BỘ
CÔNG AN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2004/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2004 |
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04/4/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Ngày 04 tháng 4 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy". Để thực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định nêu trên như sau:
I. HỒ SƠ THEO DÕI, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:
a. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
b. Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c. Phiếu phân loại cơ sở về phòng cháy và chữa cháy;
d. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng;
đ. Phương án chữa cháy đã được phê duyệt;
e. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
g. Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy (nếu có).
2. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bổ sung thường xuyên và kịp thời.
3. Hồ sơ thco dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập và lưu giữ.
II. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a. Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
b. Thống kê số lượng cán bộ, đội viên dân phòng, đội viên phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c. Thống kê phương tiện chữa cháy;
d. Thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tác chữa cháy và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a. Báo cáo về vụ cháy, nổ;
b. Báo cáo về hoạt động phòng cháy và chữa cháy 6 tháng, một năm;
c. Báo cáo cáo sơ kết, tổng kết phòng cháy và chữa cháy theo chuyên đề.
3. Thống kê, báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi lớn liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy ở cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó thông báo kịp thời cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn đó.
III. NỘI QUY AN TOÀN, SƠ ĐỒ CHỈ DẪN, BIỂN CẤM, BIỂN BÁO, BIỂN CHỈ DẪN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy; tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên.
3. Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:
a. Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng dầu và những nơi tương tự khác có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao cần thiết cấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa thì có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;
b. Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiềm cháy, nổ;
c. Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy là biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, bến lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4897:1989. Phòng cháy - dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ hiệu lực của các biển cấm, biển báo thì có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy của nơi nào phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên quan biết và chấp hành.
IV. THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng quy định lại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế, của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Khi thiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu "Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư này vào từng bản vẽ đã kiểm tra, đối chiếu.
2. Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a. Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình: cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt;
b. Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;
c. Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế công trình;
d. Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải được thẩm duyệt về các nội dung sau:
- Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dự kiến bố trí trên phương tiện;
- Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan:
- Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ;
- Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;
- Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.
- Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ phải có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có hạn dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó;
Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
a. Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:
- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;
- Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.
b. Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
c) Đốt với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm d khoản 2 mục này;
- Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thiết kế lắp đặt và trang bị.
d. Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.
4. Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a. Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 10 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có văn bản trả lời chủ đầu tư về địa điểm xây dựng đó.
b. Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
c. Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy: không quá 20 ngày làm việc.
5. Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; hồ sơ thiết kế chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; những dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khác do Tổng cục Cảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong trường hợp do Tổng cục Cánh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết;
b. Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cục trưởng.
V. KIỂM TRA THI CÔNG VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểm tra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.
3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền hoặc yêu cầu.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng với Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy.
4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng.
6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.
7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.
VI. NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm:
a. Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b. Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;
c. Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;
d. Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
đ. Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
e. Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
g. Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:
a. Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị;
b. Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;
c) Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.
4. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt;
b. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.
VII. CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động mà có đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 9 hoặc khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thì được xem xét cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC4 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về công năng, tính chất sử dụng thì phải làm thủ tục cấp lại như lần đầu; nếu không duy trì đầy đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy như tại thời điểm cấp giấy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy":
a. Hồ sơ đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" gồm:
- Đơn đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC5 Phụ lục 1 Thông tư này;
- Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6 Phụ lục 1 Thông tư này;
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Phương án chữa cháy.
b. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy"; trường hợp không đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy để cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị biết.
3. Thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy":
a. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" cho các đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" đối với các đối tượng còn lại quy định tại phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.
VIII. CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
1. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phải có giấy phép vận chuyển do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp.
"Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" được ban hành thống nhất trong toàn quốc theo mẫu PC7 Phụ lục 1 Thông tư này và phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo mẫu PC7a Phụ lục 1 Thông tư này dán trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Riêng việc cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và chất nổ thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
2. Thủ tục cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ":
a. Hồ sơ của chủ phương tiện đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" gồm:
- Đơn đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" theo mẫu PC8 Phụ lục 1 Thông tư này;
- Bản sao "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quan đăng kiểm cấp; biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện cơ giới đường thuỷ, đường sắt;
- Bản sao hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
- Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiện được phép lưu hành theo quy định của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bản chính để đối chiếu);
b. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho chủ phương tiện biết.
c. Thời hạn "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" quy định như sau:
- Có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến;
- Có giá trị 6 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh nơi chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển cho các phương tiện.
IX. THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Kiểm tra định kỳ:
a. Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khi tiến hành kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 3 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Tuỳ theo tình hình và yêu cầu mà việc kiểm tra có thể tiến hành theo từng nội dung hoặc kiểm tra toàn diện;
b. Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với đoàn kiểm tra;
c. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên khi tổ chức kiểm tra hoặc trực tiếp kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn tham gia đoàn kiểm tra cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.
2. Kiểm tra đột xuất:
a. Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khi kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do cho đối tượng được kiểm tra biết. Riêng người có trách nhiệm kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 35/2003/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu của cơ quan;
b. Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo phải chấp hành theo yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ các nội dung và bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra.
3. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất an toàn về phòng cháy và chữa cháy đều phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này.
1. Việc tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau:
a. Lập biên bản vi phạm theo mẫu PC9 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản vi phạm qui định an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và chữ ký của người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức vi phạm, cơ quan, tổ chức có liên quan và người lập biên bản lưu giữ một bản;
b. Căn cứ biên bản vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC10 Phụ lục 1 Thông tư này; trường hợp xét thấy nguy cơ cháy, nổ ở mức cao cần phải ngăn chặn kịp thời ngay thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời và trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải thể hiện quyết định đó bằng văn bản trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ đó đã được khắc phục ngay;
c. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị tạm đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.
2. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động:
a. Trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc các vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa khắc phục được vì lý do khách quan và cần có thêm thời gian để khắc phục thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động phải có đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC11 Phụ lục 1 Thông tư này gửi cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét quyết định việc gia hạn;
b. Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc gia hạn tạm đình chỉ hoạt động. Quyết định gia hạn tạm đình hoạt động được thể hiện bằng văn bản theo mẫu PC12 Phụ lục 1 Thông tư này và được gửi cho các đối tượng như quy định tại điểm c khoản 1 mục này.
3. Phục hồi hoạt động:
a. Cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động khi đã loại trừ được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc đã khắc phục được vi phạm về phòng cháy và chữa cháy thì có đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động trở lại theo mẫu PC13 phụ lục 1 Thông tư này gửi tới cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét cho phục hồi hoạt động trở lại.
Đối với các đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động trong trường hợp có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ do bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, khi xét thấy nguy cơ đó không còn nữa thì làm văn bản thông báo cho người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động biết để tiến hành kiểm tra, xem xét quyết định việc phục hồi hoạt động. Đối với trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động bằng lời mà ngay sau đó nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được khắc phục và được người ra quyết định tạm đình chỉ xác nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ không nhất thiết phải làm đơn hoặc công văn đề nghị cho phục hồi hoạt động;
b. Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hoặc văn bản thông báo đề nghị cho phục hồi hoạt động thì người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắc phục và các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc các vi phạm về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì ra quyết định phục hồi hoạt động bằng văn bản theo mẫu PC14 Phụ lục 1 Thông tư này.
Riêng trường hợp quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được khắc phục hoặc loại trừ ngay sau đó thì việc quyết định phục hồi hoạt động được thực hiện bằng lời;
c. Quyết định phục hồi hoạt động phải được gửi cho các đối tượng qui định tại điểm c khoản 1 mục này.
Các trường hợp bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có) mà cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động không khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét để quyết định việc đình chỉ hoạt động theo trình tự như sau:
1. Kiểm tra và lập biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản kiểm tra phải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;
2. Căn cứ biên bản kiểm tra, xét thấy phải đình chỉ hoạt động thì người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động theo mẫu PC15 Phụ lục 1 Thông tư này; Quyết định đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.
XII. THÀNH LẬP ĐỘI CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Khi có yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập đề án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, sau đó báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định.
XIII. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DOANH TRẠI ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Việc bố trí Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở các đô thị hoặc khu vực cần bảo vệ thực hiên theo quy định tại các Điều 5.16 và Điều 7.16 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, tập I.
1. Phương án chữa cháy được xây dựng theo mẫu PC16 Phụ lục 1 Thông tư này;
2. Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy được quy định như sau:
a. Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng phòng Cánh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc, Công an cấp tỉnh: thời hạn phê duyệt không quá 10 ngày làm việc;
b. Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: thời hạn phê duyệt không quá 15 ngày làm việc.
3. Thực tập phương án chữa cháy:
a. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm cho tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được thực tập. Khi tổ chức thực tập thì người phê duyệt phương án chữa cháy có thẩm quyền được huy động lực lượng, phương tiện tham gia thực tập phương án chữa cháy và quyết định quy mô của cuộc thực tập;
b. Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia hoặc theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
XV. THỦ TỤC HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY
Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định 35/2003/NĐ-CP và được thực hiện như sau:
1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được thực hiện bằng Lệnh theo mẫu PC17 Phụ lục 1 Thông tư này; trong trường hợp khẩn cấp để chữa cháy thì có thể được huy động bằng lời nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản;
2. Khi huy động bằng lời, người huy động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đồng thời phải nói rõ yêu cầu về người, phương tiện và tài sản cần huy động, thời gian và địa điểm tập kết.
1. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng:
a. Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc. Đội dân phòng có thể được chia thành nhiều tổ theo cụm dân cư, khu vực; biên chế của tổ dân phòng từ 5 đến 10 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc;
b. Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú;
c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
d. Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đội dân phòng.
2. Tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
a. Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định như sau:
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do những người lãnh đạo cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đó làm đội trưởng, đội phó;
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
- Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 5 đến 7 người, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc.
b. Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là những người thường xuyên làm việc tại cơ sở hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới đó.
c. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, tổ trưởng, tổ phó tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
3. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách:
a. Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách phải bảo đảm đủ quân số bố trí phù hợp với phương tiện chữa cháy đã trang bị, làm việc theo ca bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban Lãnh đạo đội gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
b. Người đứng đầu Ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.
4. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở chuyên ngành có quy định riêng.
5. Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức phân loại và có kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
Giao Tổng Cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể về phân loại đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
XVII. HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy gồm:
a. Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành;
c. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ.
d. Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
đ. Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e. Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này. Người đứng đầu cơ sở đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòng cháy và chữa cháy vào trong chương trình đào tạo.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
a. Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu được quy định như sau:
- Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 mục này;
- Từ 16 đến 32 giờ đối với đối tượng quy định tại các điềm đ, e khoản 1 mục này;
b. Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này tối thiểu là 16 giờ.
4. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy":
a. Các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC18 Phụ lục 1 Thông tư này;
b. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh cấp. Phôi "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức in và phát hành.
5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 mục này.
1. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được điều động tham gia tuyên truyền, cổ động, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải có quyết định bằng văn bản theo mẫu PC19 Phụ lục 1 Thông tư này; trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ; đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.
3. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
XIX. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và chuyên môn kỹ thuật sau đây:
a. Có nhà xưởng, thiết bị công nghệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với cơ sở sản xuất;
b. Trong mỗi lĩnh vực sản xuất phải có cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp;
c. Cán bộ, công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải có đủ năng lực thiết kế sau đây:
a. Chủ nhiệm thiết kế, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phải có đủ năng lực thiết kế xây dựng theo quy định hoặc có trình độ đại học phòng cháy chữa cháy trở lên;
b. Các thành viên trực tiếp thiết kế phải có trình độ đại học chuyên ngành trở lên phù hợp với nhiệm vụ thiết kế đảm nhiệm
XX. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nội dung kiểm định:
a. Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b. Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương thức kiểm định:
a. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số seri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b. Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;
c. Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiền hành kiểm định mẫu không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhung không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểm định toàn bộ; .
d. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC2O Phụ lục 1 Thông tư này;
đ. Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định" theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC22 Phụ lục 1 Thông tư này.
3. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
a. Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC 23 Phụ lục 1 Thông tư này;
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
b. Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
XXI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Cục Cảnh sát có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Thông tư này.
Tổng Cục trưởng các Tổng cục, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ phối hợp với Tổng Cục Cảnh sát tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Đề nghị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công An (qua Tổng Cục Cảnh sát) để nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.
