ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8796/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;
Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU ngày 29/6/2016 của Thành ủy về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Thành phố Hà Nội;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”;
Căn cứ Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 29/8/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 10429/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 01/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương “Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
3. Cơ quan quản lý thực hiện: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội.
4. Mục tiêu của Đề án:
4.1. Mục tiêu chung
- Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường từ các chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cán bộ, nhân viên y tế và người bệnh.
- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý và xử lý chất thải rắn.
4.2. Mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu đến năm 2020
Phấn đấu đạt chỉ tiêu của Thành ủy và HĐND Thành phố đề ra: đảm bảo 100% các cơ sở y tế ở các tuyến từ Trung ương đến tuyến huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện việc lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
b. Mục tiêu cho các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại
- Các chủ nguồn thải phải có hệ thống phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển theo quy định; tất cả nhân viên được tập huấn phù hợp và có đủ phương tiện bảo hộ lao động.
- Các chủ nguồn thải phải có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo, có sổ tay quản lý chất thải y tế nguy hại và có chương trình theo dõi giám sát.
- Kiểm soát được các chất thải y tế nguy hại từ nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, dụng cụ, thiết bị,... đầu vào cho đến chất thải phát sinh và phương án, kết quả thực hiện phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý; có nhân viên đã được đào tạo về vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải và thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy trình đã được quy định.
c. Mục tiêu cho các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại
Cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng được các điều kiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; phải có hệ thống xử lý với công suất phù hợp và công nghệ xử lý thân thiện với môi trường; phải có xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn; có nhân viên đã được đào tạo về vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải và thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy trình đã được quy định; có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường tại cơ sở.
5. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu của Đề án:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện các mục tiêu của Đề án.
6. Nhiệm vụ của Đề án:
6.1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và nhận thức của các cơ sở y tế về quản lý chất thải y tế nguy hại.
6.2. Đầu tư, xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế nhằm khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến trạm y tế xã/phường.
6.3. Tăng cường năng lực quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế.
6.4. Xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế nguy hại.
6.5. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về việc quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.
7. Nguồn vốn thực hiện Đề án:
Ngân sách thành phố cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
8. Thời gian xây dựng Đề án:
Thực hiện xây dựng đề án xong trước 30 tháng 9 năm 2018 và trình UBND Thành phố phê duyệt trong năm 2018.
Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng Đề án:
1. Căn cứ vào đề cương được phê duyệt, xây dựng Đề án đảm bảo tiến độ, chất lượng và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng Đề án, đảm bảo kế thừa có hiệu quả các tài liệu, số liệu hiện có; trao đổi, cung cấp thông tin và điều tra, khảo sát tại thực địa; đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư, tránh trùng lặp, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND Thành phố phê duyệt.
Điều 3. Giao Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí đủ kinh phí xây dựng Đề án; Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu phục vụ xây dựng Đề án, đảm bảo chất lượng nội dung và tiến độ theo yêu cầu.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; Kho bạc nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 8796/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề cương “Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”
Số hiệu: | 8796/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Thế Hùng |
Ngày ban hành: | 20/12/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 8796/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề cương “Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”
Chưa có Video