THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 888/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2022 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung
Chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện cho phát triển các-bon thấp, giảm phải thải. Rà soát, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục, tạo đột phá cho thu hút các dòng vốn đầu tư, phát triển các- bon thấp của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính đầu tư vào Việt Nam thông qua đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật.
- Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành và địa phương được rà soát, cập nhật, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
- Các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh. Đến năm 2030, khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng 100% xăng E5; giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, 43% trong nông nghiệp, 70% trong lâm nghiệp và sử dụng đất đồng thời tăng 20% lượng hấp thụ các-bon, 60,7% trong xử lý chất thải, 38,3% trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường). Các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon từ các nguồn phát thải lớn được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.
- Xác định chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; xác định các khu vực biển thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án điện gió ngoài khơi vào hoạt động ở các khu vực có tiềm năng. Đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; tham gia các tổ chức năng lượng quốc tế.
- Phát triển các dự án năng lượng mới không phát thải như sản xuất nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng gồm pin tích năng, thủy điện tích năng, trữ nhiệt và lưới điện thông minh, bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện với tỷ lệ cao.
- Hình thành cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon, thị trường giao dịch tín chỉ các-bon trong nước. Đến năm 2030, thị trường các-bon trong nước được vận hành và kết nối với thị trường các-bon các nước trong khu vực và thế giới.
- Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phục hồi các nguồn tài nguyên, hệ sinh thái được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu được bảo đảm cơ bản, đặc biệt tại các khu vực dễ bị tổn thương, rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu; các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái, cộng đồng được áp dụng rộng rãi. Phát triển nông nghiệp sinh thái, bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng.
- Thực hiện sáng kiến của Liên hợp quốc về “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, triển khai Chương trình trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh.
- Xây dựng, tham gia Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý; tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu và các sáng kiến quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chuyển dịch năng lượng.
- Thúc đẩy ngoại giao khí hậu; phát triển đồng bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh tăng cường năng lực, truyền thông phục vụ phát triển các- bon thấp, giảm phát thải.
- Rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cất giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư, tài chính xanh của các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam hợp tác và triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, sản xuất nhiên liệu xanh, sạch.
- Ban hành các quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quy định về hiệu quả sử dụng năng lượng đối với phương tiện giao thông vận tải.
- Ban hành cơ chế khuyến khích, ưu đãi sử dụng nhiên liệu sinh học, điện, nhiên liệu amonia xanh, hydro xanh trong giao thông vận tải; triển khai áp dụng các công cụ định giá các-bon; khuyến khích đầu tư giảm phát thải trong các lĩnh vực; thúc đẩy phát triển thương mại và sản xuất, tiêu dùng hàng hóa xanh, bền vững, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
- Ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, Kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất, Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, Kế hoạch chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh trong giao thông vận tải; Kế hoạch hành động của các ngành, lĩnh vực thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Lồng ghép những nhiệm vụ này vào các chiến lược, quy hoạch quốc gia, ngành để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Phát triển các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối...); nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiên liệu amonia xanh, hydro xanh; lưu trữ năng lượng và phát triển công nghệ thu hồi, lưu giữ và sử dụng các-bon. Đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản phục vụ sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện không phát thải.
- Tăng cường điện khí hóa và sử dụng hiệu quả năng lượng trong dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải; phát triển lưới điện thông minh, vận hành các nguồn năng lượng mới, nguồn điện linh hoạt; thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; phát triển ô tô điện tại Việt Nam.
- Nghiên cứu thành lập Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm và quản trị quốc gia trong lĩnh vực này. Xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA) và Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA) để thúc đẩy các hoạt động chuyển dịch năng lượng, huy động các nguồn vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng.
- Điều tra các loại khoáng sản, nghiên cứu phát triển vật liệu, công nghệ mới để chuyển tải, lưu trữ năng lượng,
- Thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải ven biển; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện. Chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; mở rộng, phát triển giao thông phi cơ giới.
- Thúc đẩy chuyển đổi hoạt động theo tiêu chí xanh, phát thải các-bon thấp đối với các cảng, bến, nhà ga. Phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông vận tải; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát thải các-bon thấp.
- Triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị xanh, thông minh, sinh thái và các công trình xây dựng xanh, phát thải các-bon thấp.
- Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, sử dụng công nghệ hiện đại, ít phát thải; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng và đất lâm nghiệp, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên hiện có để giảm phát thải, tăng lượng hấp thụ các-bon rừng; trồng rừng, phát triển rừng, phục hồi rừng và các hệ sinh thải tự nhiên của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng.
5. Bảo vệ, phục hồi các nguồn tái nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên
- Bảo vệ, phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thải biển; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng.
- Cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, đặc biệt đối với các vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, chịu tác động của xâm nhập mặn.
- Thực hiện chôn lấp chất thải rắn có thu hồi khí cho phát điện và chôn lấp bán hiếu khí, phát điện sinh khối; nhân rộng mô hình sản xuất phân compost từ chất thải sinh hoạt; xử lý đốt chất thải rắn phát điện. Áp dụng mô hình tuần hoàn xử lý chất thải, đẩy mạnh triển khai phân loại rác tại nguồn.
6. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu
- Đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho các khu vực dễ bị tổn thương, đặc biệt là khu vực ven biển, sông, hồ. Triển khai các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái và cộng đồng.
- Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai và năng lực truyền tin; xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Rà soát, cập nhật quy hoạch xây dựng đô thị thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu; quy hoạch, bố trí, di dời, sắp xếp dân cư, xây dựng nhà an toàn cho người dân ở những vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất.
- Phát triển và thực hiện thí điểm một số mô hình an sinh xã hội, chuyển đổi công bằng phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, xã hội của các vùng, miền.
7. Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông
- Đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực.
- Nghiên cứu và triển khai thí điểm các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon từ các nguồn phát thải lớn cho một số lĩnh vực, vùng có tiềm năng, đảm bảo hiệu quả về chi phí và có thể mở rộng quy mô; nghiên cứu phát triển các vật liệu mới ít phát thải.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu ở các cấp học.
8. Thúc đẩy ngoại giao khí hậu
- Vận động thu hút nguồn lực quốc tế (các nguồn tài chính công và tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm...) thông qua trao đổi, chuyến thăm cấp cao, chương trình làm việc của các Bộ, ngành, địa phương với đối tác nước ngoài, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và thúc đẩy thiết lập các quan hệ đối tác song và đa phương với các đối tác quốc tế.
