Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2024/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC CHO HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA QUY HOẠCH

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược thông qua hoạt động lựa chọn nhà thầu của các quy hoạch (bao gồm cả điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch) thuộc đối tượng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

Định mức quy định tại Thông tư này là định mức tối đa để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Chương II

ĐỊNH MỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 4. Hoạt động trực tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Xây dựng đề cương và lập dự toán nhiệm vụ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:

a) Thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích tài liệu phục vụ cho việc xác định các nội dung thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

b) Xác định các công việc cần thực hiện trong quá trình đánh giá môi trường chiến lược;

c) Xây dựng đề cương và lập dự toán thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

2. Thực hiện và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:

a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về diễn biến của các thành phần môi trường, các di sản thiên nhiên, các khu vực bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch và các khu vực lân cận có khả năng bị tác động của quy hoạch;

b) Xác định phạm vi không gian, thời gian được nhận dạng, dự báo để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi việc quy hoạch);

c) Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường;

d) Xác định các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; phân tích đánh giá lựa chọn các vấn đề môi trường chính của vùng quy hoạch;

đ) Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính và tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch;

e) Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch (xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; tác động của quy hoạch đến biến đổi khí hậu và ngược lại);

g) Đánh giá mục tiêu và phương án quy hoạch, phân tích đề xuất giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;

h) Nghiên cứu đề xuất định hướng về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;

i) Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ xu hướng tiêu cực, tăng cường xu hướng tích cực của các vấn đề môi trường chính và lập kế hoạch giám sát môi trường;

k) Thành lập bản đồ trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (nếu có);

l) Soạn thảo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và trình nộp cho cơ quan chủ trì lập quy hoạch.

Điều 5. Hoạt động gián tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Lựa chọn nhà thầu gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tham vấn, lấy ý kiến.

3. Quản lý chung.

Điều 6. Định mức cho hoạt động trực tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch

1. Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:

Công thức tính: GĐMC = GĐMC chuẩn x H1 x H2 x H3

Trong đó:

GĐMC là định mức tối đa cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

GĐMC chuẩn là định mức cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với địa bàn chuẩn quy mô 5.000 km2 được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (chưa bao gồm định mức thành lập bản đồ).

H1 là hệ số về quy mô diện tích tự nhiên bao gồm lãnh thổ và lãnh hải của địa bàn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được xác định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

H2 là hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành, lĩnh vực được xác định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được áp dụng hệ số H2=1.

H3 là hệ số khu vực đặc biệt được xác định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (hệ số H3 chỉ áp dụng đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch cấp tỉnh, cấp vùng).

2. Định mức quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng trên cơ sở chia theo 04 mức chuyên gia quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được ký hiệu: chuyên gia tư vấn mức 1 (CG1), chuyên gia tư vấn mức 2 (CG2), chuyên gia tư vấn mức 3 (CG3), chuyên gia tư vấn mức 4 (CG4).

3. Định mức thành lập bản đồ trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (nếu có) (bao gồm: các bản đồ hiện trạng, diễn biến các vấn đề môi trường; định hướng các biện pháp công trình xử lý, quan trắc môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu để xác định các vấn đề môi trường có liên quan đến quy hoạch và dự báo xu thế, diễn biến của các vấn đề môi trường chính) không nằm trong Phụ lục I của Thông tư này và được thực hiện theo định mức bản đồ chuyên đề đối với quy hoạch tỉnh chuẩn tại Phụ lục VI Thông tư số 21/2023/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan đến công tác xây dựng bản đồ.

Điều 7. Định mức cho các hoạt động gián tiếp trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Các hội nghị, hội thảo, hội đồng trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:

a) Hội đồng xét duyệt đề cương, dự toán thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

b) Hội thảo tham vấn các bước thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (xác định phạm vi thực hiện, các bên liên quan, mối liên kết giữa quá trình lập quy hoạch và thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; các vấn đề môi trường chính, đánh giá tác động của quy hoạch đến môi trường; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính);

c) Hội nghị, hội thảo xin ý kiến để hoàn thiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Trên cơ sở các yêu cầu được xác định trong quá trình xây dựng đề cương, cơ quan lập quy hoạch xác định số lượng hội nghị, hội thảo thực hiện đánh giá môi trường chiến lược nhưng không quá 07 lần tổ chức hội nghị, hội thảo.

