Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

 ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 865/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 11 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TNH SƠN LA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Đê điều ngày 17/6/2020;

Xét đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 142/TTr-PCTT ngày 16 tháng 4 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 10 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Để chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai kịp thời, hiệu quả; giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

Chương I

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Đê điều ngày 17/6/2020;

Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019, Nghị định số 94/2014/NĐ- CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phò ng, chống thiên tai;

Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 07/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 17/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Quyết định số 597/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030;

Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 334/QĐ-PCTT-ƯPKP ngày 31/12/2017 của Tổng cục Phòng chống thiên tai về việc ban hành “Mẫu hướng dẫn lập Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh”

Chương II.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG CHỦ YẾU

1. Vị trí địa lý

Sơn La là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc cách Hà Nội 320km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên. Tỉnh Sơn La gồm 12 đơn vị hành chính, có diện tích tự nhiên 1.412.349 ha, chiếm 39% diện tích vùng Tây Bắc và 4,27% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, có tọa độ địa lý từ 20°39’ đến 22°02’ độ vĩ Bắc và 103°11’ đến 105°02’ độ kinh Đông.

Vị trí giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Yên Bái.

- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào.

- Phía Đông giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

- Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La

2. Đặc điểm địa hình, địa chất

2.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Độ cao trung bình 600-700 m so với mặt nước biển, trên 87% diện tích tự nhiên có dộ dốc từ 25° trở lên, có 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo nên sự chia cắt sâu về mặt địa hình.

- Hệ thống núi phía tả sông Đà là ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái, bắt nguồn từ đỉnh Nậm Khan (Quỳnh Nhai) có độ cao 1.130m, chạy qua Mường La, Bắc Yên đến Phù Yên với các đỉnh cao từ 1.000-2.500m.

- Hệ thống núi phía hữu ngạn sông Mã là ranh giới giữa Sơn La và Lào, bắt nguồn từ đỉnh Phù Dinh đến đỉnh Pu Ten Luông có đỉnh cao 2.000m.

- Hệ thống núi xen giữa lưu vực sông Đà và sông Mã, bắt nguồn từ đỉnh Tà Con (Thuận Châu) có độ cao 1.717m qua Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu gồm các đỉnh núi cao từ 1.000-1.500m.

Giữa các dãy núi là các thung lũng bằng phẳng, đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Tỉnh có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản - Sơn La nối tiếp nhau. Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 1.000-1.050 m, diện tích trên 2 vạn ha chạy dọc theo 2 bên quốc lộ 6 từ Hòa Bình đến Yên Châu. Cao nguyên Nà Sản - Sơn La có độ cao 600-800 m, diện tích gần 1,5 vạn ha chạy dọc theo 2 bên quốc lộ 6, từ Yên Châu đến đèo Pha Đin (Thuận Châu). Hai cao nguyên này tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu ôn hòa phù hợp với phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như: cây công nghiệp, lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi, nhất là phát triển đàn bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu.

2.2. Đặc điểm địa chất

+ Vùng Phù Yên - Bắc Yên: Các loại đá được tạo thành từ núi lửa như đá mácma riolit - riolít pooc pia phun trào bazơ, loại đá này gặp ở Bắc Yên, Vạn Yên. Vùng thị trấn Phù Yên chủ yếu là các loại đá trầm tích như: bột kết, cát kết, đá vôi. Các loại đá trên có khả năng trữ nước tốt nên các sông suối vùng này nguồn nước mặt khá ổn định.

+ Vùng thung lũng Sông Đà: Vùng này nằm dọc Sông Đà với chiều rộng khoảng 10 km gồm các loại đá pooc pia bazơ, xpilit, đá phiến silic.

+ Vùng dọc quốc lộ 6: Vùng này kéo dài từ Mộc Châu - Yên Châu - Sơn La - Thuận Châu - Quỳnh Nhai. Đặc trưng vùng này là đá vôi dạng khối và phân lớp. Xen kẹp các núi đá vôi là các đồi cát kết, bột kết và đá phiến sét. Đặc điểm vùng này là hiện tượng kaster phát triển mạnh. Trên núi là các hang chứa nước, dưới mặt đất là các suối ngầm, vì các kaster phát triển mạnh nên các suối trong vùng mùa khô mặt nước khan hiếm, việc giải quyết nước cho vùng này gặp nhiều khó khăn.

+ Vùng thung lũng sông Mã:

Phía bờ trái sông Mã: Đặc trưng chủ yếu của vùng này là đá biến chất như đá phiến thạch anh mica, đá phiến xerixit, các loại đá này lộ ra từng dải dài từ Tuần Giáo qua Co Mạ - Chiềng Nơi - Nậm Lệ các loại đá trên có khả năng trữ nước tốt.

Phía bờ phải sông Mã: Nằm kề bờ phải sông Mã trên dải rộng khoảng 4km kéo dài dọc sông Mã là các đá macma xâm nhập gồm granit, biotit, dạng poocpia hat, diotit thạch anh, các loại đá này rất cứng rắn.

Vùng tiếp giáp đến biên giới Việt - Lào là loại đá trầm tích như cuội kết, cát kết, khả năng trữ nước của các đá này khá tốt.

3. Đặc điểm khí hậu

Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng núi Tây Bắc: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên khí hậu tại một số tiểu vùng ở đây cũng khác nhau.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm 1.380mm, lượng mưa mùa mưa chiếm 86% và mùa khô là 14% so với tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng, nơi ít nhất là Sông Mã chỉ đạt 1.172mm, nơi nhiều nhất là Quỳnh Nhai 1.725mm. Do sự phân phối ngày mưa trong năm không đều nên mùa mưa thường sinh lũ, lụt; mùa khô vốn đã cạn kiệt lại khan hiếm nguồn nước nên nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng bị thiếu thốn. Ngược lại mùa mưa trong một số năm gần đây ở Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng liên tục xảy ra lũ ống, lũ quét.

- Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình năm ở tỉnh Sơn La dao động từ 809 - 1.114mm/năm. Trong năm lượng bốc hơi lớn nhất xảy ra vào các tháng 3, 4 thời kỳ khô nóng, độ ẩm thấp và ít mưa ở hầu hết các điểm quan trắc đều đo được từ 100mm - 150mm/tháng. Vào các tháng 7,8,9 là thời kỳ mùa mưa tổng lượng bốc hơi thấp chỉ dao động trong khoảng 50 - 60mm/tháng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 19 ÷ 23°C, tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là các tháng 6,7,8. Tuy nhiên, giá trị tối cao của nhiệt độ không khí lại thường xảy ra trong các tháng 4 và 5 là thời kỳ có gió Lào hoạt động mạnh. Nhiệt độ tối cao ở Sơn La là 39,8°C. Tháng có nhiệt độ bình quân nhỏ nhất trong năm là tháng 1 hàng năm. Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 ở Sơn La là 15,5°C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xảy ra tháng 12 hoặc tháng 1 và xuống dưới 0°C.

- Độ ẩm không khí, gió: độ ẩm không khí trung bình năm 78,8%, có xu hướng giảm. Gió Tây (gió Lào) khô nóng phổ biến xảy ra từ tháng 3 - 5 hàng năm, gió mùa Tây Nam từ tháng 6 - 9, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình toàn tỉnh dao động từ 1.744 - 1.996 giờ, tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng 1,2 nhiều nhất vào các tháng 4,5. Nắng nhiều trong các tháng mùa khô làm cho tình trạng hạn hán càng thêm nghiêm trọng, nguy cơ cháy rừng cao, đây cũng là thời kỳ khan hiếm nước nhất trong năm.

Nhìn chung do yếu tố địa hình chia cắt với các đai cao đã hình thành nên nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau.

4. Mạng lưới sông suối và các đặc trưng của thủy văn

4.1. Mạng lưới sông suối

Theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh và Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh:

- Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 25 sông liên tỉnh và 133 sông nội tỉnh. Trong đó có 20 sông liên tỉnh thuộc hệ thống sông Đà và 5 sông liên tỉnh thuộc hệ thống sông Mã, 77 sông nội tỉnh thuộc hệ thống sông Đà và 56 sông nội tỉnh thuộc hệ thống sông Mã.

- Sông Đà với chiều dài 329km, có 32 phụ lưu, diện tích lưu vực là 9.884km2. Sông Mã chạy trên địa bàn tỉnh với chiều dài 329km, gồm 17 phụ lưu, diện tích lưu vực là 3.971km2. Hai hệ thống sông này đã tạo thành mạng lưới sông suối trong tỉnh, với mật độ trung bình 1,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối của Sơn La phân bố không đều, một số vùng khá rộng không có sông suối chảy qua nên rất khó khăn về nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là về mùa khô.

- Bên cạnh 2 hệ thống sông chính tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.

4.2. Các đặc trưng thủy văn dòng chảy

4.2.1. Dòng chảy năm

Dòng chảy mặt phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa nhưng yếu tố mặt đệm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành chế độ dòng chảy trên lưu vực. Lưu vực suối Nậm Ty ở phía tả sông Mã có nhiều núi đá vôi, mô đuyn dòng chảy trung bình nhiều năm chỉ có 15,37l/s.km2. Trong khi đó lưu vực Nậm Công phía hữu sông Mã có điều kiện tương tự nhưng không có núi đá vôi nên mô đuyn dòng chảy mặt trung bình có nhiều năm lớn 17,24l/s.km2.

Lưu vực sông Đà tính đến cửa sông có diện tích 52.900km2, lượng nước trung bình hàng năm đạt 55,9 tỷ m3, tương ứng với lưu lượng bình quan năm đạt 1773 m3/s và mô số dòng chảy đạt 33,5 l/s/km2; trong đó phần sông Đà thuộc Trung Quốc (Flv = 24.980 km2) có lượng nước trung bình hàng năm đạt 23,7 tỷ m3, tương ứng với lưu lượng bình quân năm đạt 752 m3/s và mô số dòng chảy đạt 30,1 l/s/km2, phần thuộc Lào (Flv=1120 km2) có tổng lượng dòng chảy năm đạt 1,1 tỷ m3. Tiềm năng nguồn nước mặt của toàn lưu vực sông Đà là 10.500m3/ha, phần Việt Nam là 11.600 m3/ha, phần Trung Quốc là 9.495 m3/ha và Lào là 9820m3/ha. Từ diện tích hứng mưa, lượng bốc hơi trung bình, mô đuyn dòng chảy suy ra khối lượng nước mặt phát sinh trong nội tỉnh thuộc lưu vực sông Đà khoảng gần 10 tỷ m3/năm, sông Mã khoảng 3,5 tỷ m3/năm. Tổng lượng nước mặt trên 13,5 tỷ m3/năm.

Phân phối dòng chảy năm: Phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ dòng chảy trong lưu vực sông Đà, sông Mã cũng chia thành hai mùa rõ rệt. Theo chỉ tiêu vượt trung bình, mùa lũ là các tháng liên tục trong năm có lưu lượng bình quân tháng lớn hơn lưu lượng bình quân năm với với xác suất xuất hiện trên 50%. Theo chỉ tiêu này mùa lũ trên các sông thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã như sau:

+ Trên dòng chính sông Đà, mùa lũ kéo dài từ tháng VII÷XI. Trên các sông suối nhánh nhập lưu vào sông Đà, mùa lũ ngắn hơn 1 tháng, kéo dài từ tháng VI÷IX, riêng 2 trạm Thác Mộc, Thác Vai trên sông Nậm Bú và Nậm Sập ở vùng núi đá vôi, mùa lũ muộn hơn 1 tháng và kéo dài từ tháng VII-X.

Trong năm, dòng chảy phân bố không đều, lưu lượng mùa lũ chiếm 65÷75%, lưu lượng mùa kiệt chiếm 25÷35 %. Lượng nước nhỏ nhất xảy ra vào thời kỳ tháng I-III. Đối với các lưu vực nhỏ, lượng nước mùa lũ chiếm 60-70%.

+ Dòng chính sông Mã: tại Xã Là, mùa lũ từ tháng VI tới tháng IX, X với tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70% - 74% lượng dòng chảy năm. Tháng VIII có tổng lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 22 - 24% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng III có lượng dòng chảy nhỏ nhất với tỷ lệ so với dòng chảy năm là 2,66% tại Xã Là; 2,33% tại Nậm Công và 2,94% tại Nậm Ty.

Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất tháng II, III, IV chỉ chiếm 8,60% lượng dòng chảy năm tại Xã Là; 7,87% tại Nậm Công và 9,38% tại Nậm Ty. Một số dòng chảy trung bình tháng III (tháng nhỏ nhất) đạt 5,93 l/s.km2 tại Xã Là, 5,45l/s.km2 tại Nậm Công và 4,53l/s.km2 tại Nậm Ty.

Dòng chính sông Mã: tại trạm Xã Là (thượng nguồn sông Mã) với Flv=6.430km2, dòng chảy trung bình nhiều năm 120m3/s, tổng lượng dòng chảy năm 3,78 tỷ m3, mô số trung bình là 18,7 l/s.km2 và chiếm 21,1% tổng lượng dòng chảy sông Mã, trong khi diện tích lưu vực chiếm 22,3% tổng diện tích lưu vực sông Mã.

4.2.2. Dòng chảy mùa lũ

- Thông thường, những lưu vực nhỏ ở miền núi về mùa mưa khi lượng mưa ngày lớn hơn 50mm/trận có thể gây ra dòng chảy lũ và lũ quét, lũ quét thường xảy ra với thời gian xuất hiện nhanh, cường độ lớn gây tác hại đến tài sản và con người, quan hệ đỉnh và lượng lũ trong sông khá chặt.

- Mùa lũ trên dòng chính sông Đà từ tháng VI-X, cũng có năm bắt đầu sớm hơn 15-20 ngày hoặc muộn hơn 15-20 ngày; Ở các sông suối đổ vào dòng chính sông Đà, mùa lũ kết thúc sớm hơn 01 tháng (từ tháng VI-IX), vùng núi đá vôi thuộc Nậm Sập mùa lũ muộn hơn và kết thúc cũng sớm hơn.

- Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65% ÷ 80% tổng lượng dòng chảy năm. Tuy nhiên có những năm do tổ hợp nhiều nhân tố, tổng lượng dòng chảy lũ có thể đạt trên 80% lượng dòng chảy cả năm.

- Tùy theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mưa khác nhau mà số lần xuất hiện lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều nhất là 10 trận. Thời gian duy trì trận lũ của từng loại sông có khác nhau, tùy thuộc vào diện tích lưu vực, vào hình thái thời tiết gây lũ. Trên dòng chính sông Đà thường từ 7÷15 ngày. Ví dụ trận lũ lớn vào tháng VIII/1971 trên các sông này kéo dài trong khoảng trên dưới 10 ngày. Trên các sông vừa và nhỏ lũ thường tập trung lên nhanh xuống nhanh nên chỉ kéo dài khoảng từ 2÷5 ngày.

- Thời gian tập trung lũ khá nhanh, từ khi mưa đến khi lũ về chỉ trong vòng 2-3 ngày, riêng đối với các sông miền núi có nơi không quá 24h, cường suất lũ lớn trên tỉnh Sơn La đạt từ 0,5÷1,5m/ngày. Biên độ mực nước ở các sông nhỏ đạt 3÷4m, sông lớn tới 10m.

Dòng chảy trên các sông nhánh của tỉnh Sơn La tương đối lớn 900÷2050l/s.km2.

Trên dòng chính sông Mã, lưu lượng lớn nhất trung bình nhiều năm tại Xã Là 1410m3/s ứng với MTB = 0,22m3/s.km2. Các sông suối nhỏ, dòng chảy lũ biến động khá mạnh mẽ. Vùng thượng nguồn sông Mã tại Nậm Ty trên sông Nậm Ty, mô số dòng chảy lũ trung bình chỉ đạt 0,146 m3/s.km2, tại Nậm Công là 0,435m3/s.km2.

Lưu lượng lũ lớn nhất thực đo cho thấy tại trạm Xã Là là 6930m3/s ngày 1/IX/1975 với Mmax = 1,08m3/s.km2, các trận lũ lớn tiếp theo vào các năm 1996 với Qmax = 2980m3/s ngày 16/VIII với Mmax = 0,46m3/s.km2; tiếp theo đó là đến các trận lũ lớn các năm 1994, 1976, 2008.

4.2.3. Dòng chảy kiệt

Mùa mưa lớn kết thúc vào tháng 10 hàng năm (tháng 10 còn đạt 100mm/tháng nhưng chỉ chiếm 5÷6 % lượng mưa năm), tháng 11 là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa ít mưa, vì vậy có năm tháng 11 mưa vẫn khá nhiều, đạt 100 mm/tháng được quy vào mùa mưa của từng trạm khác nhau, ngược lại có năm tháng 11 ít mưa thì được quy vào mùa khô.

