cho bên....,
Đại diện cơ quan chủ trì thực hiện |
Đại diện đơn vị có liên quan |
Đại diện đơn vị được giao thẩm định |
CƠ QUAN TIẾP NHẬN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
……, ngày…… tháng…… năm…… |
BIÊN BẢN GIAO NỘP TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ
-----------------------------------------
Căn cứ Quyết định số … ngày tháng năm của … về việc phê duyệt dự án...
Căn cứ Biên bản nghiệm thu kết quả;
Căn cứ………
Hôm nay, ngày tháng năm , tại cơ quan tiếp nhận kết quả, chúng tôi gồm:
BÊN GIAO TÀI LIỆU: ………………………………….
- Đại diện: Ông/bà Chức vụ: ….
Ông/bà Chức vụ: …….
BÊN NHẬN TÀI LIỆU: ………………………………………
- Đại diện: Ông/bà Chức vụ: ….
Ông/bà Chức vụ: …….
NỘI DUNG TÀI LIỆU GIAO NỘP
Hai bên cùng nhau bàn giao kết quả thực hiện dự án….(đã được nghiệm thu) theo danh sách sau:
TT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính |
Số lượng |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
Hai bên xác nhận đã giao và nhận đầy đủ theo danh sách tài liệu trên
Biên bản này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau./.
NGƯỜI GIAO
|
NGƯỜI NHẬN |
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
THE
MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/2024/TT-BTNMT |
Hanoi, May 16, 2024 |
CIRCULAR
ON AUDIT OF COMPLIANCE WITH LAWS ON WATER RESOURCES AND APPRAISAL AND ACCEPTANCE OF RESULTS OF BASELINE SURVEY OF WATER RESOURCES
Pursuant to the Law on Water Resources dated November 27, 2023;
Pursuant to Decree No. 68/2022/ND-CP dated September 22, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structures of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the request of the Director of the Department of Water Resources Management;
The Minister of Natural Resources and Environment promulgates a Circular on audit of compliance with laws on water resources and appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
...
...
...
1. This Circular elaborates the implementation of Clause 1, Article 9 of the Law on Water Resources on appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources according to projects and schemes (hereinafter referred to as projects) using state budget sources and Clause 5, Article 83 of the Law on Water Resources on audit of compliance with the law on water resources.
2. The following activities do not fall into the scope of this Circular:
a) Audit activities of the People's Public Security Forces to prevent, detect, and combat violations of water resource laws;
b) Appraisal of and approval for project outlines; appraisal and acceptance of work items during project execution; appraisal of and approval for project final accounts; audit of construction, machinery, measuring equipment, and monitoring of water resources.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to organizations and individuals whose activities are related to Article 1 of this Circular within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Circular, the following terms are understood as follows:
1. “audit plan” means a document defining audit tasks for one year issued by a competent regulatory agency to serve management requirements.
...
...
...
3. “audited entity” means an organization or individual that is audited in the audit decision.
4. “audit period” means a period during which an audited entity is evaluated if they has complied with legal regulations on water resources, has fulfilled their assigned duties, and has met professional and technical standards in the field of water resources.
5. “audit duration” means a period of time from the date of announcement of the audit decision to the date of completion of the audit visit.
6. “appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources” means the specialized appraisal and acceptance of projects that execute baseline survey of water resources on the basis of corresponding applications for appraisal and acceptance of project executing agencies.
7. “project leading agency of baseline survey of water resources” refers to the Ministry of Natural Resources and Environment for baseline survey of water resources that are led by the Ministry of Natural Resources and Environment or the People's Committee of province or centrally affiliated city (hereinafter referred to as provincial People's Committee) for baseline survey of water resources that are led by the province.
8. “project executing agency” means an agency that is assigned by the project leading agency of baseline survey of water resources to execute the project.
Article 4. Funding
1. Funding for audit of compliance with laws on water resources: Ministries and provincial People's Committees shall balance and set aside funding from state budget estimates to ensure compliance with the Law on State Budget and relevant guiding documents.
2. The funding for appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources is determined in the total project estimate approved by the competent authority.
...
...
...