- Tiếp thu kinh nghiệm, mô hình, thực tiễn tốt về thực hiện các cam kết tại COP26 ở các nước, các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, chuyển đổi công nghiệp, giao thông và năng lượng phục vụ chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải thấp, kinh tế tuần hoàn.
- Tích cực tham gia các tổ chức, cơ chế, diễn đàn quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu và có đóng góp thực chất, đề xuất ý tưởng và sáng kiến mới tại các cơ chế khu vực và toàn cầu.
1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn xã hội hóa, nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
2. Huy động hợp tác hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính trong nước, quốc tế; khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân vào các dự án phát triển các-bon thấp. Thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước nhằm tăng thêm nguồn đầu tư cho phát triển các-bon thấp.
1. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) chỉ đạo, điều phối triển khai thực hiện Đề án theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo được ban hành tại Quyết định số 2201/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức các diễn đàn đối thoại hợp tác triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
3. Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, trong đó tập trung vào chuyển đổi năng lượng, giao thông; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh và phát thải các-bon thấp; phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan phân bổ nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước của ngân sách nhà nước cho việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định đảm bảo an toàn nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan rà soát, bổ sung các dự án ưu tiên, cấp bách vào kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định.
5. Bộ Tài chính
- Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương cho các Bộ, cơ quan trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc huy động vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế, các đối tác song phương và đa phương đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đàm phán, tiếp nhận nguồn viện trợ và vốn vay từ các nhà tài trợ trên cơ sở cân đối với mục tiêu quản lý nợ công của Chính phủ.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các-bon thấp ở Việt Nam để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phát triển các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực.
- Phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
7. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai các hoạt động ngoại giao khí hậu, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế, diễn đàn song phương và đa phương.
8. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan vận động hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam hoàn thiện pháp luật để thực thi các cam kết có tính ràng buộc pháp lý tại Hội nghị COP26.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu cam kết. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thông tin kịp thời đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện mục tiêu cam kết.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh, cơ chế chính sách, chế tài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng xanh; hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp nhận nguồn hỗ trợ quốc tế, cho vay ưu đãi để tài trợ cho các dự án xanh. Xây dựng lộ trình chuyển đổi danh mục tín dụng phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
11. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành xử lý những khó khăn, vướng mắc của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
12. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Rà soát, đề xuất sửa đổi các bộ luật, luật chuyên ngành, các văn bản dưới luật và cập nhật, bổ sung cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực phù hợp với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
- Chủ động bố trí và huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Đề án này; tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện và định kỳ có báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tại các phiên họp.
13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tích hợp lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 vào nội dung quy hoạch tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Chủ động đề xuất để huy động nguồn lực tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí kính và tham gia các chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn ứng phó với biến đổi khí hậu để triển khai thực hiện cam kết.
14. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động các hiệp hội, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kết nối với hiệp hội doanh nghiệp quốc tế và các nước để kêu gọi, thu hút sự tham gia hỗ trợ tài chính và công nghệ thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ COP26
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Nhóm nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện/ hoàn thành |
1. |
Sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 8/2022 |
2. |
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan |
Tháng 9/2022 |
3. |
Rà soát, đề xuất sửa đổi các bộ luật, luật chuyên ngành, các văn bản dưới luật và cập nhật, bổ sung cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực phù hợp với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trên cơ sở đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ ổn định an ninh năng tượng |
Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao |
Các Bộ, ngành liên quan |
2022 - 2023 |
4. |
Hoàn thiện pháp luật để thực thi các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về ứng phó với biến đổi khí hậu, các cam kết có tính ràng buộc pháp lý tại Hội nghị COP26 |
Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao |
Các Bộ, ngành liên quan |
2022 - 2030 |
5. |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm đón dòng vốn tín dụng; khuyến khích đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng phù hợp với mục tiêu cam kết |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tài chính, NHNNVN, Ủy ban QLVNN tại DN |
Tháng 9/2022 |
6. |
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển ngân hàng xanh; khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tài trợ, cho vay ưu đãi đối với các dự án thuộc danh mục phân loại xanh; hỗ trợ thực hiện mục tiêu cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Các Bộ, ngành liên quan |
2022 - 2025 |
7. |
Tích hợp liên thông và rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan đến các lĩnh vực: đầu tư; đất đai, môi trường, giao khu vực biển; đấu nối, truyền tải, mua bán điện đối với các dự án năng lượng tái tạo |
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, TNMT, Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 12/2022 |
8. |
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 7/2022 |
9. |
Phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam phù hợp với mục tiêu cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 10/2022 |
10. |
Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Năm 2022 |
11. |
Phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 11/2022 |
12. |
Ban hành Kế hoạch hành động giảm phát thải khi mê-tan đến năm 2030 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành liên quan và địa phương |
Tháng 8/2022 |
13. |
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 8/2022 |
14. |
Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch |
Bộ Giao thông vận tải |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 12/2022 |
15. |
Ban hành Kế hoạch hành động phát triển công trình xây dựng, đô thị phát thải các-bon thấp tiến tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 |
Bộ Xây dựng |
Bộ TNMT; Bộ Công Thương |
Tháng 12/2022 |
16. |
Đề án phát triển và sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại |
Bộ Xây dựng |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
17. |