|
Lê Thế Tiệm (Đã ký) |
DANH MỤC CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ KHI VẬN CHUYỂN
PHẢI CÓ GIẤY PHÉP
(ban hành kèm theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004
của Bộ Công an)
Số thứ tự |
Tên hàng |
Số UN (mã số Liên Hợp quốc) |
Loại, nhóm hàng |
Số hiệu nguy hiểm |
1 |
Acetylene |
1001 |
3 |
239 |
2 |
1,2-Butadien, hạn chế |
1010 |
3 |
239 |
3 |
1,3-Butadien, hạn chế |
1010 |
3 |
239 |
4 |
Hỗn hợp của 1,3-Butadien và hydrocarbon, hạn chế |
1010 |
3 |
239 |
5 |
Butane |
1011 |
3 |
23 |
6 |
1-Butylene |
1012 |
3 |
23 |
7 |
Butylenes hỗn hợp |
1012 |
3 |
23 |
8 |
Trans-2-Butylene |
1012 |
3 |
23 |
9 |
Dichlorodifluoromethane (R21) |
1029 |
3 |
23 |
10 |
1,1-Difluorethane (R152a) |
1030 |
3 |
23 |
11 |
Dimethylamine, anhydrous |
1032 |
3 |
23 |
12 |
Dimethl ether |
1033 |
3 |
23 |
13 |
Chất Etan |
1035 |
3 |
23 |
14 |
Chất Etylamin |
1036 |
3 |
23 |
15 |
Clorua etylic |
1037 |
3 |
23 |
16 |
Ethylene, chất lỏng đông lạnh |
1038 |
3 |
223 |
17 |
Etylic metyla ête |
1039 |
3 |
23 |
18 |
Hợp chất etylen oxit và cacbon dioxyt có etylen oxit từ 9 đến 87% |
1041 |
3 |
239 |
19 |
Hydro ở thể nén |
1049 |
3 |
23 |
20 |
Butila đẳng áp |
1055 |
3 |
23 |
21 |
Hợp chất P1, P2: xem hợp chất methylacetylene và propadiene, cân bằng |
1060 |
3 |
239 |
22 |
Hợp chất Methylacetylene và Propandien, cân bằng |
1060 |
3 |
239 |
23 |
Methylamine, thể khan |
1061 |
3 |
23 |
24 |
Methyl chloride |
1063 |
3 |
23 |
25 |
Dầu khí hóa lỏng |
1075 |
3 |
23 |
26 |
Propylene |
1077 |
3 |
23 |
27 |
Trimethylamine, thể khan |
1083 |
3 |
23 |
28 |
Vinyl bromide, hạn chế |
1085 |
3 |
239 |
29 |
Vinyl chloride, hạn chế và ổn định |
1086 |
3 |
239 |
30 |
Vinyl methyl ether, hạn chế |
1087 |
3 |
239 |
31 |
Acetal |
1088 |
3 |
33 |
32 |
Acetaldehyde |
1089 |
3 |
33 |
33 |
Acetone |
1090 |
3 |
33 |
34 |
Acetone dầu |
1091 |
3 |
33 |
35 |
Acrylonitrile, hạn chế |
1093 |
3+6.1 |
336 |
36 |
Ally bromide |
1099 |
3+6.1 |
336 |
37 |
Ally chloride |
1100 |
3+6 |
336 |
38 |
Amyl axetats |
1104 |
3 |
30 |
39 |
Pentanos |
1105 |
3 |
30 |
40 |
Pentanots |
1105 |
3 |
33 |
41 |
Amylamine (n-amylamine, tert-anylamine) |
1106 |
3+8 |
339 |
42 |
Amylamine (sec-amylamine) |
1106 |
3+8 |
38 |
43 |
Amyl chloride |
1107 |
3 |
33 |
44 |
1-Pentene (n-Amyiene) |
1108 |
3 |
33 |
45 |
Amyl formates |
1109 |
3 |
30 |
46 |
n-Amyl methyl ketone |
1110 |
3 |
30 |
47 |
Amyl mercaptan |
1111 |
3 |
33 |
48 |
Amyl nitrate |
1112 |
3 |
30 |
49 |
Amyl nitrite |
1113 |
3 |
33 |
50 |
Benzene |
1114 |
3 |
33 |
51 |
Butanols |
1120 |
3 |
33 |
52 |
Butyl axetats |
1123 |
3 |
33 |
53 |
n-Butylamine |
1125 |
3+8 |
338 |
54 |
1-Bromobutane |
1126 |
3 |
33 |
55 |
n-Butyl bromide |
1126 |
3 |
33 |
56 |
Chloro butanes |
1127 |
3 |
33 |
57 |
n-Butyl formate |
1128 |
3 |
33 |
58 |
Butyraldehyde |
1129 |
3 |
33 |
59 |
Dầu Long não |
1130 |
3 |
30 |
60 |
Carbon disulphide |
1131 |
3+6.1 |
336 |
61 |
Carbon sulphide |
1131 |
3+6.1 |
336 |
62 |
Các chất dính |
1133 |
3 |
33 |
63 |
Chlorobenzen |
1134 |
3 |
30 |
64 |
Dung dịch phủ |
1139 |
3 |
33 |
65 |
Crotonylene (2-Butyne) |
1144 |
3 |
339 |
66 |
Cyclohexane |
1145 |
3 |
33 |
67 |
Cyclopentane |
1146 |
3 |
33 |
68 |
Decahydronaphthalene |
1147 |
3 |
30 |
69 |
Rượu cồn diacetone, làm tinh bằng hóa học |
1148 |
3 |
30 |
70 |
Rượu cồn diacetone, làm tinh bằng kỹ thuật |
1148 |
3 |
33 |
71 |
Dibutyl ether |
1149 |
3 |
30 |
72 |
1,2-Dichloroethylene |
1150 |
3 |
33 |
73 |
Dichloropentanes |
1152 |
3 |
30 |
74 |
Etylene glycol diethyl ether |
1153 |
3 |
30 |
75 |
Diethylamine |
1154 |
3.8 |
338 |
76 |
Diethyl ether (ethyl ether) |
1155 |
3 |
33 |
77 |
Diethyl ketone |
1156 |
3 |
33 |
78 |
Diisobutyl ketone |
1157 |
3 |
33 |
79 |
Diisopropylamine |
1158 |
3+8 |
338 |
80 |
Diiisopropyl ether |
1159 |
3 |
33 |
81 |
Dung dịch dimethylamine |
1160 |
3+8 |
338 |
82 |
Dimethyl carbonate |
1161 |
3 |
33 |
83 |
Dimethydichlorosilane |
1162 |
4+8 |
X338 |
84 |
Dimethyl sulphide |
1164 |
3 |
33 |
85 |
Dioxane |
1165 |
3 |
33 |
86 |
Dioxolane |
1166 |
3 |
33 |
87 |
Divinyl ether hạn chế |
1167 |
3 |
33 |
88 |
Các chiết xuất hợp chất thơm dạng lỏng Ethanol (Ethyl Rượu cồn) hoặc ethwol (Rượu cồn Ethyl) gồm hơn 70% khối lượng cồn |
1169 |
3 |
30 |
89 |
Phương pháp Ethanol (Dung dịch Rượu cồn Ethyl) chứa trên 24% và dưới 70% lượng cồn |
1170 |
3 |
30 |
90 |
Ethylene glycol monoethyl ether |
1171 |
3 |
30 |
91 |
Ethylene glycol monoethyl ether axetat |
1172 |
3 |
30 |
92 |
Ethyl axetat |
1173 |
3 |
33 |
93 |
Ethyl benzene |
1175 |
3 |
33 |
94 |
Ethyl bocate |
1176 |
3 |
33 |
95 |
Ethylbutyl axetat |
1177 |
3 |
30 |
96 |
2-Ethylbutyraldehyde |
1178 |
3 |
33 |
97 |
Ethyl butylether |
1179 |
3 |
33 |
98 |
Ethyl butyrate |
1180 |
3 |
30 |
99 |
Ethyldichlorosilace |
1183 |
4.3+3+8 |
X338 |
100 |
1,2 Dichloroethane (Ethylene dichlorocide) |
1184 |
3+6.1 |
336 |
101 |
Ethylene glycol monomethyl ether |
1188 |
3 |
30 |
102 |
Ethylene glycol monomethyl ether axetat |
1189 |
3 |
30 |
103 |
Ethyl formate |
1190 |
3 |
33 |
104 |
Ocryl aldehydes (ethyl hexanldehydes) |
1191 |
3 |
30 |
105 |
Ethyl lactate |
1192 |
3 |
30 |
106 |
Ethyl methyl ketone (methyl ethyl ketone) |
1193 |
3 |
33 |
107 |
Giải pháp Ethyl nitrite |
1194 |
3+6.1 |
336 |
108 |
Ethyl propionate |
1195 |
3 |
33 |
109 |
Ethyltrichlorosilane |
1196 |
3+8 |
X338 |
110 |
Chất lỏng dễ hấp thụ |
1197 |
3 |
30 |
111 |
Chất lỏng dễ hấp thụ |
1197 |
3 |
33 |
112 |
Formaldehyde dung dịch, dễ cháy |
1198 |
3+8 |
38 |
113 |
Dầu rượu tạp |
1201 |
3 |
30 |
114 |
Dầu rượu tạp |
1201 |
3 |
33 |
115 |
Dầu Diesel |
1202 |
3 |
30 |
116 |
Khí dầu |
1202 |
3 |
30 |
117 |
Dầu nóng (nhẹ) |
1202 |
3 |
30 |
118 |
Dầu bôi trơn máy |
1203 |
3 |
33 |
119 |
Heptanes |
1206 |
3 |
33 |
120 |
Hexaldehyde |
1207 |
3 |
30 |
121 |
Hexane |
1208 |
3 |
33 |
122 |
Isobutanol |
1212 |
3 |
30 |
123 |
Isobutyl axetat |
1213 |
3 |
30 |
124 |
Isobutylamine |
1214 |
3+8 |
338 |
125 |
Isooctenes |
1216 |
3 |
33 |
126 |
Isoprene, hạn chế |
1218 |
3 |
339 |
127 |
Isopropanol (isopropyl Rượu cồn) |
1219 |
3 |
33 |
128 |
Isopropyl axetat |
1220 |
3 |
33 |
129 |
Isopropylamine |
1221 |
3+8 |
338 |
130 |
Dầu lửa |
1223 |
3 |
30 |
131 |
Xe ton |
1224 |
3 |
30 |
132 |
Xe ton |
1224 |
3 |
33 |
133 |
Hợp chất mercaptans hoặc mercaptan, lỏng, dễ cháy, độc hại |
1228 |
3+6.1 |
336 |
134 |
Hợp chất mercaptans hoặc mercaptan, lỏng, dễ cháy, độc hại |
1228 |
3+6.1 |
36 |
135 |
Mosityl oxide |
1229 |
3 |
30 |
136 |
Methanol |
1230 |
3+6.1 |
336 |
137 |
Methyl axetat |
1231 |
3 |
33 |
138 |
Methylamy axetat |
1233 |
3 |
30 |
139 |
Methylal |
1234 |
3 |
33 |
140 |
Dung dịch methylamine |
1235 |
3+8 |
338 |
141 |
Methylbutyrate |
1237 |
3 |
33 |
142 |
Methyldichlomsilane |
1242 |
4.3+3+8 |
X338 |
143 |
Methyl Formate |
1243 |
3 |
33 |
144 |
Methyl isobutyl ketone |
1245 |
3 |
33 |
145 |
Methyl isobutyl ketone, hạn chế |
1246 |
3 |
339 |
146 |
Methyl methacrylate monomer, hạn chế |
1247 |
3 |
339 |
147 |
Methyl propionate |
1248 |
3 |
33 |
148 |
Methyl propyl ketone |
1249 |
3 |
33 |
149 |
Mothyitrichlorosilme |
1250 |
3+8 |
X338 |
150 |
Octanes |
1262 |
3 |
33 |
151 |
Paraldehyde |
1264 |
3 |
30 |
152 |
Pentanes, lỏng |
1265 |
3 |
33 |
153 |
Các chất sản phẩm có mùi thơm |
1266 |
3 |
30 |
154 |
Các chất sản phẩm có mùi thơm |
1266 |
3 |
33 |
155 |
Dầu thô Petrol |
1267 |
3 |
33 |
156 |
Sản phẩm dầu mỏ |
1268 |
3 |
33 |
157 |
Sản phẩm dầu mỏ |
1268 |
3 |
30 |
158 |
Dầu gỗ thông |
1272 |
3 |
30 |
159 |
n-Propnol |
1274 |
3 |
30 |
160 |
n-Propnol |
1274 |
3 |
33 |
161 |
Propionaldehyde |
1275 |
3 |
33 |
162 |
n-Propyl axetat |
1276 |
3 |
33 |
163 |
Propylamine |
1277 |
3+8 |
338 |
164 |
1-Chloropropane (Pryopyl chloride) |
1278 |
3 |
33 |
165 |
1,2-Dichloropropane |
1279 |
3 |
33 |
166 |
Propylene oxide |
1280 |
3 |
33 |
167 |
Propyl định hình |
1281 |
3 |
33 |
168 |
Pryridine |
1282 |
3 |
33 |
169 |
Dầu rosin |
1286 |
3 |
30 |
170 |
Dầu rosin |
1286 |
3 |
33 |
171 |
Dầu đá phiến sét |
1288 |
3 |
30 |
172 |
Dầu đá phiến sét |
1288 |
3 |
33 |
173 |
Chất thải Nát ri methylate |
1289 |
3+8 |
338 |
174 |
Chất thải Nát ri methylate |
1289 |
3+8 |
38 |
175 |
Tetraethyl silicate |
1292 |
3 |
30 |
176 |
Cồn thuốc, dạng thuốc y tế |
1293 |
3 |
30 |
177 |
Cồn thuốc, dạng thuốc y tế |
1293 |
3 |
33 |
178 |
Toluene |
1294 |
3 |
33 |
179 |
Trichlorosilane |
1295 |
4.3+3+8 |
X338 |
180 |
Triethylamine |
1296 |
3+8 |
338 |
181 |
Trimethylamine, dung dịch |
1297 |
3+8 |
338 |
182 |
Trimethylamine, dung dịch |
1297 |
3+8 |
38 |
183 |
Trimethylchlorosilane |
1298 |
3+8 |
X338 |
184 |
Vinyl axetat, hạn chế |
1301 |
3 |
339 |
185 |
Vinyl ethyl ether, hạn chế |
1302 |
3 |
339 |
186 |
Vinylidene chloride, hạn chế |
1303 |
3 |
339 |
187 |
Vinyl isobutyl ether, hạn chế |
1304 |
3 |
339 |
188 |
Vinyltrichlomsilane, hạn chế |
1305 |
3+8 |
X338 |
189 |
Wood preservatvies, dạng lỏng |
1306 |
3 |
30 |
190 |
Wood presevatvies, dạng lỏng |
1306 |
3 |
33 |
191 |
Xylenes |
1307 |
3 |
30 |
192 |
Xylenes |
1307 |
3 |
33 |
193 |
Ziconium trong chất lỏng dễ cháy |
1308 |
3 |
33 |
194 |
Ziconium trong chất lỏng dễ cháy |
1308 |
3 |
30 |
195 |
Bomeol |
1312 |
4.1 |
40 |
196 |
Calcium resminate |
1313 |
4.1 |
40 |
197 |
Calcium resinate, được hợp nhất |
1314 |
4.1 |
40 |
198 |
Cabalt resinate, dạng kết tủa |
1318 |
4.1 |
40 |
199 |
Ferrocerium |
1323 |
4.1 |
40 |
200 |
Chất rắn dễ cháy, chất hữu cơ |
1325 |
4.1 |
40 |
201 |
Hafnium bột, làm ướt |
1326 |
4.1 |
40 |
202 |
Hexa, methylenetetramine |
1328 |
4.1 |
40 |
203 |
Maganese resinate |
1330 |
4.1 |
40 |
204 |
Metaldehyde |
1332 |
4.1 |
40 |
205 |
Naphthalene thô hoặc tinh khiết |
1334 |
4.1 |
40 |
206 |
Phosphorus không tinh khiết |
1338 |
4.1 |
40 |
207 |
Phosphorus heptasulphide |
1339 |
4.1 |
40 |
208 |
Phosphorus pentasulphide |
1340 |
4.3 |
423 |
209 |
Phosphorus sesquisulphide |
1341 |
4.1 |
40 |
210 |
Phosphorus trisulphide |
1343 |
4.1 |
40 |
211 |
Silicon dạng bột, không tinh khiết |
1346 |
4.1 |
40 |
212 |
Sulphur |
1350 |
4.1 |
40 |
213 |
Titanium dạng bột, làm ướt |
1352 |
4.1 |
40 |
214 |
Ziconium dạng bột hoặc làm ướt |
1358 |
4.1 |
40 |
215 |
Copra |
1363 |
4.2 |
40 |
216 |
Diethyl Kẽm |
1366 |
4.2+4.3 |
X333 |
217 |
p-Nitrosodimethylaniline |
1369 |
4.2 |
40 |
218 |
Dimethyl Kẽm |
1370 |
4.2+4.3 |
X333 |
219 |
Chất xúc tác kim loại, ướt |
1378 |
4.2 |
40 |
220 |
Pentaborane |
1380 |
4.2+6.1 |
333 |
221 |
Phosphorus mầu trắng hoặc mầu vàng, khô |
1381 |
4.2+6.1 |
46 |
222 |
Postassium sulphide, anhydrous |
1382 |
4.2 |
40 |
223 |
Postassium sulphide, anhydrous, với ít hơn 30% nước của crystallisation |
1382 |
4.2 |
40 |
224 |
Nát ri dithionite (Nát ri hydrosulphite) |
1384 |
4.2 |
40 |
225 |
Nát ri sulphite, anhydrous |
1385 |
4.2 |
40 |
226 |
Nát ri sulphite, với ít hơn 30% nước của crystallisation |
1385 |
4.2 |
40 |
227 |
Amalgam kim loại kiềm |
1389 |
4.3 |
X423 |
228 |
Amides kim loại kiềm |
1390 |
|
|
229 |
Kim loại kiềm phân tán |
1391 |
4.3+3 |
X423 |
230 |
Chất phân tán kim loại trong lòng đất alkaline |
1391 |
4.3+3 |
X423 |
231 |
Hỗn hợp kim loại trong lòng đất alkaline |
1392 |
4.3 |
X423 |
232 |
Ferrosilicon nhôm dạng bột |
1395 |
4.3+6.1 |
462 |
233 |
Caesium |
1407 |
4.3 |
X423 |
234 |
Ferrsilicon |
1408 |
4.3+6.1 |
462 |
235 |
Lithium |
1415 |
4.3 |
X423 |
236 |
Hợp chất kim loại potasium |
1420 |
4.3 |
X423 |
237 |
Hợp chất kim loại alkali, dạng lỏng |
1421 |
4.3 |
X423 |
238 |
Hợp chất potassium Nát ri |
1422 |
4.3 |
X423 |
239 |
Rubidium |
1423 |
4.3 |
X423 |
240 |
Nát ri |
1428 |
4.3 |
X423 |
241 |
Methylate nát ri |
1431 |
4.2+8 |
49 |
242 |
Zicronium hydrite |
1437 |
4.1 |
40 |
243 |
Acetonitrile (methyl cyanide) |
1468 |
3 |
33 |
244 |
Allyl iodide |
1723 |
3+9 |
338 |
245 |
Amyltrichlorosilane |
1728 |
9 |
X80 |
246 |
Propionyl chloride |
1815 |
3+8 |
338 |
247 |
Silicon tetrafiluoride, dạng nén |
1859 |
6.1+8 |
268 |
248 |
Vinyl filuoride, hạn chế |
1860 |
3 |
239 |
249 |
Ethyl crotonate |
1862 |
3 |
33 |
250 |
Nhiên liệu dùng trong hàng không và động cơ tuabin |
1863 |
3 |
30 |
251 |
Nhiên liệu dùng trong hàng không và động cơ tuabin |
1863 |
3 |
30 |
252 |
Decaborane |
1868 |
4.1+6.1 |
46 |
253 |
Magnesium |
1869 |
4.1 |
40 |
254 |
Hợp chất Magnesium |
1869 |
4.1 |
40 |
255 |
Titanium hydride |
1871 |
4.1 |
40 |
256 |
Methyl chloride và methylene chloride hỗn hợp |
1912 |
3 |
23 |
257 |
Butyl propinates |
1914 |
3 |
30 |
258 |
Cyclohexanone |
1915 |
3 |
30 |
259 |
Ethyl arylate, hạn chế |
1917 |
3 |
339 |
260 |
Isoprobenzene (Cumene) |
1918 |
3 |
30 |
261 |
Methyl acrylate, hạn chế |
1919 |
1 |
339 |
262 |
Nonanes |
1920 |
3 |
30 |
263 |
Propyleneimine, hạn chế |
1921 |
3+6.1 |
336 |
264 |
Pyprrolidine |
1922 |
3+8 |
331 |
265 |
Calcium dithionite |
1923 |
4.2 |
40 |
266 |
Methyl magnesium bromide trong ethyl ether |
1928 |
4.3+3 |
X323 |