AUDIT OF COMPLIANCE WITH LAWS ON WATER RESOURCES
Section 1. PRINCIPLES AND FORMS OF AUDIT
Article 5. Audit principles
1. Compliance with laws; democracy, openness, transparency, objectivity; proper authority and procedures; timeliness and accuracy.
2. Compliance with audit plans; adherence to directives of competent authorities or upon discovery of violations.
3. Focus and prioritization, prevention of overlap and repetition of scope, timeframe, and audited entities in the same field; minimizing disruption to normal operations of audited entities.
Article 6. Forms and details of audit
1. Scheduled audit is conducted according to the approved audit plan. Audit plans include audit plans of the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and audit plans of Provincial People's Committees.
2. Unscheduled audit is conducted when there is one of the following grounds:
...
...
...
b) Upon discovery of indications of violations of the law on water resources through monitoring and supervision information, data, and reports of organizations or individuals, including: monitoring and supervision information, data from the national water resource information system, database; management authority’s reservoir monitoring and operation system; periodical reports on water resource exploitation and use of organizations or individuals; information and data obtained during the appraisal of applications for issuance, extension, adjustment, and re-issuance of licenses to exploit water resources, practice underground water drilling, explore underground water, and documents on declaration of or adjustment to water resource license fees, or in the process of receiving declarations, registration for exploitation and use of water resources, and other information sources from relevant management authorities;
c) Upon discovery of indications of violations that cause depletion, exhaustion, or pollution of water resources; land subsidence or collapse; sudden and unforeseen artificial floods that severely impact the people's production and living activities;
d) Reports and petitions from relevant agencies, organizations, individuals (hereinafter referred to as entities), media, and other information sources.
3. Within the scope of their duties and powers, the Ministries and Provincial People's Committees specified in Clause 1 of this Article shall determine audit matters in annual audit plans in accordance with the Law on Water Resources.
Section 2. DEVELOPMENT OF PLANS AND CONDUCT OF AUDITS
Article 7. Development of plans and conduct of audits
1. The Inspectorate of the Ministry of Natural Resources and Environment (hereinafter referred to as the Ministry Inspectorate) shall take charge and coordinate with the Department of Water Resources Management to develop an audit plan in the field of water resources and integrate it into the annual audit plan of the Ministry of Natural Resources and Environment, and then submit it to the Minister of Natural Resources and Environment for approval.
On the basis of the approved audit plan as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry Inspectorate and Department of Water Resources Management shall audit compliance with the law on water resources; and then request competent authorities to take actions against audit results. When there is a ground as prescribed in Clause 2, Article 6 of this Circular, an unscheduled audit will be carried out as follows:
a) For a case specified in Points a and c, Clause 2, Article 6 of this Circular, based on the functions, tasks, powers, and assignments of the Minister of Natural Resources and Environment, the Ministry Inspectorate or the Department of Water Resources Management shall report it to the Ministry of Natural Resources and Environment to consider establishing an unscheduled audit team;
...
...
...
2. Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, and Ministry of Health, within the scope of their tasks and powers, shall:
a) Based on actual requirements and management needs, determine audit matters on water resources in the Ministry's annual audit plan and send it to the Ministry of Natural Resources and Environment for consolidation;
b) Direct affiliated units to conduct audit of compliance with the law on water resources on the basis of the approved audit plan according to regulations; coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to audit compliance with laws on water resources within their scope of management.
3. The Provincial People's Committee shall develop and promulgate audit plans in the province or delegate the promulgation of audit plans to their affiliated units in accordance with the Law on Organization of Local Governments; direct the conduct of audits based on the approved audit plan according to regulations and conduct unscheduled audits.
4. The Department of Natural Resources and Environment conducts scheduled audits or unscheduled audits; conducts unscheduled audit sat the request of the Department of Water Resources Management and report the corresponding results to the Department of Water Resources Management.
Article 8. Review and addressing of overlap and duplication in audits
Every year, when conducting audit activities in accordance with this Circular, if overlap or duplication is detected, the audit agencies shall coordinate together to take actions according to regulations, ensuring that an operation of an organization or individual is only subject to an inspection agency or audit agency. Overlaps and duplications are addressed according to the following principles:
1. If there is overlap or duplication between audit activities and inspection activities, inspection agency shall conduct the inspection.