Do sự biến động của gió mùa về thời gian và lượng mưa, nên mùa khô có thể chính thức từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhưng về dòng chảy thì sau những tháng mưa tập trung 6÷9 thì mực nước sông giảm nhanh trong tháng 10 còn lớn hơn lượng dòng chảy bình quân cả năm và tháng 11 còn chiếm tới 6 ÷ 7 % lượng dòng chảy trung bình năm, từ tháng 10 lượng dòng chảy giảm đi cho đến tháng 5 năm sau.

Sự biến đổi nhiều năm của lưu lượng bình quân mùa cạn của các năm trên các trạm đại diện các sông lớn, sông vừa đều lớn hơn mức biến động của lượng nước hàng năm hoặc lưu lượng bình quân năm. Vì trong mùa cạn theo quy ước đã xác định 7 tháng như đã trình bày: gồm 2 tháng 4 và 5 mưa lớn, hai tháng 4 và 11 là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa mưa nhiều và mùa ít mưa. Nên mức độ biến động và hệ số biến sai Cv đều lớn hơn: Lượng nước mùa cạn năm nhiều nước gấp 2,02 ÷ 2,63 lần lượng nước mùa cạn năm ít nước ở trên các sông lớn và gấp 3,26 ÷ 10,7 lần trên sông vừa.

Như phần trước đã trình bày 70÷80% lượng nước tập trung vào 3÷5 tháng mùa lũ, chỉ có 20÷30% (đặc biệt có nơi chỉ đạt 14÷18%) dòng chảy phân phối cho 7÷9 tháng mùa kiệt. Tháng kiệt nhất chỉ chiếm 1÷3% dòng chảy năm các lưu vực nhỏ ở miền núi, dòng chảy tháng kiệt nhỏ hơn 1%.

Các sông suối vừa và nhỏ, dòng chảy kiệt tháng nhỏ nhất có mô số dòng chảy biến đổi từ 1,9-13,0l/s.km2.

Vùng thượng nguồn sông Mã, tại các trạm Nậm Ty, Nậm Công dòng chảy tháng kiệt nhất tháng III có mô số trung bình 4,5l/s.km2 và 5,4l/s.km2.

5. Đặc điểm dân sinh:

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2020 ước tính 1.267,47 nghìn người, bao gồm dân số thành thị 175,08 nghìn người, chiếm 13,8%; dân số nông thôn 1.092,4 nghìn người, chiếm 86,2%; dân số nam 640,11nghìn người, chiếm 50,5%; dân số nữ 627,36 nghìn người, chiếm 49,5%. Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ cao nhất là Thành phố Sơn La, thấp nhất là huyện Sốp Cộp.

6. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2020 ước đạt 30.744 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm 2016-2020 ước đạt 5,46%/năm.

Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 56.009 tỷ đồng, tăng 1,54 lần so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,1 triệu đồng/người/năm, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIV đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng: Chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2015 lên 39,1% năm 2020; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,9% năm 2015 lên 30,3% năm 2020; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 25,3% năm 2015 xuống còn 23,6% năm 2020.

7. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng

7.1. Nhà ở

Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 của toàn tỉnh đạt 17,4m2 sàn/người, trong đó, đô thị đạt 27,7m2 sàn/người và nông thôn đạt 15,7m2 sàn/người.

Bảng 1: Tổng số nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số nhà ở

Trong đó chia ra

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

Nhà thiếu kiên cố

Nhà đơn sơ

I

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

1

Số lượng nhà ở (căn)

287.205

158.532

59.467

18.377

50.829

2

Tỷ lệ (%)

100

55,2

20,7

6,4

17,7

II

Đô thị

 

 

 

 

 

1

Số lượng nhà ở (căn)

47.773

40.939

4.394

578

1.862

2

Tỷ lệ (%)

100

85,7

9,2

1,2

3,9

III

Nông thôn

 

 

 

 

 

1

Số lượng nhà ở (căn)

239.432

117.593

55.073

17.799

48.967

2

Tỷ lệ (%)

100

49,1

23

7,4

20,5

Có thể thấy, chất lượng nhà ở khu vực đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Khu vực đô thị với xu hướng sử dụng các loại vật liệu hiện đại đã qua sản xuất, chế tạo để làm nhà ở nên tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 94,9%.

7.2. Hạ tầng giao thông: Trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; ước đến hết năm 2020 toàn tỉnh có tổng số 14.926 tuyến/19.414 km; mật độ giao thông đạt 0,8km/km2, 9,5km/1.000 dân; tỷ lệ cứng hóa đạt 37,7% (tăng 6,7 điểm phần trăm so với năm 2015), chuyển 04 tuyến đường tỉnh thành quốc lộ, nâng tổng chiều dài các quốc lộ lên 888,5km (tăng 268km so với năm 2015), đầu tư cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử khai thác 118,5km quốc lộ và 08 tuyến đường tỉnh/274km; triển khai thực hiện 30 dự án/600km để thực hiện mục tiêu cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã. Triển khai một số dự án giao thông quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội: Dự án tuyến cao tốc Hòa Bình- Sơn La (giai đoạn 1 Hòa Bình - Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Quyết định sô 579/QĐ- TTg ngày 17/5/2 019 ), dự án cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Nà Sản; tuyến tránh thành phố Sơn La.

7.3. Hạ tầng thủy lợi, nước sạch nông thôn: Hạ tầng thủy lợi được tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp theo hướng đa mục tiêu, góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Trong 5 năm, đã đầu tư nâng cấp sửa chữa 14 đập, hồ chứa cấp bách, xung yếu; đầu tư 05 hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn tưới ẩm sử dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước với diện tích khoảng 900 ha; đầu tư xây dựng 8.461 công trình cấp nước (trong đó: 321 công trình cấp nước tập trung, 8.140 công trình cấp nước nhỏ phân tán), thực hiện hiệu quả Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, đưa vào sử dụng 22 công trình cấp nước tập trung, cấp nước sạch cho 14.380 đấu nối với khoảng 64.710 người sử dụng.

7.4. Hạ tầng năng lượng: Hạ tầng điện được quan tâm đầu tư, triển khai cấp điện cho khoảng 52.000 hộ, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia tăng từ 86,7% năm 2015 lên 97,5% năm 2020.

7.5. Hạ tầng kỹ thuật đô thị: Được tập trung nguồn lực đầu tư, công tác quản lý phát triển đô thị đạt được những kết quả tích cực, cảnh quan đô thị có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, giữ bản sắc, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 ước đạt 14,85% (tăng 1,2 điểm phần trăm so với năm 2015).

7.6. Hạ tầng thương mại: Được chú trọng đầu tư, giai đoạn 2016-2020 đầu tư phát triển, nâng cấp cải tạo 36 chợ; thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động 01 trung tâm thương mại (Vincom Plaza), 05 siêu thị tổng hợp hạng 3, 10 siêu thị mini. Hệ thống phân phối hàng hóa được mở rộng đến cả các vùng nông thôn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.

7.7. Hạ tầng viễn thông: Tiếp tục được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư tới vùng sâu, vùng xa, 100% xã đã được triển khai mạng di động 2G/3G; mạng di động 4G đến 96% xã, phường, thị trấn; các tuyến truyền dẫn cáp quang được kết nối từ tỉnh đến các huyện, thành phố và 204/204 xã, phường, thị trấn, với tổng số 1.355 tuyến và tổng chiều dài 8.512 km trên toàn tỉnh.

7.8. Hạ tầng y tế: Được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại. Nhiều công trình, hạng mục được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng; đầu tư sửa chữa và xây mới 113 công trình trạm y tế xã; một số bệnh viện được đầu tư xây dựng và hoàn thành trong năm 2020 (Bệnh viện đa khoa Sơn La quy mô 550 giường, Bệnh viện nội tiết) đáp ứng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực và cả các tỉnh Bắc Lào, giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.

7.9. Hạ tầng giáo dục: Tập trung ưu tiên, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư nhà ở công vụ cho giáo viên tại các xã đặc biệt khó khăn, hoàn thiện phòng ở bán trú cho học sinh các xã vùng sâu, vùng cao của tỉnh; xây dựng thêm nhiều phòng học kiên cố, xóa phòng học tạm, phòng học nhờ; tỷ lệ phòng học kiên cố đến năm 2020 ước đạt 63,4%, tăng 7,3 điểm phần trăm so với năm 2015.

7.10. Hạ tầng nông thôn: Ước thực hiện đến hết năm 2020, tỷ lệ các xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới về cơ sở hạ tầng 105/188 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông (đạt 55,9%); 188/188 xã đạt tiêu chí điện (đạt 100%); 188/188 xã đạt tiêu chí thủy lợi (100%); 120/188.

Chương III.

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT

- Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 17/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW và Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW.

- Hướng dẫn 106-HD/BTGTU ngày 11/8/2020 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW.

- Kế hoạch 193/KH-UBND ngày 05/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch 217-KH/TU ngày 17/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW.

- Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 07/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018.

- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 16/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị Quyết số 127/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Nâng cao năng lực quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi.

- Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 15/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 15/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý các công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 05/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 3008/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 1281/QĐ-UBDN ngày 18/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 1747/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2021.

- Quyết định số 53/2018/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Hướng dẫn 351/HD-SNN ngày 08/8/2018 của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Công văn số 51/PCTT-VP ngày 06/3/2020 của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La về việc thực hiện quy trình hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Hệ thống chỉ huy PCTT&TKCN các cấp và quy chế phối hợp

Hệ thống Ban chỉ huy PCTT&TKCN xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh được kiện toàn với 32 thành viên; Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố 330 thành viên; Cấp xã 6.157 thành viên. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp có quy chế hoạt động, phối hợp chỉ huy hiệp đồng, có quy chế thường trực, trực ban PCTT&TKCN. Các thành viên Ban chỉ huy được phân công nhiệm vụ cụ thể phụ trách trên từng địa bàn, lĩnh vực.

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban PCTT&TKCN tỉnh; trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phụ trách chung, trực tiếp chỉ huy công tác PCTT&TKCN trong tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Phó Trưởng ban thường trực giúp Trưởng ban giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách về PCTT&TKCN. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai, tổ chức tìm kiếm cứu nạn người, cứu hộ công trình và các phương tiện gặp sự cố do thiên tai. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT là Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai, tổ chức công tác phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã được kiện toàn theo Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Phê duyệt danh sách thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La năm 2021 tại Quyết định số 16/QĐ-PCTT ngày 26/3/2021; Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La năm 2021 tại Thông báo số 98/TB-PCTT ngày 26/3/2021.

3. Công tác dự báo, cảnh báo

Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc ban hành và cung cấp theo quy định. Các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được ban hành trên cơ sở số liệu quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La đã rà soát các khu vực đầu nguồn các lưu vực sông, suối có độ dốc lớn, mưa lớn dẫn đến đất dễ xói mòn, sạt lở gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động, nâng tổng số trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh lên 64 trạm đo mưa tự động (Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh 25 trạm; Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc 10 trạm; 29 trạm của các nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn tỉnh) tăng cường cung cấp dữ liệu phục vụ cho c ô ng tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Trên toàn tỉnh hiện cắm 316 biển cảnh báo tại các địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai tại khu vực dễ bị ngập lụt, xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, suối. (Mai Sơn 4; Quỳnh Nhai 4; Vân Hồ 39; Sông Mã 10; Mộc Châu 36; Mường La 1; Phù Yên 118; Bắc Yên 4; Thuận Châu 100).

4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai

Xe tải, xe cứu thương, mô tô, xe chuyên dùng: Huy động ở các sở, các ngành, trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, các doanh nghiệp.

Xuồng máy: Tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã.

Áo phao, nhà bạt: dự trữ tại Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các ngành thành viên và 12 huyện, thành phố.

Thiết bị chữa cháy đồng bộ: Dự trữ tại Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh 01 bộ; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 01 bộ; tại huyện Mộc Châu,Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La, Phù Yên mỗi huyện 01 bộ; Chi cục Kiểm Lâm tỉnh 02 bộ.

Các công cụ như: Cuốc, xẻng, xà beng, dây thừng...dự trữ ở các ngành, các huyện và mua sắm khi cần thiết.

Hóa chất khử trùng tiêu độc: dự trữ tại các trung tâm y tế.

Xăng dầu, muối... dự trữ tại các cửa hàng xăng dầu, và các doanh nghiệp.

5. Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai

Các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai; chủ lực trong công tác phòng chống, ứng phó, sơ tán, giúp dân chằng chống nhà cửa, cứu hộ, cứu nạn, thông tin, kêu gọi tàu thuyền và khắc phục bước đầu sau thiên tai trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm khi bão, mưa lũ, ngập lụt.

Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tiếp tục kiện toàn tổ, đội xung kích PCTT&TKCN, sẵn sàng tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc cơ quan, đơn vị và chi viện cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất. Là một lực lượng có chuyên môn, kiến thức; nếu được trang bị về phương tiện, điều kiện làm việc đầy đủ, sẽ góp phần đáng kể giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

UBND các địa phương có lực lượng xung kích PCTT trên địa bàn. Cấp huyện, có tổ, đội xung kích của lực lượng công an, huyện đội, cán bộ các cơ quan và đoàn thể. Cấp xã, các đội xung kích PCTT cấp xã được thành lập, củng cố, kiện toàn theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai. Tính đến tháng 12/2020 toàn tỉnh đã có 204/204 xã, phường, thị trấn thành lập Đội xung kích Phòng, chống thiên tai với tổng số thành viên là 18.243 người.

Đội Xung kích PCTT cấp xã là lực lượng thường trực, thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của Trưởng ban Ban chỉ huy cấp xã.

Ngoài ra, UBND các địa phương còn huy động nhân lực và thiết bị của các doanh nghiệp trên địa bàn khi ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

6. Thông tin, truyền thông trong Phòng, chống thiên tai

- Truyền tin về công tác chỉ đạo, chỉ huy: UBND các cấp và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân. Phương thức truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thông qua: Văn bản điện tử, email, SMS, hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác.

- Thông tin về phòng chống thiên tai được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (www.phongchongthientaisonla.gov.vn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (http://sonongnghiepbp.gov.vn/), Fanpage Facebook Thông tin phòng chống thiên tai Sơn La.

7. Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai

7.1. Hệ thống đo mưa tự động

Hình 2. Bản đồ vị trí các trạm đo mưa tự động

7.2. Điểm đo mực nước và cảnh báo lũ trên các sông suối

- Trạm Cầu Sông Mã, huyện Sông Mã;

- Trạm Quảng Tiến, huyện Sông Mã;

- Trạm Nà Xá, huyện Phù Yên;

- Trạm Cầu 308, thành phố Sơn La;

- Trạm Hát Lót, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn;

- Trạm Chiềng Ly, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu;

- Trạm Bon Phặng, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu.