267 |
Potasium dithionite |
1929 |
4.2 |
40 |
268 |
Kẽm dithionite |
1931 |
9 |
90 |
269 |
Phế liệu zirconium |
1932 |
4.2 |
40 |
270 |
Dibromodifluoromethane |
1941 |
9 |
90 |
271 |
Khí dạng nén, độc, dễ cháy |
1954 |
3 |
23 |
272 |
Deuterium, dạng nén |
1957 |
3 |
23 |
273 |
1,1-Difluorothylene (R1132a) |
1959 |
3 |
239 |
274 |
Ethane, làm lạnh dạng lỏng |
1961 |
3 |
223 |
275 |
Ethyime, dạng nén |
1962 |
3 |
23 |
276 |
Hỗn hợp khí hydrocabon, nén |
1964 |
3 |
23 |
277 |
Butane (tên thương mại): xem hỗn hợp A, AO1, AO2, AO |
1965 |
3 |
23 |
278 |
Hỗn hợp khí hidrocacbon, hóa lỏng |
1965 |
3 |
23 |
279 |
Miture A, AO1, AO2, AO, AI BI, B2, B, C: xem hỗn hợp khí hidrocarbon hóa lỏng |
1965 |
3 |
23 |
280 |
Propane (tên thương mại): xem hỗn hợp C |
1965 |
3 |
23 |
281 |
Hydrocarbon, làm lạnh dạng lỏng |
1966 |
3 |
223 |
282 |
IsoButane |
1969 |
3 |
23 |
283 |
Methane, dạng nén |
1971 |
3 |
23 |
284 |
Khí tự nhiên dạng nén |
1971 |
3 |
23 |
285 |
Methane, làm lạnh dạng lỏng |
1972 |
3 |
223 |
286 |
Natund gas, làm lạnh dạng lỏng |
1972 |
3 |
223 |
287 |
Rượu cồn, dễ cháy, chất độc |
1986 |
3+6.1 |
36 |
288 |
Rượu cồn, dễ cháy, chất độc |
1986 |
3+6.1 |
336 |
289 |
Rượu cồn, dễ cháy |
1987 |
3 |
33 |
290 |
Rượu cồn, dễ cháy |
1987 |
3 |
30 |
291 |
Aldehyde, dễ cháy, chất độc |
1988 |
3+6.1 |
336 |
292 |
Aldehyde, dễ cháy, chất độc |
1988 |
3+6.1 |
36 |
293 |
Aldehyde, dễ cháy |
1989 |
3 |
33 |
294 |
Aldehyde, dễ cháy |
1989 |
3 |
30 |
295 |
Benzldehyde |
1990 |
9 |
90 |
296 |
Chloroprene, hạn chế |
1991 |
3+6.1 |
336 |
297 |
Chất lỏng dễ cháy, chất độc |
1992 |
3+6.1 |
336 |
298 |
Chất lỏng dễ cháy, chất độc |
1992 |
3+6.1 |
36 |
299 |
Chất lỏng dễ cháy |
1993 |
3 |
33 |
300 |
Chất lỏng dễ cháy |
1993 |
3 |
30 |
301 |
Cobalt naphthenates, dạng bột |
2001 |
4.1 |
40 |
302 |
Alkyl kim loại, có thể kết hợp với nước hoặc aryls kim loại, có thể kết hợp với nước |
2003 |
4.2+4.3 |
X333 |
303 |
Magnesium diamide |
2004 |
4.2 |
40 |
304 |
Magnesium diphenyl |
2005 |
4.2+4.3 |
X333 |
305 |
Zirconium dạng bột, khô |
2008 |
4.2 |
40 |
306 |
Hỗn hợp Hydrogen và methane, dạng nén |
2034 |
3 |
23 |
307 |
1,1.1-Trifluoroethane (R 143a) |
2035 |
3 |
23 |
308 |
2,2-Dimethylpropane |
2044 |
3 |
23 |
309 |
Isobutyraldehyde |
2045 |
3 |
33 |
310 |
Cymnes (o-, m-, p-) (Methyl isopropyl benzenes) |
2046 |
3 |
30 |
311 |
Dichloropropenes |
2047 |
3 |
30 |
312 |
Dichloropropenes |
2047 |
3 |
33 |
313 |
Dicyclopentadine |
2048 |
3 |
30 |
314 |
Diethylbenzenes (o-, m, p-) |
2049 |
3 |
30 |
315 |
Diisobutylene, isomeric hợp chất |
2050 |
3 |
33 |
316 |
Dipentene |
2052 |
3 |
30 |
317 |
Methyl isobutyl carbinol |
2053 |
3 |
30 |
318 |
Morpholine |
2054 |
3 |
30 |
319 |
Styrene monomer, hạn chế (Vinilbenzene) |
2055 |
3 |
39 |
320 |
Tetrahydrofuran |
2056 |
3 |
33 |
321 |
Tripropylene |
2057 |
3 |
30 |
322 |
Tripropylene |
2057 |
3 |
33 |
323 |
Valeraldehyde |
2058 |
3 |
33 |
324 |
Nitrocellulose dung dịch, dễ cháy |
2059 |
3 |
30 |
325 |
Nitrocellulose dung dịch, dễ cháy |
2059 |
3 |
33 |
326 |
Propadiene, hạn chế |
2200 |
3 |
239 |
327 |
Silane, dạng nén |
2203 |
3 |
23 |
328 |
Maneb |
2210 |
4.2+4.3 |
40 |
329 |
Chất điều chế Maneb |
2210 |
4.2+4.3 |
40 |
330 |
Hạt Polymeric được làm nở |
2211 |
|
90 |
331 |
Parafomaldehyde |
2213 |
4.1 |
40 |
332 |
Allyl glycidyl ether |
2219 |
3 |
30 |
333 |
Anisole (phmyl methyl ether) |
2222 |
3 |
30 |
334 |
n-Butyl methacrylate, hạn chế |
2227 |
3 |
39 |
335 |
Chlorobenzotifluorides (o-, m-, p-) |
2234 |
3 |
30 |
336 |
Chlorotoluenes (o-, m, p-) |
2238 |
3 |
30 |
337 |
Cycloheptane |
2241 |
3 |
33 |
338 |
Cycloheptane |
2242 |
3 |
33 |
339 |
Cyclohexyl axetat |
2243 |
3 |
30 |
340 |
Cyclopentanol |
2244 |
3 |
30 |
341 |
Cyclopentanone |
2245 |
3 |
30 |
342 |
Cyclopentene |
2246 |
3 |
33 |
343 |
n-Deccane |
2247 |
3 |
30 |
344 |
2,5-Norbomadiene (Dicycloheptadiene) |
2251 |
3 |
339 |
345 |
1,2-Dimethoxyethne |
2252 |
3 |
33 |
346 |
Cyclohexene |
2256 |
3 |
33 |
347 |
Potassium |
2257 |
4.3 |
X423 |
348 |
Tripropylamine |
2260 |
3+9 |
39 |
349 |
Dimethylcyclohexanes |
2263 |
3 |
33 |
350 |
N,N-Dimethylfomamide |
2265 |
3 |
30 |
351 |
Dimethy-N-Propylamine |
2266 |
3+8 |
338 |
352 |
3,3-iminodipropylamine |
2269 |
8 |
50 |
353 |
Ethylamin dung dịch |
2270 |
3+8 |
338 |
354 |
Ethyl amil Xe ton |
2271 |
3 |
30 |
355 |
N-Ethyl-N-benzeyianiline |
2274 |
6.1 |
60 |
356 |
2-Ethylbutanol |
2275 |
3 |
30 |
357 |
2-Ethylhexylamine |
2276 |
3+8 |
38 |
358 |
Ethyl methacrylate |
2277 |
3 |
339 |
359 |
n-Heptene |
2278 |
3 |
33 |
360 |
Hexanols |
2282 |
3 |
30 |
361 |
Isobutyl methacrylate, hạn chế |
2283 |
3 |
39 |
362 |
Isobutyronitrile |
2284 |
3+6.1 |
336 |
363 |
Pentamethylheptane (isododecane) |
2286 |
3 |
30 |
364 |
Isoheptene |
2287 |
3 |
33 |
365 |
Isobexene |
2288 |
3 |
33 |
366 |
4.Methoxy-4-methylpentan-2-one |
2293 |
3 |
30 |
367 |
Mothylcyclohome |
2296 |
3 |
33 |
368 |
Mothylcyclohexanones |
2297 |
3 |
30 |
369 |
Methylcyclopentane |
2298 |
3 |
33 |
370 |
2-Methylheran |
2301 |
3 |
33 |
371 |
5-Methylhexan-2-one |
2302 |
3 |
30 |
372 |
Isopropenylbenzene |
2303 |
3 |
30 |
373 |
Naphthalene, dạng chảy |
2304 |
4.1 |
44 |
374 |
Niitrobenzotriflurides |
2306 |
6.1 |
60 |
375 |
Các chất metallic có thể kết hợp với nước |
2308 |
4.3 |
423 |
376 |
Octadiene |
2309 |
3 |
33 |
377 |
Pentan-2,4-dione |
2310 |
3+6.1 |
36 |
378 |
Isopetenes |
2311 |
3 |
33 |
379 |
Picolines |
2313 |
3 |
30 |
380 |
Polychlorinated biphenyls |
2315 |
9 |
90 |
381 |
Natri hydrosulphide hydrated |
2318 |
4.2 |
40 |
382 |
Terpene hydrocarbons |
2319 |
3 |
30 |
383 |
Triethyl phosphite |
2323 |
3 |
30 |
384 |
Triisobutylene (isbutylene trimer) |
2324 |
3 |
30 |
385 |
1,3,5-trimethyliylbenzene |
2325 |
3 |
30 |
386 |
Trimethyl phosphite |
2329 |
3 |
30 |
387 |
Undecane |
2330 |
3 |
30 |
388 |
Acetaldehyde oxime |
2332 |
3 |
30 |
389 |
Allyl axetat |
2333 |
3+6.1 |
336 |
390 |
Allyl ethyl ether |
2335 |
3+6.1 |
336 |
391 |
Allyl fomate |
2336 |
3+6.1 |
336 |
392 |
2-Broniobutane |
2339 |
3 |
33 |
393 |
Beenzotrifluoride |
2339 |
3 |
33 |
394 |
2-Bromethyl ethel ether |
2340 |
3 |
33 |
395 |
1-Bromo-3-methylbutane |
2341 |
3 |
30 |
396 |
Bromomethylpropanes |
2342 |
3 |
33 |
397 |
2-Bromopentane |
2343 |
3 |
33 |
398 |
Bromopropanes |
2344 |
3 |
33 |
399 |
Bromopropanes |
2344 |
3 |
30 |
400 |
3-Bromopropyne |
2345 |
3 |
33 |
401 |
Butanedione (diacetyl) |
2346 |
3 |
33 |
402 |
Butyl mercaptan |
2347 |
3 |
33 |
403 |
Butyl acrylates, hạn chế |
2348 |
3 |
39 |
404 |
Butyl methyl ether |
2350 |
3 |
33 |
405 |
Butyl nitrites |
2351 |
3 |
33 |
406 |
Butyl nitrites |
2351 |
3 |
30 |
407 |
Butyl vinyl ether, hạn chế |
2352 |
|
339 |
408 |
Butyryl chloride |
2353 |
3+8 |
338 |
409 |
Chloromethyl ethyl ether |
2354 |
3+6.1 |
336 |
410 |
2-chloopropane |
2356 |
3 |
33 |
411 |
Cyclooctatetraene |
2358 |
3 |
33 |
412 |
Diallylamine |
2359 |
3+8+6.1 |
338 |
413 |
Diallyl ether |
2360 |
3+6.1 |
336 |
414 |
Diisobutylamine |
2361 |
3+8 |
38 |
415 |
1,1-Dichloroethane (Ethylidene chloride) |
2362 |
3 |
33 |
416 |
Ethyl mercaptan |
2363 |
3 |
33 |
417 |
n-Propylbenzen |
2364 |
3 |
30 |
418 |
Diethyl carbonate (Ethyl carbonate) |
2366 |
3 |
30 |
419 |
Alpha-Methylvaleraldehyde |
2367 |
3 |
33 |
420 |
Alpha-Pinene |
2368 |
3 |
30 |
421 |
1-Hexene |
2370 |
3 |
33 |
422 |
1,2.Di-(dimethylamino) ethane |
2372 |
1 |
33 |
423 |
Diethoxymethane |
2373 |
3 |
33 |
424 |
3,3-Diethoxypropene |
2374 |
3 |
33 |
425 |
Diethyl sulphide |
2375 |
3 |
33 |
426 |
2,3-Dihydropyran |
2376 |
3 |
33 |
427 |
1,1-Dimethoxyethane |
2377 |
3 |
33 |
428 |
2-Dimethylaminoacetonitrile |
2378 |
3+6.1 |
336 |
429 |
1,3-Dimethylbutylamine |
2379 |
3+8 |
338 |
430 |
Dimethyidiethoxysilane |
2380 |
3 |
33 |
431 |
Dimethyl disulphide |
2381 |
3 |
33 |
432 |
Dipropylamine |
2383 |
3+8 |
338 |
433 |
Ethyl isobutyrate |
2385 |
3 |
33 |
434 |
Fluorobenzene |
2387 |
3 |
33 |
435 |
Fluorotoluenes |
2388 |
3 |
33 |
436 |
Furan |
2389 |
3 |
33 |
437 |
2-lodobutane |
2390 |
3 |
33 |
438 |
Iodomethylpropanes |
2391 |
3 |
33 |
439 |
Iodopropanes |
2392 |
3 |
30 |
440 |
Isobutyl formate |
2393 |
3 |
33 |
441 |
Di-n-propyl ether |
2394 |
3 |
33 |
442 |
Isobutyl propionate |
2394 |
3 |
33 |
443 |
Isobutyryl chloride |
2395 |
3+8 |
338 |
444 |
I-Ethylpiperidine |
2396 |
3+8 |
338 |
445 |
Methacrylaldehyde, hạn chế |
2396 |
3+6.1 |
336 |
446 |
3-Methybutan-2-one |
2397 |
3 |
33 |
447 |
Methyl tert-butyl ether |
2398 |
3 |
33 |
448 |
I-Methylpiperidine |
2399 |
3+8 |
338 |
449 |
Methyl isovalerate |
2400 |
3 |
33 |
450 |
Propannethiols (propyl mercaptans) |
2402 |
3 |
33 |
451 |
Isopropenyl axetat |
2403 |
3 |
33 |
452 |
Propionitrile |
2404 |
3+6.1 |
336 |
453 |
Isopropyl butyrate |
2405 |
3 |
30 |
454 |
Isopropyl isobutyrate |
2406 |
3 |
33 |
455 |
Isopropyl propionate |
2409 |
3 |
33 |
456 |
1,2,3,6-Tetrahydropyridine |
2410 |
3 |
33 |
457 |
Butyronitrile |
2411 |
3+6.1 |
336 |
458 |
Tetrahydrothiophene (thiolanne) |
2412 |
3 |
33 |
459 |
Tetrapropyl orthotitanate |
2413 |
3 |
30 |
460 |
Thiophene |
2414 |
3 |
33 |
461 |
Trimethyl borate |
2416 |
3 |
33 |
462 |
Bromotrifluoroethylene |
2419 |
3 |
23 |
463 |
Thioacetic acid |
2436 |
3 |
33 |
464 |
Stannic chloride pentahydrate |
2440 |
9 |
50 |
465 |
Lithium alkyls |
2445 |
4.2+4.3 |
X333 |
466 |
Phosphorus, mầu trắng hoặc mầu vàng dạng chảy |
2447 |
4.1 |
44 |
467 |
Sunphur, dạng chảy |
2448 |
4.1 |
44 |
468 |
Nitrogen trifluoride, dạng nén |
2451 |
2+05 |
25 |
469 |
Ethylacetylene, hạn chế |
2452 |
3 |
239 |
470 |
Ethyl fluoride (R161) |
2453 |
3 |
23 |
471 |
Methyl fluoride (R41) |
2454 |
3 |
23 |
472 |
2-Chloropropene |
2456 |
3 |
23 |
473 |
2,3-Dinethylbutane |
2457 |
3 |
23 |
474 |
Hexadiene |
2458 |
3 |
23 |
475 |
2-Methyl-1-butene |
2459 |
3 |
23 |
476 |
2-Methyl-1-butene |
2460 |
3 |
23 |
477 |
Methylpentadiene |
2461 |
3 |
23 |
478 |
Isocyanatesofisocyanate dung dịch, dễ cháy, chất độc |
2478 |
3+6.1 |
336 |
479 |
Isocyanatesofisocyanate dung dịch, dễ cháy, chất độc |
2478 |
3+6.1 |
36 |
480 |
Isopropyl isocyanate |
2483 |
3+6.1 |
336 |
481 |
Hexmethyleneimine |
2493 |
3+8 |
338 |
482 |
1,2,3,6-Tatrahydrobenzaldehyde |
2498 |
3 |
30 |
483 |
Bromobenzenet |
2514 |
3 |
30 |
484 |
I-Chloro-1, 1-difluorethane (R 142b) |
2517 |
3 |
23 |
485 |
Cyclooctadines |
2520 |
3 |
30 |
486 |
Ethyl orthoformate |
2524 |
3 |
30 |
487 |
Furfurylamine |
2526 |
3+8 |
38 |
488 |
Isobutyl acrylate, hạn chế |
2527 |
3 |
39 |
489 |
Isobutyl isobutyrate |
2528 |
3 |
30 |
490 |
Isobutyric acid |
2529 |
3+8 |
38 |
491 |
Isobutyric anhydride |
2530 |
3+8 |
38 |
492 |
4-Methylmorpholine |
2535 |
3+8 |
338 |
493 |
Methyltetrahydrofuran |
2536 |
3 |
33 |
494 |
Nitronaphthalete |
2538 |
4.1 |
40 |
495 |
Terpinolene |
2541 |
3 |
30 |
496 |
Hafnium dạng bột, khô |
2545 |
4.2 |
40 |
497 |
Titanium dạng bột, khô |
2546 |
4.2 |
40 |
498 |
Methylallyl chloride |
2554 |
3 |
33 |
499 |
2-Methylpentan-2-ol |
2560 |
3 |
30 |
500 |
3-Methyl-1-butene (Isopropylethylene) |
2561 |
3 |
33 |
501 |
Asbestos mầu trắng (Actinolite, Anthophyllite, Chrysotile hoặc Tremolite) |
2590 |
9 |
90 |
502 |
Cyclobutane |
2601 |
3 |
23 |
503 |
Cycloheptatriene |
2603 |
3+6.1 |
336 |
504 |
Methoxymethyl isocyanate |
2605 |
3+6.1 |
336 |
505 |
Acrolein, dimer, được làm ổn định |
2607 |
3 |
39 |
506 |
Nitropropanes |
2608 |
3 |
30 |
507 |
Triallylamine |
2610 |
3+8 |
38 |
508 |
Methyl propyl ether |
2612 |
3 |
33 |
509 |
Rượu cồn Methalyl |
2614 |
3 |
30 |
510 |
Ethyl propil ether |
2615 |
3 |
33 |
511 |
Triisopropyl borate |
2616 |
3 |
30 |
512 |
Triisopropyl borate |
2616 |
3 |
33 |
513 |
Methylcycloxanols |
2617 |
3 |
30 |
514 |
Viniltoluene, hạn chế (o-, m-, p-) |
2618 |
3 |
39 |
515 |
Amyl butyrates |
2620 |
3 |
30 |
516 |
Acetyl methyl carbinol |
2621 |
3 |
30 |
517 |
Glycidaldehyde |
2622 |
3+6.1 |
336 |
518 |
Magnesium cilicide |
2624 |
4.3 |
423 |
519 |
Diethylaminopropylamine |
2684 |
3+8 |
38 |
520 |
Dicyclohexylamonium nitrite |
2687 |
4.1 |
40 |
521 |
Dimithyldioxanes |
2707 |
3 |
30 |
522 |
Dimithyldioxanes |
2707 |
3 |
33 |
523 |
Butylbenzenes |
2709 |
3 |
30 |
524 |
Resinate kẽm |
2714 |
4.1 |
40 |
525 |
Resinate nhôm |
2715 |
4.1 |
40 |
526 |
Camphor, synthetic |
2717 |
4.1 |
40 |
527 |
Aminesorpolyamines, dễ cháy, ăn mòn |
2733 |
3+8 |
338 |
528 |
Aminesorpolyamines, dễ cháy, ăn mòn |
2733 |
3+8 |
38 |
529 |
Tetramethylsilane |
2749 |
3 |
33 |
530 |
1,2-Epoxy-3-ethoxypropane |
2752 |
3 |
30 |
531 |
Lithium hydride, chất rắn được hợp nhất |
2805 |
4.3 |
423 |
532 |
Chất rắn có thể kết hợp với nước |
2813 |
4.3 |
423 |
533 |
Lithium ferrosilicon |
2830 |
4.3 |
423 |
534 |
Hydride Natri nhôm |
2835 |
4.3 |
423 |
535 |
Vinil butyrate, hạn chế |
2838 |
3 |
339 |
536 |
Butyraidoxime |
2840 |
3 |
30 |
537 |
Di-n-amylamine |
2841 |
3+6.1 |