2. Định mức thù lao tham gia hội thảo tham vấn, chế độ chi hội nghị, hội thảo và công tác phí trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt dự toán trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược thì căn cứ vào Thông tư này để điều chỉnh dự toán.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc văn bản thay thế./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, PC, KH-TC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Công Thành

 

PHỤ LỤC I

ĐỊNH MỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC) CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA, QUY HOẠCH VÙNG, QUY HOẠCH TỈNH, QUY HOẠCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VỚI ĐỊA BÀN CHUẨN QUY MÔ 5.000 KM2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BTNMT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

STT

Nội dung

Mức chuyên gia

Định mức

I

Định mức lập Đề cương ĐMC

 

 

1.

Thu thập thông tin, phân tích tài liệu về hiện trạng kinh tế, xã hội và môi trường, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến phạm vi thực hiện ĐMC, các dữ liệu về biến đổi khí hậu, tình hình công tác quản lý và bảo vệ môi trường và các thông tin khác phục vụ cho việc xác định các nội dung thực hiện ĐMC)

CG3, CG4

2CG3, 3CG4(*)

2.

Xây dựng nội dung thực hiện ĐMC (xác định các công việc cần thực hiện trong quá trình ĐMC về không gian và thời gian, các bên liên quan, mối liên kết giữa quá trình lập quy hoạch với thực hiện ĐMC, các bước thực hiện để xác định vấn đề môi trường chính, đánh giá khả năng tác động, đề xuất các chương trình, biện pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính và các công việc khác có liên quan trong quá trình thực hiện ĐMC)

CG1, CG2

2CG1, 3CG2

3

Xây dựng dự toán thực hiện ĐMC và Đề cương trình phê duyệt

CG3, CG4

2CG3, 3CG4

II

Định mức thực hiện và lập báo cáo ĐMC

 

 

1.

Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về diễn biến của các thành phần môi trường, các di sản thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của vùng quy hoạch và các khu vực lân cận có khả năng chịu tác động của quy hoạch

 

 

a

Thu thập thông tin, dữ liệu, tài liệu, bản đồ, điều tra thực địa

CG3, CG4

5CG3, 5CG4

b

Xử lý thông tin, dữ liệu, tài liệu

CG3, CG4

5CG3, 5CG4

2.

Xác định phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu để thực hiện ĐMC (vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi việc quy hoạch

 

 

a.

Xác định phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu để thực hiện ĐMC

 

 

 

Xác định phạm vi không gian trên cơ sở phân tích mối quan hệ của vùng quy hoạch với các vùng lân cận trong mối liên kết vùng, các yếu tố tác động theo lưu vực sông, hành lang đa dạng sinh học và khả năng chịu tác động qua lại về môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội

CG1, CG2

2CG1,3CG2

 

Xác định phạm vi thời gian được nhận dạng, dự báo tác động của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch

CG1, CG2

2CG1,3CG2

b.

Xác định các bên liên quan, mối liên kết giữa quá trình lập quy hoạch và thực hiện ĐMC

 

 

 

Xác định mối liên kết giữa quá trình lập quy hoạch và thực hiện ĐMC

CG2, CG3

3CG2, 3CG3

 

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, xác định các bên liên quan và phân công trách nhiệm thực hiện các nội dung ĐMC

CG1, CG2

5CG1, 5CG2

c.

Tổng hợp, phân tích thành phần môi trường, di sản thiên nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực có khả năng bị tác động bởi quy hoạch

 

 

 

Tổng hợp, phân tích mô tả hiện trạng, diễn biến chất lượng thành phần môi trường có khả năng chịu tác động bởi quy hoạch

CG2, CG3

5CG2, 5CG3

 

Tổng hợp, phân tích và mô tả đặc điểm của các di sản thiên nhiên thuộc vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi quy hoạch

CG2, CG3

5CG2, 5CG3

 

Tổng hợp, phân tích và mô tả về điều kiện kinh tế - xã hội có khả năng chịu tác động tích cực/tiêu cực bởi quy hoạch

CG2, CG3

5CG2, 5CG3

3.

Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường

 

 

a.

Xác định mối quan hệ của quy hoạch với các chiến lược, quy hoạch có liên quan và các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường

 

 

 

Định mức thu thập các tài liệu, số liệu thu thập về các chiến lược, quy hoạch có liên quan

CG3, CG4

5CG3, 5CG4

 

Định mức xử lý, tổng hợp phân tích mối quan hệ của quy hoạch với các chiến lược, quy hoạch có liên quan

CG2, CG3

5CG2,5CG3

b

Phân tích các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường

 

 

 

Phân tích các nội dung trong định hướng và phương án phát triển của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường

CG2, CG3

5CG2, 5CG3

 

Tổng hợp xác định các vấn đề môi trường từ các định hướng và phương án phát triển

CG2, CG3

5CG2, 5CG3

4.