7.3. Mốc cảnh báo lũ và mực nước báo động lũ trên các sông suối

Bảng 2.1. Mực nước cảnh báo lũ trên suối Nậm La - Thành phố Sơn La

Cấp báo động

Vị trí

Mốc SL1

Mốc SL2

Mốc SL3

Mốc SL4

Mốc SL5

Tọa độ: 2357855; 386638

Tọa độ: 2358908; 3870452

Tọa độ: 2361601; 387126

Tọa độ: 2364823; 386847

Tọa độ: 2367607; 388163

I

599,70

595,00

586,50

580,00

575,50

II

601,20

596,00

588,00

581,00

577,00

III

602,70

597,50

589,50

582,50

578,50

Khẩn cấp

604,20

599,00

591,00

584,00

580,00

Bảng 2.2. Mực nước cảnh báo lũ trên suối Nậm Pàn - Thị trấn Hát Lót - huyện Mai Sơn

Cấp báo động

Vị trí

Mốc MS1

Mốc MS2

Mốc MS3

Tọa độ: 2344831; 406121

Tọa độ: 2345750; 406171

Tọa độ: 2346047; 405558

I

514,00

512,00

510,50

II

515,00

513,50

512,50

III

516,00

515,00

514,00

Khẩn cấp

517,00

516,50

515,50

Bảng 2.3. Mực nước cảnh báo lũ trên suối Tấc - thị trấn Phù Yên - huyện Phù Yên

Cấp báo động

Vị trí

Mốc PY1

Mốc PY2

Mốc PY3

Mốc PY4

Mốc PY5

Tọa độ: 2353879, 456007

Tọa độ: 2351889, 464528

Tọa độ: 2349788, 463175

Tọa độ: 2348900, 461292

Tọa độ: 2345813, 460365

I

179,00

162,50

151,00

140,00

121,00

II

180,00

163,50

152,00

141,50

122,50

III

181,00

164,50

153,00

143,00

124,00

Khẩn cấp

182,00

165,50

154,00

144,50

125,50

Bảng 2.4. Mực nước cảnh báo lũ trên sông Mã - thị trấn Sông Mã - huyện Sông Mã

Cấp báo động

Vị trí

Mốc SM1

Mốc SM2

Mốc SM3

Mốc SM4

Tọa độ: 2330954, 368784

Tọa độ: 2329755,36942 7

Tọa độ: 2328448, 369497

Tọa độ: 2327811, 371688

I

322,00

320,00

319,50

313,00

II

323,50

321,50

321,00

314,50

III

325,00

323,00

322,50

316,00

Khẩn cấp

326,50

324,50

324,00

317,50

Bảng 2.5. Mực nước cảnh báo lũ trên suối Muổi - thị trấn Thuận Châu - huyện Thuận Châu

STT

Vị trí

Tọa độ

Cấp báo động

Khẩn cấp

III

II

I

1

Mốc M1TC

2374302; 465536

615.50

614.50

613.50

612.50

2

Mốc M2TC

2374436; 467004

575.00

574.00

573.00

572.50

3

Mốc M3TC

2371026; 467553

569.00

568.00

567.00

566.00

4

Mốc M4TC

2370346; 469597

554.50

553.50

552.00

551.00

5

Mốc M5TC

2370011; 471247

544.50

543.50

541.50

539.50

6

Mốc M6TC

2370849; 475094

523.00

522.00

521.00

519.50

7

Mốc M7TC

2373361; 476648

513.00

511.50

510.00

508.50

8

Mốc M8TC

2369044; 475347

542.50

541.50

540.50

539.00

9

Mốc M9TC

2366121; 476149

589.50

588.50

587.50

586.50

7.4. Một số công trình kè trọng điểm

Bảng 3. Một số công trình kè trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La

STT

Địa điểm

Tuyến bờ sông/ bờ suối

Thời gian xây dựng

Chiều dài (m)

Giải phá

 

p kỹ thuật

1

Xã Chiềng Ly - Thuận Châu

Kè Suối Muội

2009-2010

1,5

Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lăp ghép

2

Xã Quang Huy - Phù Yên

Kè Suối Tấc

2007-2010

6

Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lăp ghép

3

Thành phố Sơn La

Kè suối Nậm La

2016-2018

12,5

Bê tông M250, tường bản sườn

4

Thị Trấn Sông Mã - Huyện Sông Mã

Kè Sông Mã

2016-2018

1,945

Bê tông trọng lực, ốp mái

5

Thị trấn Quỳnh Nhai - Huyện Quỳnh Nhai

Kè suối Lu

2014-2015

2,975

Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lăp ghép

6

Chiềng Pấc - Thuận Châu

Thoát lũ Suối Dòn

2015

545

Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lăp ghép

7

Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La

Kè suối Nậm Păm

2020

900

Bê tông trọng lực

8

Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu

Kè Suối Muội

2020

800

Bê tông trọng lực

Chương IV.

XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI

1. Các loại hình thiên tai: Tỉnh Sơn La chịu ảnh hưởng của 18 loại hình thiên tai, gồm: Áp thấp nhiệt đới, bão, lốc xoáy, sét, mưa đá, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối, sương mù, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, động đất và cháy rừng. Trong đó các loại thiên tai điển hình là: lũ quét, mưa lớn, sạt lở đất, rét hại, sương muối, giông lốc, sét, mưa đá, động đất.

2. Độ lớn của từng loại hình thiên tai điển hình

2.1. Năm 2016

2.1.1. Tình hình mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài hết tháng 9. Tổng lượng mưa các nơi trong tỉnh đạt từ 856- 1.356mm; ít hơn TBNN, ít hơn mùa mưa lũ năm 2015. Trong năm xảy ra 04 đợt mưa to đến rất to diện rộng: Đợt 01 xảy ra ngày 23-26/5; đợt 2 ngày 29-30/5; đợt 3 ngày 19-20/8; đợt 4 từ ngày 02-04/9. Lượng mưa ngày lớn nhất 261mm ngày 14/8 tại trạm đo Km46 huyện Vân Hồ.

2.1.2. Tình hình lũ: Mùa lũ xuất hiện vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 9. Các sông suối xuất hiện từ 3-:-10 trận lũ, mực nước đỉnh lũ cấp báo động II, III; lũ lớn trên suối Nậm Pàn ngày 02/8. Tổng số trận lũ xuất hiện nhiều hơn TBNN và CKNT; mực nước đỉnh lũ cao nhất trên các sông suối thấp hơn năm 2015. Mưa to ở một số địa bàn trong tỉnh xảy ra lũ, lũ quét cục bộ các lưu vực. Số trận lũ trên các sông suối: Sông Mã 10, Nậm Pàn 10, Nậm La 4, Suối Tấc 3 trận.

2.1.3. Các dạng thiên tai khác

- Xảy ra 04 đợt rét đậm, rét hại; đặc biệt rét hại, băng giá và mưa tuyết từ ngày 23-29/01/2016.

- Giông lốc, mưa đá và gió giật mạnh xảy ra trong tháng chuyển giao mùa các ngày 06, 07, 09, 22 và ngày 25/4/2016.

-Toàn tỉnh xảy ra 14 đợt nắng nóng, trong đó có 01 đợt xảy ra trên diện rộng dài ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5.

2.2. Năm 2017

2.2.1. Tình hình mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10; riêng khu vực phía Đông và Đông Nam như (Bắc Yên, Phù Yên, Yên Châu và Mộc Châu) kết thúc muộn hơn (tháng 11). Tổng lượng mưa phổ biến ít hơn trung bình nhiều năm, nhiều hơn so với mùa mưa năm 2016; riêng khu vực phía Đông và Đông Nam như (Bắc Yên, Phù Yên, Yên Châu và Mộc Châu) nhiều hơn TBNN.

Tổng lượng mưa trên địa bàn toàn tỉnh đo được từ 991 - 1860mm; nơi có tổng lượng mưa nhiều nhất tại Phù Yên 1860mm, tổng lượng mưa mùa mưa ít nhất tại Sông Mã 991mm. Lượng mưa ngày lớn nhất trong tỉnh tại trạm khí tượng Phù Yên 225mm ngày 11/10/2017.

Xảy ra 09 đợt mưa lớn diện rộng nhiều hơn cùng kỳ năm trước 03 đợt.

2.2.2. Tình hình lũ

Lũ trên các sông suối chính xuất hiện vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9, các sông, suối xuất hiện từ 01-10 trận lũ, mực nước đỉnh lũ cao nhất năm cao hơn cấp báo động II, III; lũ lớn xảy ra ở lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nậm Pàn, lũ vừa xảy ra ở lưu vực Suối Tấc, lũ nhỏ ở Nậm La. Tổng số trận lũ là 20 trần, xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Năm 2017 trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều đợt mưa to đến rất to, mưa lớn xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở nghiêm trọng một số địa bàn trong tỉnh. Đặc biệt lũ quét, lũ ống, sạt lở lịch sử ngày 02-03/8 trên địa bàn xã Nậm Păm huyện Mường La; ngày 10-12/10 trên địa bàn huyện Phù Yên, Vân Hồ gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, đời sống và sản xuất.

2.3. Năm 2018

2.3.1. Tình hình mưa: Mùa mưa năm 2020 phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa ở Sơn La bắt đầu phổ biến từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Tổng lượng mưa trong mùa mưa năm 2020 dao động từ 1084mm đến 1473mm. So với TBNN tại Phiêng Lanh ít hơn 325mm, Mộc Châu ít hơn 174mm, Sơn La ít hơn 70mm; các nơi khác nhiều hơn từ 30 - 216mm. So với CKNT tại Mộc Châu ít hơn 336mm, các nơi nhiều hơn từ 46 - 437mm.

2.3.2. Tình hình lũ: Mùa lũ năm 2018 ở tỉnh Sơn La xuất hiện vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 9. Mực nước cao nhất trên Sông Mã, Suối Tấc, sông Nậm Pàn và Nậm La xuất hiện vào tháng 8. Trên các sông, suối xuất hiện từ 1 - 14 trận lũ; mực nước đỉnh lũ cao nhất năm cao hơn cấp báo động II, III; lũ đặc biệt lớn xảy ra ở lưu vực sông Nậm Pàn, lũ lớn xảy ra ở sông Mã, lũ vừa xảy ra ở lưu vực Suối Tấc và Nậm La. Tổng số trận lũ xuất hiện nhiều hơn TBNN và CKNT.

2.4. Năm 2019

2.4.1. Tình hình mưa: Tổng lượng mưa trong mùa mưa năm 2019 dao động từ 658 - 1564mm. So với TBNN cùng thời kỳ tại Cò Nòi, Mộc Châu, Bắc Yên nhiều hơn từ 135 - 165mm; các nơi khác ít hơn từ 91 - 353mm. So với CKNT các nơi ít hơn từ 305 - 691mm. Nơi có tổng lượng mưa mùa mưa lớn nhất: Mộc Châu 1564mm; nơi có tổng lượng mưa mùa mưa ít nhất: Sông Mã 658mm; nơi có lượng mưa ngày lớn nhất trong tỉnh xảy ra tại trạm đo mưa Km46: 209mm ngày 03/8/2019.

2.4.2. Tình hình lũ: Trên các sông, suối xuất hiện từ 1-3 trận lũ; mực nước đỉnh lũ cao nhất năm cao hơn cấp báo động II, lũ vừa xảy ra ở lưu vực Sông Mã và Nậm Pàn. Tổng số trận lũ xuất hiện ít hơn TBNN và ít hơn CKNT.

2.4.3. Rét đậm, rét hại, sương muối

Trong năm 2019, tỉnh Sơn La chịu ảnh hưởng của 18 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, trong đó xảy ra 03 đợt rét đậm, rét hại vào tháng 1 và tháng 12. Nhiệt độ trung bình ngày phổ biến xuống dưới 15°C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong tỉnh xảy ra ở Cò Nòi 1,5°C ngày 08/12/2019.

Nền nhiệt ở mức cao, nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 22 - 26°C; Mộc Châu 21°C. Cao hơn so với TBNN và cùng kỳ năm 2018 từ 1-2°C. Nhiệt độ trung bình năm 2019 ở các nơi đạt mức cao nhất lịch sử. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 08 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39°C, có nơi trên 39°C.

2.5. Năm 2020

2.5.1. Tình hình mưa: Mưa phân bố không đều cả về không gian và thời gian. Tháng 4, so với TBNN trên toàn tỉnh nhiều hơn từ 39-145mm; so với CKNT trên toàn tỉnh nhiều hơn từ 109-202mm. Tháng 5 so với TBNN tại Mường La nhiều hơn 18mm, các nơi khác xấp xỉ và ít hơn từ 18-68mm; so với CKNT tại Phiêng Lanh, Sơn La, Mường La và Sông Mã nhiều hơn từ 19-65mm, các nơi khác ít hơn từ 20-260mm; tháng 6 so với TBNN tại Phiêng Lanh nhiều hơn từ 23mm, các nơi khác ít hơn từ 69-195mm, so với CKNT trên toàn tỉnh ít hơn từ 11-212mm; tháng 7 so với TBNN tại Cò Nòi, Sông Mã, Yên Châu và Phù Yên nhiều hơn từ 27-161mm, các nơi khác ít hơn từ 18-208mm, so với CKNT tại Cò Nòi, Sông Mã, Yên Châu và Phù Yên nhiều hơn từ 25-234mm, các nơi khác ít hơn từ 30- 173mm; tháng 8 so với TBNN tại Phiêng Lanh ít hơn 147mm, Mường La ít hơn 49mm, các nơi khác xấp xỉ và nhiều hơn từ 17-139mm; so với CKNT tại Mộc Châu ít hơn 432mm, Phù Yên ít hơn 41mm và Cò Nòi ít hơn 36mm, các nơi khác nhiều hơn từ 31-254mm; tháng 9 so với TBNN tại Phiêng Lanh ít hơn 36mm, các nơi khác nhiều hơn từ 34-161mm; so với CKNT trên toàn tỉnh nhiều hơn từ 83-232mm.

Nơi có tổng lượng mưa mùa mưa lớn nhất tại Phù Yên: 1.473mm.

Nơi có tổng lượng mưa mùa mưa ít nhất tại Sông Mã: 1.084mm.

Nơi có lượng mưa ngày lớn nhất trong tỉnh xảy ra tại trạm đo mưa Km46: 190mm ngày 02/8.

Các đợt mưa vừa, mưa to trong năm 2020 ít xảy ra đồng thời trên phạm vi toàn tỉnh, thường xảy ra cục bộ ở từng địa phương. Mùa mưa năm 2020 trên tỉnh Sơn La xảy ra 09 đợt mưa lớn diện rộng ít hơn CKNT 07 đợt

2.5.2. Tình hình lũ

- Trên sông Đà: Tại trạm Thủy văn Tạ Bú mực nước biến đổi theo điều tiết của nhà máy thủy điện và hồ chứa. Mực nước cao nhất đo được tại trạm Tạ Bú 118,18m xuất hiện vào ngày 02/10, cao hơn so CKNT 6,28m.

- Trên sông Mã:

+ Tại Trạm thủy văn Xã Là mực nước ảnh hưởng điều tiết của thủy điện Mường Hung, trong năm trạm xuất hiện 03 trận lũ, trong đó có 02 trận lũ nhỏ và 01 trận lũ vừa, với biên độ các trận lũ từ 0,72-1,20m. Tổng số trận lũ ít hơn so CKNT 01 trận. Mực nước đỉnh lũ cao nhất đo được 280,68m xuất hiện ngày 18/8 và ở mức cao hơn cấp báo động 2: 0,18m; thấp hơn mực nước lịch sử tháng 9/1975: 4,60m; thấp hơn so TBNN 2,51m; cao hơn so CKNT 0,31m.

+ Tại Cầu Sông Mã mực nước biến đổi chậm, mực nước cao nhất đo được 320,05m xuất hiện vào ngày 17/8 cao hơn cấp báo động 1: 0,05m, thấp hơn so với mực nước lịch sử tháng 9/2008: 4,39m và cao hơn so CKNT 0,03m.

- Trên sông Nậm Pàn tại trạm Hát Lót xuất hiện 08 trận lũ, trong đó có 01 trận lũ lớn và 07 trận lũ vừa với biên độ các trận lũ từ 0,56 - 2,11m. Tổng số trận lũ ít hơn so CKNT 03 trận. Mực nước đỉnh lũ cao nhất đo được 513,69m xuất hiện vào ngày 06/8 và ở mức cao hơn cấp báo động 3: 0,69m; cao hơn so CKNT 0,44m; thấp hơn mực nước lũ lịch sử tháng 8/2018: 3,58m.

- Trên suối Nậm La tại trạm Cầu 308 mực nước biến đổi chậm. Mực nước cao nhất đo được 593,18m xuất hiện vào ngày 06/9 và ở mức thấp hơn cấp báo động 1: 0,02m, thấp hơn mực nước lịch sử tháng 7/1991: 4,45m, thấp hơn so CKNT 0,32m.

- Suối Tấc tại trạm Nà Xá: Mực nước biến đổi chậm mực nước cao nhất đo được 178,19m xuất hiện ngày 17/8 và ở mức cao hơn cấp báo động 1: 0,69m, thấp hơn mực nước lịch sử tháng 9/2005: 1,26m, cao hơn so CKNT 0,03m.

2.5.3. Mưa đá, giông lốc: Trong năm có 05 đợt gió lốc, mưa đá trên địa bàn các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La và thành phố Sơn La.

2.5.4. Động đất

Trong năm, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 44 trận động đất và các dự chấn tập chung ở huyện Mộc Châu, Vân Hồ. Các trận động đất trên địa bàn có độ lớn từ 2,8-:-5,3 độ richter.