2. If there are overlaps and duplications between the audit activities of the Ministry of Natural Resources and Environment and the audit activities of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and Provincial People's Committees, the Ministry of Natural Resources and Environment shall conduct the audits.
...
...
...
Section 3. CONDUCT OF AN AUDIT AND ACTIONS AGAINST AUDIT RESULTS
Article 9. Procedures for conducting an audit
The procedures of conducting an audit corresponding to an audit decision are specified as follows:
1. Prepare for the audit.
2. Conduct the audit visit.
3. Complete the audit.
Article 10. Preparation for an audit
1. Collect, review, and clarify information of the audited entity about their operations, location, compliance with legal regulations on water resources, and inspections and audits conducted by competent authorities and corresponding conclusions (if any).
2. Make an audit decision:
...
...
...
b) The audit decision includes the following: b) The audit decision includes the following main contents: audited entity, audit matters; form of audit; audit duration; audit team composition; tasks of the audit team. The audit decision is made using Form No. 01 issued with this Circular;
c) The audit duration for one audit visit will be determined in the audit decision but must not exceed 10 days from the date of announcement of the audit decision.
3. Make an audit conduct plan:
a) Based on the audit decision, the audit team leader shall make an audit conduct plan and submit it to the audit decision maker for approval within no more than 5 working days from the date the decision is made for planned audit, no more than 3 working days from the date the decision is made for unscheduled audit;
b) The audit conduct plan is made using Form No. 03 issued with this Circular, including the following: purposes, requirements, audited entity, audit matters, audit period, audit duration, locations, audit methods, auditing entity.
4. The audit team leader shall issue a written request to the audited entity to prepare a report on the audit matters according to the outline and send it to the audit team before announcing the audit decision. The outline that the audited entity has to report includes the following main contents: general information about the audited entity; overview of information about the water resource exploitation work; information on the compliance of legal regulations on water resources; difficulties, problems, suggestions and recommendations of the audited entity; list of documents for audit.
5. The audit team leader shall send a written announcement of the audit decision to the audited entity.
Article 11. Conduct of an audit visit
1. Announcement of audit decision:
...
...
...
For unscheduled audits, in case a violation is detected that requires immediate audit, the announcement of the audit decision can be done after making a violation report against the audited entity;
b) Participants in the audit decision announcement include: the audit team; audited entity; local government representative (if necessary). the audit team leader or authorized person shall make a report with confirmation from the local government representative where the audit is conducted and keep conducting the audit;
c) The content of the announcement includes: the audit team leader or authorized person announces the audit decision; the legal representative of the audited entity reports on the audit matters according to the outline requested by the audit team;
d) The announcement of the audit decision must be made in writing, signed by the representative of the audit team and the legal representative of the audited entity. The report is made using Form No. 04 Appendix I issued with this Circular;
dd) Place of announcement of audit decision: at the place where the work is located; at the headquarters of the audited entity; at the headquarters of the audit decision maker; or at another location decided by the audit team leader.
2. Location and working time:
a) The audit team works at the location specified in Point dd, Clause 1 of this Article;
b) The audit team works with the audited entity, relevant entities during office hours. If it is required to work outside of office hours, the audit team leader will decide specific time after discussing and agreeing with the audited entity and taking responsibility for his or her decision;
c) The location and working time of the audit team and the change of location and working time must be notified in advance to the audited entity and relevant entities.
...
...
...
a) Audit visit is conducted to survey the places where the water resource exploitation work is located, where there are signs of violations, or where the audited entity is headquartered; collect documents, and samples (if any) related to audit matters;
b) The audit visit is made into an on-site audit report using the Form No. 05 issued with this Circular.
4. Check, verify, and clarify information, documents and data through reviewing and comparing regulations and evaluating the compliance with legal regulations on water resources; direct explanation and provision of additional documents; explanation in writing and provision of additional documents.
In case it is necessary to audit, verify an incident, or clarify issues related to the incident, the audit team leader may invite a representative of the commune-level People's Committee where the incident occurred or other witnesses.