36 |
538 |
Nitroethane |
2842 |
3 |
30 |
539 |
Calcium manganenes silicon |
2844 |
4.3 |
423 |
540 |
Pyrophoric dạng lỏng, chất hữu cơ |
2845 |
4.2 |
333 |
541 |
Propylene tetramer |
2850 |
3 |
30 |
542 |
Borohydride nhôm |
2870 |
4.2+4.3 |
X333 |
543 |
Titanium xốp, dạng bột hoặc hạt nhỏ |
2878 |
4.1 |
40 |
544 |
Metal catalyst khô |
2881 |
4.2 |
40 |
545 |
Chất lỏng ăn mòn dễ cháy |
2924 |
3+8 |
338 |
546 |
Chất lỏng ăn mòn dễ cháy |
2924 |
3+9 |
38 |
547 |
Chất rắn ăn mòn, dễ cháy, chất hữu cơ |
2925 |
4.1+8 |
48 |
548 |
Chất rắn ăn mòn, dễ cháy, chất hữu cơ |
2926 |
4.1+6.1 |
46 |
549 |
Methyl 2-chloropionate |
2933 |
3 |
30 |
550 |
Isopropil 2-chloropropionate |
2934 |
3 |
30 |
551 |
Ethyl 2-chloropropionate |
2935 |
3 |
30 |
552 |
9-Phosphabicyclononanes (cyclooctadine phosphines) |
2940 |
4.2 |
40 |
553 |
Tetrahydrofurfurylamine |
2943 |
3 |
30 |
554 |
N-Methylbutylamine |
2945 |
3+8 |
338 |
555 |
Isopropyl chloroaxetat |
2947 |
3 |
30 |
556 |
Magnesium hạt nhỏ, dạng màng |
2950 |
4.3 |
423 |
557 |
Boron trifluoride dimethyl etherate |
2965 |
4.3+3+8 |
382 |
558 |
Maneb chất điều chế, được làm ổn định |
2968 |
4.3 |
423 |
559 |
Maneb ổn định |
2968 |
4.3 |
423 |
560 |
Ethylene oxide và propylene hỗn hợp |
2983 |
3+6.1 |
336 |
561 |
Clorosilane, dễ cháy, ăn mòn |
2985 |
3+8 |
339 |
562 |
Clorosilane, ăn mòn, dễ cháy |
2986 |
9+3 |
X83 |
563 |
Clorosilane, có thể kết hợp với nước, dễ cháy, ăn mòn |
2988 |
4.3+3+8 |
X339 |
564 |
Chì, phosphite, dibasic |
2989 |
4.1 |
40 |
565 |
Hợp chất alkyl và kim loại, kết hợp được với nước, hoặc hợp chất aryl và kim loại, kết hợp được với nước |
3049 |
4.2+4.3 |
X333 |
566 |
Hợp chất alkyl và kim loại, kết hợp được với nước, hoặc hợp chất aryl và kim loại, kết hợp được với nước |
3050 |
4.2+4.3 |
X333 |
567 |
Nhôm alkyls |
3051 |
4.2+4.3 |
X333 |
568 |
Nhôm alkyl hợp chất |
3052 |
4.2+4.3 |
X333 |
569 |
Magnesium alkyls |
3053 |
4.2+4.3 |
X333 |
570 |
Cyclohexyl mercaptan |
3054 |
3 |
30 |
571 |
Nhôm alkyl hydrides |
3076 |
4.2+4.3 |
X333 |
572 |
Các chất rắn gây nguy hiểm đến môi trường |
3077 |
9 |
90 |
573 |
Cerium |
3078 |
4.3 |
423 |
574 |
Metharylonitrile, hạn chế |
3079 |
3+6.1 |
336 |
575 |
Chất rắn có thể tự cháy, chất hữu cơ |
3088 |
4.2 |
40 |
576 |
Kim loại dạng bột, dễ cháy |
3089 |
4.1 |
40 |
577 |
1-Methoxy-2-propanol |
3092 |
3 |
30 |
578 |
Chất ăn mòn chất rắn, tự cháy |
3095 |
9+4.2 |
884 |
579 |
Chất ăn mòn chất rắn, dễ cháy, chất hữu cơ |
3126 |
4.2+9 |
48 |
580 |
Chất ăn mòn chất rắn, dễ cháy, chất hữu cơ |
3128 |
4.2+6.1 |
46 |
581 |
Chất ăn mòn dạng lỏng, có thể kết hợp với nước |
3129 |
4.3+8 |
382 |
582 |
Chất ăn mòn dạng lỏng, có thể kết hợp với nước |
3129 |
4.3+8 |
X382 |
583 |
Chất độc dạng lỏng, có thể kết hợp với nước |
3130 |
4.3+6.1 |
X362 |
584 |
Chất lỏng ăn mòn, có thể kết hợp với nước độc |
3130 |
4.3+6.1 |
362 |
585 |
Chất rắn ăn mòn có thể kết hợp với nước ăn mòn |
3131 |
4.3+8 |
482 |
586 |
Chất độc rắn, có thể kết hợp với nước |
3134 |
4.3+6.1 |
462 |
587 |
Ethylene, acetylene và propylene hỗn hợp, làm lạnh dạng lỏng |
3138 |
3 |
223 |
588 |
Chất lỏng có thể kết hợp với nước |
3148 |
4.3 |
X323 |
589 |
Chất lỏng có thể kết hợp với nước |
3148 |
4.3 |
323 |
590 |
Perfluoromrthylvinyl ether |
3153 |
3 |
23 |
591 |
Perfuoethylvinyl ether |
3154 |
3 |
23 |
592 |
Khí làm lỏng, dễ cháy |
3161 |
3 |
23 |
593 |
Titanium disulphide |
3174 |
4.2 |
40 |
594 |
Chất rắn chứa chất lỏng dễ cháy |
3175 |
4.1 |
40 |
595 |
Chất rắn dễ cháy, nấu chảy |
3176 |
4.1 |
44 |
596 |
Chất rắn dễ cháy, chất vô cơ |
3178 |
4.1 |
40 |
597 |
Chất rắn dễ cháy, độc, chất vô cơ |
3179 |
4.1+6.1 |
46 |
598 |
Chất rắn dễ cháy, ăn mòn, chất vô cơ |
3180 |
4.1+8 |
48 |
599 |
Muối kim loại của hợp chất hữu cơ dễ cháy |
3181 |
4.1 |
40 |
600 |
Metal hydrides, dễ cháy |
3182 |
4.1 |
40 |
601 |
Chất lỏng tự cháy, chất hữu cơ |
3183 |
4.2 |
30 |
602 |
Chất lỏng tự cháy, độc, chất hữu cơ |
3184 |
4.2+6.1 |
36 |
603 |
Chất lỏng tự cháy, ăn mòn, chất hữu cơ |
3185 |
4.2+8 |
38 |
604 |
Chất lỏng tự cháy, chất vô cơ |
3186 |
4.2 |
30 |
605 |
Chất lỏng tự cháy, độc, chất vô cơ |
3187 |
4.2+6.1 |
36 |
606 |
Chất lỏng tự cháy, ăn mòn chất vô cơ |
3188 |
4.2+8 |
38 |
607 |
Kim loại dạng bột, tự cháy |
3189 |
4.2 |
40 |
608 |
Chất rắn tự cháy, chất vô cơ |
3190 |
4.2 |
40 |
609 |
Chất rắn tự cháy, chất độc, chất vô cơ |
3191 |
4.2+6.1 |
46 |
610 |
Chất rắn tự cháy, ăn mòn, chất vô cơ |
3192 |
4.2+8 |
48 |
611 |
Pyrophoric dạng lỏng, chất vô cơ |
3194 |
4.2 |
333 |
612 |
Pyrophoric orgnometallic hợp chất, có thể kết hợp với nước |
3203 |
4.2+4.3 |
X333 |
613 |
Cồn có chứa kim loại kiềm trong lòng đất |
3205 |
4.2 |
40 |
614 |
Cồn kim loại kiềm |
3206 |
4.2+8 |
48 |
615 |
Hợp chất organometalic hoặc dung dịch hoặc chất phân tán, kết hợp được với nước, dễ cháy |
3207 |
4.3+3 |
X323 |
616 |
Hợp chất organometalic hoặc dung dịch hoặc chất phân tán, kết hợp được với nước, dễ cháy |
3207 |
4.3+3 |
323 |
617 |
Các chất kim loại có thể kết hợp với nước tự cháy |
3209 |
4.3+4.2 |
423 |
618 |
Thuốc dạng lỏng, dễ cháy, chất độc |
3248 |
3+6.1 |
336 |
619 |
Thuốc dạng lỏng, dễ cháy, chất độc |
3248 |
3+6.1 |
36 |
620 |
Difluoromethane |
3252 |
3 |
23 |
621 |
Chất lỏng nhiệt độ cao dễ cháy |
3256 |
3 |
30 |
622 |
Chất lỏng nhiệt độ cao dễ cháy |
3257 |
9 |
99 |
623 |
Chất rắn nhiệt độ cao dễ cháy |
3258 |
9 |
99 |
624 |
Ethers |
3271 |
3 |
30 |
625 |
Ethers |
3271 |
3 |
33 |
626 |
Ethers |
3272 |
3 |
33 |
627 |
Ethers |
3272 |
3 |
33 |
628 |
Nitrles dễ cháy, chất độc |
3273 |
3+6.1 |
336 |
629 |
Alcholates dung dịch |
3274 |
3+9 |
338 |
630 |
Chất lỏng dễ cháy, độc, ăn mòn |
3286 |
3+6.1+8 |
368 |
631 |
Hydrocarbons, dạng lỏng |
3295 |
3 |
33 |
632 |
Hydrocarbons, dạng lỏng |
3295 |
3 |
30 |
633 |
Mercaptans, dạng lỏng, dễ cháy hoặc mercapptan hỗn hợp dạng lỏng, dễ cháy |
3336 |
3 |
33 |
634 |
Mercaptans, dạng lỏng, dễ cháy hoặc mercapptan hỗn hợp dạng lỏng, dễ cháy |
3336 |
3 |
30 |
635 |
Thiourea dioxide |
3341 |
4.2 |
40 |
636 |
Xanthates |
3342 |
4.2 |
40 |
QUY CÁCH CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công
an)
THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Căn cứ Luật Phòng cháy và
chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Người đại diện là ông/bà:………………………………..Chức danh:................................................... (1)................................................................................................................................................ CHỨNG NHẬN: (2)................................................................................................................................................ Địa điểm:...................................................................................................................................... Chủ đầu tư/chủ phương tiện:......................................................................................................... Đơn vị lập dự án/thiết kế:.............................................................................................................. Đã được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy các nội dung sau:.................................................. .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………. theo các tài liệu, bản vẽ ghi ở trang 2. Các yêu cầu kèm theo: (3) ............................................................................................................ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
Nơi nhận: (1) Tên cơ quan Cảnh sát
PCCC cấp giấy.
|
DANH MỤC
TÀI LIỆU, BẢN VẼ ĐÃ ĐƯỢC THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
SỐ TT |
TÊN TÀI LIỆU, BẢN VẼ |
KÝ HIỆU |
GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu PC2 |
Mẫu A: Dành cho Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
Quy cách mẫu A:
- Chất liệu: |
Kim loại, gỗ…; |
- Kích thước: |
Chiều dài: 70mm; Chiều rộng: 40mm; |
- Khung viền: |
Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt; |
- Kiểu chữ: |
Bộ Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm; Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 8, In hoa, In đậm; Đã thẩm duyệt: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 13, In hoa, In đậm; Về phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm; Số: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In thường; Dấu chấm: Để co 9, Kiểu VnTime. |
Mẫu B: Dành cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quy cách mẫu B:
- Chất liệu: |
Kim loại, gỗ…; |
- Kích thước: |
Chiều dài: 70mm; Chiều rộng: 40mm; |
- Khung viền: |
Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt; |
- Kiểu chữ: |
Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 9, In hoa, In đậm; Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 7,5, In hoa, In đậm; Đã thẩm duyệt: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 13, In hoa, In đậm; Về Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm; Số: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In thường; Dấu chấm: Để co 9, Kiểu VnTime. |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004 |
(1)..................................................................................................................................
Hồi………giờ…..ngày……..tháng……..năm………., tại......................................................
......................................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................
......................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm tra.......................................................................................................
......................................................................................................................................
đối với............................................................................................................................
Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:
(2)..................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_________________
(1) Ghi nội dung kiểm tra về vấn đề gì.
(2) (Ghi phần trình bày của cơ sở, phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nội dung kiểm tra của từng vấn đề, xét đánh giá và kiến nghị kết luận).
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Biên bản lập xong hồi…….giờ……..phút, ngày……..tháng……..năm……….., gồm…….trang được lập thành…….bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã được đọc lại cho mọi người nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.
ĐẠI
DIỆN |
ĐẠI
DIỆN |
ĐẠI
DIỆN |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Căn cứ Luật Phòng cháy và
chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Xét hồ sơ đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC” của ông/bà:.................................. …………………………………………………. Chức vụ:....................................................................... đại diện cho:................................................................................................................................. và biên bản kiểm tra các điều kiện về phòng cháy chữa cháy của.................................................... lập ngày……..tháng…….năm…….. (1)................................................................................................................................................ CHỨNG NHẬN: (2)................................................................................................................................................ Thuộc........................................................................................................................................... Địa chỉ:......................................................................................................................................... Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận này có đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật để:................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
Đồng thời ông/bà:………………………………………………có trách nhiệm duy trì liên tục điều kiện về PCCC đã chứng nhận của………………………………………. trong suốt quá trình hoạt động.
_________________ (1) Tên cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy. (2) Tên cơ sở hoặc phương tiện giao thông cơ giới. (3) Chức danh người ký giấy.
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY
Kính gửi: ………………………………………………………
Tôi là:………………………………………Chức vụ:....................................................................
CMND/hộ chiếu số:………………………do……………………………. cấp ngày……./……/..........
là đại diện cho:.....................................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………Fax:...........................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số…………………………….ngày……tháng……năm............