Ban hành Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất giai đoạn 2022-2030 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ TNMT, các Bộ, ngành liên quan |
Tháng 12/2022 |
18. |
Nghiên cứu, đề xuất khả năng tham gia Tuyên bố chấm dứt sản xuất xe chạy bằng xăng, dầu từ nay đến năm 2040 |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 10/2022 |
19. |
Xây dựng Tuyên bố chính trị về quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng giữa Việt Nam và các đối tác trong và ngoài G7 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Giao thông vận tải |
Tháng 9/2022 |
20. |
Xây dựng khung pháp lý mua sắm công xanh; tích hợp các tiêu chí mua sắm xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; khuyến khích và thúc đẩy tiêu dùng xanh thông qua thương mại điện tử |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2023 |
21. |
Rà soát, cập nhật Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) phù hợp với mục tiêu cam kết |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2023 |
22. |
Thành lập Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc gia |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 9/2022 |
23. |
Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển phương tiện giao thông điện hóa trên toàn quốc |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 9/2022 |
24. |
Đề án triển khai thí điểm các dự án sản xuất nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 9/2023 |
25. |
Phát triển các nhà máy xử lý đốt chất thải rắn phát điện |
Các địa phương |
Bộ TNMT, các Bộ, ngành liên quan |
2022 - 2030 |
26. |
Phát triển các dự án điện gió ngoài khơi |
Các địa phương |
Các Bộ: Công Thương, TNMT; các Bộ, ngành liên quan |
2022 - 2030 |
27. |
Đề án bảo vệ, phát triển và nâng cao năng suất chất lượng rừng, tăng lượng hấp thụ và lưu giữ các-bon từ rừng |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
28. |
Đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản phục vụ sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện không phát thải khí nhà kính |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2023 |
29. |
Nghiên cứu công nghệ, triển khai các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon trong một số lĩnh vực |
Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, TNMT, Viện HLKHCNVN |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2027 |
30. |
Dự án thử nghiệm công nghệ khí hoá than, thu hồi, chôn lấp các-bon tại các vỉa than ngầm bể sông Hồng khu vực ngoài đê |
Bộ Tài nguyên và Mòi trường |
Các Bộ, ngành, địa phương |
2023 - 2027 |
31. |
Xây dựng kế hoạch truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Tháng 8/2022 |
CÁC NHIỆM VỤ DÀI HẠN THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẠT MỨC PHÁT THẢI
RÒNG BẰNG “0” VÀO NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Nhóm nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện/ hoàn thành |
1. |
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 |
Các bộ, ngành theo từng lĩnh vực phụ trách |
Các bộ, ngành liên quan |
2025 - 2030 |
2. |
Triển khai thí điểm và thành lập thị trường các-bon trong nước |
Bộ Tài chính |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành Liên quan |
2022 - 2030 |
1. |
Phát triển năng lượng tái tạo, bao điện gió ngoài khơi và ven bờ; nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh; giải pháp lưu trữ năng lượng |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành, địa phương; doanh nghiệp |
2022 - 2030 |
2. |
Tăng cường điện khí hóa, Tăng tỷ trọng các phương tiện/thiết bị sử dụng điện (thiết bị tòa nhà, lò điện công nghiệp, phương tiện giao thông sử dụng điện, hoạt động điện phân sản xuất hydrogen) |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành, địa phương; doanh nghiệp |
2022 - 2030 |
3. |
Thực hiện giải pháp hiệu quả năng lượng trong dân dụng: nâng cao các quy định về hiệu suất tối thiểu đối với thiết bị (MBPS); tòa nhà hiệu quả năng lượng (EHB), tòa nhà xanh (GB) |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành, địa phương; doanh nghiệp |
2022 - 2030 |
4. |
Thực hiện giải pháp hiệu quả năng lượng trong công nghiệp: các ứng dụng tận dụng nhiệt thải (WHR); đồng phát nhiệt điện (Cogeneration); động cơ hiệu suất cao, biến tần (VSD) |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành, địa phương; doanh nghiệp |
2022 - 2030 |
5. |
Hỗ trợ vận hành hệ thống điện, phát triển lưới điện thông minh, lưới điện siêu nhỏ, nâng cao năng lực vận hành các nguồn năng lượng mới; phát triển nguồn điện linh hoạt; thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
2022 - 2030 |
6. |
Triển khai mô hình quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng giữa Việt Nam và các đối tác trong và ngoài G7 |
Bộ Công Thương |
Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại giao |
2023 - 2030 |
1. |
Điện khí hóa các tuyến đường sắt quốc gia hiện có và đầu tư xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia sử dụng năng lượng điện; tuyến đường sắt tốc độ cao quốc gia Bắc - Nam; các nhánh đường sắt kết nối vào các cảng biển sử dụng năng lượng điện |
Bộ Giao thông vận tải |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
2022 - 2050 |
2. |
Thực hiện chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng thông qua việc mở rộng hệ thống xe bus, BRT; triển khai hệ thống metro; xây dựng hệ thống đường sắt đô thị (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh); tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Bộ Giao thông vận tải/ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
2022 - 2050 |
3. |
Phát triển hạ tầng sạc điện/hydro, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh trên hệ thống quốc lộ và tại các đô thị, khu dân cư |
Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2050 |
4. |
Triển khai thí điểm 26 đô thị thực hiện kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ. |
Bộ Xây dựng |
Một số đô thị được lựa chọn |
2022 - 2027 |
5. |
Xây dựng mô hình tòa nhà và đô thị phát thải các-bon thấp, trung hòa các-bon và thí điểm áp dụng tại một số đô thị (khu vực phía Bắc, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long) |
Bộ Xây dựng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương; một số địa phương |
2023 - 2027 |
6. |
Xây dựng chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, phát thải các-bon thấp; thí điểm hỗ trợ đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tại một số doanh nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính |
Bộ Xây dựng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số doanh nghiệp được lựa chọn |
2023 - 2027 |
7. |
Nghiên cứu, xây dựng chương trình hiệu quả năng lượng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường nhà ở và phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 |
Bộ Xây dựng; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2050 |
1. |
Xây dựng và triển khai Dự án phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương. |
2022 - 2030 |
2. |
Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương. |
2022 - 2030 |
3. |
Ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương. |
2022 - 2030 |
4. |
Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương. |
2022 - 2030 |
5. |
Hỗ trợ phát triển và mở rộng các dịch vụ hệ sinh thái rừng; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các sáng kiến/hoạt động dịch vụ hệ sinh thái rừng; phát triển thị trường và cơ chế chi trả cho các loại hình dịch vụ hệ sinh thái rừng |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
6. |
Bảo vệ, bảo tồn, sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để giảm phát thải và tăng hấp thụ, lưu giữ các-bon rừng |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
7. |
Trồng rừng, phát triển rừng, ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
8. |
Triển khai các chương trình, dự án giảm phát thải và hấp thụ, lưu giữ các-bon rừng |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
Bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên |
||||
1. |
Cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, đặc biệt đối với các vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, chịu tác động của xâm nhập mặn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