5. Address problems and violations through audit:
a) During the audit process, if a violation of the law on water resources is discovered, the audit team leader and audit team members must request the audited entity and related entities to immediately stop the violation. The violation must be documented in a report as a basis for further actions according to Form No. 06 issued with this Circular;
b) When detecting an administrative violation, the competent person shall make an administrative offense report in accordance with law on actions against administrative violations. In case the administrative violation does not fall within the authority to make an administrative offense report, the audit team leader must make a report on the violation, and then forward it to the competent person and relevant regulatory agencies (if any);
c) For cases with complicated circumstances, involving many organizations, individuals, and fields that are at risk of causing serious consequences or beyond the authority and scope of the audit team, the audit team leader shall consider report it to the audit decision maker to adopt remedial measures promptly; where necessary, request the competent authority to conduct an audit; if there is any signs of crime, they are recommended to transfer case files and related documents to the investigation agency for review and decision in accordance with law;
d) Results of audit of compliance with the law on water resources must be updated by the agency that conducted the audit into the national water resources database according to regulations.
...
...
...
Article 12. Extension of audit duration
1. Extend the audit duration when one of the following cases occurs:
a) It is necessary to supplement and expand audited entities, audit matters, or scope of audit;
b) The audit matter is complex, requiring more time to verify and clarify information;
c) Additional time is needed to assess samples (if any) related to the audit matter;
d) Force majeure events arise.
2. The audit duration is extended once and the extension period must not exceed 10 days. The audit extension duration decision is made using Form No. 02 issued with this Circular.
Article 13. Temporary suspension of audit
1. Temporarily suspend an audit when one of the following cases occurs:
...
...
...
b) The audited entity has a change in legal status or legal representative and the audited entity has a written request to temporarily suspend the audit; in this case, the temporary suspension duration of the audit shall not exceed 10 days from the date of suspension notice.
2. er reporting to the audit decision maker, the audit team leader shall notify the audited entity of the temporary suspension of audit. Once the audit suspension period expires, the audit activities will continue.
Notice of temporary suspension of audit will be made using Form No. 08 issued with this Circular and must be sent to the audited entity and relevant entities. The audit suspension period does not count towards the audit duration.
Article 14. Suspension of audit
During the audit process, the audit decision maker shall make an audit suspension decision according to Form No. 09 issued with this Circular when one of the following cases occurs:
1. The audited entity no longer exists.
2. The conclusion of the competent authority related to the audit matter indicates that the/audit period in the audit decision overlaps with the period that has been previously inspected/audited.
3. The audited entity is subject to criminal investigation or criminal prosecution.
4. The head of the superior agency issues a written request to suspend the audit.
...
...
...
1. No later than 10 days from the date of completion of the audit visit, audit team members are responsible for reporting to the audit team leader on the results of their performance of assigned tasks.
2. No later than 15 days from the date of receiving the audit team members’ report, the audit team leader shall prepare a report on the audit results of the audit team and submit it to the audit decision maker. The audit result report is made using Form No. 10 issued with this Circular.
3. later than 10 days from the date of receiving the report from the audit team leader, the audit decision maker shall direct formulation of a draft notice of audit results. The time to formulate a draft notice of audit results is 20 days from the date the audit decision maker assigns the formulation of the draft notice of audit results. The notice of audit results must clearly state the advantages and inadequacies in the compliance with legal regulations related to the audit matters; results of addressing existing inadequacies and violations (if any); recommendations for the audited entity. The audit result notification is made using Form No. 11 issued with this Circular.
4. The audit decision maker shall solicit comments on the draft notice of audit results in writing if necessary. The time for comments does not count towards the audit duration.
5. Within 15 days from the date of receipt of the draft notice of audit results, the audit decision maker shall sign and issue a notice of audit results.
Article 16. Oversight and facilitation of the corrective actions from notices of audit results
1. The agency that issued the audit result notice shall oversee, urge, and inspect the implementation of corrective actions from the audit result notice.
2. The Department of Natural Resources and Environment where the audited entity is located shall oversee, urge, and inspect the implementation of corrective actions from the audit result notice upon request of the agency that issued the audit result notice.
Section 4. RESPONSIBILITIES IN AUDIT OF COMPLIANCE WITH LAWS ON WATER RESOURCES
...
...
...
1. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and Provincial People's Committees: they shall, within the scope of their duties and powers, direct and lead the audits if relevant entities comply with laws on water resources as specified in the Law on Water Resources and relevant legal regulations.
2. Responsibilities of audit conducting entities:
a) Based on the approved audit plan, the head of the audit conducting agency shall fully consider the grounds in accordance with law when making an audit decision; take responsibility for their decisions before the law and superior leaders. The audit decision maker shall direct and lead the audit team to conduct the audit in compliance with the principles specified in Clause 1, Article 6 of this Circular, ensuring that the audit is conducted as per the law;
b) The audit team leader, deputy audit team leader and audit team members must properly perform their assigned responsibilities and tasks and the audit decision details; do not provide unauthorized persons with information and documents related to audit matters and activities; proactively evaluate the situation and promptly report and propose any problems that arise during the audit; do not take advantage of the audit for personal gain, affecting ordinary operations or violating the legitimate rights and interests of the audited entity; clearly explain the relevant legal provisions governing the audit process to ensure the audited entity's proper understanding and compliance.
Article 18. Responsibilities of audited entities, entities related to audit matters
1. The audited entity shall provide complete and timely information and documents related to the audit matters; report and explain in accordance with law; abide by requests and recommendations of the audit team and the audit decision maker in accordance with law.
2. Entities related to the audit matters shall promptly provide full information and documents at the request of the audit team or the audit decision maker and have the rights according to relevant laws.
Chapter III
APPRAISAL AND ACCEPTANCE OF RESULTS OF BASELINE SURVEY OF WATER RESOURCES
...
...
...
1. The results of appraisal and acceptance of the results of baseline survey of water resources are the basis for appraisal of and approval for results and final settlement of the completed project.
2. Results of baseline survey of water resources after appraisal and acceptance must be updated into the national water resources database, and submitted for archival according to regulations.
3. Carry out appraisal and acceptance of the results of the basic survey of water resources based on the project outline approved by competent authorities, approval for adjustments and based on processes and standards, technical and economic standards, technical requirements of the project, plans and performance progress; ensure objectivity, honesty, and compliance with regulations on protecting state secrets for confidential documents, data, state secrets and relevant laws.
4. The appraisal and acceptance time must be consistent with the estimate plan and project acceptance and finalization progress according to regulations.
5. Projects on baseline survey of water resources not funded by state budget are recommended to apply regulations on appraisal and acceptance in accordance with this Circular.
Article 20. Subject matters for appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources
1. Results of baseline survey of water resources specified in Clause 3, Article 9 of the Law on Water Resources funded by state budget and led by the Ministry of Natural Resources and Environment or the Provincial People's Committee.
2. Results of baseline survey of water resources in other related projects funded by state budget and led by the Ministry of Natural Resources and Environment or the Provincial People's Committee.
Article 21. Authority and responsibilities of relevant entities in appraising and accepting the results of baseline survey of water resources
...
...
...
2. The Provincial People's Committee shall assign the Department of Natural Resources and Environment to carry out the appraisal and acceptance of the results of execution of projects specified in Article 20 of this Circular led by the Provincial People's Committee.
3. The agency assigned to carry out the appraisal and acceptance specified in Clauses 1 and 2 of this Article (hereinafter referred to as the appraisal and acceptance agency) shall appraise and accept the results of baseline survey of water resources based on the principles as prescribed in Clause 3, Article 19 of this Circular and the following responsibilities:
a) Decide to choose the form of appraisal and acceptance in accordance with Article 22 of this Circular;
b) Receive appraisal and acceptance applications;
c) Carry out appraisal and acceptance according to the contents specified in Article 24 of this Circular;
d) Monitor the project execution process and undertake on-site surveys and verification (if necessary) to serve the appraisal and acceptance of results;
dd) Send reports on appraisal and acceptance results to the agency in charge of approving the results and finalization of the completed project and the project executing agency;
e) Perform other responsibilities as prescribed.
4. Responsibilities of the project executing agency:
...
...