Đăng ký kinh doanh số……………….....ngày……tháng……năm……..tại..................................
Số tài khoản:………………………………tại ngân hàng:............................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy”
Cho:......................................................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................................
Để:........................................................................................................................................
Tôi cam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định như đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy xác nhận; đồng thời có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận.
|
..........,ngày…….tháng……..năm…… |
|
Mẫu PC6 |
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
SỐ THỨ TỰ |
TÊN PHƯƠNG TIỆN |
CHỦNG LOẠI VÀ KÝ HIỆU |
SỐ LƯỢNG |
NƠI BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………….,
ngày…… tháng…… năm…… |
VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ Căn cứ Luật Phòng cháy và
chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; (1)………………………………………CHO PHÉP: Phương tiện:……………………………….Số BKS:........................................................................... Chủ phương tiện:.......................................................................................................................... Đại diện là ông/bà:…………………………Chức danh:...................................................................... CMND/hộ chiếu số:………………………do:…………… cấp ngày:..................................................... Được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang 2, đồng thời chủ phương tiện, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm duy trì các điều kiện về PCCC của phương tiện và chấp hành đầy đủ các quy định về PCCC trong suốt quá trình vận chuyển.
Chú ý: - Người điều khiển, người chỉ huy, người làm việc trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và phải xuất trình khi có thẩm quyền yêu cầu. - Giấy phép này phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát. - Sau khi hoàn thành việc vận chuyển phải nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp. - Không để phương tiện chở chất hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở nơi tập trung đông người. - Khi cần nghỉ lại đêm trên đường phải báo cho cơ quan công an sở tại biết. _____________________________ (1) Tên cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy. (2) Chức danh người cấp giấy.
|
DANH MỤC
CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN
SỐ TT |
TÊN CHẤT, HÀNG |
KÝ HIỆU |
LOẠI |
GHI GHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu PC7A |
MẪU BIỂU TRƯNG CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
Mặt trước
Mặt sau
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý 1. Khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện phải dán biểu trưng “Chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Hết thời hạn cho phép vận chuyển phải nộp biểu trưng này cho cơ quan cấp. 2. Chỉ được chở loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi trong giấy phép. 3. Ngoài chủ phương tiện, người điều khiển, người áp tải hàng, không được chở người và hàng hóa khác. 4. Phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. 5. Phải duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn và phòng cháy chữa cháy của phương tiện trong suốt thời gian được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. 6. Có giá trị đến ngày…… tháng…… năm…… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC8 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT,
HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
Kính gửi: ………………………………………………………….
Tên chủ phương tiện:.........................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………………… Fax:..........................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số…………………… ngày…… tháng…… năm.................
Đăng ký kinh doanh số…………………………………….. ngày…… tháng…… năm.................
tại.....................................................................................................................................
Số tài khoản:……………………………. tại ngân hàng:..........................................................
Họ tên người đại diện pháp luật:………………………………….. Chức danh:..........................
CMND/hộ chiếu số:……………………………… do:…………………… cấp ngày……/……/.......
Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” cho phương tiện: …………………………………………………….. BKS:............................................................. được vận chuyển số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ (ghi tại trang 2).
Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
|
………….,
ngày…… tháng…… năm…… |
DANH MỤC
CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ XIN PHÉP VẬN CHUYỂN
SỐ THỨ TỰ |
TÊN CHẤT, HÀNG |
KÝ HIỆU |
LOẠI |
GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC9 |
QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Hôm nay hồi ……..giờ ……….phút, ngày…… tháng…… năm……… tại:...............................
.........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Lập biên bản vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy đối với........................................
.........................................................................................................................................
Địa chỉ hoặc đơn vị công tác:.............................................................................................
CMND/hộ chiếu số:…………………… do………………………… Cấp ngày …../……/..............
Nội dung vi phạm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Yêu cầu:............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Biên bản lập xong hồi ……giờ …… cùng ngày, được lập thành …… bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã được đọc lại cho mọi người nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.
BÊN
VI PHẠM |
NGƯỜI
LÀM CHỨNG |
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN |
____________
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người lập biên bản.
…………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC10 |
……….., ngày…… tháng…… năm………
(2)……………………………………………………………………..
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Căn cứ biên bản vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy lập ngày …… tháng …… năm ……….;
- Xét.....................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình hoạt động:.................................................................................................
............................................................................................................................................
trong thời gian ……… ngày, kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm...........................
đến ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm…………
Điều 2. Ông/bà:…………………………………………. là...........................................................
có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy./.
Nơi nhận: |
(2)…………………………………… |
____________________
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.
(2) Chức danh người ký quyết định.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC11 |
GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: …………………………………………………………………….
Đơn vị/cá nhân:..................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………………… Fax:..........................................................
Họ tên người đại diện pháp luật:.........................................................................................
Chức danh:........................................................................................................................
CMND/hộ chiếu số: ……………………… do:…………………… cấp ngày……/……/................
Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................
Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ số………………………, ngày ……… tháng ……… năm ……….. của……………………….
Hiện tại:.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét gia hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với..................................
.........................................................................................................................................
………………………………….. từ……….. giờ……….. ngày……… tháng………. năm..............
đến từ……….. giờ……….. ngày……… tháng………. năm…………..
Tôi xin cam đoan những điều nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật/.
|
………….,
ngày…… tháng…… năm…… |
…………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC12 |
……….., ngày…… tháng…… năm………
GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG
(2)……………………………………………………………………..
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số...........................................................
ngày……. tháng…… năm…… của..............................................................................
- Căn cứ biên bản kiểm tra của…………………………………………. lập ngày……/……/. ;
- Xét thấy nguy cơ trực tiếp
phát sinh cháy, nổ/vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy
của……………………………… tại................................................................................
hiện vẫn chưa khắc phục được.
- Xét đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉ của..........................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động:..............................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………… kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm..
đến ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm…………
Điều 2.
Ông/bà:…………………………………………. là.........................................................
có trách nhiệm thi hành ngay Quyết định này./.
Nơi nhận: |
(2)…………………………………… |
____________________
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.
(2) Chức danh người ký quyết định.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC13 |
Kính gửi: …………………………………………………………………….
Đơn vị/cá nhân...................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………………… Fax:..........................................................
Họ tên người đại diện pháp luật:.........................................................................................
Chức danh:........................................................................................................................
CMND/hộ chiếu số: ………………………… do:………………………… cấp ngày……/……/......
Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................
Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ số ………………………, ngày ……… tháng ……… năm ……….. của………………………
Hiện tại:.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét cho phục hồi hoạt động đối với.............................................
.........................................................................................................................................
kể từ……….. giờ……….. ngày……… tháng………. :năm …………..
Tôi xin cam đoan những điều nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật/.
|
………….,
ngày…… tháng…… năm…… |
…………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC14 |
……….., ngày…… tháng…… năm………
(2)……………………………………………………………………..
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số………………………………, ngày……./……/......
của...........................................................................................................................
- Căn cứ biên bản kiểm tra của..............................................................................................
lập ngày……/……/……………….;
- Xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy của……………………………… hiện đã được khắc phục.
- Xét đơn đề nghị phục hồi hoạt động của...........................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phục hồi hoạt động:...............................................................................................
thuộc ................................................................................................................................
kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm …………
Điều 2.
Ông/bà:…………………………………………. Chức danh:..........................................
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
(2)…………………………………… |
____________________
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.
(2) Chức danh người ký quyết định.
…………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC15 |
……….., ngày…… tháng…… năm………
(2)……………………………………………………………………..
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số……………………………, ngày……./……/.........
của...........................................................................................................................