3. Đánh giá rủi ro thiên tai

3.1. Mưa lớn

Bảng 4.1: Lượng mưa ngày lớn nhất ở các trạm tỉnh Sơn La

STT

Tên trạm

X1max

X3max

X5max

(mm)

(mm)

(mm)

1

Mường Trai

473

764

778

2

Chiềng Khoa (km46)

420

800

811

3

Tạ Khoa

372

609

609

4

Mường Chiên

320

398

400

5

Cò Nòi

314

399

401

6

Chiềng Yên (km22)

312

576

580

7

Tạ Bú (TV)

310

342

346

8

Yên Châu

287

492

500

9

Vạn Yên

284

372

458

10

Chiềng On

277

432

440

11

Xã Là

276

398

404

12

Phù Yên

247

296

299

13

Mộc Châu

230

416

420

14

Tà Làng

230

303

314

15

Sông Mã

219

296

296

16

Bắc Yên

218

221

243

17

Sơn La

212

365

365

18

Bản Sóc (Mường Bang)

212

333

405

19

Quỳnh Nhai

207

310

401

20

Mường Sại

190

254

317

21

Mai Sơn

166

284

284

22

Sốp Cộp

162

226

253

23

Thuận Châu

135

255

298

Qua tính toán tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5 ngày liên tục cho thấy lượng mưa lớn liên tục tập trung tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu và một vài điểm nhỏ trên địa bàn các huyện khác. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng.

Hình 4.1: Bản đồ phân bố lượng mưa 1 ngày lớn nhất

Hình 4.2: Bản đồ phân bố lượng mưa 3 ngày lớn nhất

Hình 4.3: Bản đồ phân bố lượng mưa 5 ngày lớn nhất

3.2. Độ dốc

Địa hình khu vực tỉnh Sơn La có thể chia thành 5 cấp độ dốc, trong đó đáng chú ý ở độ dốc sườn 25-45° chiếm lớn hơn 60% diện tích của tỉnh. Địa hình ở cấp độ dốc này thuận lợi cho trượt lở đất đá diễn ra với mật độ, tần suất xuất hiện là chủ yếu. Các cấp độ dốc địa hình còn lại mức độ trượt lở đất đá diễn ra ít hơn.

Bảng 4.2: Tỷ lệ phân bố diện tích các phân cấp độ dốc địa hình

TT

Phân cấp độ dốc (°)

Diện tích phân bố (km2)

Tỷ lệ diện tích (%)

1

5-15

2501,01

17,74

2

15-25

3432,01

24,34

3

25-35

4762,69

33,78

4

35-45

2870,67

20,36

5

> 45

534,40

3,79

 

Hình 4.4. Bản đồ phân cấp độ dốc tỉnh Sơn La

3.3. Lũ quét, sạt lở đất

Lũ quét, sạt lở đất tập trung tại lưu vực suối Nậm La, Nậm Pàn, suối Muội, suối Tấc, suối Sập, suối Sập Việt, Nậm Công, Nậm Ty, Nậm Ca, Nậm Sọi… và trên địa bàn có độ dốc lớn trên 25 độ. Thể hiện cụ thể trên hình 4.5

Bảng 4.3. Các xã, bản có nguy cơ xảy ra cao lũ quét và sạt lở đất

TT

Huyện

Các xã, phường nguy cơ rất cao

1

Thành phố Sơn La

8/12

2

Huyện Quỳnh Nhai

11/11

3

Huyện Thuận Châu

20/29

4

Huyện Mường La

12/16

5

Huyện Bắc Yên

7/16

6

Huyện Phù Yên

22/27

7

Huyện Mộc Châu

8/15

8

Huyện Yên Châu

11/15

9

Huyện Mai Sơn

16/22

10

Huyện Sông Mã

17/19

11

Huyện Sốp Cộp

8/8

12

Huyện Vân Hồ

12/14

 

TỔNG

152

3.4. Đánh giá chung về sạt lở đất

Trên diện tích nghiên cứu trượt lở đất đá bao gồm các dạng trượt xoay 67 điểm, trượt hỗn hợp 1.464 điểm, trượt tịnh tiến 110 điểm, trượt dạng dòng 13 điểm và trượt kiểu rơi, đổ lật 8 điểm. Quy mô các điểm trượt nhỏ 795 điểm, trung bình 622 điểm, trượt lớn 266 điểm và rất lớn 11 điểm. Đã khoanh định được 73 vùng có nguy cơ trượt lở cao. Trượt lở đất đá làm đã vùi lấp nhiều diện tích đất canh tác, sập, nứt vỡ nhà cửa của nhân dân, phá hỏng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, vùi lấp rãnh thoát nước, thu hẹp, sạt lở nhiều tuyến đường gây đình trệ, ách tắc giao thông. Qua kết quả điều tra cho thấy số lượng cũng như mật độ điểm trượt lở đất đá cao xuất hiện tại các huyện Mộc Châu (268 điểm) và Sông Mã (260 điểm).

- Về kiểu trượt: 1.464 điểm trượt hỗn hợp (chiếm 88.31%), 110 điểm trượt tịnh tiến (chiếm 6.5%) còn lại 88 điểm có dạng trượt đổ, trượt xoay, trượt chảy.

- Về loại hình sườn dốc đã xảy ra các sự cố trượt lở đất đá: qua kết quả điều tra cho thấy, các điểm trượt lở đất đá xảy ra trên các sườn dốc nhân tạo chiếm 96.75% số lượng điểm trượt lở đã điều tra bằng khảo sát thực địa, 3.25% số điểm trượt lở còn lại được xác định đã xảy ra trên các sườn dốc tự nhiên và chưa có tác động của con người làm biến đổi hình thái bề mặt sườn dốc.

Hình 4.5: Phân vùng cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Hình 4.6: Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá

3.5. Đánh giá diễn biến rét đậm, rét hại

Bảng 4.4. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm tại các trạm trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời kỳ 2008-2017

TT

Tên trạm

Nhiệt độ tối thấp trung bình (°C)

TT

Tên trạm

Nhiệt độ tối thấp trung bình (°C)

1

Sơn La

4,5

5

Yên Châu

5,9

2

Cò Nòi

3,7

6

Phù Yên

6,6

3

Mộc Châu

2,7

7

Quỳnh Nhai

7,4

4

Sông Mã

6,2

8

Bắc Yên

5,4

 

TB Tỉnh

5,3

 

 

 

Nhiệt độ tối thấp trung bình cả thời kỳ có sự khác nhau giữa các trạm, dao động từ 2,7 tại trạm Mộc Châu đến 7,4°C tại trạm Quỳnh Nhai. Tính trung bình toàn tỉnh, nhiệt độ tối cao trung bình cả thời kỳ là 5,3°C.

Rét đậm thường xuất hiện từ tháng XI đến tháng III ở hầu hết các trạm trong tỉnh Sơn La. Chỉ có trạm Mộc Châu, xuất hiện rét đậm, rét hại vào tháng IV. Phần lớn, số ngày rét đậm, rét hại đạt cực đại vào tháng I ở hầu hết các trạm, cực đại lớn nhất ở trạm Mộc Châu là 22 ngày. Trạm Sông Mã, số ngày rét đậm, rét hại đạt cực đại vào tháng I, tuy nhiên giá trị cực đại số ngày rét đậm, rét hại ở trạm Sông Mã trung bình trong cả thời kỳ chỉ đạt 6,6 ngày.

Có thể nhận thấy rằng hiện tượng rét đậm tương đối thấp Sông Mã (16,7 ngày/năm) nhưng khá rõ rệt tại trạm Mộc Châu (76 ngày/năm), Bắc Yên (53,2 ngày/năm). Ở các trạm còn lại, số ngày rét đậm dao động từ 20 đến 50 ngày/năm.

Hình 4.7: Số ngày rét đậm trung bình năm trên toàn tỉnh giai đoạn 2008-2017

Đối với yếu tố rét đậm, rét hại biên độ dao động số ngày rét đậm rét hại có xu thế giảm dần trong thời kỳ vừa qua. Điển hình các năm các năm 2008-2012 có dao động lớn biên độ dao động từ 30-40 ngày rét đậm, rét hại. Đến các năm 2012-2017 biên độ dao động nhỏ hơn chỉ khoảng 10-20 ngày rét đậm rét hại.

3.6. Hạn hán

Hạn hán xảy ra khi lượng bốc hơi bắt đầu vượt quá lượng mưa rơi xuống. Qua đó, đề ra các ngưỡng chỉ tiêu theo bảng sau:

Bảng 4.5. Phân cấp hạn hán theo chỉ số K

Giá trị K

Điều kiện

< 0.5

Rất ẩm

0.5 → 1.0

Ẩm

1.0 → 2.0

Hơi khô

2.0 → 4.0

Khô

> 4.0

Rất khô

Bảng 4.6. Chỉ số K tại các trạm trên địa bàn tỉnh Sơn La

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Sơn La

1.1

4.7

2.1

1.0

0.7

0.4

0.2

0.2

0.4

1.3

1.5

1.5

Cò Nòi

1.5

7.2

3.7

1.2

0.8

0.5

0.3

0.3

0.5

1.9

3.4

2.7

Mộc Châu

1.0

5.0

1.8

0.9

0.5

0.4

0.2

0.2

0.2

0.4

1.1

1.5

Sông Mã

1.5

7.3

3.0

1.0

1.1

0.8

0.4

0.5

0.8

2.4

2.7

2.6

Yên Châu

2.0

10.3

3.9

1.5

0.8

0.5

0.3

0.3

0.4

1.2

3.4

3.4

Phù Yên

1.0

4.3

2.1

0.8

0.6

0.5

0.3

0.2

0.3

0.6

1.8

1.8

Quỳnh Nhai

1.2

3.7

1.5

0.7

0.5

0.3

0.1

0.2

0.3

0.8

1.0

1.2

Bắc Yên

1.2

4.5

2.3

1.0

0.7

0.5

0.3

0.3

0.4

1.1

2.7

1.7

Từ Bảng 4.6 nhận thấy hạn hán xảy ra vào mùa đông và mùa xuân (từ tháng XI đến tháng III, IV năm sau) ở hầu hết các trạm trong khu vực.

Theo phân mức hạn của chỉ số K có thể nhận thấy, hạn hán nặng hơn xảy ra vào tháng II và tháng III. Tại trạm Cò Nòi, Yên Châu, Sông Mã, hạn hán xảy ra với mức độ nặng hơn với các trạm còn lại trong cùng khoảng thời gian xảy ra hạn hán.

3.7. Mưa đá và giông lốc

Mưa đá thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), vì vào các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phần tử không khí ở hai khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây ra mưa rào và giông mạnh, kèm theo mưa đá.

Mưa đá và giông lốc xảy ra ở tất cả các huyện trên địa bàn, tuy nhiên thường xuyên và gây hậu quả lớn tập trung ở các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Thành phố Sơn La.

3.8. Sương muối

Tình trạng rét đậm, rét hại tại tỉnh Sơn La diễn ra hàng năm, tuy nhiên hiện tượng sương muối xảy ra còn phụ thuộc vào độ ẩm. Sương muối thường xảy ra vào khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 là những tháng thời tiết lạnh khô thuận lợi cho sự bức xạ mất nhiệt của mặt đất. Các vùng có ảnh hưởng cao bởi sương muối như khu vực Đông Bắc của huyện Mường La và Bắc Yên, khu vực núi cao của huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sông Mã và Sốp Cộp. Các vùng khác của huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, thành phố Sơn La có xuất hiện nhưng ít hơn. Tuy nhiên gây thiệt hại lớn tại địa bàn các huyện là Mai Sơn, Mộc Châu và thành phố Sơn La. Sương muối gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là cà phê và mía). Qua số liệu theo dõi hàng năm thì số ngày bình quân có sương muối ở Mộc Châu là 5,9 ngày/năm, ở thành phố Sơn La là 2,6 ngày/năm, ở Mai Sơn là 2,9 ngày/năm.

Hình 4.8. Khả năng xuất hiện sương muối trên địa bàn tỉnh

3.9. Ngập lụt

Ngập lụt cục bộ mới chỉ phát sinh trong giai đoạn 2011 trở lại đây. Trước đây ngập lụt chủ yếu xảy ra ở thành phố Sơn La, thị trấn Hát Lót và một vài điểm cục bộ ở Chiềng La, Mộc Châu. Tuy nhiên, đến nay ngập lụt xảy ra hầu hết tại các thị trấn trung tâm các huyện đặc biệt là những khu vực dọc hai bên đường quốc lộ 6. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do phát triển dân cư, cơ sở hạ tầng làm bồi lấp một phần hoặc lấp hẳn các cửa hang thoát lũ, lấn chiếm không gian thoát lũ của các dòng suối nên khi có mưa lớn không thoát kịp gây ngập úng.

Hiện tượng ngập úng hiện nay xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chủ yếu ở các khu vực đông dân cư, dọc sông suối hoặc ven đường quốc lộ. Một số khu vực hay xảy ra úng ngập như sau:

- Thành phố Sơn La: khu vực xã Chiềng Xôm; các phường Chiềng Cơi, Quyết Tâm, Quyết Thắng.

- Huyện Mộc Châu: Thị trấn Mộc Châu, nông trường Mộc Châu (QL 6 cũ), xã Đông Sang.

- Huyện Vân Hồ: Khu vực các xã Lóng Luông, Vân Hồ.

- Huyện Mai Sơn: Khu vực dọc Quốc lộ 6 xã Cò Nòi, các tiểu khu 6,10,13,14,18 Thị trấn và xã Hát Lót, Tà Sa xã Mường Bon, xã Mường Bằng.

- Huyện Thuận Châu: Trên địa bàn xã Tông Cọ, Tông Lạnh, Bó Mười, Thôm Mòn, ngập úng trên địa bàn xã Phỏng Lái, khu vực chợ trung tâm thị trấn Thuận Châu.

- Huyện Quỳnh Nhai: khu vực xã Mường Giôn.

- Huyện Sốp Cộp: khu vực xã Sốp Cộp, xã Mường Lạn, xã Mường Lèo.

- Huyện Sông Mã: khu vực xã Chiềng Khoong, xã Chiềng Khương (dọc sông Mã, suối Lệ, huổi Mo).

- Một số điểm trên các tuyến Quốc lộ và Đường tỉnh.

3.10. Động đất

- Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã xảy ra động đất ở một số huyện như: Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp, Sông Mã cường độ từ 2,8-:-5,3 độ richter.

- Trong những năm tới trên địa bàn toàn tỉnh vẫn có khả năng xảy ra động đất ở các huyện Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp, Sông Mã, Quỳnh Nhai với cường độ thấp.

3.11. Dự báo về tình hình biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu tại Sơn La

Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt kết quả, nhiệm vụ xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Sơn La. Trong đó, đã đánh giá, dự báo về biến đổi khí hậu và xây dựng kịch bản biến đổ i khí hậu tỉnh Sơn La, với kết quả như sau:” hoặc bổ sung “Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt kết quả Nhiệm vụ xây dựng cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Sơn La.

3.11.1. Nhiệt độ trung bình năm

Nhìn chung, kết quả dự tính theo bốn kịch bản RCP2.6, RCP4.5, RCP 6. 0, RCP8.5 đều cho thấy trong các thời kỳ đầu, giữa và cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tỉnh Sơn La đều thể hiện xu thế tăng lên so với thời kỳ cơ sở 1986-2005. Trong đó kịch bản, RCP8.5 cho mức tăng nhiệt độ lớn nhất và chênh lệch khá rõ so với các kịch bản còn lại.

Bảng 4.7. Mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm (°C) tại các trạm khí tượng tỉnh Sơn La so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%)

Thời kỳ

Trạm khí tượng

Kịch bản RCP

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035)

Phiêng Lanh

0.8 (0.5 - 1.3)

0.7 (0.3 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.1 (0.6 - 1.7)

Sông Mã

0.8 (0.5 - 1.3)

0.7 (0.4 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.1 (0.6 - 1.6)

Cò Nòi

0.8 (0.5 - 1.3)

0.7 (0.3 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.1 (0.6 - 1.6)

Yên Châu

0.8 (0.5 - 1.2)

0.7 (0.2 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.1 (0.7 - 1.5)

Bắc Yên

0.8 (0.5 - 1.3)

0.7 (0.4 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.1 (0.6 - 1.6)

Mộc Châu

0.8 (0.5 - 1.2)

0.7 (0.3 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.0 (0.7 - 1.4)

Sơn La

0.8 (0.5 - 1.3)

0.7 (0.3 - 1.1)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.1 (0.6 - 1.6)

Phù Yên

0.8 (0.5 - 1.2)

0.7 (0.3 - 1.0)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.1 (0.6 - 1.6)

3.11.2. Nhiệt độ tối cao trung bình năm

Theo cả 4 kịch bản RCP, trong tương lai, nhiệt độ tối cao trung bình năm (Tx năm) ở Sơn La đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (Bảng 4.7).