2. |
Bảo vệ, phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái ngập nước quan trọng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
3. |
Áp dụng mô hình mần hoàn xử lý chất thải phục vụ sản xuất vật liệu nhựa sinh học, vật liệu tái chế, năng lượng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
4. |
Triển khai các biện pháp chôn lấp chất thải rắn có thu hồi khi cho phát điện và chôn lấp bán hiếu khí, phát điện sinh khối |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
5. |
Xây dựng và triển khai các mô hình tuần hoàn xử lý chất thải, đẩy mạnh triển khai phân loại rác tại nguồn |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 -2030 |
1. |
Phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho các khu vực dễ bị tổn thương đặc biệt là khu vực ven biển |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
2. |
Phát triển các mô hình cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phương |
Các địa phương |
Các bộ, ngành liên quan |
2022 - 2030 |
3. |
Triển khai các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên (NbS), dựa vào hệ sinh thái (EbA) và dựa vào cộng đồng (CbA) |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
4. |
Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai và năng lực truyền tin |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
5. |
Xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng; giám sát, dự báo năng lượng tái tạo thời gian thực, dự báo tác động để phục vụ sản xuất năng lượng tái tạo |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
6. |
Điều tra, đánh giá biến động di dân, xây dựng mô hình đô thị và cụm dân cư nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu. Thí điểm áp dụng để quy hoạch xây dựng cho một số đô thị và cụm dân cư nông thôn thích ứng biến đổi khí hậu |
Bộ Xây dựng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số địa phương được chọn |
2023 - 2027 |
7. |
Phát triển các mô hình an sinh xã hội, chuyển đổi công bằng phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, xã hội của các vùng, miền |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội |
2022 - 2030 |
Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông |
||||
1. |
Đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2022 - 2030 |
2. |
Nghiên cứu và triển khai thí điểm các giải pháp thu hồi, lưu giữ các- bon từ các nguồn phát thải lớn cho một số lĩnh vực, vùng có tiềm năng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
3. |
Nghiên cứu phát triển các vật liệu mới ít phát thải |
Bộ Xây dựng |
Các bộ, ngành, địa phương |
2022 - 2030 |
4. |
Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và người dân |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội |
2022 - 2030 |
5. |
Xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp học |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Các bộ, ngành liên quan |
2022- 2030 |
1. |
Vận động thu hút nguồn lực quốc tế thông qua trao đổi, chuyến thăm cấp cao, chương trình làm việc của các bộ, ngành, địa phương với đối tác nước ngoài, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và thúc đẩy thiết lập các quan hệ đối tác song phương, đa phương với các đối tác quốc tế |
Bộ Ngoại giao |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan |
2022 - 2030 |
2. |
Tiếp thu kinh nghiệm, mô hình, thực tiễn tốt của các nước để thực hiện các cam keest tại COP26; các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, chuyển đổi công nghiệp, giao thông và năng lượng phục vụ chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải thấp, kinh tế tuần hoàn |
Bộ Ngoại giao |
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan |
2022 - 2030 |
THE PRIME
MINISTER OF VIETNAM |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 888/QD-TTg |
Hanoi, July 25, 2022 |
DECISION
APPROVAL FOR SCHEME SETTING OUT TASKS AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF OUTCOMES OF THE 26TH CONFERENCE OF THE PARTIES TO THE UNITED NATIONS FRAMEWORK CONVENTION ON CLIMATE CHANGE
THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 08, 2022 on main tasks and solutions for implementing the social - economic development plan and the State budget estimate in 2022;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment of Vietnam;
HEREBY DECIDES:
Article 1. The Scheme setting out tasks and solutions for implementation of outcomes of the 26th Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change (COP26 Conference) is hereby given approval. The Scheme, inter alia, includes the following primary contents”
...
...
...
1. General objectives
Proactively adopt the global low-carbon development trends, mobilize resources, innovate technologies for adopting new growth models, restructuring the economy, and making contribution to the global efforts to combat climate change. Formulate and implement tasks and comprehensive solutions for response to climate change and energy transition to achieve the net-zero emissions by 2050.
2. Specific objectives
- Establish a synchronous legal framework for encouraging, promoting and facilitating the low-carbon development and emission reduction. Review and promptly resolve difficulties in legal procedures, make breakthroughs in attracting investments in low-carbon development of international organizations and financial institutions to Vietnam by means of innovating mechanisms, policies and laws.
- Review and amend national, sectoral and local strategies and plans which should be in conformity with the commitment to achieve the net-zero emissions by 2050. Formulate action plans for consistent and efficient implementation of approved strategies and plans.
- Promote the reduction of greenhouse gas emissions in the fields of energy, transport, production of building materials, agriculture and waste treatment. By 2030, encourage the use of green energy and electricity in transport, and use of 100% of E5 petrol; decrease greenhouse gas emissions by 32,6% in energy, 43% in agriculture, 70% in forestry and land use sector in which the carbon sequestration capacity is expected to increase by 20%, 60,7% in waste treatment, and 38,3% in industrial processes (compared to the emission reduction stated in the Business-asusual (BAU) scenario). Do research on and widely implement solutions for capture and storage of carbon from large point sources.
- Identify the offshore wind and wave energy potential in territorial waters of Vietnam; locate potential coastal areas for attracting investments; execute and put offshore wind power projects into operation in potential areas. By 2030, increase the ratio of sources of renewable energy, including hydroelectricity, wind power, solar power and biomass to at least 33% of total production of electricity; reduce the ratio of fossil fuels; join international power organizations.
- Develop new zero-emission energy projects such as production of green hydrogen, green ammonia, etc. to serve socio-economic development. Develop energy storage technologies, including battery energy storage systems, pumped-storage hydroelectricity, thermal energy storage and smart grids, for ensuring stability and integration of renewable energy to the grid.
- Establish carbon credit exchange and offsetting mechanisms, and domestic carbon credit market. By 2030, the domestic carbon market will be operated and connected with carbon markets in the region and in the world.
...
...
...
- Implement the UN initiatives on “Decade on Ecosystem Restoration” and the “Planting of one billion green trees for a green Vietnam” program.
- Establish and participate in just and equitable energy transition partnerships; join in the global adaptation alliance and international initiatives on greenhouse gas emissions reduction and energy transition.
- Promote climate diplomacy; consistently develop scientific research and innovation, and promote improvement of capacity and communication activities serving low-carbon development and emission reduction.