- Căn cứ biên bản kiểm tra của...................................................................................
lập ngày…… tháng…… năm……… thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/vi phạm
nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy của
tại ……………………………… hiện vẫn chưa được khắc phục.
- Xét………………………………………………………………………….. sau khi đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động nhưng không khắc phục/không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ hoạt động:...................................................................................................
kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm …………
Điều 2.
Ông/bà:…………………………………………. là...........................................................
có trách nhiệm thi hành ngay Quyết định này./.
Nơi nhận: |
(2)…………………………………… |
____________________
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.
(2) Chức danh người ký quyết định.
|
Mẫu PC16 |
.......................................................................................
.......................................................................................
(1) |
|
Loại: (2) |
(3).....................................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:.........................................................................................................................
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: ....................................................................................
(1) |
|
Loại: (2) |
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
(3).....................................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:.........................................................................................................................
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:.....................................................................................
……,
ngày…/…/…… |
……,
ngày…/…/…… |
……,
ngày…/…/…… |
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý:(7)
.........................................................................................................................................
II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(8)
.........................................................................................................................................
III. Nguồn nước:(9)
THỨ TỰ |
NGUỒN NƯỚC |
Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) |
Vị trí, khoảng cách nguồn nước (m) |
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
* |
Bên trong: |
|
|
|
|
|
|
|
|
* |
Bên ngoài: |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:(10)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
V. Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ:(11)
1. Lực lượng:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Phương tiện chữa cháy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY LỚN PHỨC TẠP NHẤT
I. Giả định tình huống cháy:(12)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
II. Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy:(13)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
III. Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy:(14)
THỨ TỰ |
Đơn vị huy động |
Điện thoại |
Số người huy động |
Số lượng, chủng loại phương tiện huy động |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Kế hoạch triển khai chữa cháy:
1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:(15)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:(16)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác:(17)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
V. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy tình huống cháy lớn phức tạp nhất(18)
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY CỤ THỂ(19)
THỨ TỰ |
Giả định tình huống và kết quả tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy |
Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy |
Nhiệm vụ của các lực lượng |
||
Lực lượng tại chỗ |
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy |
Các lực lượng khác |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(20)
SỐ THỨ TỰ |
Ngày, tháng, năm |
NỘI DUNG BỔ SUNG, CHỈNH LÝ |
Chữ ký của người có trách nhiệm xây dựng phương án |
|
|
|
|
Đ. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(21)
Ngày, tháng, năm |
Nội dung, hình thức học, thực tập |
Tình huống cháy |
Lực lượng, phương tiện tham gia |
Nhận xét, đánh giá kết quả |
|
|
|
|
|
E. CÁC SƠ ĐỒ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐÃ LẬP VÀ THỰC TẬP(22)
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
(1) – Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật” theo quy định.
(2) – Loại: Ghi “A”, “B”, “C”.
(3) – Ghi tên của cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt theo văn bản giao dịch hành chính.
(4) – Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.
(5) – Chức danh người đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý nơi xây dựng phương án chữa cháy.
(6) – Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy theo quy định.
(7) – Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, sông, hồ… tiếp giáp.
(8) – Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến đội Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.
(9) – Nguồn nước: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào mùa mưa, mùa khô, phương án lấy nước hiệu quả; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(10) – Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy nổ độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, hạng sản xuất, số người thường xuyên có mặt…; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, vận tốc cháy, đặc điểm cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.
(11) – Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ số đội viên phòng cháy chữa cháy trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định); Lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.
(12) – Giả định tình huống cháy: Giả định tình huống cháy dễ dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy, cứu người mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy cháy, điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy cháy, chất cháy, thời gian cháy tự do; dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy và những ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ, khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn.
(13) – Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy: Tính diện tích cháy, diện tích chữa cháy, lượng nước chữa cháy cần thiết, lực lượng, phương tiện để làm mát, chữa cháy, cứu người…
(14) – Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy: Căn cứ vào kết quả tính toán ở (13) để ghi vào bảng huy động lực lượng phương tiện.
(15) – Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ: Ghi rõ nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai chữa cháy, cứu người, cứu tài sản, đón tiếp các lực lượng được huy động đến, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham gia chữa cháy trong trường hợp đám cháy kéo dài, bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy.
(16) – Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của các tiểu đội, đơn vị trong việc nhận tin, điều động lực lượng phương tiện đến đám cháy, trinh sát đám cháy, chỉ huy chữa cháy, tham mưu tác chiến, bố trí lực lượng phương tiện để chữa cháy, cứu người…
(17) – Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ của các lực lượng khác như: Công an, quân đội, y tế, cấp nước…
(18) – Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện để chữa cháy tình huống cháy lớn phức tạp nhất: Vẽ mặt bằng tổng thể (riêng với nhà cao tầng phải có thêm mặt cắt đứng); các công trình, đường phố, sông, hồ… giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông nguồn nước bên trong và chỉ dẫn nguồn nước bên ngoài; kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí đám cháy; bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy; hướng tấn công chính; vị trí ban chỉ huy… Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định.
(19) – Phương án xử lý một số tình huống cháy cụ thể: Giả định tình huống cháy đối với từng hạng mục công trình, có tính chất nguy hiểm về cháy nổ độc và việc tổ chức chữa cháy khác nhau; cách ghi nội dung từng tình huống cháy cụ thể tương tự như cách ghi của tình huống cháy lớn phức tạp nhất.
(20) – Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại.
(21) – Các sơ đồ tình huống cháy đã lập và thực tập: Các tình huống cháy đã thực tập đều phải vẽ sơ đồ bố trí lực lượng và phương tiện và kẹp vào phương án chữa cháy này.
Số:
…………………./LHĐ.
|
NGƯỜI CHUYỂN LỆNH |
NGƯỜI RA LỆNH |
BẢN KÝ NHẬN
Họ tên:………………………… Chức vụ:……………………………… Điện thoại:
Đã nhận được “LỆNH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY “ (số…./LHĐ, ngày …/…/…)
hồi …… giờ…… phút, ngày…… tháng…… năm…… (Ký tên)
(Ghi rõ tên)
|
Mẫu
PC17 |
|
…………………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
………………., ngày…… tháng…… năm…… |
|
LỆNH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG,
PHƯƠNG TIỆN, TÀI SẢN ĐỂ
CHỮA CHÁY
tại:................................................................................................................................................
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001;
- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Xét theo yêu cầu chữa cháy,
Tôi:…………………………………………… Chức vụ:................................................................
Cơ quan, đơn vị: ........................................................................................................................
Yêu cầu Ông/bà: ........................................................................................................................
Đại diện cho cơ quan/tổ chức/hộ gia đình: ...........................................................................
Điều động ngay lực lượng, phương tiện, tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình gồm:
+ Lực lượng: ...................................................................................................... người.
+ Phương tiện:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
+ Tài sản:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Có mặt tại: ...........................................................................................................................
trước…. giờ…… phút, ngày…… tháng….. năm............................................... để chữa cháy.
Ghi chú: |
NGƯỜI RA LỆNH HUY ĐỘNG |
|
Mẫu PC18 |
MẪU GIẤY CHỨNG
NHẬN HUẤN LUYỆN
NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Mẫu 18A: Dành cho Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
Mặt trước
Mặt sau
Mẫu 18B: Dành cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Mặt trước:
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN
LUYỆN NGHIỆP VỤ
Số………………………………….
|
Mặt sau
PHÒNG
CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ông/bà:……………………… Năm sinh:………………... Nơi làm việc/thường trú:…………………………………. Đã được huấn luyện nghiệp vụ PCCC…………... ngày, từ……/……/…… đến……/……/……
Có giá trị sử dụng trên cả nước |
* Kích thước như Mẫu 18A
(1)………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC19 |
……….., ngày…… tháng…… năm………
ĐIỀU ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN THAM GIA
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY
(2)……………………………………………………………………..
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Theo đề nghị của.............................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều động lực lượng và phương tiện của................................................................
....................................................................................................................... gồm:
- Về người:........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Về phương tiện:...............................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thời gian điều động: ……ngày, kể từ ………. giờ…….. ngày ……. tháng ……... năm ……… đến ………. giờ…….. ngày ……. tháng ……... năm……..
Đúng ………. giờ…….. ngày ……. tháng ……... năm…… có mặt tại:....................................
…………………………………………………… để...................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điều 2. Ông/bà:.................................................................................................................
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
(2)…………………………………… |
____________________
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.
(2) Chức danh người ký quyết định.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC20 |
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Hồi…… giờ …… phút, ngày…… tháng…… năm…… tại:......................................................
.........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm định chất lượng, chủng loại, mẫu mã, số phương tiện phòng cháy và chữa cháy ghi ở trang 2 và 3 của.........................................................................................................................................
I. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH:
1. Mẫu thử nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Kiểm định các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy chữa cháy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
II. THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
III. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
Số thứ tự |
Tên phương tiện |
Ký mã hiệu |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Nơi sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Năm sản xuất |
Kết quả kiểm định các thông số kỹ thuật |
Yêu cầu về thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, Catalog |
Nhận xét, đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. KẾT LUẬN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Biên bản được lập thành …….. bản.
NGƯỜI
KIỂM ĐỊNH |
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH |
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; - Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an; - Căn cứ kết quả kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại biên bản kiểm định ngày…… tháng…… năm…… của................................................................................................................. - Xét đề nghị của ………………………………………… về việc kiểm định phương tiện PCCC tại văn bản số:…………………………… ngày…… tháng…… năm………,
CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHỨNG NHẬN: Phương tiện/lô phương tiện:…………………………………………………………………… ghi tại trang 2 của .............................................................................................................................................. Tại thời điểm kiểm định, số phương tiện này bảo đảm các thông số kỹ thuật và được phép sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
|
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐÃ KIỂM ĐỊNH
Số thứ tự |
Tên phương tiện |
Ký hiệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Nơi sản xuất |
Năm sản xuất |
Số hiệu kiểm định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu PC22 |
MẪU DẤU, TEM THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Mẫu A:
Quy cách mẫu A:
- Chất liệu: |
Kim loại, gỗ, giấy…; |
- Kích thước: |
Chiều dài: 70mm; Chiều rộng: 40mm; Vạch chia cách mép trên 15mm; 1 nét, độ đậm nét 2pt; |
- Khung viền: |
Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt; |
- Kiểu chữ: |
Bộ Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm; Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 7,5, In hoa, In đậm; Đã kiểm định: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 14, In hoa, In đậm; Số, Ngày tháng năm: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 13, In thường; Dấu chấm: Để co 9; |
Mẫu B:
Quy cách mẫu B:
- Chất liệu: |
Kim loại, gỗ, giấy…; |
- Kích thước: |
Chiều dài: 35mm; Chiều rộng: 40mm; Vạch chia cách mép trên 8mm; 1 nét, độ đậm 2pt; |
- Khung viền: |
Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt; |
- Kiểu chữ: |
Bộ Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 5, In hoa, In đậm; Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 4, In hoa, In đậm; Đã kiểm định: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 6,5, In hoa, In đậm; Số, Ngày tháng năm: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 7, In thường; Dấu chấm: Để co 7; |
Mẫu C:
Quy cách mẫu C:
- Chất liệu: |
Kim loại, gỗ, giấy…; |
- Kích thước: |
Chiều dài: 35mm; Chiều rộng: 10mm; |
- Khung viền: |
Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt; |
- Kiểu chữ: |
KĐ*PCCC: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 16, In hoa, In đậm; |
Mẫu D:
Quy cách mẫu D:
- Chất liệu: |
Kim loại, gỗ, giấy…; |
- Kích thước: |
Đường kính vòng tròn trong 10mm; Đường kính vòng tròn ngoài 15mm; |
- Khung viền: |
Đường viền ngoài 1 nét độ đậm 1pt; Đường tròn trong 1 nét độ đậm 0.7pt; |
- Chữ KĐ: |
Kiểu chữ VnTime, Co chữ 15, In hoa, In đậm; |
- Kiểu chữ: |
Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnHelvetlnsH, Co chữ 7. |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu PC23 |
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: …………………………………………………………………….
Đơn vị/cá nhân:....................................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………………… Fax:.............................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số……………………………… ngày…… tháng…… năm......
Đăng ký kinh doanh số……………. ngày…… tháng…… năm…… tại.......................................
Số tài khoản:………………………………………. tại ngân hàng:................................................
Họ tên người đại diện pháp luật:……………………………….Chức danh:..................................
CMND/hộ chiếu số:……………………………… do:……………………… cấp ngày……/……/.......
Hộ khẩu thường trú:..............................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan kiểm định và cấp “Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy” cho phương tiện/lô phương tiện:.............................................................................................................. ghi tại trang 2.
|
………….,
ngày…… tháng…… năm…… |
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH
Số thứ tự |
Tên phương tiện |
Ký hiệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Nơi sản xuất |
Năm sản xuất |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THE
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/2004/TT-BCA |
Hanoi, March 31, 2004 |
On April 4, 2003, the Government issued Decree No., 35/2003/ND-CP detailing the implementation of a number of articles of the Law on Fire Prevention and Fighting. For the uniform implementation throughout the country, the Ministry of Public Security hereby guides in detail the implementation of a number of articles of the above-said Decree as follows:
I. DOSSIERS ON MONITORING, MANAGING FIRE PREVENTION AND FIGHTING ACTIVITIES
1. A dossier on monitoring and managing fire prevention and fighting activities shall include:
a) The stipulations, internal regulations, process, directing and guiding documents on fire prevention and fighting;
b) The documents approving, pre-acceptance testing the fire prevention and fighting (if any); the certificate of full satisfaction of fire prevention and fighting conditions (if any);
c) The ticket classifying the establishment in terms of fire prevention and fighting;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) The approved fire-fighting scheme;
e) The written-record on fire prevention and fighting safety inspection; written proposals, recommendations on fire prevention and fighting; written records on violations and decisions concerning the. handling of violations regarding fire prevention and fighting (if any);
g) Books for monitoring the propagation, fostering, professional training and operation of the establishment's, fire prevention and fighting team, civil guard team; books for monitoring fire prevention and fighting devices;
h) The statistical report on fire prevention and fighting; files on cases of fire (if any).
2. The fire prevention and fighting-monitoring and -managing dossiers must be supplemented regularly and: in time.
3. The fire prevention and fighting-monitoring and -managing dossiers shall be compiled and kept under the direction of the heads of agencies, organizations or establishments.
II. STATISTICS AND REPORTS ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING
1. The statistics on fire prevention and fighting shall include:
a) The statistics on the number of fire prevention and fighting safety checks, propagation, fostering and training, the handling of violations related to fire prevention and fighting;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The statistics on fire-fighting means;
d) The statistics on firer-fighting plan study, drills; on fire cases firer-fighting work and other matters related to fire- prevention and fighting activities.
2. Reports-.on fire' prevention: and fighting include:.
a) The report on cases of, fire and/or explosion;
b) The biannual and annual/reports, on fire -prevention and fighting activities;
c) The topical reports' on fire prevention and fighting preliminary review and final review.
3. The periodical statistics and reports on fight prevention and fighting must be sent to the immediate superior agencies or organizations. In case of big changes related to the assurance of fire prevention and fighting safety in agencies or organizations, such agencies or organizations shall promptly notify them to the fire-fighting police units directly managing such geographical areas.