Bảng 4.8. Mức biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình năm (°C) tại các trạm khí tượng tỉnh Sơn La so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%)

Thời kỳ

Trạm khí tượng

Kịch bản RCP

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035)

Phiêng Lanh

0.9 (0.4 - 1.4)

0.6 (0.0 - 1.4)

0.7 (0.3 - 1.0)

1.3 (0.5 - 2.0)

Sông Mã

0.9 (0.5 - 1.4)

0.7 (0.2 - 1.2)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.4 (0.7 - 2.0)

Cò Nòi

0.9 (0.4 - 1.4)

0.6 (-0.1 - 1.2)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.3 (0.7 - 1.8)

Yên Châu

0.9 (0.4 - 1.3)

0.6 (-0.2 - 1.2)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.3 (0.7 - 1.9)

Bắc Yên

0.9 (0.4 - 1.3)

0.7 (0.1 - 1.3)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.4 (0.7 - 2.1)

Mộc Châu

0.9 (0.4 - 1.3)

0.6 (0.1 - 1.2)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.3 (0.8 - 1.9)

Sơn La

0.9 (0.4 - 1.4)

0.6 (-0.1 - 1.3)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.3 (0.7 - 1.9)

Phù Yên

0.9 (0.4 - 1.3)

0.6 (-0.1 - 1.2)

0.7 (0.4 - 1.0)

1.4 (0.7 - 2.1)

Hình 4.9. Mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm (°C) theo kịch bản RCP4.5

Hình 4.10. Mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm (°C) theo kịch bản RCP8.5

3.11.3. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm: Theo kịch bản RCP2.6, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tối thấp trung bình năm Tm tỉnh Sơn La tăng phổ biến 0,7÷0,8°C so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tối thấp trung bình năm Tm tỉnh Sơn La tăng phổ biến 0,7 ÷ 0,8°C so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP6.0, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tối thấp trung bình năm Tm tỉnh Sơn La tăng phổ biến 0,6°C so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tối thấp trung bình năm Tm tỉnh Sơn La tăng phổ biến 1,0°C so với thời kỳ cơ sở.

Bảng 4.9. Mức biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình năm (°C) tại các trạm khí tượng tỉnh Sơn La so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%)

Thời kỳ

Trạm khí tượng

Kịch bản RCP

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035)

Phiêng Lanh

0.8 (0.4 - 1.2)

0.8 (0.5 - 1.3)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.7 - 1.6)

Sông Mã

0.8 (0.5 - 1.2)

0.8 (0.5 - 1.3)

0.6 (0.4 - 0.9)

1.0 (0.6 - 1.5)

Cò Nòi

0.8 (0.4 - 1.2)

0.8 (0.5 - 1.3)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.7 - 1.5)

Yên Châu

0.8 (0.4 - 1.2)

0.8 (0.5 - 1.3)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.7 - 1.4)

Bắc Yên

0.8 (0.4 - 1.2)

0.8 (0.4 - 1.3)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.7 - 1.5)

Mộc Châu

0.8 (0.4 - 1.2)

0.8 (0.4 - 1.2)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.7 - 1.3)

Sơn La

0.8 (0.4 - 1.2)

0.8 (0.5 - 1.3)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.6 - 1.5)

Phù Yên

0.7 (0.4 - 1.2)

0.7 (0.4 - 1.2)

0.6 (0.3 - 0.9)

1.0 (0.6 - 1.4)

3.11.4. Lượng mưa năm

Theo kịch bản RCP2.6, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm ở Sơn La có xu thế giảm so với thời kỳ 1986-2005, mức giảm không đáng kể, giảm dưới 2%, mức giảm tăng dần từ Tây sang Đông.Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm ở Sơn La có xu thế tăng, mức tăng phổ biến khoảng 5÷ 8% so với thời kỳ cơ sở, mức tăng lớn nhất ở các huyện quanh thành phố Sơn La.

Theo kịch bản RCP6.0, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm ở Sơn La có xu thế giảm so với thời kỳ cơ sở, mức giảm từ 2÷3%.Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm ở Sơn La có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở, mức tăng phổ biến 3÷ 7%. Như vậy, kết quả dự tính lượng mưa năm theo cả 4 kịch bản RCP cho thấy, trong thế kỷ 21, lượng mưa năm ở Sơn La nhìn chung chiếm ưu thế là xu thế tăng. Lượng mưa chỉ có xu thế giảm ở đầu thế kỷ 21 theo kịch bản RCP2.6 và 6.0. Mức giảm chỉ dưới 3%, mức tăng cao nhất đến 32.

Bảng 4.10. Mức biến đổi lượng mưa năm (%) tại các trạm khí tượng tỉnh Sơn La so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%)

Thời kỳ

Trạm khí tượng

Kịch bản RCP

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035)

Phiêng Lanh

-0.8 (-5.6 - 4.8)

10.1 (-0.4 - 19.1)

-1.7 (-6.6 - 3.2)

6.7 (0.0 - 13.7)

Sông Mã

-0.9 ( -4.5 - 3.7)

7.9 (2.3 - 13.6)

-2.5 (-6.8 - 2.5)

6.6 (-1.8 - 13.8)

Cò Nòi

-1.4 (-4.8 - 3.0)

7.9 (1.7 - 14.0)

-3.0 (-7.4 - 2.3)

3.5 (-2.9 - 9.4)

Yên Châu

-1.3 (-4.7 - 2.9)

6.2 (-0.9 - 12.8)

-3.0 (-7.5 - 2.2)

3.8 (-1.9 - 9.7)

Bắc Yên

-1.4 (-5.0 - 2.9)

5.6 (-1.9 - 12.4)

-3.1 (-7.8 - 2.4)

2.9 (-2.0 - 8.1)

Mộc Châu

-1.7 (-4.9 - 2.4)

6.5 (-2.1 - 14.6)

-3.6 (-8.3 - 1.6)

4.6 (-1.3 - 10.9)

Sơn La

-1.0 (-4.8 - 3.7)

8.7 (2.4 - 14.6)

-2.3 (-7.1 - 2.8)

3.9 (-2.0 - 9.3)

Phù Yên

-1.4 (-5.1 - 2.8)

5.4 (-2.1 - 12.1)

-3.2 (-8.2 - 2.4)

3.7 (-1.8 - 9.6)

Hình 4.11. Mức biến đổi lượng mưa năm (°C) theo kịch bản RCP4.5

Hình 4.12. Mức biến đổi lượng mưa năm (°C) theo kịch bản RCP8.5

3.11.5. Lượng mưa một ngày lớn nhất (Rx1day)

Mức biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất năm ở Sơn La theo 4 kịch bản RCP trong 3 giai đoạn của thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở được chỉ ra. Rx1day chiếm ưu thế là xu thế tăng, có giảm những không đáng kể (Bảng 4.11).

Theo kịch bản RCP2.6, vào đầu thế kỷ, Rx1day năm ở Sơn La có xu thế tăng chiếm ưu thế, mức tăng tăng dần theo thời gian. Vào đầu thế kỷ, mức tăng phổ biến 1÷5% so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, Rx1day năm ở Sơn La có mức tăng từ 15-70% so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP6.0, vào đầu thế kỷ, Rx1day năm ở Sơn La tăng dưới 3%, tại Bắc Yên và Phù Yên Rx1day giảm không đáng kể. Theo kịch bản RCP8.5, trong đầu thế kỷ 21, Rx1day ở Sơn La có xu thế tăng trên phạm vi toàn tỉnh, càng về cuối thế kỷ mức tăng càng lớn. Mức tăng phổ biến ở đầu và giữa thế kỷ từ 25÷60%.

Bảng 4.11. Mức biến đổi lượng mưa 1 ngày lớn nhất năm (%) tại các trạm khí tượng tỉnh Sơn La

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%)

Thời kỳ

Trạm khí tượng

Kịch bản RCP

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035)

Phiêng Lanh

-0.7 (-9.2 - 8.2)

65.9 (19.7 -104.6)

0.1 (-8.6 - 11.6)

68.1 (19.7 -111.1)

Sông Mã

4.2 (-6.4 - 11.2)

26.2 (4.1 - 44.9)

3.7 (-9.5 - 17.5)

45.1 (-5.1 - 86.1)

Cò Nòi

3.7 (-7.0 - 11.3)

30.6 (15.4 - 45.0)

2.1 (-8.9 - 14.9)

28.2 (-0.7 - 51.9)

Yên Châu

4.2 (-6.6 - 12.2)

16.4 (8.2 - 25.5)

1.7 (-9.0 - 14.1)

28.2 (4.4 - 47.8)

Bắc Yên

2.1 (-8.2 - 10.7)

19.8 (9.5 - 30.3)

-0.1 (-9.3 - 11.7)

29.7 (16.7 - 42.5)

Mộc Châu

5.1 (-5.5 - 12.2)

14.3 (3.5 - 25.3)

1.1 (-9.9 - 13.0)

30.6 (17.5 - 43.7)

Sơn La

2.1 (-8.3 - 10.0)

25.3 (12.0 - 37.2)

1.7 (-9.2 - 14.5)

30.3 (3.7 - 52.5)

Phù Yên

1.2 (-8.5 - 9.9)

19.9 (13.0 - 26.9)

-1.5 (-10.1 - 9.8)

27.1 (14.3 - 38.6

3.11.6. Lượng mưa năm ngày liên tiếp lớn nhất

Theo cả 4 kịch bản RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0 và RCP8.5, lượng mưa 5 ngày liên tiếp lớn nhất (Rx5day) ở Sơn La hầu hết đều thể hiện xu thế tăng lên so với thời kỳ cơ sở, riêng chỉ có kịch bản RCP2.6 dự tính lượng mưa giảm ở đầu thế kỷ, tuy nhiên mức giảm không đáng kể (Bảng 4.12)

Theo kịch bản RCP2.6, Rx5day năm ở Sơn La chiếm ưu thế tăng vào đầu thế kỷ, mức tăng dưới 5%, tại trạm Bắc Yên và Phù Yên lượng mưa giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

Theo kịch bản RCP4.5, trong thế kỷ 21, Rx5day năm ở Sơn La tăng phổ biến khoảng 40÷45% so với thời kỳ cơ sở.

Theo kịch bản RCP6.0, trong thế kỷ 21, Rx5day năm ở Sơn La tăng phổ biến từ 3÷15% so với thời kỳ cơ sở.

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ 21, Rx5day năm ở Sơn La có xu thế tăng, mức tăng phổ biến từ 20÷ 40%.

Bảng 4.12. Mức biến đổi lượng mưa 5 ngày liên tiếp lớn nhất năm (%) tại các trạm khí tượng tỉnh Sơn La so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%)

Thời kỳ

Trạm khí tượng

Kịch bản RCP

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035)

Phiêng Lanh

1.7 (-11.5 - 11.6)

35.7 (13.2 - 54.9)

3.0 (-9.1 - 16.4)

41.2 (18.1 - 62.4)

Sông Mã

3.8 (-7.3 - 12.0)

23.1 (7.8 - 36.8)

5.0 (-9.5 - 20.4)

31.4 (-6.2 - 63.0)

Cò Nòi

1.9 (-9.4 - 10.0)

24.1 (13.6 - 35.8)

3.5 (-9.8 - 18.1)

26.5 (-4.5 - 53.6)

Yên Châu

1.7 (-9.3 - 9.5)

17.1 (10.6 - 24.6)

3.1 (-10.0 - 17.1)

24.3 (0.1 - 45.9)

Bắc Yên

-0.1 (-11.6 - 9.4)

15.5 (4.7 - 26.6)

1.9 (-10.1 - 15.0)

22.3 (8.8 - 34.0)

Mộc Châu

1.5 (-8.2 - 8.1)

16.4 (6.8 - 26.6)

1.2 (-10.6 - 14.6)

25.3 (12.8 - 36.2)

Sơn La

2.4 (-10.0 - 11.6)

23.8 (14.3 - 34.0)

4.5 (-9.4 - 19.1)

28.9 (-0.2 - 53.8)

Phù Yên

-0.9 (-12.5 - 8.4)

15.7 (9.9 - 21.8)

0.7 (-10.5 - 13.2)

19.0 (7.3 - 29.3)

3.11.7. Mức độ rủi ro thiên tai

Bảng 4.13: Mức độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La

Huyện, thành phố

Loại hình thiên tai

Mưa lớn

Lũ quét, sạt lở đất

Rét đậm, rét hại

Hạn hán

Mưa đá và giông lốc

Sương muối

Ngập lụt

Động đất

Thành phố Sơn La

Cao

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Cao

Cao

Cao

Rất thấp

Quỳnh Nhai

Cao

Rất cao

Thấp

Thấp

Trung bình

Thấp

Thấp

Rất thấp

Thuận Châu

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Thấp

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Rất thấp

Mường La

Rất cao

Rất cao

Trung bình

Thấp

Trung bình

Rất cao

Cao

Thấp

Bắc Yên

Trung bình

Cao

Cao

Trung bình

Trung bình

Rất cao

Rất thấp

Rất thấp

Phù Yên

Trung bình

Cao

Thấp

Thấp

Trung bình

Thấp

Thấp

Rất thấp

Mộc Châu

Cao

Trung bình

Cao

Thấp

Cao

Cao

Cao

Trung bình

Yên Châu

Cao

Trung bình

Cao

Cao

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Rất thấp

Mai Sơn

Trung bình

Trung bình

Cao

Cao

Cao

Rất cao

Cao

Rất thấp

Sông Mã

Trung bình

Rất cao

Thấp

Cao

Trung bình

Trung bình

Thấp

Thấp

Sốp Cộp

Trung bình

Trung bình

Thấp

Trung bình

Trung bình

Rất cao

Thấp

Thấp

Vân Hồ

Rất cao

Cao

Cao

Thấp

Trung bình

Thấp

Trung bình

Trung bình

Hình 4.13. Bản đổ RRTT ứng với loại hình mưa lớn

Hình 4.14. Bản đổ RRTT ứng với loại hình lũ quét, sạt lở đất

Hình 4.15. Bản đồ RRTT ứng với loại hình rét đậm, rét hại

Hình 4.16. Bản đồ RRTT ứng với loại hình hạn hán

Hình 4.17. Bản đồ RRTT ứng với loại hình mưa đá và giông lốc

Hình 4.18. Bản đồ RRTT ứng với loại hình sương muối

Hình 4.19. Bản đồ RRTT ứng với loại hình ngập lụt

Hình 4.20. Bản đồ RRTT ứng với loại hình động đất

4. Báo cáo đánh giá rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh

4.1. Sơn La chịu ảnh hưởng của 18 loại hình thiên tai, gồm: Áp thấp nhiệt đới, bão, lốc xoáy, sét, mưa đá, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối, sương mù, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, động đất và cháy rừng.

4.2. Địa hình chia cắt phức tạp, núi đá xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Độ cao trung bình 600-700m so với mặt nước biển, trên 87% diện tích tự nhiên có dộ dốc từ 25° trở lên. Điều kiện địa hình tạo thành nhiều tiểu khí hậu khác nhau. Đây là những nơi rất rễ bị tổn thương do thiên tai.

4.3. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; thiếu thốn về phương tiện, trang thiết bị, công cụ trong phòng, chống thiên tai; thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai; yếu và thiếu về khả năng ứng phó, khả năng tiếp cận thông tin.

4.4. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phát triển sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản làm giảm khả năng thoát lũ tự nhiên gây ngập úng cục bộ và gây sạt lở đất, đá.

4.5. Hệ thống các công trình phòng chống, thiên tai còn thiếu; các công trình đã có chưa đảm bảo năng lực phòng chống.

4.6. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu, trong những năm qua trên địa bàn phức tạp, cực đoan, bất thường; các dạng thiên tai xảy ra với tần xuất và cấp độ khó lường,có xu thế gia tăng, gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Chương V.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

1.1. Nhóm biện pháp phi công trình

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai; kiện toàn tổ chức, đào tạo, tập huấn bộ máy phòng chống thiên tai các cấp.

- Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai; điều tra, đánh giá thiên tai, phân cấp thiên tai. Trong đó, tập trung xây dựng các dạng bản đồ phòng, chống thiên tai theo dạng số; tiếp tục xây dựng các trạm cảnh báo lũ trên các sông suối, các trạm đo mưa tự động, trạm quan trắc khí tượng tự động.

- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

- Ưu tiên các nguồn lực để ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

1.2. Nhóm biện pháp công trình

1.2.1. Công trình phòng, chống thiên tai

- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống kè bảo vệ sông, suối và các điểm bị sạt sụt; nạo vét, khơi thông làm thông thoáng dòng chảy các khu vực có nguy cơ bị ngập úng.

- Phân dòng lũ làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ; xây dựng, lắp đặt hệ thống công trình quan trắc, cảnh báo thiên tai.

- Xây dựng các hồ chứa nước đa mục tiêu như: phòng chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện.