II. TASKS AND SOLUTIONS
1. Synchronously revise mechanisms, policies and laws, promote reform of administrative procedures, and improve business and investment environment
- Review and deal with barriers in institutions, mechanisms, policies and laws; speed up the roadmap for reduction and simplification of administrative procedures, and improvement of business and investment environment for attracting investments and green finance of international financial institutions and international groups for cooperation and execution of projects in Vietnam, especially projects on climate change response, energy transition and production of green and clean energy.
- Promulgate regulations on limits on fuel consumption of road vehicles; regulations on energy efficiency in transport.
- Promulgate incentive mechanisms for use of biofuels, electricity, green ammonia and green hydrogen in transport; apply carbon pricing tools; encourage investment in reduction of emissions in various sectors; promote trading, production and consumption of green and sustainable products; promote digital transformation and development of digital economy.
- Promulgate and implement the National program on climate change by 2050, update Vietnam’s Nationally determined contribution (NDC) in conformity with Vietnam’s commitment to achieve the net-zero emissions by 2050; Promulgate and implement the National power development plan in the 2021 – 2030 period with a vision by 2045; the Action plan for methane emissions reduction by 2030, the Plan for implementation of Glasgow leaders’ declaration on forests and land use, the Plan for transition from fossil fuels to clean energy, the Plan for use of green energy in transport; ministerial and sectoral action plans for implementation of Vietnam's commitments in COP26 Conference. Include these tasks in national and sectoral strategies and plans for efficient implementation.
...
...
...
- Develop renewable energy projects (solar power, offshore wind power, hydroelectricity, tidal energy, biomass energy, etc.); do research on development and use of green ammonia and green hydrogen; energy storage and development of carbon capture, utilization and storage technologies. Assess potential and reserves of minerals used in the manufacture of rechargeable batteries, energy storage and installation of zero-emission equipment and facilities.
- Intensify electrification and efficient use of energy in civil, industrial and transport sectors; develop smart girds and operate new energy sources and flexible power sources; implement programs for energy demand management and load regulation; develop electric cars in Vietnam.
- Do research on establishment of the National renewable energy center to serve development of human resources, technology transfer and sharing of experience and national management in this sector. Consider joining in the International Renewable Energy Agency (IRENA) and the International Solar Alliance (ISA) for promoting energy transition and mobilizing funds for climate change response and energy transition.
3. Promote emissions reduction in transport and mitigation of greenhouse gas emissions in manufacture of building materials; develop green cities and buildings
- Promote conversion of mode of transport from road transport to rail, inland waterway and coastal transport; intensify combination of intermodal transportation with high-quality logistics services, and reduce the empty running rate of vehicles. Drive a modal shift from private vehicles to public transport; increase the market share of public passenger transport in urban areas; expand and develop non-motorized transport.
- Promote green criteria-oriented and low-carbon operation of ports, wharves and railway stations. Develop infrastructure facilities providing green energy in transport; develop green and low-carbon transport infrastructure.
- Perform activities to reduce greenhouse gas emissions from the manufacture of building materials; develop green and smart eco-cities, and green and low-carbon buildings.
4. Develop ecological, circular and low-carbon agriculture; ensure protection, conservation, and sustainable use and development of forests
- Develop ecological, organic, circular, low-carbon and eco-friendly agriculture that can adapt to climate change; establish centralized and large-scale production zones associated with agricultural product processing and storage facilities that employ modern and low emission technologies; boost restructuring of crop and livestock production in an efficient manner that meets market demand and can be resilient and adaptable to climate change.
...
...
...
5. Protect and restore natural resources, and develop natural ecosystems
- Protect, restore and develop natural resources, natural ecosystems and marine ecosystems; protect and sustainably develop aquatic resources and important wetland ecosystems.
- Improve and restore degraded, water-scarce and polluted water sources; manage, exploit and use water economically and efficiently, especially regions at risk from drought, water scarcity or saltwater intrusion.
- Carry out landfilling of solid waste with recovering gas for energy production and semi-aerobic landfilling, biomass power generation; develop domestic waste composting model in a large scale; carry out burning of solid waste for power generation. Apply circular waste treatment model, and promote classification of waste at source.
6. Proactively adapt to climate change
- Make investment in development of climate change and disaster-resilient infrastructure and urban areas in vulnerable regions, especially coastal areas, rivers and lakes. Implement nature-, ecosystem- and community-based climate adaptation solutions.
- Improve capacity to monitor, forecast and give warning on hydro-meteorological hazards and disasters, and communication capacity; establish climate change and sea level rise observing system.
- Develop and pilot certain social security and just transition models that are suitable for natural, ecological and social conditions of regions or areas.
7. Do scientific research, innovation and strengthen capacity and communications
...
...
...
- Do research and pilot solutions for capture and storage of carbon from large point sources in certain potential areas or regions, taking into account the cost efficiency and scalability; do research on development of new low-emitting materials.
- Perform activities to disseminate information and increase awareness of climate change response; develop education and training programs into which climate change response contents are integrated in all education levels.
8. Promote climate diplomacy
- Mobilize and attract international resources (public and private sources of finance, technologies, knowledge, experience, etc.) by means of exchange, high-level diplomatic visits and working programs of Ministries, regulatory authorities and local governments with foreign partners, and Vietnam's diplomatic missions in foreign countries, and promote establishment of bilateral and multilateral relationship with international partners.
- Learn experience and adopt good practices and models of implementation of COP26 commitments from foreign countries, and initiatives on climate change response, green growth, and transition in industrial, transport and energy sectors to serve the transformation of growth model towards low emissions and circular economy.
- Actively participate in international organizations, mechanisms and forums on climate change, and make real contributions and propose new ideas and initiatives to regional and global mechanisms.
III. RESOURCES FOR IMPLEMENTATION
1. Funding for implementing the Scheme is derived from state budget in accordance with regulations of law in force, funding sources from private sector, organizations and individuals, and other lawful funding sources as prescribed.
2. Mobilize cooperation and assistance from international organizations, partners, domestic and international funds and financial institutions; encourage investments of private sector in law-carbon development projects. Promote the development of domestic carbon market to increase investments in low-carbon development.
...
...
...
1. The National Steering Committee in charge of implementing Vietnam's commitments in COP26 Conference (hereinafter referred to as “Steering Committee”) shall direct and coordinate the implementation of this Scheme according to its working regulations enclosed with the Decision No. 2201/QD-TTg dated December 26, 2021 of the Prime Minister.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
- Perform tasks of the standing agency in charge of implementing the Scheme; play the leading role and cooperate with Ministries, regulatory authorities, local governments and relevant agencies in assisting the Steering Committee in monitoring, inspecting and assessing the implementation of this Scheme.
