Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 958/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 27 tháng 3m 2018 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đcương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch quản lý chất thải rn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương tại Tờ trình số 387/TTr-KHĐT-QHTH ngày 19 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên quy hoạch

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch

2.1. Quan điểm phát triển

- Quản lý chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn.

- Phù hợp với chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch liên quan khác được Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020, các quy hoạch ngành (quy hoạch đô thị, công nghiệp, y tế...) đã được UBND tỉnh phê duyệt đồng thời phù hợp với điều kiện của tỉnh Hải Dương.

- Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn. Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay; Ưu tiên lựa chọn các công nghệ hoàn chỉnh trong nước có khả năng thu gom, xử lý triệt để chất thải rắn và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật. Đồng thời, tìm cách giảm tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp, nhằm hạn chế tác động tới môi trường cũng như chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

2.2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung:

- Rà soát đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyn, xử lý và quản lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương, rút ra được những mặt tích cực, những nguyên nhân, hạn chế, thiếu sót còn tồn tại.

- Đra chiến lược quản lý tổng thể, từng bước hình thành hệ thống mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hải Dương bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

+ 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hải Dương, 95% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thị xã Chí Linh và 90% tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khác, được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 80% lượng chất thải công nghiệp thông thường và 90% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh trong các Khu, cụm công nghiệp tập trung được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% lượng chất thải công nghiệp thông thường và 80% lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán được thu gom, xử lý.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 80% tổng lượng chất thải nông nghiệp thông thường phát sinh và 100% lượng chất thải nông nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom, xử lý.

+ 80% tổng lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý.

c) Định hướng phát triển đến năm 2030:

+ 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hải Dương, và thị xã Chí Linh; 95% tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khác, được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được phân loại tại nguồn.

+ 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý.

+ 90% lượng chất thải công nghiệp thông thường và 100% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh trong các Khu, cụm công nghiệp tập trung được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 80% lượng chất thải công nghiệp thông thường và 90% lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán được thu gom, x lý.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% tổng lượng chất thải nông nghiệp thông thường phát sinh và 100% lượng chất thải nông nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom, xử lý.

+ 90% tng lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý.

3. Nội dung quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

3.1. Các chỉ tiêu quy hoạch

- Các chỉ tiêu tính toán quy hoạch căn cứ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Dự kiến tiêu chuẩn phát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hải Dương như sau:

Stt

Nguồn phát thải

Tiêu chuẩn phát thải

Tỷ lệ thu gom %

Đơn vị

Khối lượng

1

Chất thải rắn Sinh hoạt

a

CTR sinh hoạt đô thị

 

 

 

 

Đặc biệt, I

kg/người.ngđ

1,3

100%

 

II

kg/người.ngđ

1,0

100%

 

III-IV

kg/người.ngđ

0,9

95%

 

V

kg/người.ngđ

0,8

90%

b

CTR sinh hoạt nông thôn

kg/người.ngđ

0,4

80%

2

Chất thải rắn Nông nghiệp

 

 

 

 

Rơm, rạ

tấn/ha.năm

10

100%

 

Bao bì phân bón hóa học

kg/ha.năm

0,85

100%

 

Bao bì thuốc BVTV

kg/ha.năm

0,085

100%

3

Chất thải rắn Làng nghề

25% CTRSH đô thị phát sinh

90%

4

Chất thải rắn Công nghiệp

 

Năm 2020

tấn/ha.ngđ

0,2

90%

 

Năm 2030

tấn/ha.ngđ

0,3

90%

5

Chất thải rắn Y tế

 

 

 

 

Bệnh viện

kg/giường.ngđ

1,5

100%

 

Phòng khám

kg/giường.ngđ

1

100%

 

Trạm y tế

kg/giường.ngđ

0,7

100%

6

Chất thải rắn Xây dựng

20% CTRSH đô thị phát sinh

90%

3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh

- Dự báo tng lượng chất thải rắn phát sinh toàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020

Đơn vị: Tấn/ngày

Stt

Đơn vị hành chính

Sinh hoạt

Công nghiệp

Y tế

Nông nghiệp

Làng nghề & SXKD

Xây dựng

1

Thành phố Hải Dương

350,00

167,74

4,09

-

87,50

70,00

2

Thị xã Chí Linh

136,94

106,32

1,28

55,80

30,37

24,30

3

Huyện Nam Sách

65,48

75,52

0,56

121,05

8,00

6,40

4

Huyện Kinh Môn

94,65

60,38

0,76

179,49

11,26

9,00

5

Huyện Kinh Thành

69,62

115,30

0,58

136,00

8,00

6,40

6

Huyện Thanh Hà

77,68

50,00

0,52

199,86

5,60

4,48

7

Huyện Cẩm Giàng

74,32

250,49

0,67

138,52

9,00

7,20

8

Huyện Bình Giang

69,79

72,74

0,69

78,76

12,00

9,60

9

Huyện Gia Lộc

85,68

80,87

1,07

128,65

12,53

10,02

10

Huyện Tứ Kỳ

78,60

68,09

0,61

197,38

6,00

4,80

11

Huyện Ninh Giang

70,89

18,26

0,57

184,00

5,00

4,00

12

Huyện Thanh Miện

68,03

26,48

0,50

141,83

7,20

5,76

Toàn tỉnh Hải Dương

1241,68

1092,19

11,90

1561,34

202,46

161,96

- Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh toàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030