1. An internal regulation on fire prevention and fighting shall cover the following fundamental contents: the regulations on management and use of flame sources, heat sources, inflammables as well as flame or heat generating equipment and instruments; the regulations on prohibited acts, and things to be done to prevent fires and explosions; the regulations on maintenance, use of fire prevention and fighting systems; equipment and means; the specific regulations on things to be done upon the occurrence of fires or explosions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Ban boards signboards and instruction boards in the fire prevention and fighting domain:
a) The no-fire boards (boards banning flame), no-smoking boards, passage obstruction ban boards, boards prohibiting the use of water as fire extinguishers. For establishments producing, preserving or using explosive materials, liquefied gas, petrol and oil and other similar places where exists high danger of fires and explosions, acts of carrying-matches, lighters, mobile phones and equipments, tools as well as substances, which likely spark or emit flame, should be banned and there must be signboards inscribed fully with such banned objects;
b) Signboards on areas or materials with high danger of fire, explosion;
c) Fire prevention and fighting instruction boards mean those guiding the exit direction, exit doors and places where exist telephones, fire extinguishers, surface hydrants, pit hydrants and other fire-fighting means.
4. The specifications and forms of ban boards, signboards and instruction boards in the fire prevention and fighting domain shall comply with Vietnamese standards TCVN 4897:1989. Fire prevention - safety signs on models forms and dimensions. In cases where it is necessary to clearly specify the effect of ban boards and/ or signboards, auxiliary boards shall be. attached thereto.
5. The internal regulations and diagrams guiding the fire prevention and fighting at any place must be disseminated to the people thereat and posted up at easily-spotted places for other relevant people to know and abide by;
IV. FIRE PREVENTION AND FIGHTING APPRAISAL
1. The fire prevention and fighting appraisal of projects, construction works prescribed in Appendix 3 to Decree No. 35/2003/ND-CP and motorized transport means with special requirements on fire prevention and fighting safety means the examination and comparison of designing solutions and contents with the standards, criteria and current legal documents of the State or international or foreign standards permitted for application in Vietnam in order to ensure the full satisfaction of the fire prevention and fighting-safety requirements.
When the technical designs fully satisfy the fire prevention and fighting requirements, the fire-fighting police offices shall grant certificates of fire prevention and fighting appraisal according to Form PC1 in Appendix 1 (not printed herein) and affix the stamp "Having already appraised the fire prevention and fighting", made according to Form PC2 in Appendix 1 to this Circular to every examined and compared drawing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) For construction planning projects, work building investment projects: The fire prevention and fighting police offices shall appraise the fire prevention and fighting and give written replies on the appraisal results;
b) For work designing: The appraisal contents shall comply with the provisions in Clause 2, Article 16 of Decree No. 35/2003/ND-CP;
c) For works prescribed in Sections 14, 15 and 19 of Appendix 3 to Decree No. 35/2003/ ND-CP, which are not subject to formulation of construction planning projects and investment projects, their locations must be approved by the fire-fighting police offices before designing the works;
d) For motorized transport means with special requirements on fire prevention and fighting safety, when being newly manufactured or transformed, they shall be appraised in the following contents;
- Solutions to ensure fire prevention and fighting safety for inflammables expected to be loaded onto the means;
- Conditions to ward off fires to combat-fire spreads;
- Solutions to ensure fire prevention and fighting safety for electric-system, fuel system and engines;
- Conditions for exits,-, human rescue upon occurrence of fires;
- Fire-alarm system, fire-fighting system and fire-fighting means;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Dossiers foxfire prevention and fighting appraisal, each made in three, sets, must be. certified by investors; if the dossiers are, expressed in foreign languages, the Vietnamese versions thereof are required and the agencies, organizations or individuals requesting the appraisal shall have to bear responsibility for the accuracy of such translations;
The contents of the dossiers for fire prevention and fighting appraisal are prescribed as follows:
a) For the approval of locations for construction of works, they include:
- The investor's written request for approval of the construction location, clearly stating the characteristics, scale, nature of the works to be constructed;
- The documents or drawings clearly indicating the locations, prevailing wind direction, information on the land terrain, climate, hydrology, distance from the to be-constructed works to surrounding establishments, works.
b) For work designing, the provisions at Clause 3, Article 16 of Decree No. 35/2003/ND-CP shall be complied with.
c) For motorized transport means with special requirements on fire prevention and fighting safety, they include:
- The investor's written request for appraisal; where the investor authorizes another unit to do it, the letter of authorization, must be enclosed therewith;
- The copy of the competent body's decision permitting the manufacture or transformation of means (with the investor's certification);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Documents on technical parameters of fire prevention and fighting means and devices installed and equipped.
d) Drawings and explanations, after being appraised, will be returned to the investor with 2 sets, the fire-fighting police offices directly appraising them, shall keep 1 set for inspection of the construction, pre-acceptance test of fire prevention and fighting works then returns it to the investor according to regulations after the work is pre-acceptance tested and put into operation.
4. The duration for fire prevention and fighting appraisal and approval shall be calculated from the time the valid dossiers are received and prescribed as follows:
a) For the approval of work construction locations: Within no more than 10 working days, the fire prevention and fighting police offices shall have to examine the dossiers and reply the investors in writing about the construction locations;
b) For projects, work designing the provisions in Clause 4, Article 16 of Decree No. 35/2003/ND-CP shall be complied with.
c) For motorized transport means with special requirements on fire prevention and fighting safety: it shall not exceed 20 working days.
5. Decentralization of responsibilities for fire prevention and fighting appraisal and approval:
a) The Fire Prevention and Fighting Police Department shall appraise and approve the fire prevention and fighting for investment projects and technical, designs of national important works approved by the Prime Minister who also decides the investment therein; the designing dossiers on manufacture, or transformation of motorized transport means with special fire prevention and fighting safety requirements; investment projects and technical designs proposed by the fire prevention and fighting police sections of the provincial-level Police Departments or other works decided by the General Department of Police according to professional requirements. In cases where the General Department of Police makes decisions, it shall have to notify the investors in writing thereof;
b) The fire prevention and fighting police sections of the provincial-level Police Departments shall appraise and approve the fire prevention and fighting for investment projects and technical designs for cases not falling under the competence of the Fire Prevention and Fighting Police Department or cases authorized by the later. In case of authorization, the director of the Fire Prevention and Fighting Police Department must have the letter of authorization.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The fire prevention and fighting construction inspection covers the examination of work items on fire prevention and fighting as well as the installation of fire prevention and fighting equipment according to the approved designs. The fire prevention and fighting construction inspection shall be carried out at least once at the stage of construction and installation of such equipment and the unexpected inspection when there are .signs showing that the construction and installation have been conducted at variance with the approved designs.
2. The Fire Prevention and Fighting Police Department shall inspect the fire prevention and fighting construction for works, motorized transport means with special fire prevention and fighting safety requirements it has appraised and approved.
3. The fire prevention and fighting police sections shall inspect the fire prevention and fighting construction for works they have appraised and approved and works authorized or requested by the Fire Prevention and Fighting Police Department.
In case of necessity, the Fire Prevention and Fighting Police Department shall join the fire prevention and fighting police sections in inspection of fire prevention and fighting constructions
4. Upon the inspection of firer prevention and fighting construction, thee representatives of investors, means owners and construction units must be present to participate and at the same-time the investors may-invite other directly involved persons to participate if deeming it necessary. The investors, the means owners and the contractors must prepare adequate dossiers and documents and ensure necessary conditions in service of the inspection. The dossiers in service of the construction inspection shall include the approved designing dossiers and the certificates, as well as necessary documents related to the quality of construction and installation of fire prevention and fighting equipment.
5. The investors and the means owners shall have to notify the work construction and fire prevention and fighting equipment installation tempo to the local fire prevention and fighting police sections of the localities where exist the construction works.
6. At least 3 working days before conducting the construction inspection, the fire prevention and fighting police offices must notify the investors and means owners of the inspection time, contents and plans.
7. The inspection results shall be inscribed in the records made according to a set form. The investors and means owners shall have to materialize fully and on time the proposals of the inspecting agencies stated in the records.
VI. PRE-ACCEPTANCE TEST OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING ITEMS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The dossiers on fire prevention and fighting pre-acceptance test prepared by investors or means owners shall include:
a) The certificate of fire prevention and -fighting appraisal and approval and the record on fire prevention and fighting construction inspection of the fire-fighting police offices;
b) The investors or means owners' reports on results of construction; inspection, expertise, experiment and pre-acceptance test of fire prevention and fighting systems, equipment and structures;
c) Documents, certificates of expertise of fire prevention and fighting equipment and means already installed in works;
d) The written record on experiment and pre-acceptance test of parts and whole of fire prevention and fighting items and systems;
dd) Drawing on complete construction of fire prevention and fighting systems and construction items related to fire prevention and fighting;
e) Documents and process guiding the operation and maintenance of fire prevention and fighting equipment and systems of works or means.
g) Documents on pre-acceptance test of items, systems and technical designs related to fire prevention and fighting.
The above-mentioned documents and dossiers must contain adequate stamps and signatures of investors, means owners, contractors, designing units; if they are expressed in foreign language(s), they must be translated into Vietnamese; particularly the drawings on complete construction of fire prevention and fighting systems as well as items related to fire prevention and fighting shall have only fundamental contents translated into Vietnamese at the: requests of the fire-fighting police offices.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Inspection of the contents and legality of the pre-acceptance test documents on fire prevention and fighting, prepared by investors or means owners;
b) The actual inspection of fire prevention and fighting conditions of the works according to the approved designs;
c) Organization of actual trial run of the works' fire prevention and fighting systems and equipment when deeming it necessary.
4. The inspection and experimentation results shall be recorded in writing according to a set form. Within 7 working days after the involved parties adopt the written records, the fire prevention and fighting police offices shall have to examine them; if the requirements are satisfied, they shall issue documents on fire prevention and fighting acceptance.
5. Decentralization of responsibilities for fire prevention and fighting pre-acceptance tests:
a) The Fire Prevention and Fighting Police Department shall conduct pre-acceptance tests and issue acceptance documents on fire prevention and fighting for works, transport means with special fire prevention and fighting safety requirements, which it has appraised and approved;
b) The fire prevention and fighting police sections shall conduct pre-acceptance tests and issue acceptance documents on fire prevention and fighting for works they have appraised and approved and works authorized by the Fire Prevention and Fighting Police Department.
VII. CERTIFICATION OF FULL SATISFACTION OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING CONDITIONS
1. The establishments defined in Appendix 2 to Decree No. 35/2003/ND-CP and the motorized transport means with special fire prevention and fighting safety requirements, before being put into operation and satisfying the fire prevention and fighting conditions prescribed in Article 9, or Clause 1, Article 12, of Decree No. 35/2003/ND-CP, shall be considered for granting the certificates of full satisfaction of fire prevention and fighting conditions, made according to a set form. In the course of operation, if there are any changes in utility and use nature, the procedures must be carried out for re-granting of the certificates as for the first-time granting; if the fire prevention and fighting conditions are not fully maintained as at the time of certificate granting, they shall be handled according to law provisions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The dossiers of application for the granting of certificates of full satisfaction of fire prevention and fighting conditions shall each include:
- The application for granting of certificate of full satisfaction of fire prevention and fighting, conditions made according to Form PC5 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein);
- The copy of the certificate of fire prevention and fighting appraisal and approval and the written document on fire prevention and fighting acceptance for newly-built and transformed establishments or newly manufactured or transformed transport means with special fire prevention and fighting safety: requirements or the copy of inspection fire prevention and fighting safety for other establishments and motorized transport means;
- The written statistics on the equipped fire prevention and fighting means and human rescue means, made according to Form PC6 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein);
- The decision on setting up the grassroots fire prevention and fighting team, enclosed with the list of persons already trained in fire prevention and fighting;
- The fire-fighting scheme.
b) Within 7 working days after receiving complete and valid dossiers, the fire prevention and fighting police offices shall have to consider and grant the certificates of full satisfaction of fire prevention and fighting conditions; in case of failure to fully meet the fire prevention and fighting conditions for granting of the certificates, the fire prevention and fighting police offices shall have to notify-the applying agencies, organizations or individuals thereof, clearly: stating the reasons therefor.
3. Competence to grant-certificates of full satisfaction of fire prevention and fighting conditions:
a) The Fire Prevention and Fighting Police Department shall grant certificates of full satisfaction of fire prevention and fighting conditions to objects it has appraised, approved and pre-acceptance tested in term of fire prevention and fighting;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VIII. GRANTING PERMITS FOR TRANSPORTATION OF SUBSTANCES AND GOODS WITH FIRE AND/OR EXPLOSION DANGERS
1. Motorized transport means, when carrying substances or goods with fire and/or explosion dangers defined in Appendix 2 to this Circular (not printed herein), must satisfy all fire prevention and fighting safety conditions as prescribed and get transportation permits issued by fire-fighting police offices.
The permits for transportation of substances and/or goods with fire and/or explosion dangers are issued uniformly nationwide according to Form PC7 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein) and have the symbols of such substances and/or goods made according to Form PC7a in Appendix 1 to this Circular (not printed herein) stuck to the front wind shields of the means. Particularly the granting of permits for transportation of substances and/or goods with fire and/or explosion dangers shall comply with the provisions in the Government's Decree No. 47/CP of August 12,1996 and the guiding documents.
2. Procedures for granting permits for transportation of-substances and goods with fire and/or explosion dangers:
a) The means owner's dossier of application for granting-of permit for transportation of substances and goods with fire and/or exposition dangers shall include:
- The application for granting of permit for transportation of substances and/or goods with fire and/or explosion dangers, made according to Form PC8 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein);
- The copy of the certificate of full satisfaction of conditions for transportation of substances and/or goods with fire and/or explosion dangers for motorized transport means, granted by registry offices; the written record on inspection of fire prevention and fighting conditions for motorized waterway and railway means;
- The copy of the contract on supply or . contract on transportation of substances and/or goods with fire and/or explosion dangers;
- The copies of necessary papers ensuring that the means are allowed for circulation under law provisions (upon submission of the dossiers, there must be the originals for comparison).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The valid duration of permits for transportation of substances and goods with fire and/or explosion dangers is prescribed as follows:
- Being valid, for a single transportation, for means with contracts for each shipment;
- Being valid for 6 months,, for means used exclusively for transportation of substances and/ or goods with; fire and/or. explosion dangers.
3. The fire prevention and fighting police sections of the provincial-level Police Departments of the localities, where the means owners have permanent residence registration or head-quarters, shall have to consider and grant transportation permits to such means.
IX. PROCEDURES FOR FIRE PREVENTION AND FIGHTING SAFETY INSPECTION
1. Regular inspection:
a) The persons responsible for fire prevention and fighting safety inspection, when conducting regular inspections, must notify the to be inspected subjects 3 working days in advance of the inspection time and contents as well as the composition of the inspection teams. Depending on practical situation and requirements, the inspection can be conducted with every content or comprehensively;
b) The to be-inspected subjects, when receiving the inspection notices, must prepare all contents requested-arid-arrange responsible and competent persons/to work with-the inspection teams;
c) The heads of the superior agencies or organizations, when organizing or directly conducting the fire prevention and lighting inspection of establishments or geographical areas managed by their subordinates, must notify the authorities managing such establishments or geographical areas thereof, and, if deeming it necessary request the latter to join the inspection teams, supply documents and brief on situation related to the fire prevention and fighting activities of the inspected establishments or geographical areas. The inspection results shall be notified to the authorities managing such establishments or geographical areas.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The persons responsible for fire prevention and fighting safety inspection, when conducting irregular inspections, must notify the reasons therefor to the to be-inspected subjects. Particularly Tor persons with inspection responsibility as provided for at Point c, Clause 3, Article 19 of Decree No. 35/2003/ND-CP, the introduction papers of their agencies are required;
b) The to be-inspected subjects, when receiving the notices, must abide by the requests, prepare fully the contents and arrange responsible and competent persons to work with the persons responsible for the inspection.