...
b) Provide information about the project execution plan for the appraisal and acceptance agency to monitor during the project execution process to serve the appraisal and acceptance of project results; supplement information and documents at the request of the appraisal and acceptance agency;
c) Be responsible for information, data, and project results;
d) Respond to and address the comments of the appraisal and acceptance authority;
dd) Coordinate with the appraisal and acceptance agency and the assigned appraisal agency during the appraisal and acceptance process;
e) Submit and update project results to the national water resources database;
g) Perform other responsibilities as prescribed.
Article 22. Forms for appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources
The appraisal and acceptance agency shall decide to choose one of the following forms of appraisal and acceptance:
1. Appraisal and acceptance council.
...
...
...
3. Get appraisal opinions from specialized agencies, and relevant experts and accept the results.
Article 23. Procedures and time for appraisal and acceptance
1. Receive and verify appraisal and acceptance applications:
The appraisal and acceptance agency specified in Article 21 of this Circular shall receive and verify the completeness and validity of appraisal and acceptance applications.. Required documents in an appraisal and acceptance application are specified in Article 25 of this Circular.
In case the application is incomplete or invalid, the appraisal and acceptance agency shall issue a written request to supplement the application and clearly notify the project executing agency of the reason for supplementation and completion. In case the application is complete and valid, the appraisal and acceptance agency shall conduct appraisal and acceptance according to Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article.
2. Conduct appraisal and acceptance:
a) For the form set out in Clause 1, Article 22 of this Circular, the appraisal and acceptance agency shall decide to establish an appraisal and acceptance council using Form No. 12 issued together with this Circular.
The composition of the appraisal and acceptance council includes: Chairperson of the council, Vice chairperson of the council, Secretary and a number of members of relevant functional units, experts with appropriate expertise (if necessary).
A meeting of the appraisal and acceptance council shall only be convened if at least it is attended by at least 2/3 (two-thirds) of the council members, including the chairperson or vice chairperson of the council and at least 01 (one) review member. Council members gave their opinions about appraisal and acceptance according to Form No. 13 issued with this Circular.
...
...
...
At the end of the meeting, a meeting minutes must be made according to Form No. 14 issued with this Circular. The appraisal and acceptance agency shall send a written request to the project executing agency to supplement and complete the application according to the meeting minutes of the appraisal and acceptance council;
b) For the form set out in Clause 2, Article 22 of this Circular, the appraisal agency shall conduct the appraisal according to the contents specified in Points a and b, Clause 1, Article 24. of this Circular and send the appraisal result report according to Form No. 15 issued with this Circular to the appraisal and acceptance agency to review and accept the results of baseline survey of water resources.
The appraisal and acceptance agency shall send a written request to the project executing agency to supplement and complete the application according to the appraisal result report of the appraisal agency;
c) For the form set out in Clause 3, Article 22 of this Circular, the appraisal and acceptance agency shall consolidate appraisal opinions of specialized agencies and relevant experts, and then forward it to the project executing agency to supplement and complete the application;
d) During the process of appraisal and acceptance (if necessary), the appraisal and acceptance agency shall consult with the Department of Natural Resources and Environment where the project is located if the project is led by the Ministry of Natural Resources and Environment; consult with the Department of Water Resources Management if the project is led by the Provincial People's Committee.
3. The project executing agency shall supplement and complete the application as prescribed in Clause 2 of this Article and send it to the appraisal and acceptance agency for reviewing and accepting the project.
In case the application has not been supplemented or completed according to appraisal opinions, the appraisal and acceptance agency shall send a written request to the project executing agency to continue supplementing and completing the application.
In case the application meets the conditions for acceptance of the results, the appraisal and acceptance agency shall issue a record according to Form No. 16 issued with this Circular.
4. The appraisal and acceptance agency of the project shall send the appraisal and acceptance results to the project executing agency of baseline survey of water resources to direct the appraisal of and approval for the results and finalization of the completed project, and to the project executing agency. Documentation of appraisal and acceptance results includes:
...
...
...
b) Minutes of the appraisal council meeting or appraisal report of the appraisal agency or summary of appraisal opinions of specialized agencies and experts;
c) Minutes of acceptance of project results between the appraisal and acceptance agency and the project executing agency;
d) Other relevant documents (if any).