 Đơn vị: Tấn/ngày

Stt

Đơn vị hành chính

Sinh hoạt

Công nghiệp

Y tế

Nông nghiệp

Làng nghề & SXKD

Xây dựng

1

Thành phố Hải Dương

650,00

251,61

4,92

-

162,50

130,00

2

Thị xã Chí Linh

148,44

279,47

1,54

64,61

32,63

29,00

3

Huyện Nam Sách

85,13

209,28

0,67

101,32

14,26

11,40

4

Huyện Kinh Môn

126,18

135,57

0,92

130,32

22,50

20,00

5

Huyện Kinh Thành

89,65

352,96

0,71

117,62

14,26

11,40

6

Huyện Thanh Hà

90,73

105,00

0,63

197,04

9,00

7,20

7

Huyện Cẩm Giàng

95,80

465,73

0,79

116,62

15,86

 12,68

8

Huyện Bình Giang

90,08

259,10

0,83

57,91

18,50

14,80

9

Huyện Gia Lộc

101,06

210,70

1,29

117,62

17,10

13,68

10

Huyện Tứ Kỳ

93,24

162,14

0,73

188,83

10,20

8,16

11

Huyện Ninh Giang

95,61

102,39

0,68

153,43

13,26

10,60

12

Huyện Thanh Miện

87,66

174,72

0,58

124,82

13,26

10,60

Toàn tỉnh Hải Dương

1753,58

2708,67

14,29

1370,14

343,33

279,52

3.3. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn

Phân loại, thu gom, vận chuyển theo phạm vi phục vụ của các khu xlý chất thải rắn trên từng địa bàn. Phương thức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rn được lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, giao thông, địa hình đặc thù của khu vực và năng lực thu gom, vận chuyển của địa phương, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường.

a) Phân loại chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Chất thải rắn hữu cơ (Rau quả, thức ăn thừa...)

+ Chất thải rắn tái chế (Giấy, nhựa, kim loại....)

+ Chất thải rắn không tái chế (Sành, sứ, thủy tinh...)

+ Chất thải rắn nguy hại (Ắc quy, kẹp nhiệt độ, bóng huỳnh quang...)

- Cht thải rắn công nghiệp, y tế, nông nghiệp, làng nghề và xây dựng:

+ Chất thải rắn tái chế

+ Cht thải rắn không tái chế

+ Chất thải rắn nguy hại

b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyn từ nơi phát sinh tới các điểm tập kết, từ đó được chuyển tới khu xử lý chất thải rắn.

- Chất thải rắn công nghiệp, y tế, nông nghiệp, làng nghề và xây dựng: Chủ nguồn thải chịu trách nhiệm phân loại, bảo quản và lưu giữ chất thải rắn phát sinh, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh môi trường. Có trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý theo quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường theo đúng quy định.

3.4. Quy hoạch các khu xử lý chất thi rắn

- Khu xử lý chất thải rắn có vị trí ngoài phạm vi khu dân cư, cuối hướng gió chính mỗi khu vực, cách xa dòng chảy sông, suối, ao, hồ, kênh mương và được trng cây xanh cách ly xung quanh.

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương xác định 06 khu xử lý chất thải rắn tập trung cấp vùng, cấp huyện như sau:

a) Khu liên hiệp xử lý Việt Hồng (xã Việt Hồng - huyện Thanh Hà)

- Phạm vi phục vụ gm: Thành phố Hải Dương, huyện Thanh Hà, huyện Kim Thành.

- Đối tượng xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô xây dựng, công sut xử lý:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Diện tích xây dựng 26,5 ha; công suất xử lý đạt 674,12 tấn/ngày.

+ Giai đoạn đến năm 2030: Diện tích xây dựng 44,32 ha; công suất xử lý đạt 965,24 tấn/ngày.

b) Khu liên hiệp xử lý Bắc An (xã Bắc An - thị xã Chí Linh)

- Phạm vi phục vụ gồm: Thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn, huyện Nam Sách.

- Đối tượng xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rn y tế; chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô xây dựng, công suất xử lý:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Diện tích xây dựng 6,75 ha; công suất xử lý đạt 313,4 tấn/ngày.

+ Giai đoạn đến năm 2030: Diện tích xây dựng 13,81 ha; công suất xử lý đạt 434,29 tấn/ngày.

c) Khu liên hiệp xử lý Đông Kỳ (xã Đông Kỳ - huyện Tứ Kỳ)

- Phạm vi phục vụ gồm: huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc, huyện Ninh Giang.

- Đối tượng xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rn y tế; chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô xây dựng, công sut xử lý:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Diện tích xây dựng 7,0 ha; công suất xử lý đạt 233,71 tấn/ngày.