- Play the leading role and cooperate with Ministries, regulatory authorities and relevant agencies in organizing forums and talks on implementation of Vietnam’s commitments in COP26 Conference.
3. The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Transport, the Ministry of Construction, and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall play the leading role in organizing the performance of relevant tasks, focusing on transition in energy and transport; development of green and low-carbon cities and buildings; development of climate-smart agriculture, ecological, organic, circular and low-carbon agriculture that can adapt to climate change.
4. The Ministry of Planning and Investment shall:
- Play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, and relevant Ministries in allocating state budget-derived funding for making domestic and overseas investments for implementing the Scheme in accordance with regulations on guarantee of safety of public debts and national foreign debts.
- Play the leading role and cooperate with relevant Ministries, regulatory authorities and local governments in reviewing and adding priority and urgent projects to the medium-term public investment plan as prescribed.
5. The Ministry of Finance shall:
...
...
...
- Perform assigned functions and tasks in mobilizing funds from foreign loans and aids from international organizations, bilateral and multilateral partners for making investments in climate change response as prescribed.
- Play the leading role and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, and the Ministry of Planning and Investment in negotiating and receiving aids and loans from sponsors while taking into account the Government’s public debt management objectives.
6. The Ministry of Science and Technology shall:
- Play the leading role and cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in assessing the demand for clean and low-carbon technologies in Vietnam for achieving the net-zero emissions by 2050; performing science and technology tasks and innovation for low-carbon development in sectors and areas.
- Allocate funding for science and technology tasks to Ministries, regulatory authorities and local governments for performing scientific research and technological development tasks serving the fulfillment of Vietnam’s commitments in COP26 Conference.
7. The Ministry of Foreign Affairs shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, relevant Ministries and regulatory authorities in performing climate diplomacy activities, effectively courting and using external resources, and enhancing Vietnam's role and position in bilateral and multilateral organizations, mechanisms and forums.
8. The Ministry of Justice shall play the leading role and cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in mobilizing technical assistance for Vietnam in perfecting laws for implementing legally binding commitments in COP26 Conference.
9. The Ministry of Information and Communications shall organize activities to promote digital transformation and development of digital resources serving socio-economic development in conformity with Vietnam’s commitments. Direct press and mass media agencies to provide timely information for organizations, enterprises and individuals for implementing commitments.
10. The State Bank of Vietnam (SBV) shall play the leading role in reviewing and establishing a complete legal framework for green credit, and other mechanisms, policies and regulations which aim to facilitate green credit growth; assist credit institutions in accessing international aids and concessional loans for financing green projects. Formulate the roadmap for conversion of lending portfolios in conformity with the commitment to achieve the net-zero emissions by 2050.
...
...
...
12. Ministries, ministerial agencies and governmental agencies shall:
- Review and propose amendments to codes of law, specialized laws, and sub-law documents, and update and amend sectoral development policies, mechanisms, strategies and plans in conformity with the commitment to achieve the net-zero emissions by 2050.
- Proactively allocate and mobilize resources for implementing the tasks set out in this Scheme; organize supervision and assessment of task implementation results and submit periodical reports on such implementation results to the Ministry of Natural Resources and Environment for submitting consolidated reports to the Steering Committee in meeting sessions.
13. Provincial People’s Committees shall:
- Actively combine objectives, tasks and solutions for implementing the outcomes of the COP26 Conference with contents of provincial master plans and socio-economic development plans in conformity with actual conditions of each province.
- Proactively propose the mobilization of resources for performing the tasks and solutions for climate change adaptation and greenhouse gas emissions reduction, and participating in programs and projects according to carbon credit exchange and offsetting mechanisms and potentials and advantages of each province.
- Formulate and perform activities to disseminate information and increase awareness, training and drilling in climate change response for fulfilling Vietnam’s commitment.
14. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall mobilize the active participation by enterprises and trade associations to achieve the net-zero emissions by 2050; cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in intensifying connection with international business associations and other countries for calling for and attracting their financial and technological assistance for achieving the net-zero emissions by 2050.
Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed.
...
...
...
PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Van Thanh
APPENDIX I
PRIORITIZED
TASKS FOR IMPLEMENTATION OF OUTCOMES OF COP26 CONFERENCE
(Enclosed with the Decision No. 888/QD-TTg dated July 25, 2022 of the Prime
Minister)
No.
Tasks
In-charge authority
...
...
...
Implementation/ completion time
1.
Amend the Decree No. 114/2021/ND-CP on management and use of official development assistance (ODA) and concessional loans provided by foreign donors
Ministry of Planning and Investment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
August, 2022
2.
Decree providing amendments to the Decree No. 40/2016/ND-CP elaborating the Law on natural resources and sea and island environment; Decree No. 11/2021/ND-CP prescribing assignment of certain sea areas to organizations and individuals for exploitation and use of marine resources
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
September, 2022
3.
Review and propose amendments to codes of law, specialized laws, and sub-law documents, and update and amend sectoral development policies, mechanisms, strategies and plans in conformity with the commitment to achieve the net-zero emissions by 2050 on the basis of ensuring national defense – security, energy security and stability
Relevant ministries and local governments performing this task within the ambit of their assigned functions and tasks
Relevant ministries and regulatory authorities
2022 - 2023
4.
Establish complete legal framework for implementation of international commitments and treaties on climate change response to which Vietnam is a signatory, and legally binding commitments made at COP26 Conference
Relevant ministries and local governments performing this task within the ambit of their assigned functions and tasks
...
...
...
2022 - 2030
5.
Review and propose amendments to mechanisms and policies for receiving loan capital; encourage investments in climate change response and energy transition in conformity with Vietnam’s commitments
Ministry of Planning and Investment
Ministry of Finance, SBV, and Commission for the Management of State Capital at Enterprises
September, 2022
6.
Do research on development model of green banks; encourage credit institutions and foreign bank branches to give aids and concessional loans to projects classified as green projects; give assistance for achieving the net-zero emissions by 2050
SBV
...
...
...
2022 - 2025
7.