1.2.2. Công trình thủy lợi, thủy điện

- Cải tạo, nâng cấp các công trình hư hỏng xuống cấp, các công trình dễ bị tổn thương.

- Hoàn thiện các tuyến đường giao thông đến các công trình trọng điểm kết hợp công tác phòng chống thiên tai; xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước.

1.2.3. Công trình giao thông

- Tập trung đầu tư nâng cấp để 100% đường ô tô đến trung tâm xã được nâng cấp đi được bốn mùa, quy mô xây dựng, nâng cấp đảm bảo tất cả các tuyến đường huyện đều được rải nhựa hoặc bê tông xi măng; nâng cấp đường xã, liên xã quan trọng lên thành đường huyện, cải tuyến kéo dài đường xã qua những khu vực cần thiết; 100% các tuyến đường xã sau khi xây dựng, nâng cấp được bảo trì1.

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông.

- Quy hoạch hệ thống đường chuyên dùng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp đường giao thông phục vụ cứu hộ cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

1.2.4. Công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; khu đô thị, khu dân cư nông thôn

- Phát triển khu đô thị, khu công nghiệp đồng bộ với giải pháp phòng chống ngập lụt; tăng khả năng chống chịu của đô thị trước tác động của quá trình đô thị hóa và đặc biệt là tác động của BĐKH.

- Khu dân cư nông thôn: sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai; xây dựng các khu (các xã), điểm tái định cư (các bản) theo tiêu chí thông thôn mới.

- Xây dựng các công trình công cộng gắn với giải pháp trở thành nhà tránh lũ cộng đồng.

- Nhà ở: xây dựng nhà ở đạt tiêu chí 3 cứng, phát triển nhà ở đảm bảo đạt chất lượng từ bán kiên cố trở lên; phấn đấu giảm 51% tỷ lệ số lượng nhà đơn sơ hiện có2.

2. Biện pháp ứng phó

2.1. Trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai

UBND cấp xã: Triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai; có trách nhiệm báo cáo và đề nghị UBND cấp huyện hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

UBND cấp huyện: Triển khai ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 xảy ra tại 2 xã trở lên và với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1; báo cáo và đề nghị UBND cấp tỉnh hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

UBND tỉnh: Hỗ trợ UBND cấp huyện ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 nếu có đề nghị; triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1; báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

2.2 Công tác sơ tán dân về nơi an toàn

Căn cứ vào dự báo, cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc, văn bản của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chỉ đạo ứng phó với thiên tai, UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị triển khai thực hiện:

- Kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sơ tán người dân vùng ngập,lũ quét, vùng sạt lở đất đến nơi sơ tán an toàn.

- Tổ chức cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.

- Huy động đội ngũ y sĩ, bác sĩ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.

- Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện cứu trợ dân sinh, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh nơi sơ tán.

2.3. Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp

Các phương tiện thông tin, truyền thông tăng cường đưa tin về thiên tai cho chính quyền các cấp và nhân dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc bằng tất cả các hệ thống tại UBND các cấp, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan; duy trì 24/24h nguồn điện ưu tiên và máy phát điện dự phòng của từng cơ quan, đơn vị.

Nếu các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel không liên lạc được thì dùng các máy thông tin di động vô tuyến sóng ngắn Codan; hoặc sử dụng mạng thông tin chuyên dùng Inmarsat để phục vụ.

Phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh phục vụ chỉ huy ứng phó.

2.4. Triển khai công tác bảo đảm y tế

Thành lập và bố trí các đội y tế lưu động tại các địa phương để chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Các Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện phải bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong và sau mưa lũ.

- Các đội cấp cứu lưu động phải có y sĩ, bác sĩ, thuốc, hóa chất trang thiết bị và phương tiện cần thiết để sơ cấp cứu ban đầu bệnh nhân nơi sơ tán.

- Trung tâm y tế cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan sơ cấp cứu người bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh bùng phát.

- 204 trạm y tế xã phối hợp các đội y tế lưu động kiểm tra sức khỏe, sơ cấp cứu người dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

2.5. Bảo đảm thoát nước đô thị

Tổ chức thực hiện thoát nước, chống ngập úng đô thị bao gồm:

- Nạo vét các tuyến cống, hố ga bảo đảm dòng chảy được thông suốt.

- Thu dọn cây cối, vật thải ở các tuyến mương để thông thoáng dòng chảy.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư ở các tuyến mương, cống thoát nước để xử lý ngay sự cố.

- Lắp dựng biển báo, thanh chắn, đèn tín hiệu, bố trí người trực canh ở các vị trí ngập nước, sự cố bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông.

2.6. Cung cấp nước sạch cho dân cư

- Thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho công trình cấp nước, các giếng khoan khai thác nước dưới đất, đường dẫn cấp nước đến khu dân cư.

- Kiểm tra, bảo vệ an toàn các tuyến ống dẫn nước và thiết bị đến tận nhà dân, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục. Đối với vùng ngập lũ, sạt lở, đường ống cấp nước bị sự cố, tổ chức lực lượng khắc phục ngay để cấp nước liên tục.

- Tổ chức vận hành nhà máy cấp nước theo quy trình, bảo đảm an toàn, tiết kiệm khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất.

- Khử trùng các giếng vùng ngập lũ.

2.7. Triển khai phương án ứng phó với thiên tai

2.7.1. Các công tác ứng phó mưa lớn, lũ quét

- Sơ tán người ra khỏi vùng ngập lụt, nơi ở không bảo đảm an toàn; đặc biệt đối với đối tượng dễ bị tổn thương.

- Di chuyển thuyền bè, phương tiện, vật nuôi thuỷ sản trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất: Thu hoạch lúa xanh nhà hơn già đồng, hoa màu, vật nuôi thủy sản; chằng chống chuồng trại, bảo vệ thực phẩm cho gia súc, gia cầm; bảo vệ giống lúa, giống cây trồng, công cụ sản xuất.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình kè, đập dâng, hồ đập, cống, tràn, kênh mương; công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội; công trình an ninh, quốc phòng bảo đảm an toàn.

- Cấm người, phương tiện đi lại khi giông lốc, ngập lụt,lũ, sạt lở đất. Tổ chức trạm bảo vệ, chốt kiểm soát ngăn chặn giao thông và hướng dẫn trú, tránh an toàn.

- Bảo đảm thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành trong mọi tình huống.

- Tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu người bị nạn trên sông, trên biển và đưa đến bệnh viện gần nhất. Các đội cấp cứu lưu động thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tính mạng cho người bị thương.

- Hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm tại nơi bị chia cắt, ngập lụt sâu và nơi sơ tán;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất;

2.7.2. Các công tác ứng phó hạn hán

- Tăng cường công tác dự báo về khô hạn, công tác truyền thông trên mọi phương tiện về tình hình khô hạn để nhân dân được biết, chủ động tham gia phòng chống khô hạn.

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán.

- Sử dụng các giống lúa mới, hoa màu ngắn ngày, chịu khô hạn, có năng suất; trồng cây trồng cạn trên đất trồng lúa kém hiệu quả do thiếu nước tưới.

- Củng cố các tổ, đội thủy nông để quản lý, điều tiết nước tưới nội đồng.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình khô hạn, sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán.

- Vận hành hợp lý các hồ chứa nước trong tỉnh, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt; sử dụng nước tiết kiệm, tưới nước tự động, chống thất thoát nước.

- Ưu tiên cung cấp điện và nhiên liệu cho các trạm bơm chống khô hạn.

- Lập các bể trữ nước, đào ao...

2.8. Huy động nguồn lực cho công tác ứng phó thiên tai

Chủ tịch UBND các cấp quyết định huy động nguồn lực trên địa bàn để ứng phó thiên tai. Nguồn lực ứng phó thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị các cấp trực tiếp quản lý bao gồm: nhân lực; vật tư, vật liệu, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất; hệ thống liên lạc; nước sạch, thuốc khử trùng nước; lương thực chống đói và nguồn kinh phí dự phòng.

Trường hợp thiên tai xảy ra nghiêm trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huy động nguồn lực của Trung ương đóng trên địa bàn hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh khác để hỗ trợ ứng phó.

3. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai

3.1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu; khắc phục thiệt hại bước đầu

- Sau thiên tai, UBND các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đối với các gia đình bị thiệt hại do thiên tai; phân phát gạo cứu trợ, nhu yếu phẩm, hàng hóa cho nhân dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, bị rét.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, tìm kiếm người bị nạn, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng lực lượng xung kích, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống nhân dân.

- Sở Y tế triển khai sơ cấp cứu, chữa bệnh cho nhân dân bị nạn; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát.

- Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn khắc phục, tu sửa kênh mương, khôi phục trạm bơm để phục vụ sản xuất; khử trùng chuồng trại không để phát sinh dịch bệnh trong gia súc, gia cầm.

- Sở Giao thông vận tải hướng dẫn khắc phục đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, bảo đảm giao thông bước 1. Đối với đoạn đường sạt lở nguy hiểm, cắm biển cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh.

- Công ty Điện lực tổ chức khắc phục sự cố đường dây tải điện, trạm biến thế; vận hành an toàn hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất nhân dân.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chính quyền địa phương rà soát hộ gia đình có nhà sập, hư hỏng nặng để hỗ trợ xây cất lại; rà soát hộ thiếu đói để cấp phát lương thực cứu trợ.

- Sở Công Thương xuất các mặt hàng thiết yếu: mì tôm, lương khô, nước uống đóng chai cấp phát cho nhân dân, không để dân bị đói, bị rét.

- Sở Tài chính cân đối nguồn dự phòng ngân sách, các nguồn tài chính hợp pháp khác đề xuất nguồn chi hỗ trợ hộ gia đình có người chết, bị thương, nhà ở bị sập, hư hỏng nặng; kinh phí khắc phục kè, đập, khôi phục nước sạch, bảo đảm giao thông bước 1 sớm ổn định đời sống và phục vụ sản xuất.

- Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh chi cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết cho người dân bị thiệt hại; hỗ trợ tu sửa trường học, xử lý vệ sinh môi trường; hỗ trợ tu sửa khẩn cấp kè, cầu và công trình phòng chống thiên tai.

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với UBND các cấp tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng, tiền cứu trợ cho người dân bị thiệt hại đặc biệt ưu tiên hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, người tàn tật, cao tuổi, phụ nữ, trẻ em sớm ổn định cuộc sống.

3.2. Thống kê, đánh giá thiệt hại, lập nhu cầu hỗ trợ

UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và các lĩnh vực phụ trách, cụ thể:

- UBND cấp huyện tổ chức đánh giá, xác định thiệt hại ở địa phương về con người, nhà cửa, về giáo dục, y tế, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản, thông tin liên lạc, công nghiệp, xây dựng, nước sạch, vệ sinh môi trường và các công trình khác trên địa bàn và báo cáo về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thống kê thiệt hại về người, nhà ở của nhân dân. Nắm rõ số người chết, người mất tích, người bị thương; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng nặng. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở, đề xuất UBND tỉnh cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, chú ý ưu tiên gia đình chính sách và hộ nghèo.

- Sở Giao thông Vận tải đánh giá thiệt hại các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục.

- Sở Xây dựng đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, công trình xây dựng theo lĩnh vực quản lý; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục.

- Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp tình hình thiệt hại về nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản. Thống kê diện tích lúa, hoa màu bị hư hỏng; diện tích cây công nghiệp, rừng bị ngã đổ; diện tích đất canh tác bị bồi lấp, xói lở; gia súc, gia cầm bị chết; lúa giống bị hư hỏng. Đánh giá thiệt hại kè, kênh mương, hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm; diện tích nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền bị thiệt hại. Lập báo cáo tổng hợp thiệt hại sau thiên tai phạm vi toàn tỉnh và đề xuất Trung ương hỗ trợ khẩn cấp.

- Các sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ.

- Các chủ doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp báo cáo chính quyền địa phương.

- Cục Thống kê đánh giá, thống kê thiệt hại về các lĩnh vực, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Chậm nhất 5 ngày sau khi kết thúc đợt thiên tai, các sở, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện phải báo cáo thiệt hại và đề xuất hỗ trợ về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tổng hợp.

3.3. Lập kế hoạch tái thiết sau thiên tai

3.3.1. Tái thiết khẩn cấp

Tổng hợp đánh giá thiệt hại từ các sở, ngành, địa phương lựa chọn được danh mục khắc phục khẩn cấp sau thiên tai. Trên cơ sở kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai được phân bổ; các sở, ngành, UBND các huyện thành phố triển khai đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên. Các danh mục lựa chọn thường là hồ chứa, đập dâng, kè, kênh mương, cống, tràn; cầu, đường giao thông; công trình cấp nước sạch. Thời gian khắc phục khẩn cấp từ 3 đến 8 tháng trước mùa mưa lũ tiếp theo.

3.3.2.Tái thiết trung hạn

Để đáp ứng yêu cầu lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, các sở, ngành, đơn vị, UBND các cấp lập kế hoạch trung hạn khôi phục, phát triển sản xuất; nâng cấp công trình, cơ sở hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng chống thiên tai, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Nội dung chính kế hoạch trung hạn gồm:

- Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước bảo đảm an toàn hồ chứa và nguồn nước cho vùng hạ lưu; nâng cấp, tu bổ hệ thống kè bảo vệ an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp trạm bơm nhằm tưới chủ động và tiết kiệm nước; tái định cư và di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm của thiên tai; khơi thông dòng chảy bảo đảm thoát lũ cho vùng ngập úng; nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về PCTT, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Sở Xây dựng quản lý quy hoạch khu dân cư, phát triển đô thị phải bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai. Lập kế hoạch xây dựng nhà ở an toàn, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, bão theo chính sách c ủa Chính phủ; nâng cấp công trình cấp, thoát nước đô thị bảo đảm nhu cầu cấp, thoát nước.

- Sở Giao thông Vận tải lập kế hoạch nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ. Kế hoạch xây dựng mới hệ thống cầu, cống bảo đảm kết nối giao thông và tiêu thoát lũ. Đề xuất nâng cấp, mở rộng công trình giao thông bảo đảm nhu cầu phát triển giao thông kết hợp phòng chống thiên tai.

- Sở Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch nâng cấp hệ thống, trang thiết bị bưu chính, viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc. Trang bị, bảo dưỡng mạng thông tin chuyên dùng để phục vụ thông tin chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai. Có kế hoạch phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng kế hoạch quản lý môi trường: đất đai, nước mặt, nước ngầm. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn về quản lý đất đai, nguồn nước cho cán bộ các huyện, thành phố. Có kế hoạch phát triển hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn; sử dụng đất cho công trình phòng chống thiên tai. Thực hiện quản lý về khoảng cách an toàn, phòng chống sạt lở, bảo vệ môi trường trong khai thác cát, đất, đá làm vật liệu xây dựng.

- Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch nâng cấp, kiên cố hóa trường học. Ưu tiên nâng cấp trường học mầm non, tiểu học và phổ thông đối với vùng sâu, vùng xa. Tăng cường tập huấn, rèn luyện chống đuối nước cho học sinh các cấp.

- Sở Công thương có kế hoạch nâng cấp hệ thống điện, thiết bị bảo đảm cung cấp điện an toàn. Đối với nhà máy thủy điện, lập kế hoạch bảo trì hạng mục công trình đầu mối, các thiết bị bảo đảm vận hành an toàn công trình. Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, kho tàng bảo đảm an toàn cho người và hàng hóa. Sử dụng các dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để giảm chi phí kinh doanh, giảm thiệt hại do thiên tai.

- Sở Y tế có kế hoạch bảo trì bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, trạm y tế bảo đảm khám và điều trị bệnh. Có kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, xử lý môi trường ô nhiễm trong phòng chống thiên tai.

- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mở rộng mạng lưới khí tượng thủy văn; sử dụng thiết bị, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo chính xác diễn biến thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

- UBND các cấp lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình PCTT trên địa bàn: kè, thủy lợi, giao thông, trạm y tế, trường học kết hợp nơi trú tránh lũ quét, sạt lở đất. Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã vùng cao, ven sông, suối, sườn đồi thường xuyên bị thiên tai. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng tâm trên địa bàn.

- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở huấn luyện, kho tàng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng kết hợp phòng tránh thiên tai và TKCN. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn, diễn tập cho cán bộ, chiến sĩ nhằm tăng cường khả năng tự vệ và ứng cứu trong thiên tai.

Chương VI.

LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Lồng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến con người và sinh kế

1.1. Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà an toàn phòng chống thiên tai

- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng 100% đô thị giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Hoàn thành 100% đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

- Xây dựng các khu (các xã), điểm tái định cư (các bản) theo tiêu chí thông thôn mới.