+ Giai đoạn đến năm 2030: Diện tích xây dựng 16,01 ha; công suất xử lý đạt 332,18 tấn/ngày.

d) Khu xử lý Bình Giang (xã Tráng Liệt và Thị trấn Sặt - huyện Bình Giang)

- Phạm vi phục vụ gồm: huyện Bình Giang.

- Đối tượng xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô xây dựng, công suất xử lý:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Diện tích xây dựng 4,51 ha; công suất xử lý đạt 92,85 tấn/ngày.

+ Giai đoạn đến năm 2030: Diện tích xây dựng 9,83 ha; công suất xử lý đạt 137,18 tấn/ngày.

e) Khu xử lý Cẩm Giàng (xã Lương Điền - huyện Cẩm Giàng)

- Phạm vi phục vụ gồm: huyện Cẩm Giàng và một số vùng, địa phương trong tỉnh.

- Đối tượng xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô xây dựng, công suất xử lý:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Diện tích xây dựng 5,84 ha; công suất xử lý đạt 108,61 tấn/ngày.

+ Giai đoạn đến năm 2030: Diện tích xây dựng 10,46 ha; công suất xử lý đạt 159,39 tn/ngày.

f) Khu xử lý Thanh Miện (xã Tứ Cường - huyện Thanh Miện)

- Phạm vi phục vụ gồm: huyện Thanh Miện.

- Đối tượng xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô xây dựng, công suất xử lý:

+ Giai đoạn đến năm 2020: Diện tích xây dựng 1,23 ha; công suất xử lý đạt 58,89 tấn/ngày.

+ Giai đoạn đến năm 2030: Diện tích xây dựng 5,89 ha; công suất xử lý đạt 104,96 tấn/ngày.

* Dự kiến tới năm 2030, tại tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều được xây dựng lò đốt chất thải rắn Y tế. Bố trí 27 lò đốt CTR nguy hại y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

3.5. Công nghệ xử lý chất thải rắn

- Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn.

- Ưu tiên các công nghệ trong nước, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, đặc biệt đối với chất thải công nghiệp.

- Đối với chất thải rắn hu cơ, áp dụng phương pháp chế biến thành phn vi sinh phục vụ nông nghiệp bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ.

- Đối với chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế, xử lý bằng phương pháp đốt với các lò đốt hiện đại.

- Chỉ chôn lấp các chất trơ không thể tái chế, tái sử dụng và phần tro, xỉ còn lại của quá trình đt chất thải nguy hại. Các ô chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

3.6. Các dự án ưu tiên, phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng công suất xử lý của xử lý Khu liên hiệp xử lý Việt Hồng; Khu xử lý Bình Giang

+ Kêu gọi đầu tư xây dựng các Khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch, gồm: Khu xử lý Bắc An, Đông Kỳ, Cẩm Giàng, Thanh Miện.

- Giai đoạn đến năm 2030:

Đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng công suất xử lý các Khu xử lý rác đã có theo quy hoạch.

3.7. Nhu cầu sử dụng đất

Tổng nhu cầu quỹ đất cần bổ sung cho việc đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đến năm 2030 là khoảng: 71,32ha

3.8. Nhu cầu vn đầu tư

a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 1.456,47 tỷ đồng

Trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2020: 493,63 tỷ đồng

- Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030: 962,84 tỷ đồng

b) Nguồn vn:

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Vốn ngân sách: 55,14 tỷ đồng (chiếm 11,17%).

+ Vốn xã hội hóa: 52,03 tđồng (chiếm 10,54%).

+ Vốn vay ODA: 380,5 tỷ đồng (chiếm 77,08%).

+ Vốn viện trợ không hoàn lại: 5,96 tỷ đồng (chiếm 1,21 %).

- Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030:

+ Vốn ngân sách: 107,55 tỷ đồng (chiếm 11,17%).

+ Vốn xã hội hóa: 101,48 tỷ đồng (chiếm 10,54%).

+ Vốn vay ODA: 742,16 tỷ đồng (chiếm 77,08%).

+ Vốn viện trợ không hoàn lại: 11,65 tỷ đồng (chiếm 1,21%).

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vốn vay dài hạn với lãi sut ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn.

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyn, xử lý chất thải rắn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyn, xử lý chất thải rắn; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trong thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.

- Kết hợp mô hình nhà nước - nhân dân và doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong quản lý lĩnh vực chất thải rắn.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp với việc thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn.

- Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về quản lý chất thải rắn.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bng nhiều hình thức thích hợp…

(Chi tiết như trong báo cáo quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp cùng các cơ quan có liên quan tổ chức công bquy hoạch và tham mưu giúp UBND tỉnh ch đạo thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, là đầu mối phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch.

2. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị khác có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch này.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin truyền thông, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PTC UBND tỉnh;
- Cng thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu: VT, (Ô. Đông, Minh). (60b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Anh Cương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 958/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 958/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
Người ký: Nguyễn Anh Cương
Ngày ban hành: 27/03/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 958/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…