Integrate and reduce the time for completing relevant procedures in the fields of investment, land, environment and allocation of sea areas; make connection, transmission and trading of electricity in respect of renewable energy projects
Ministry of Planning and Investment, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
December, 2022
8.
Give approval for the National Strategy on Climate Change by 2050 in conformity with Vietnam’s commitment to achieve the net-zero emissions by 2050
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
July, 2022
9.
Give approval for Vietnam’s nationally determined contribution (NDC) in conformity with Vietnam’s commitment to achieve the net-zero emissions by 2050
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
October, 2022
10.
Give approval for the National Power Development Planning for the 2021-2030 period with a vision by 2045; the National Energy Master Planning for the 2021-2030 period with a vision by 2050
Ministry of Industry and Trade
...
...
...
By 2022
11.
Give approval for the National Marine Spatial Planning for the 2021-2030 period with a vision by 2045
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
November, 2022
12.
Promulgate the Action Plan Methane Emissions Reduction Action Plan by 2030
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
August, 2022
13.
Promulgate the National Action Plan for Implementation of Global Coal to Clean Power Transition Statement
Ministry of Industry and Trade
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
August, 2022
14.
Promulgate the Action Plan for Transition to Clean Energy Vehicles
Ministry of Transport
...
...
...
December, 2022
15.
Promulgate the Action Plan for development of low-carbon buildings and cities which are expected to achieve net zero emissions by 2050
Ministry of Construction
Ministry of Natural Resources and Environment; Ministry of Industry and Trade
December, 2022
16.
Promulgate the Scheme for development and use of energy-saving building materials and green materials in housing and commercial sectors
Ministry of Construction
...
...
...
2022 - 2030
17.
Promulgate the National Plan for implementation of Glasgow leaders’ declaration on forests and land use in the 2022-2030 period
Ministry of Agriculture and Rural Development
Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and regulatory authorities
December, 2022
18.
Do research and propose participation in the Statement to end manufacture of petrol and diesel vehicles by 2040
Ministry of Industry and Trade
...
...
...
October, 2022
19.
Formulate the political declaration on the just energy transition partnership between Vietnam and G7 member and non-member partners
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transport
September, 2022
20.
Establish legal framework for green public procurement; integrate green public procurement criteria for investor selection criteria; encourage and promote green consumption through e-commerce
Ministry of Planning and Investment
...
...
...
2022 - 2023
21.
Review and update the National Adaptation Plan (NAP) in conformity with Vietnam’s commitments
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2023
22.
Establish the National Renewable Energy Center
Ministry of Industry and Trade
...
...
...
September, 2022
23.
Propose mechanisms, policies and solutions for development of electrified vehicles nationwide
Ministry of Industry and Trade
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
September, 2022
24.
Formulate the scheme for pilot execution of projects on manufacture of green hydrogen and green ammonia
Ministry of Industry and Trade
...
...
...
September, 2023
25.
Develop plants that burn solid waste for power generation
Local governments
Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and central authorities
2022 - 2030
26.
Develop offshore wind power projects
Local governments
...
...
...
2022 - 2030
27.
Formulate scheme for protection, development and enhancement of forest productivity and quality, and increase of carbon capture and storage of forests
Ministry of Agriculture and Rural Development
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
28.
Assess potential and reserves of minerals used in the manufacture of rechargeable batteries, energy storage and installation of zero-emission equipment and facilities
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
2022 - 2023
29.
Do research on technologies and implement solutions for carbon capture and storage in certain fields
Ministry of Construction, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Natural Resources and Environment, Vietnam Academy of Science and Technology
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2027
30.
Execute projects on trial application of coal gasification, carbon capture and burial at underground coal seams outside the dyke of the Yinggehai-Song Hong Basin
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
2023 - 2027
31.
Formulate the plan for communications on climate change response for achieving the net-zero emissions by 2050.
Ministry of Information and Communications
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
August, 2022
APPENDIX II
LONG-TERM TASKS FOR
ACHIEVING THE NET-ZERO EMISSIONS BY 2050
(Enclosed with the Decision No. 888/QD-TTg dated July 25, 2022 of the Prime
Minister)
...
...
...
Tasks
In-charge authority
Cooperating authorities
Implementation/ completion time
I
Synchronously revise regulations, policies and laws, promote reform of administrative procedures, and improve business and investment environment
1.
Continue revising regulations, policies and laws for establishing a complete legal framework for promoting the achievement of the net-zero emissions by 2050
Ministries, regulatory authorities performing this task in their managing sectors or areas
...
...
...
2025 - 2030
2.
Pilot and establish domestic carbon market
Ministry of Finance
Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and regulatory authorities
2022 - 2030
II
Focus on development of new zero-emission renewable energy sources; energy storage technologies and carbon capture, utilization and storage technologies
1.
...
...
...
Ministry of Industry and Trade
Ministries, regulatory authorities, local governments; enterprises
2022 - 2030
2.
Intensify electrification; increase the percentage of electrically powered equipment/vehicles (building equipment, industrial electric furnaces, electric vehicles, electrolysis for hydrogen production)
Ministry of Industry and Trade
Ministries, regulatory authorities, local governments; enterprises
2022 - 2030
3.
...
...
...
Ministry of Industry and Trade
Ministries, regulatory authorities, local governments; enterprises
2022 - 2030
4.
Implement energy efficiency solutions in industrial sector: applications of waste heat recovery (WHR); cogeneration; variable speed drives (VSD) and high-efficiency motors
Ministry of Industry and Trade
Ministries, regulatory authorities, local governments; enterprises
2022 - 2030
5.
...
...
...
Ministry of Industry and Trade
Relevant ministries and local governments
2022 - 2030
6.
Adopt the model of the just energy transition partnership between Vietnam and G7 member and non-member partners
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Transport, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, Ministry of External Affairs
2023 - 2030
III
...
...
...
1.
Carry out electrification of existing national railway lines, and make investment in construction of new electrically-powered national railway lines; North-South express railway; electrically-powered railway lines connected to sea ports
Ministry of Transport
Relevant ministries and local governments
2022 - 2050
2.
Drive a modal shift from private vehicles to public transport by means of expanding bus and BRT (bus rapid transit) systems; build urban rail transit systems (in Ha Noi and Ho Chi Minh City); tramway or monorail in Ho Chi Minh City
Ministry of Transport/People's Committee of Ha Noi City, People's Committee of Ho Chi Minh City
Relevant ministries and local governments
...
...
...
3.