- Kế hoạch Phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 trong đó thực hiện xây dựng các công trình công cộng gắn với giải pháp trở thành nhà tránh lũ cộng đồng, xây dựng nhà ở đạt tiêu chí 3 cứng, phát triển nhà ở đảm bảo đạt chất lượng từ bán kiên cố trở lên; phấn đấu giảm 51% tỷ lệ số lượng nhà đơn sơ hiện có.

1.2. Nâng cao tiêu chuẩn an toàn các công trình cơ sở hạ tầng

- Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó nâng cấp để 100% đường ô tô đến trung tâm xã được nâng cấp đi được 4 mùa, quy mô xây dựng, nâng cấp đảm bảo tất cả các tuyến đường huyện đều được rải nhựa hoặc bê tông xi măng.

- Dự toán ngân sách tỉnh 2020 cân đối 20 tỷ đồng và một số nguồn vốn khác để đầu tư xử lý cơ bản các đoạn xung yếu, đoạn cua, dốc, cầu, cống…

- Quy hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hướng đến năm 2025. Thực hiện Nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai (hồ chứa, kè chống sạt lở, công trình tiêu thoát lũ …).

- Thực hiện Nhiệm vụ “Xây dựng, cập nhật hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Sơn La”.

1.3. Di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ nguy hiểm của thiên tai

- Thực hiện Quy hoạch Bố trí sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Đến năm 2025 bố trí sắp xếp ổn định 171 điểm dân cư với 4.705 hộ. Trong đó, ổn định tại chỗ 1.395 hộ, di chuyển 3.310 hộ.

- Bố trí đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với 21 dự án sắp xếp ổn định dân cư (chi tiết tại phụ lục IV)

2. Lồng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến các ngành kinh tế

- Mở rộng vùng cây trồng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của thị trường trong nước và các nước nhập khẩu.

- Quản lý bảo vệ vốn rừng hiện có đảm bảo năng lực phòng hộ đầu nguồn cho các công trình thủy điện quốc gia trên sông Đà, các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; hệ thống rừng công phòng hộ đầu nguồn biên giới hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ môi trường rừng bền vững giữa bên cung ứng dịch vụ môi trường và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Tỷ lệ che phủ rừng (bao gồm cây ăn quả trên đất dốc) đạt 50%. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư trở lại cho công tác phát triển vốn rừng, trồng cây lâm nghiệp đa mục đích, cây ăn quả, cây lâm sản ngoài gỗ, dược liệu.... để cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường rừng.

- Nâng cao trữ lượng, chất lượng rừng tự nhiên thông qua các biện pháp nuôi dưỡng, làm giàu rừng, cải tạo rừng. Đồng thời năng suất, sản lượng rừng sản xuất tại các địa bàn có điều kiện phát triển để đáp ứng yêu cầu về nguồn nguyên liệu tại địa phương.

- Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi: Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả hệ thống thể chế về quản lý an toàn đập; Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp; Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập,hồ chứa thủy lợi, tiến dần đến vận hành theo thời gian thực; Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư hạ tầng thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển các hệ thống thủy lợi có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực của địa phương.

- Tập trung phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, ưu tiên những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

- Lồng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến cơ sở hạ tầng

Danh sách các dự án đã tích hợp Phụ lục III

Dự án đề xuất tích hợp trong quy hoạch, kế hoạch Phụ lục IV, V.

Chương VII.

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2021-2025, NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025

1.1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 17/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24.3.2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

1.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành; rà soát, cập nhật điều chỉnh Kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai.

1.3. Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai; xây dựng Phương án Phòng, chống thiên tai ứng với cấp độ rủi ro; xây dựng bộ tiêu chí Đảm bảo an toàn Phòng, chống thiên tai đối với công trình.

1.4. Xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện đề án Nâng cao nhân thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021.

1.5. Nâng cao chất lượng thông tin, truyền tin, dự báo, cảnh báo thời tiết và thiên tai đến cộng đồng và người dân; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó của các cấp chính quyền, đặc biệt tại cơ sở xã, bản, cộng đồng dân cư đảm bảo thông tin chỉ đạo kịp thời, thông suốt.

1.6. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi, giao thông để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh.

1.7. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo chỉ huy, chỉ đạo điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai.

1.8. Tổ chức rà soát, bố trí, sắp xếp dân cư di dời khỏi vùng thiên tai.

1.9. Điều tra hiện trạng về lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối; Điều tra, đánh giá hiện trạng lòng dẫn, công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối và đề xuất giải pháp phòng chống sạt lở; đo đạc địa hình lòng dẫn các sông chính phục vụ dự báo, phòng tránh thiên tai, sạt lở bờ sông, suối; xây dựng phương án chỉnh trị sông, suối, phòng chống sạt lở bờ sông.

1.10. Tổ chức và hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ. Triển khai tốt công tác quản lý, thu - chi, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai theo quy định.

1.11. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống công trình thủy lợi; có kế hoạch sửa chữa kịp thời những công trình hư hỏng; lập phương án cụ thể phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn tuyệt đối với các hồ chứa, an toàn công trình trong mùa mưa lũ; ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.

1.12. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực. Đặc biệt là sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu dân cư, phát triển sản xuất phải gắn liền với phòng, chống thiên tai phù hợp với quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

1.13. Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ và phát triển rừng; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng.

1.14. Ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; nghiên cứu các thành tựu khoa học, công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại trong phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

1.15. Lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng chống thiên tai, Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính, các nguồn lực hợp pháp khác. Kết hợp các nguồn lực của tỉnh với nguồn kinh phí ODA để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường.

1.16. Chi tiết nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 tại Phụ lục II.

2. Xác định nguồn lực

2.1. Nguồn ngân sách nhà nước

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, muốn đạt được nhiệm vụ đề ra cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, kết hợp lồng ghép các chương trình khác nhau như:

- Vốn của Chính Phủ về phòng chống thiên tai; nguồn vốn này có thể sử dụng cho một số hạng mục công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng tránh thiên tai; di dân, tái định cư ra khỏi vùng thiên tai; xử lý các điểm úng ngập cục bộ…

- Vốn của ngành giao thông, đối với những công trình chống sạt lở ta luy đường giao thông; nâng cấp đường giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn.

- Vốn xây dựng cơ bản tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí các công trình phòng, chống thiên tai kết hợp phát triển đô thị và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Vốn từ các nguồn tài trợ ODA của nước ngoài, hoặc vốn vay từ các dự án của WB, ADB về phát triển kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai. Tập trung cho các dự án liên vùng. Rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25-30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn sau 2021. Trong dự án một số hạng mục cần nguồn vốn lớn, ngân sách trung ương lại hạn hẹp nên nguồn vốn này có thể được sử dụng cho một số hạng mục như lắp đặt các biển cảnh báo, trạm cảnh báo; xây dựng hệ thống công trình kè; di dân tái định cư ra khỏi vùng thiên tai; trồng rừng phủ xanh đồi trọc…

- Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thủy lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC..khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.

- Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.

- Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo Quyết định số 37/QĐ-PCTT ngày 20/11/2019 của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2.2. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh)

- Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất; huy động các nguồn lực từ dân nhằm xã hội hóa công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn vốn từ tư nhân khá được chú trọng trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với tỉnh còn nhiều khó khăn khi huy động vốn từ nhà nước. Một số hạng mục của dự án quy hoạch có thể huy động từ nguồn vốn này như: xây dựng hệ thống công trình kè gồm cả kè đá và kè sinh học; lắp đặt các biển, trạm cảnh báo mưa, dòng chảy; giao đất giao rừng cho dân…

2.3. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hướng trọng tâm là thu hút đầu tư thành các cụm công trình hoặc công trình liên vùng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp giữa nhiệm vụ phòng chống thiên tai với các các mục tiêu khác.

3. Tiến độ thực hiện kế hoạch

3.1. Năm 2021

- Thực hiện một số công việc thường xuyên của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: Chi tiết tại Phụ lục I.

- Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2021: Chi tiết tại Phụ lục I và II.

- Thực hiện theo chương trình đầu tư công trung hạn năm 2021: Chi tiết tại Phụ lục III.

3.2. Các năm tiếp theo

- Tiếp tục thực hiện một số công việc thường xuyên theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện một số mục tiêu đến năm 2025 theo Quy hoạch Phòng, chống thiên tai tại Quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quy hoạch Bố trí sắp xếp, ổn định dân cư tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số

- Thực hiện theo Chương trình đầu tư công trung hạn năm 2021-2025.

Chương VIII.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Xây dựng kế hoạch tài chính

Các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các cấp xây dựng dự toán kinh phí vật tư, vật liệu, nguyên liệu, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi tiêu theo phương án PCTT&TKCN hàng năm của cơ quan, đơn vị trình cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án được phê duyệt.

Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phân bổ kế hoạch vốn hàng năm thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trên.

2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

2.1 Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở ngành, UBND các huyện, thành phố đưa các nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào Quy hoạch tỉnh; cập nhật bổ sung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 05 năm của tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch hàng năm tham mưu cân đối bố trí vốn để thực hiện các dự án phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đầu mối tổng hợp, theo dõi tiến độ thực hiện các nguồn vốn, đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn cho phòng chống thiên tai và khắc phục thiên tai.

2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan thường trực phòng chống thiên tai, chủ trì phối hợp với các sở, ngành thực hiện kế hoạch: Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố; tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm.

2.3 Các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đóng vai trò là chủ trì hoặc phối hợp thực hiện như đã xác định trong Phụ lục II.

3. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch

3.1. Báo cáo đột xuất

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện khi triển khai các hoạt động phi công trình, công trình theo kế hoạch gặp khó khăn về nhân lực, tài chính hoặc gặp sự cố ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản phải báo cáo đột xuất về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để kịp thời xử lý. Trong báo cáo đột xuất nêu tóm tắt sự việc, những khó khăn cần giải quyết.

3.2. Báo cáo định kỳ

- Định kỳ 6 tháng 1 lần các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện thực hiện báo cáo định kỳ các hoạt động phi công trình, công trình theo kế hoạch về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Trong báo cáo định kỳ nêu rõ kết quả đạt được, những khó khăn và tồn tại cần giải quyết.

- Cuối năm các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch PCTT về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Trong báo cáo cuối năm nêu rõ tình hình thiên tai ở địa phương, ảnh hưởng thiên tai đến lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành; công tác triển khai các hoạt động PCTT theo kế hoạch; những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và những kiến nghị cần quan tâm, giải quyết.

- Trên cơ sở báo cáo của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện, Chi cục Thủy lợi tổng hợp (Văn phòng Thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh), báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch hàng năm cho Sở Nông nghiệp và PTNT.

4. Rà soát, đánh giá, cập nhật kế hoạch

- Để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, việc theo dõi, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện là rất cần thiết. UBND cấp huyện, các sở, ban ngành, đơn vị phân công cán bộ chuyên trách giám sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong kế hoạch được giao định kỳ 6 tháng và cuối năm.

- Trên cơ sở báo cáo đánh giá của UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành và đơn vị Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát nội dung, tiến độ thực hiện kế hoạch PCTT giai đoạn 2021-2025, tiến hành điều chỉnh, cập nhật kế hoạch hàng năm phù hợp với tình hình thực tiễn, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm việc thực hiện Kế hoạch PCTT cấp tỉnh. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, bài học kinh nghiệm và kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh nội dung, giải pháp thực hiện. Trong điều kiện thiên tai xảy ra đặc biệt lớn, thiệt hại nặng nề, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức đánh giá thiệt hại, nhu cầu tái thiết sau thiên tai và rà soát, cập nhật kế hoạch PCTT giai đoạn 2021-2025, báo cáo UBND tỉnh xem xét.

5. Tổ chức thực hiện

- Căn cứ Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khẩn trương tiến hành rà soát, bổ sung phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, địa phương mình; lồng ghép các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao vào kế hoạch phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

- Các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN theo chu kỳ 5 năm theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định./.

 

PHỤ LỤC I:

DỰ TOÁN CHI TIẾT CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN TỈNH NĂM 2021

STT

Các khoản chi

Đơn vị

SL

Đơn giá

Thành tiền (Đồng)

Các căn cứ pháp lý

 

Tổng kinh phí thực năm 2021

 

 

 

1.500.000.000

 

I

Chi trực ban làm đêm thêm giờ

 

 

410.000.000

 

1

Chi trực lũ năm 2021

Tháng

10

41.000.000

410.000.000

QĐ số 36/QĐ-UBND ngày 7/11/2019 Quy chế hoạt động

II

Chi dịch vụ công cộng

 

 

 

16.680.000

 

1

Chi tiền điện, điện thoại

Tháng

12

1.390.000

16.680.000

 

III

Chi công tác phí, xăng xe đi công tác

 

 

 

82.725.000

 

1

Chi công tác phí đi ngoại tỉnh x 3 người/chuyến x 5 chuyến

người

15

200.000

9.000.000

NQ 60/2017NQ-HĐND ngày 8/12/2017

2

TT tiền ngủ qua đêm

Người

15

250.000

7.500.000

 

3

Xăng xe đi Ngoại tỉnh 5 chuyến (3.500km x 0,22) = 770 lít

Lít

770

15.000

11.550.000

 

4

Chi công tác phí đi Nội tỉnh 15 chuyến x 3 người/chuyến

người

45

180.000

24.300.000

 

5

TT tiền ngủ qua đêm

Người

45

200.000

18.000.000

 

6

Xăng Nội tỉnh 250Km/chuyến x 15 chuyến 3.750km x 0,22 = 1.100 lít

Lít

825

15.000

12.375.000

 

IV

Chi văn phòng phẩm

 

 

 

30.000.000

 

1

Chi mua giấy A4: 10gam/tháng x 12 = 120R

R

120

87.000

10.440.000

 

2

Chi mua giấy A3: Quý: 3Rx 4 quý

R

12

130.000

1.560.000

 

3

Vật tư văn phòng khác: 1.500.000/ tháng x 12 tháng

 

12

1.500.000

18.000.000

 

V

Chi sửa chữa

 

 

 

27.600.000

 

4

Chi mua mực máy Phô tô; mực in vi tính

 

12

1.000.000

12.000.000

 

5

Chi sửa chữa

 

12

1.300.000

15.600.000

 

VI

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

 

 

 

833.000.000

 

1

Tuyên truyền công tác PCTT (HĐ Báo, HĐ Đài thường trú, HĐ Đài truyền hình, tham dự hội thi về PCTT,...)

 

 

 

313.000.000

Các HĐ và thanh lý HĐ

2

TT HĐ khí tượng, thủy văn

 

 

 

250.000.000

HĐ và thanh lý hợp đồng

3

Hợp đồng 15 Trạm đo mưa

 

 

 

270.000.000

HĐ số 01/HĐTV ngày 22/2/2019

VII

Chi khác

 

 

 

100.000.000

 

Bằng chữ: Một tỷ, năm trăm triệu đồng./.

 

PHỤ LỤC II:

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2021

STT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

1

Xây dựng dự thảo Chỉ thị; Phương án PCTT năm 2021, Kế hoạch PCTT - tìm kiếm cứu nạn năm cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025; Kiện toàn tổ chức BCH PCTT&TKCN tỉnh năm 2021; Phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho các thành viên BCH

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Các Sở, ban, ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố

Quý I-II

 

 

2

Xây dựng Phương án, kế hoạch PCTT&TKCN các cấp, các ngành, các đoàn thể.

Các Sở, ban, ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố.

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Quý I, II

 

 

3

Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Văn phòng

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

Trong năm

Theo Quyết định số 37/QĐ-PCTT ngày 20/11/2019

Theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh

4

Tham mưu BCH chuẩn bị nội dung tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2020, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2021

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Các Sở, ban, ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố

Quý I, II

 

 

5

Tham mưu công tác hoạt động Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh theo Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Các Sở, ban, ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố

Quý I

 

 

6

Đôn đốc việc lập kế hoạch thu, nộp và sử dụng quỹ PCTT tỉnh và lập báo cáo đánh giá kết quả tình hình thực hiện việc thu, chi quỹ PCTT của các huyện, thành phố theo quy định

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Quý I, II, III, IV

 

 

7

Tổ chức trực ban công tác PCTT&TKCN từ ngày 5/5/2021 theo quy định

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh; BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Quý II, III, IV

Theo quy định

Ngân sách tỉnh năm 2021 (theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

8

Kiểm tra, đánh giá thiệt hại khi có thiên tai lớn xảy ra hoặc theo đề nghị của các Sở ngành, các địa phương

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố; Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

 

 

 

9

Phối hợp tham gia diễn tập PCTT&TKCN các huyện, xã năm 2021

Các Sở, ban, ngành cơ quan đoàn thể, UBND các huyện, thành phố

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Quý II, III, IV

 

 

10

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTT và khắc phục hậu quả thiên tai:

+ Kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai;

+ Kiểm tra công tác Thu chi quỹ PCTT;

+ Kiểm tra công tác sử dụng và quản lý trang thiết bị PCTT;

Thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh kiểm tra theo địa bàn được phân công

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Quý II, III, IV

 

 

11

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật một số dự án và công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh

Sở Công Thương

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh, UBND các huyện, thành phố

Quý II

 

 

12

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ chứa nước thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ

Sở Nông nghiệp và PTNT

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

 

 

13

Đề xuất thuê dịch vụ khí tượng, thủy văn tổng thể trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác cảnh báo, dự báo thiên tai, hợp đồng Vận hành, bảo trì các trạm đo mưa do BCH quản lý.