3. The regular and irregular inspections of fire prevention and fighting safety must all be recorded in inspection documents made according to Form PC3 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein).
1. The. operation suspension prescribed in Clause 1, Article 20 of Decree No. 35/2003/ND-CP shall be effected in the following order:
a) Making, written records on the violation, according to Form PC9 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein); the written records on violations of the regulations on fire prevention and fighting safety must be signed by the record makers and the violators or the representatives of the violating agencies or organizations (if the violators or representatives of the violating agencies or organizations refuse to sign the records, their reasons therefor must be clearly inscribed in the records) and signed by witnesses (if any). The written records, after being completely made, must be handed or sent to the violating individuals, agencies or organizations, the relevant agencies and organizations and the record makers keep one copy thereof;
b) Based on the violation written records; the competent persons shall issue decisions on operation suspension decisions-according to Form PC10 in:Appendix.1 to this Circular (not printed herewith); in cases where the fire and/or explosion dangers are deemed high and must be warded; off. in time, the competent persons may make verbal suspension decisions and within no more than 3 working days must express such decisions in writing, except where such fire and/or explosion dangers have been immediately overcome;
c) The operation suspension decisions shall be sent to the subjects:-suspended from operation, the immediate superior agencies or organizations of the decision makers and the immediate superior; agencies or organizations of the suspended subjects; (if any), and be kept in files.
2. Extension of operation suspension.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Within 7 working days after receiving the extention requests, the competent persons shall have to consider and extend the operation suspension. The decisions on operation suspension extension shall be made according to FormPG12 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein); and sent to. the subjects defined at Point c, Clause 1 of this Section.
3. Restoration of operation
a) Agencies, organizations, household masters, motorized transport means owners, forest owners and individuals, that are suspended from operation, after doing away with the direct fire and/or explosion dangers or remedying the violations of fire prevention and fighting regulations, shall file their applications for operation restoration,: made according to Form PC13 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein), to the agencies which have issued the suspension decisions for consideration and restoration of operation.
Subjects suspended from operation in cases where the..direct fire and/or explosion dangers arise due to objective factors, when deeming that such dangers no longer exist, shall notify such in writing to the persons who have issued the operation suspension decisions for inspection, consideration and decision on the restoration of operation.
For cases where the operation suspension is decided verbally and immediately after that the direct fire and/or explosion dangers are overcome with certification by the persons who have made the suspension decisions, the suspended agencies, organizations or individuals shall not necessarily have to file their applications or written requests for operation restoration;
b) Within no more than 7 working days after receiving the applications or written requests for operation restoration, the persons who have issued the operation suspension decisions must organize the inspection-and consider the remedial results as well as conditions to ensure fire prevention and fighting safety, then make the inspection written records according to Form PC3 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein). If the direct fire and/or explosion dangers have been eliminated or fire prevention and fighting-related violations have been redressed, they shall issue written decisions on operation restoration according to Form PCI 4 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein).
Particularly for cases where-suspension decisions are made verbally and immediately after that the direct fire and/or explosion dangers are overcome or eliminated, the operation restoration decisions shall be made verbally;
c) The operation restoration decisions must be sent to the subjects defined at Point c, Clause 1 of this Section.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Inspection and making written records thereon according to Form PC3 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein); the inspection written records; must be signed by the record makers, the violators or representatives of the violating agencies or organizations (if the violators or representatives of the violating agencies or organizations refuse to sign; their reasons therefor must be clearly inscribed in the records) and the witnesses (if any). The completed written records must be handed or. sent to relevant individuals, agencies and organizations;
2. Basing themselves on the inspection written records and deeming that the operation must be suspended, the competent persons shall issue decisions on operation suspension according to Form PC15 in Appendix 1 to this Circular; the operation suspension decisions shall be sent to the suspended subjects, the immediate superior agencies or organizations of the decision makers and the immediate superior agencies or organizations managing the suspended subjects (if any) and be archived in files.
XII. SETTING UP FIRE PREVENTION AND FIGHTING POLICE TEAMS
When the setting up of fire prevention and fighting teams is required, the directors of the Police Departments of the provinces or centrally-run cities shall draw up schemes therefor and submit them to the presidents of the People's Committees of the same level for approval, then report thereon to the Minister of Public Security for consideration and decision.
XIII. LOCATIONS FOR CONSTRUCTION OF STATIONS OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING POLICE UNITS
The arrangement of fire prevention and fighting police teams in urban centers or areas which need to be protected shall comply with the provisions in Article 5.16 and Article 7.16 of Vietnam Construction Standards, Volume I.
1. Fire-fighting schemes shall be elaborated according to Form PC16 in Appendix 1, to this Circular (not printed herein).
2. The time limits for approving fire-fighting schemes are prescribed as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) For fire-fighting schemes falling under the approving competence of the Minister of Public Security, the provincial-level People's Committee presidents, the general director of the General Department of Police, the director of the Fire Prevention and Fighting Police Department: the approval time limit shall not exceed 15 working days.
3. Drills on fire-fighting schemes:
a) Drills on fire-fighting schemes must be organized periodically at least once a year; each drill may dwell on. one or several different circumstances, but all circumstances envisaged in the schemes must be practiced one after another. When drills are organized, the competent fire-fighting scheme approvers may mobilize forces and means for the. drills on fire-fighting schemes and decide on the drill scales;
b) Irregular drills on fire-fighting schemes shall be organized upon requirements to ensure fire prevention and fighting, safety for special political, economic, cultural and social events of localities or the country or at requests of the heads of fire prevention and fighting police offices.
XV- PROCEDURES FOR MOBILIZING FORCES, MEANS AND PROPERTIES FOR FIRE FIGHTING
The mobilization of forces, means and properties for fire fighting must be effected strictly according to competence prescribed in Article 25 of Decree No. 35/2003/ND-CP and as follows:
1. The mobilization of forces, means and properties for fire fighting shall be effected with orders made according to Form PC17 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein); in cases of urgency to fight fires, the mobilization can be ordered verbally but within 3 working days therefrom, such order must be expressed in writing;
2. When the mobilization is ordered verbally, the mobilizers must clearly state their names and positions as well as the requirements on human forces, means and properties to be mobilized, rendezvous time and places.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) A civil guard team is staffed with between 10 and 30 persons or more when, it is deemed necessary, including/a team leader and his/her assisting deputies. A civil guard-team can be: divided into many groups according to population clusters or quarters; a civil guard group is staffed with between 5 and 10 persons or more when it is deemed necessary, including a group leader and his/her assisting deputies;
b) Civil guard officers and members are persons who are frequently present in their residence places;
c) The commune-level People's Committee presidents shall issue decisions to appoint civil guard team leaders and deputy-team leaders, civil guard group leaders and group deputy leaders;
d) The commune police personnel shall have the responsibility to directly direct the operations of civil guard teams.
2. Organization and staff of grassroots fire prevention and fighting teams:
a) The staff of grassroots fire prevention and fighting teams is prescribed as follows:
- Establishments or motorized transport means where less than 10 persons regularly work, all persons working at such establishments or traffic means are members of the grassroots fire prevention and fighting teams, with the heads of such establishments or traffic means are team leaders and deputy leaders;
- Establishments or motorized, transport means where between 10 and 50 persons regularly work, the grassroots fire prevention and fighting teams thereof shall each be staffed with at least 10 persons, including a team leader and his/her assisting deputies;
- Establishments or motorized transport means where between over 50 and 100 persons regularly work, the grassroots fire prevention and fighting teams shall each be staffed with at least 15 persons including a team leader and his/her assisting deputies;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Motorized transport means or establishments with many workshops or sections where work is performed independently or in shifts shall organize fire prevention and fighting group for every workshop, section or working shift such a group shall be staffed with at least between 5 and 7 persons, including a group leader and his/her assisting deputies.
b) The grassroots fire prevention and fighting team officers and members are persons who regularly work at the establishments or on those traffic means.
c) The heads of the agencies or organizations directly managing establishments or motorized traffic means shall issue decisions to appoint leaders and deputy leaders of the grassroots fire prevention and fighting teams and groups.
3. Organizations and staff of the grassroots fire prevention and fighting teams operating on the full-time regime
a) The full-time grassroots fire prevention and fighting teams must be staffed with adequate, personnel in conformity with their equipped fire-fighting means and work shifts to ensure 24/24 hours' standby,. The leadership of such a team shall be composed of a team leader and assisting deputy- team leaders;
b) The heads of the management boards of exclusive economic zones; industrial parks, export-processing zones or hi-tech parks shall issue decisions to set up, to appoint leaders and deputy leaders of full-time grassroots fire prevention and fighting teams.
4. The organization and staff of specialized grassroots fire prevention and fighting teams shall comply with separate regulations.
5. The persons who issue decisions to set up civil guard teams, grassroots or specialized fire prevention and fighting teams shall have to maintain their operations, annually classify them and draw up plans on training and fostering to raise the quality of their activities.
To assign the General Department of Police to guide in detail the classification of civil guard teams as well as grassroots and specialized fire prevention and fighting teams.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Subjects of training-and-fostering on fire prevention and fighting operation shall include:
a) Persons holding the position of fire-fighting commanders defined in Clause 2, Article 37 of the Law on Fire Prevention and Fighting;
b) Officers and members of civil guard teams, grassroots and specialized fire prevention and fighting teams;
c) Persons working in the environment where exist fire and/or explosion dangers or being regularly exposed to substances latent with fire and/or explosion dangers;
d) Captains of ships, trains, aircraft, operators of motorized transport means enjoying responsibility allowances, means operators, persons working and servicing on motorized transport means with 30 o more seats or on motorized transport means used exclusively for transportation of substances and/or goods with fire and/or explosion dangers;
dd) Persons working in establishments producing or dealing in fire prevention and fighting means;
e) Other subjects requesting to be trained in fire prevention and fighting operation.
2. The presidents of the People's Committees at different levels, the head of agencies, organizations or establishments shall have to organize courses for training and fostering in fire prevention and fighting operation for the subjects defined in Clause V of this Section. The heads of establishments which train operators of transport meanswith.4 or more seats shall have to include the fire prevention and fighting contents and knowledge into their training programs.
3. Duration of training and fostering in fire prevention and fighting operation:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Between 32 and 48 hours for the subjects defined at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Section;
- Between 16 and 32 hours for the subjects defined at Points e and e, Clause 1 of this Section;
b) The duration of annual additional fostering in fire prevention and fighting operation for the subjects defined in Clause 1 of this Section shall be at least 16 hours.
4. Granting “fire prevention and fighting operation training certificates”:
a) The subjects defined in Clause 1 of this Section, after completing the programs on training in fire prevention and fighting operation with satisfactory or higher results, shall be granted certificates of training in fire prevention and fighting operation, made according to Form PC18, Appendix 1 to this Circular;
b) The certificates of training in fire prevention ,and fighting operation shall be granted by the director of the Fire Prevention and Fighting Police Department or heads of fire-fighting police sections of the provincial-level Police Departments; The forms of certificates of training In fire prevention and fighting operation shall be printed and distributed by the Fire Prevention and Fighting Police Department.
5. The Fire Prevention and Fighting Police Department shall be assigned to compile materials and textbooks for training and fostering in fire prevention and fighting operation suitable to each kind of subjects defined in Clause 1 of this Section.
1. Civil guards teams, grassroots and specialized fire prevention and fighting teams shall be mobilized for participation in propagation, campaigning, meeting, demonstrations, seminars on fire prevention and fighting, in fire-fighting plan drills, fire and/or explosion-related protection; participation in overcoming fire and/ or explosion dangers; remedying fire consequences; and in other fire prevention and fighting activities at requests of competent persons.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The mobilization decisions shall be sent to subjects obliged to execute them and be kept in files.
XIX. CONDITIONS FOR FIRE PREVENTION AND FIGHTING MEANS PRODUCTION, TRADING AND DESIGNING
1. Organizations and individuals engaged in fire prevention and fighting means production and trading must fully satisfy the following conditions on material foundations and professional requirements:
a) Having workshops and technological equipment meeting the requirements on production, product quality inspection, for production establishments;
b) In each production domain, there must be professionally and technically qualified officials and workers;
c) Officials and workers directly engaged in production and/or business must possess certificates of training in fire prevention and fighting operations.
2. Agencies, organizations and individuals practicing the fire; prevention and fighting designing must fully have the following designing capacities:
a) Designing managers, directors or deputy directors must have full construction designing capacity as prescribed or the university or higher degree in fire prevention and fighting;
b) Members directly engaged in designing must have university or higher degree in disciplines suitable to the designing tasks.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The expertising contents:
a) Expensing categories and models of fire prevention and fighting means;
b) Expertising the technical parameters related to the quality of fire prevention and fighting means.
2. Expertising modes:
a) Expertising the origins, manufacture time, serial number and technical parameters of fire prevention and fighting means;
b) Expertising categories and models;
c) Inspection, experientation and testing by method of probability sampling; for each lot of goods of the same categories and models, the expertise shall be conducted on samples of not more than 5% of the to be-expertised means, but on not less than 10 samples; in cases where^ the to be expertised means, number less than 10, the whole lots shall be expertised;
d) Assessing the, expertising results and making records thereon according to Form PC20 in Appendix 1 to this Circular (not printed herein);
dd) Granting expertise certificates according to Form PC21Hn. Appendix .1 of stuck with expertise stamps or. seals according to Form PC22 in Appendix to this Circular (not printed herein).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Dossiers of application for expertise shall each include:
- The expertise application of the fire prevention and fighting means owner, made according to Form PC 23 in Appendix 1 to this Circular;
- Technical documents of fire prevention and fighting means;
- The certificates of quality of fire prevention and fighting means, issued by competent bodies (if any);
- The certifications of the delivery of fire prevention and fighting means from workshops.
- The expertise application dossiers, if made in foreign language(s), must be enclosed with the Vietnamese version(s) and the expertise applying agencies, organizations or individuals must be responsible for the accuracy of such translations.
b) The means owners shall prepare 2 sets of dossiers and supply samples of the to be expertised means at the: requests of the fire-fighting police offices.
XXI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The General Department of Police shall have to direct, guide, inspect and urge the implementation of Decree No. 35/2003/ND-CP and this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies,: the presidents of the provincial/municipal People's Committees are requested to coordinate, within their respective functions and powers, with the Ministry of Public Security in managing and supervising the activities of agencies, organizations, households and individuals under their respective management.
3. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Public Security (the General Department of Police) for study, guidance and timely direction.
FOR
THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER
LIEUTENANT GENERAL
Le The Tiem
;
Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 04/2004/TT-BCA |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An |
Người ký: | Lê Thế Tiệm |
Ngày ban hành: | 31/03/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
Chưa có Video