5. On-site survey and verification
During the appraisal process, if the information and data provided are unclear or contradictory, the appraisal and acceptance agency shall conduct an on-site survey and verification as follows:
a) The appraisal and acceptance agency shall issue a decision to establish an on-site survey and verification team.
The team establishment decision includes the following contents: team composition, survey content, time, and location. Team members include: representatives of appraisal and acceptance agency; representative members of the appraisal and acceptance council for the case specified in Clause 1, Article 22, or representative of the appraisal agency for the case specified in Clause 2, Article 22, or representatives of specialized agencies, experts for the case specified in Clause 3, Article 22 of this Circular; representative of the project executing agency and other members decided by the appraisal and acceptance agency;
b) Conduct on-site survey and verification according to the contents specified in Point c, Clause 1, Article 24 of this Circular;
c) At the end of the on-site survey and verification process, make a record according to Form No. 17 issued with this Circular.
...
...
...
Article 24. Contents and methods of appraisal and acceptance
1. Content of appraisal and acceptance:
a) According to project outlines approved by competent authorities;
b) Completeness and reliability of information, data and documents that are collected, investigated and surveyed; implementation of project results and products in compliance with technical regulations, standards, regulations and other relevant legal documents;
c) Contents of on-site survey and verification: compare, compare, verify information, volume, methods, results between records, construction reports and actual appraisals on site with projects approved by competent authorities.
2. Methods of appraisal and acceptance:
a) Appraisal of the results of baseline survey of water resources can be carried out indoors or outdoors, or both depending on each specific item. In some cases, it is necessary to re-perform specific work tasks For purpose of comparing, cross-checking, and evaluating the product's quality against the approved standards, technical regulations, technical specifications, and approved project content;
b) During the appraisal process, the use of equipment and technology; mathematical models and calculations; on-site documents, data, photos, videos, monitoring books and other related materials is permitted;
c) Depending on the technological process, type of product, and software used in construction, appraisal can be performed using automatic, semi-automatic or manual methods to ensure that product quality assessment is objective, complete, and accurate;
...
...
...
Article 25. Appraisal and acceptance applications
Appraisal and acceptance applications shall be sent to the appraisal and acceptance agencies according to the authority specified in Article 21 of this Circular. Required documents:
1. Application form for appraisal and acceptance.
2. Explanatory report on project results and summary report.
3. Other products according to the approved outline.
4. Other attached documents: project outline; legal documents related to direction, approval, adjustment and supplementation of the project; documents, decisions on delivery, ordering or contracts (if any); approvals and revised approvals for annual budget; construction documents, on-site appraisal records, audit records (if any); annual acceptance records, acceptance records at all levels (if any); on-site documents, data, photos, videos, monitoring books and other related materials.
Article 26. Submission and update of project results to the national water resources database
1. After the application is appraised and accepted, the project executing agency shall complete updating information and results of baseline survey of water resources into the national water resource database according to regulations and submit them for archival before submitting for approval for the project completion results and final settlement according to relevant regulations.
For projects under the management of the Ministry of Natural Resources and Environment, results must be submitted to the Department of Water Resources Management for archival according to Form No. 18 issued with this Circular before updating to the national water resources database according to regulations.
...
...
...
2. Results into the national water resource database
as prescribed in Clause 1 of this Article are updated for projects that complete appraisal and acceptance of results after the date the national water resources database comes into official operation.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
Article 27. Transitional regulations
1. Plans to audit compliance with the law on water resources, audit plans with content to audit compliance with the law on water resources that are issued or audit teams that are established before the effective date of this Circular shall continue to carry out audits and actions against audit results until completion.
2. Projects, work items, and products of baseline survey of water resources whose project outlines have been approved before the effective date of this Circular will continue to comply with the regulations applicable at the approval time.
3. If regulations on appraisal and acceptance of results of baseline survey of water resources in other documents issued by the Minister of Natural Resources and Environment or the Provincial People's Committee are different with the provisions in this Circular, this Circular shall prevail.
Article 28. Entry into force
...
...
...
2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People's Committees of provinces, units affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment, Department of Natural Resources and Environment of provinces and relevant organizations and individuals shall implement this Circular.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration./.
PP.
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Le Cong Thanh
;
Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 04/2024/TT-BTNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video