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

Quý I, II

 

Ngân sách tỉnh năm 2021 (theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh), Quỹ PCTT 2021, nguồn vốn xã hội hóa

14

Xây dựng thử nghiệm 02 trạm quan trắc khí tượng tự động (phục vụ quan trắc dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là mưa lớn và rét đậm, rét hại, băng giá)

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Tây Bắc

Quý II, III

50,00/01 trạm/01 năm

Quỹ PCTT tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa

15

Đề xuất thuê dịch vụ đo mực nước (tối thiểu 02 trạm)

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

Quý II, III

40,00/01 trạm/01 năm

Quỹ PCTT tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa

 

Xây dựng bản đồ cảnh báo khả năng xuất hiện sương muối trên địa bàn tỉnh tỷ lệ 1/100.000

Chi cục Thủy lợi - Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố, Chi cục Trồng trọt và BVTV

Quý II, III

500,00

Quỹ PCTT tỉnh

16

Thực hiện hợp đồng khai thác hiệu quả dịch vụ thuê bao của 15 trạm do mưa tự động do BCH quản lý

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Quý I, II, III, IV

 

Ngân sách tỉnh 2021 theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh

17

Xây dựng phần mềm Thống kê, báo cáo thiệt hại trực tuyến theo thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 (gồm phần mềm và trang thiết bị phần cứng)

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

2021-2022

300,00

Quỹ PCTT tỉnh

18

Xây dựng cơ sở dữ liệu và Bản đồ trực tuyến phân vùng cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tỉnh Sơn La dạng WEBGIS

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

2021-2022

500,00

Quỹ PCTT tỉnh

19

Tăng cường triển khai các nội dung liên quan tới công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác PCTT&TKCN theo Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021:

 

 

 

 

 

+ Tổ chức tập huấn, tuyên truyền công tác PCTT (04 lớp).

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

Quý I, II, III, IV

450,00

Quỹ PCTT tỉnh 2021

+ Tổ chức tập huấn, tuyên truyền công tác PCTT (tối thiểu 02 lớp tại mỗi huyện).

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Quý I, II, III, IV

Căn cứ theo từng huyện

Quỹ PCTT huyện 2021

+ Tiếp tục thực hiện cắm biển cảnh báo tại các điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét theo quy hoạch được phê duyệt tại quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La.

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

Quý I, II, III, IV

Căn cứ theo từng địa bàn

Quỹ PCTT huyện, thành phố 2021

 

Xây dựng vKees hoặc Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021

 

 

 

 

 

20

Xây dựng Kế hoạch Tập huấn Nông thôn mới về Tiêu chí 3.2.

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

 

Quý IV

 

 

21

Đầu tư trang thiết bị Phòng trực ban Văn phòng Thường trực BCH, phòng trực tại các huyện và thành phố phục vụ công tác ứng phó, chỉ đạo, điều hành

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Quý I

 

Ngân sách tỉnh, huyện và thành phố năm 2021

22

Lập cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn các huyện, thành phố

BCH PCTT&TKCN các huyện, thành phố

Văn phòng TT BCH PCTT&TKCN tỉnh

2021-2022

 

Quỹ PCTT huyện, thành phố 2021

 

PHỤ LỤC III:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÃ TÍCH HỢP DỰ KIẾN KHỞI CÔNG MỚI NĂM 2021

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên dự án

Địa điểm  XD

Mục tiêu đầu tư

Quy mô dự kiến

TMĐT

Thời gian thực hiện

1

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Cong

xã Quang Minh, huyện Vân Hồ

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

25 hộ

9.000

2021-2022

2

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Đung

Xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

36 hộ

8.000

2021-2022

3

Bố trí ổn định dân cư bản Huổi Hậu,

xã Chiềng Lao, huyện Mường La

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

55 hộ

14.300

2021-2022

4

Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai bản Na Pản,

xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

69 hộ

14.864

2021-2022

5

Dự án bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Suối Tre, bản Bèo Xã Tường Phong, huyện Phù Yên

Phù Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

41 hộ

20.000

2021-2023

6

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Phát, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai

Quỳnh Nhai

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

35 hộ

23.030

2021-2023

7

Bố trí sắp xếp dân cư bản Ta Lát, xã Mường Cai, huyện Sông Mã

Sông Mã

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

55 hộ

20.900

2021-2023

8

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Nậm Lạn, xã Mường Lạn

Sốp Cộp

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

40 hộ

15.000

2021-2023

9

Kè chống sạt lở suối Vạt bảo vệ thị trấn Yên Châu

Huyện Yên Châu

- Bảo đảm an toàn cho khoảng 4000 hộ dân;

- Bảo vệ các cơ sở hạ tầng của trung tâm huyện Yên Châu; các công trình đường giao thông, các di tích lịch sử văn hóa trong khu vực ven suối…

Xây dựng kè bên bờ trái suối Vạt đoạn từ cầu cứng đi Chiềng Khoi đến cầu treo bản Kho Vàng, xã Viêng Lán.

120.000

2021

10

Kè chống sạt lở suối Tấc bảo vệ khu dân cư các xã Huy Thượng, Huy Hạ

Huyện Phù Yên

bảo vệ khu dân cư các xã Huy Thượng, Huy Hạ

Xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ dân cư dọc suối Tấc đoạn từ cầu Nà Xá đến bản Trò 2 thuộc xã Yên Hạ, với chiều dài L = 4,00 km và tuyến đường trên đỉnh kè.

120.000

2021-2024

11

Khắc phục sạt lở, ngập úng khu trung tâm hành chính huyện Vân Hồ

Huyện Vân Hồ

- Phòng, chống sạt lở, ngập úng trung tâm hành chính huyện Vân Hồ;

- Tạo điều kiện phát triển dân cư, ổn định quỹ đất và quy hoạch lâu dài của huyện.

- Cải tạo, xây ốp mái bảo vệ toàn bộ bờ hồ.

- Cải tạo, kè toàn bộ hai bên bờ kênh với chiều dài khoảng L = 4.00 km (điểm đầu tuyến từ hồ Sao Đỏ kéo dài về hạ lưu dòng chảy).

98.000

2021-2024

12

Thoát lũ khu vực Chiềng Sinh về Trung tâm TP Sơn La

Thành phố Sơn La

Tiêu thoát lũ, chống ngập úng trên dòng chảy suối nhánh của suối Nậm La đoạn từ Phường Chiềng Sinh đến cầu 308, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và cơ sở hạ tầng thành phố Sơn La.

Xây dựng hệ thống kênh tiêu thoát lũ, chống úng ngập cho thành phố Sơn La. Tổng chiều dài công trình 6,20 km

250.000

2021-2024

13

Kè chống sạt lở khu đất Nà Tơ, xã Sốp Cộp

Huyện Sốp Cộp

- Phòng, chống sạt lở khu trung tâm hành chính huyện Sốp Cộp;

- Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực theo quy hoạch.

Chiều dài kè: 370 m

14.990

2021-2023

14

Thủy lợi Nà Sàng

Xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ

Đảm bảo cấp nước cho 50 ha lúa, 50 ha cây ăn quả thuộc bản Nà Sàng, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ

Nâng cấp và xây dựng mới 02 tuyến kênh, với tổng chiều dài khoảng 20 km

14.927

2021-2023

15

Thủy lợi Bản Tình

Xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn

Đảm bảo cấp nước cho 40 ha lúa của bản Kéo, bản Tình, Xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn

- Xây dựng 01 đập đầu mối;

- Kiên cố hóa tuyến kênh dài khoảng 6,0 km.

10.000

2021-2023

16

Thủy lợi Bản Giôn

Xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai

Đảm bảo cấp nước cho 49 ha lúa của xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai

- Xây dựng mới, cải tạo các đập đầu mối;

- Xây dựng các tuyến kênh

9.000

2021-2023

17

Điều tra, khảo sát, đánh giá, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng tránh, khắc phục sụt lún tại bản Xum, bản Lo,

xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn

Đảm bảo sự an toàn cho sinh hoạt của nhân dân và ổn định sản xuất trong khu vực bản Xum, bản Lo

Phạm vi nghiên cứu 25 km2

1.342

2021

 

PHỤ LỤC IV:

DANH MỤC DỰ ÁN SẮP XẾP ỔN ĐỊNH DÂN CƯ VÙNG THIÊN TAI TÍCH HỢP DỰ KIẾN KHỞI CÔNG MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

STT

Danh mục dự án

Địa điểm XD

Mục tiêu đầu tư

Dự kiến quy mô

Thời gian thực hiện

Tổng mức (Triệu đồng)

1

Dự án bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Suối Lúa Xã Nam Phong, huyện Phù Yên

Phù Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống , ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

50 hộ

2021-2022

20.000

2

Dự án bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Lao, xã Mường Bang, huyện Phù Yên

Phù Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

50 hộ

2021-2023

20.000

3

Dự án bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Khoa 2, xã Tường Thượng

Phù Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

24 hộ

2021-2025

9.800

4

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Huổi Có, Xã Nặm Păm, huyện Mường La

Mường La

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

40 hộ

2021-2022

14.970

5

Bố trí ổn định dân cư bản Huổi Nạ, xã Hua Trai, huyện Mường La

Mường La

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

23 hộ

2021-2023

19.250

6

Bố trí ổn định dân cư bản Ít, xã Nặm Păm, huyện Mường La

Mường La

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

33 hộ

2021-2023

11.000

7

Bố trí ổn định dân cư bản Nong, xã Chiềng San, huyện Mường La.

Mường La

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

44 hộ

2021-2022

12.800

8

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Tằng Kè, xã Chiềng Lao, huyện Mường La

Mường La

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

47 hộ

2021-2023

14.999

9

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Khoai Lang, xã Mường Thải

Phù Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

30 hộ

2021-2025

10.500

10

Dự án sắp xếp dân cư bản Suối Sát xã Hua Nhàn

Bắc Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

65 hộ

2021-2022

26.848

11

Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên

Bắc Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

162 hộ

2021-2023

32.000

12

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai s ạt lở đất bản Huổi Sói, xã Chiềng Ngàm

Thuận Châu

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

35 hộ

2021-2023

24.890

13

Bố trí sắp xếp dân cư bản Tin Tốc, xã Mường Sai, huyện Sông Mã

Sông Mã

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

30 hộ

2021-2022

28.300

14

Bố trí sắp xếp dân cư bản Nong Phạ, xã Mường Sai, huyện Sông Mã

Sông Mã

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

43 hộ

2021-2023

42.000

15

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Pu Hao, xã Mường Lạn

Sốp Cộp

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

50 hộ

2021-2022

9.785

16

Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai bản Na Pản, xã Chiềng Đông

Yên Châu

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

63 hộ

2021-2023

14.864

17

Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai bản Ngậm, xã Song Pe

Bắc Yên

Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai; đảm bảo an toàn về người, tài sản; ổn định đời sống, ổn định sản xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH

88 hộ

2021-2025

40.000

 

PHỤ LỤC V:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TÍCH HỢP DỰ KIẾN KHỞI CÔNG MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên dự án

Địa điểm XD

Mục tiêu đầu tư

Quy mô dự kiến

Nhu cầu vốn đầu tư

Dự kiến nguồn vốn

1

Tiêu thoát lũ, chống ngập úng suối Nậm La, Thành phố Sơn La

Thành phố Sơn La

Tiêu thoát lũ, chống ngập úng suối Nậm La bảo đảm an toàn cho người, tài sản và cơ sở hạ tầng thành phố Sơn La.

- Xây dựng đường hầm tiêu thoát lũ và hệ thống kênh dẫn chủ động tiêu thoát lũ, chống úng ngập cho thành phố Sơn La. Tổng chiều dài công trình 3,50 km (Gồm một hầm tuynen với chiều dài 2,00 km; nối tiếp sau đường hầm tiêu thoát lũ dài 1,50 km).

- Khơi thông, nạo vét, mở rộng và gia cố bảo vệ lòng và bờ suối tuyến thoát lũ Huổi Mây bằng đá xây với tổng chiều dài khoảng 8,0 km.

398.055

Ngân sách trung ương

2

Thoát lũ suối Muội, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu

Huyện Thuận Châu

Khắc phục tình trạng ngập úng diện rộng trên địa bàn xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống, sản xuất của người dân trong khu vực.

Tổng chiều dài công trình 3,00 km, gồm:

+ Hầm tuynen kéo dài từ bản Phé, xã Tông Cọ đến thung lũng bản Sẳng xã Chiềng Ngàm, với chiều dài 2,0 km; nối tiếp sau đường hầm tiêu thoát lũ là kênh tiêu năng dài 0,50km.

+ Khơi thông, nạo vét, mở rộng và gia cố bảo vệ cửa vào hang karst tại bản Phé, cửa ra sau hầm tiêu thoát lũ; nối tiếp hai bên bờ suối Muội với chiều dài khoảng 0,5 km.

249.945

Ngân sách trung ương

3

Cải tạo suối Mon để thoát lũ cho khu vực Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La - (Thuộc dự án: Dự án Phát triển Nông thôn Thích ứng với Thiên tai).

Huyện Mộc Châu

Tiêu thoát lũ cho suối Mon, tránh ngập úng cho khu vực Bản Tự Nhiên, TK 34, Bản Áng thuộc xã Đông Sang, tránh thiệt hại về người, tài sản, hoa màu cho nhân dân trong khu vực hạ lưu suối Mon

Cải tạo, mở rộng, kiên cố lòng kênh thoát lũ với chiều dài L = 1.700m, và các hạng mục phụ trợ khác.

31.042

Vốn vay ODA, Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương.

4

Kè chống sạt lở suối Nậm Pàn, bảo vệ thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Thuộc Hợp phần 3: Cải tạo hạ tầng đô thị phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu - dự án: Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Sơn La).

Huyện Mai Sơn

Xây dựng hoàn chỉnh tuyến kè kiên cố hai bên bờ suối nhằm điều tiết dòng chảy, chống sạt lở đất; xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn.

- Xây dựng tuyến kè bê tông trọng lực dọc hai bên bờ suối (đoạn qua thị trấn Hát Lót) với tổng chiều dài 3,05 km;

- Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật dọc bờ suối.

285.800

Vốn vay ODA, Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương.

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG CHỦ YẾU

1. Vị trí địa lý

2. Đặc điểm địa hình, địa chất

3. Đặc điểm khí hậu

4. Mạng lưới sông suối và các đặc trưng của thủy văn

5. Đặc điểm dân sinh

6. Đặc điểm kinh tế - xã hội

7. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT

2. Hệ thống chỉ huy PCTT&TKCN các cấp và quy chế phối hợp

3. Công tác dự báo, cảnh báo

4. Phương tiện, vật tư, trang thiết b ị phục vụ phòng chống thiên tai

5. Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai

6. Thông tin, truyền thông trong Phòng, chống thiên tai

7. Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai

CHƯƠNG IV. XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI

1. Các loại hình thiên tai

2. Độ lớn của từng loại hình thiên tai điển hình

3. Đánh giá rủi ro thiên tai

4. Báo cáo đánh giá rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh

CHƯƠNG V. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

2. Biện pháp ứng phó

3. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai

CHƯƠNG VI. LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Lồng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến con người và sinh kế

2. Lồng ghép trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến các ngành kinh tế

CHƯƠNG VII. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2021-2025, NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025

2. Xác định nguồn lực

3. Tiến độ thực hiện kế hoạch

CHƯƠNG VIII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Xây dựng kế hoạch tài chính

2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

3. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch

4. Rà soát, đánh giá, cập nhật kế hoạch

5. Tổ chức thực hiện



1 Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

2 Kế hoạch Phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 865/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
Người ký: Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành: 11/05/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [19]
Văn bản được căn cứ - [15]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [12]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…