Develop charging/hydrogen infrastructure, infrastructure delivering clean energy on national systems and in urban/residential areas
Ministry of Transport; Provincial People's Committees
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2050
4.
Carry out pilot implementation of the plan for development green growth cities under Decision No. 84/QD-TTg dated January 19, 2018 of the Prime Minister in 26 cities
Ministry of Construction
Selected cities
...
...
...
5.
Develop and carry out pilot application of models of low-carbon/ carbon-neutral buildings and cities in some cities (in the North, Central Coast, and Mekong Delta)
Ministry of Construction
Ministry of Natural Resources and Environment; Ministry of Industry and Trade; some local governments
2023 - 2027
6.
Formulate policies for development of energy-saving and low-carbon building materials; pilot investment in improvement of building material manufacturing technologies in certain enterprises for reducing greenhouse gas emissions
Ministry of Construction
Ministry of Natural Resources and Environment; selected enterprises
...
...
...
7.
Do research and formulate energy efficiency programs for social housing and worker housing which should be associated with the demand for residential housing market and conformable with the national housing development strategy in the 2021 – 2030 period with a vision by 2045
Ministry of Construction; Provincial People’s Committees
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2050
IV
Develop ecological, organic and low-carbon agriculture; ensure protection, conservation, and sustainable use and development of forests
1.
Formulate and execute projects on climate-smart agricultural value chains in Vietnam
...
...
...
Ministries, regulatory authorities and local governments.
2022 - 2030
2.
Develop ecological, organic, low-carbon and eco-friendly agriculture that may adapt to climate change
Ministry of Agriculture and Rural Development
Ministries, regulatory authorities and local governments.
2022 - 2030
3.
Apply management solutions and technologies to cultivation and husbandry; improve serving sizes for domestic animals; restructure plant varieties; change land use methods
...
...
...
Ministries, regulatory authorities and local governments.
2022 - 2030
4.
Develop centralized, large-scale and hi-tech commodity agricultural areas; carry out restructuring of livestock and crop production; improve resilience and adaptation to climate change of plants and livestock
Ministry of Agriculture and Rural Development
Ministries, regulatory authorities and local governments.
2022 - 2030
5.
Give assistance in development and expansion of forest ecosystem services; intensify community participation in forest ecosystem initiatives/service provision; develop market and payment mechanism for forest ecosystem services
...
...
...
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
6.
Carry out protection, conservation, and sustainable use of forests and forest land for reducing emissions and increasing carbon sequestration and storage of forests
Ministry of Agriculture and Rural Development
Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and regulatory authorities
2022 - 2030
7.
Carry out afforestation and forest development, especially production forests, large-sized timber forests and coastal forests; restore protective forests and reserve forests; carry out assisted natural regeneration, forest regeneration and enrichment planting in planned forestry land
...
...
...
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
8.
Implement projects/programs on emissions reduction and increase of carbon sequestration and storage of forests
Ministry of Agriculture and Rural Development
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
V
Protect and restore natural resources, and develop natural ecosystems
...
...
...
Improve and restore degraded, water-scarce and polluted water sources; manage, exploit and use water economically and efficiently, especially regions at risk from drought, water scarcity or saltwater intrusion
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
2.
Protect, restore and develop natural resources, natural ecosystems, marine ecosystems and important wetland ecosystems
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
...
...
...
Apply circular waste treatment model to serve production of bioplastics, reusable materials, and energy
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
4.
Develop methods for landfilling of solid waste with recovering gas for energy production and semi-aerobic landfilling, biomass power generation
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
...
...
...
Formulate and apply circular waste treatment model, and promote classification of waste at source
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 -2030
VI
Proactively adapt to climate change
1.
Develop climate change and disaster-resilient infrastructure in vulnerable regions, especially coastal areas
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
2022 - 2030
2.
Develop community response to climate change models in local areas
Local governments
Relevant ministries and regulatory authorities
2022 - 2030
3.
Implement nature-based solutions (NbS), ecosystem-based adaptation (EbA) and community-based adaptation (CbA) solutions
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
2022 - 2030
4.
Improve capacity to monitor, forecast and give warning on hydro-meteorological hazards and disasters, and communication capacity
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
5.
Establish climate change and sea level rise observing systems; observe and forecast renewable energy on real-time base, and forecast impacts to serve production of renewable energy
Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
2022 - 2030
6.
Carry out migration investment and assessment, and develop models of climate change-resilient urban areas and rural residential areas Carry out pilot application of such models to serve the planning for construction of climate change-resilient urban areas and rural residential areas
Ministry of Construction
Ministry of Natural Resources and Environment; selected local governments
2023 - 2027
7.
Develop certain social security and just transition models that are suitable for natural, ecological and social conditions of regions or areas
Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs
...
...
...
2022 - 2030
VII
Do scientific research, innovation and strengthen capacity and communications
1.
Assess the demand for clean and low-carbon technologies in economic sectors and areas for achieving the net-zero emissions by 2050
Ministry of Science and Technology
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transport, Ministry of Construction, Ministry of Agriculture and Rural Development
2022 - 2030
2.
...
...
...
Ministry of Natural Resources and Environment
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
3.
Do research on development of new low-emissions materials
Ministry of Construction
Relevant ministries, regulatory authorities and local governments
2022 - 2030
4.
...
...
...
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministries, regulatory authorities, local governments, socio-political organizations
2022 - 2030
5.
Formulate and implement education and training programs into which climate change response contents are integrated in all education levels
Ministry of Education and Training
Relevant ministries and regulatory authorities
2022- 2030
VIII
...
...
...
1.
Mobilize and attract international resources (public and private sources of finance, technologies, knowledge, experience, etc.) by means of exchange, high-level diplomatic visits and working programs of Ministries, regulatory authorities and local governments with foreign partners, and Vietnam's diplomatic missions in foreign countries, and promote establishment of bilateral and multilateral relationship with international partners
Ministry of Foreign Affairs
Ministry of Planning and Investment, Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and regulatory authorities
2022 - 2030
2.
Learn experience and adopt good practices and models of implementation of COP26 commitments from foreign countries, and initiatives on climate change response, green growth, and transition in industrial, transport and energy sectors to serve the transformation of growth model towards low emissions and circular economy
Ministry of Foreign Affairs
Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and regulatory authorities
...
...
...
;
Quyết định 888/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc tế về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 888/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 25/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 888/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc tế về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video