Xác định các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; phân tích đánh giá lựa chọn các vấn đề môi trường chính của vùng quy hoạch:

 

 

a.

Định mức xác định các vấn đề và mục tiêu về môi trường có liên quan đến vùng chuẩn

 

 

 

Thu thập các tài liệu, số liệu thu thập điều tra về các vấn đề môi trường

CG3, CG4

10CG3, 10CG4

 

Xử lý, phân loại, thống kê, tổng hợp hiện trạng tài liệu các vấn đề về môi trường

CG3, CG4

10CG3, 10CG4

b.

Định mức xác định danh mục các vấn đề và mục tiêu môi trường chủ yếu

 

 

 

Phân tích, rà soát các vấn đề môi trường để xác định danh mục các vấn đề môi trường liên quan đến vùng quy hoạch

CG1, CG2

10CG1, 10CG2

 

Phân tích, đánh giá, đề xuất tiêu chí, trọng số để xác định các vấn đề môi trường chính

CG1, CG2

15CG1, 15CG2

5.

Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính và tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch

 

 

a

Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong trường hợp không thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

 

 

 

Phân tích hiện trạng môi trường

CG2, CG3

10CG2, 10CG3

 

Phân tích xu hướng dựa trên cơ sở số liệu thu thập

CG2, CG3

10CG2, 10CG3

 

Dự báo xu hướng diễn biến đối với các nội dung không thu thập được số liệu, dữ liệu cần thiết

CG1, CG2, CG3

3CG1, 3CG2, 4CG3

 

Xác định các yếu tố nhạy cảm hoặc quan trọng của môi trường tiếp nhận tác động

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 5CG3

 

Dự báo xu hướng biến đổi các vấn đề môi trường chính

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 5CG3

b

Xác định các yếu tố có thể tác động đến xu hướng của các vấn đề môi trường, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường do tác động của các yếu tố này

 

 

 

Xác định động lực của các xu hướng biến đổi

CG1, CG2, CG3

3CG1, 3CG2, 4CG3

 

Phân tích, dự đoán tương lai tiếp diễn của các xu hướng biến đổi.

CG1, CG2, CG3

3CG1, 3CG2, 4CG3

 

Xác định các yếu tố tác động đến xu hướng biến đổi các vấn đề môi trường.

CG1, CG2, CG3

3CG1, 3CG2, 4CG3

 

Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch.

CG1, CG2, CG3

3CG1, 3CG2, 4CG3

6.

Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch (xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; tác động của Quy hoạch đến biến đổi khí hậu và ngược lại).

 

 

a

Phân tích đặc điểm của các rủi ro/tác động

CG1, CG2, CG3

10CG1, 10CG2, 20CG3

b

Phân tích những vấn đề còn chưa chắc chắn của quy hoạch

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

c

Xác định phạm vi chịu tác động của quy hoạch

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

d

Phân tích rủi ro, tác động

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

đ

Phân tích, xác định xu hướng biến đổi môi trường, các vấn đề chưa chắc chắn và xác định phạm vi chịu tác động

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

e

Phân tích đánh giá tác động của quy hoạch đến biến đổi khí hậu và ngược lại.

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

7.

Đánh giá mục tiêu và phương án quy hoạch, phân tích đề xuất giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính

 

 

a

Phân tích, đánh giá mục tiêu, phương án phát triển đề xuất

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

b

Phân tích, đánh giá xác định mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển được đề xuất và các mục tiêu có liên quan về môi trường

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

8.

Nghiên cứu đề xuất định hướng về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch

 

 

a

Nghiên cứu đề xuất định hướng áp dụng công cụ quản lý môi trường của quy hoạch

CG1, CG2, CG3

1CG1, 2CG2, 2CG3

b

Nghiên cứu đề xuất định hướng phân vùng môi trường để lồng ghép trong phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên trong quy hoạch

CG1, CG2, CG3

1CG1, 2CG2, 2CG3

c

Nghiên cứu đề xuất định hướng thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong quy hoạch

CG1, CG2, CG3

1CG1, 2CG2, 2CG3

9.

Đề xuất các giải pháp pháp giảm nhẹ xu hướng tiêu cực, tăng cường xu hướng tích cực của các vấn đề môi trường chính và lập kế hoạch giám sát môi trường

 

 

a.

Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:

 

 

 

Phân tích, nghiên cứu đề xuất giải pháp duy trì xu hướng tích cực và giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

 

Tổng hợp ý kiến và hoàn thiện đề xuất

CG1, CG2, CG3

1CG1, 2CG2, 2CG3

b.

Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

 

 

 

Phân tích, nghiên cứu đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường

CG1, CG2, CG3

5CG1, 5CG2, 10CG3

 

Tổng hợp ý kiến và hoàn thiện đề xuất

CG1, CG2, CG3

1CG1, 2CG2, 2CG3

10.

Soạn thảo báo cáo ĐMC và trình nộp cho cơ quan chủ trì thực hiện quy hoạch

 

 

a

Tổng hợp, viết báo cáo ĐMC

CG1, CG2, CG3

3CG1, 3CG2, 4CG3

b

Các công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp khác để hoàn thiện báo cáo ĐMC

CG3, CG4

5CG3, 5CG4

Ghi chú: (*) 2CG3, 3CG4 là 02 công chuyên gia tư vấn mức 3 (CG3) và 03 công chuyên gia tư vấn mức 4 (CG4).

 

PHỤ LỤC II

HỆ SỐ CỦA QUY MÔ DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA BÀN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (H1)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BTNMT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Quy mô diện tích tự nhiên

H1

I

Cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

 

1

Dưới 1.000 km2

0,95

2

Từ 1.000 km2 đến dưới 2.000 km2

0,96

3

Từ 2.000 km2 đến dưới 3.000 km2

0,97

4

Từ 3.000 km2 đến dưới 4.000 km2

0,98

5

Từ 4.000 km2 đến dưới 5.000 km2

0,99

6

Từ 5.000 km2 đến dưới 6.000 km2

1,00

7

Từ 6.000 km2 đến dưới 7.000 km2

1,05

8

Từ 7.000 km2 đến dưới 8.000 km2

1,10

9

Từ 8.000 km2 đến dưới 9.000 km2

1,15

10

Từ 9.000 km2 đến dưới 10.000 km2

1,20

11

Từ 10.000 km2 đến dưới 11.000 km2

1,25

12

Từ 11.000 km2 đến dưới 13.000 km2

1,30

13

Từ 13.000 km2 đến dưới 15.000 km2

1,35

14

Trên 15.000 km2

1,40

II

Cấp vùng

 

15

Dưới 30.000 km2

1,45

16

30.000 km2 đến dưới 50.000 km2

1,50

17

50.000 km2 đến dưới 70.000 km2

1,60

18

Trên 70.000 km2

1,80

III

Cấp quốc gia

2,00

 

PHỤ LỤC III

HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA QUY HOẠCH NGÀNH QUỐC GIA VÀ QUY HOẠCH CÓ TÍNH CHẤT KỸ THUẬT, CHUYÊN NGÀNH (H2)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BTNMT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Ngành, lĩnh vực

H2

I

Quy hoạch ngành quốc gia

 

1.1

Quy hoạch mạng lưới đường bộ

1,2

1.2

Quy hoạch mạng lưới đường sắt

1,1

1.3

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển

1,2

1.4

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

1,0

1.5

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1,0

1.6

Quy hoạch tổng thể về năng lượng

1,2

1.7

Quy hoạch phát triển điện lực

1,2

1.8

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt

1,2

1.9

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn

1,2

1.10

Quy hoạch tài nguyên nước

1,1

1.11

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ

1,1

1.12

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

1,3

1.13

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1,2

1.14

Các quy hoạch ngành quốc gia khác do Chính phủ quy định

1,0

II

Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành

 

2.1

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh

0,9

2.2

Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia

0,9

2.3

Quy hoạch thủy lợi

0,9

2.4

Quy hoạch đê điều

0,9

2.5

Quy hoạch phát triển điện hạt nhân

0,9

2.6

Các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành khác do Chính phủ quy định

1,0

 

PHỤ LỤC IV

HỆ SỐ VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KHU VỰC ĐẶC BIỆT (H3)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BTNMT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Khu vực

H3

1

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

1,0

2

Vùng Đồng bằng sông Hồng

1,8

3

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

1,5

4

Vùng Tây Nguyên

1,2

5

Vùng Đông Nam Bộ

1,8

6

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1,5

7

Các thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh)

2,2

8

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

2,5

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 01/2024/TT-BTNMT quy định về định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu: 01/2024/TT-BTNMT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký: Lê Công Thành
Ngày ban hành: 02/02/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 01/2024/TT-BTNMT quy định về định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…