THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 803/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng;
Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29
tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ
chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
- Cụm Núi Chung và Đông dãy Đại Huệ bao gồm di tích rừng quy hoạch 441 ha, có 16 di tích thuộc 5 xã: Kim Liên, Nam Giang, Nam Lĩnh, Nam Cát, Xuân Lâm.
- Cụm Núi Đụn và dãy Đại Huệ bao gồm diện tích rừng quy hoạch 1.357,6 ha; có 49 di tích thuộc 12 xã Vân Diên, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Xuân Hòa, Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thượng, Hồng Long, Hùng Tiến và thị trấn Nam Đàn.
- Cụm Hữu Ngạn Sông Lam bao gồm diện tích rừng quy hoạch 1.270 ha; có 40 di tích thuộc 7 xã: Nam Kinh, Khánh Sơn, Nam Lộc, Nam Tân, Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường.
- Về môi trường: Đảm bảo tất cả các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn huyện Nam Đàn đều có rừng đặc dụng hoặc trồng cây cảnh quan, đưa diện tích rừng đặc dụng hiện nay là 628 ha lên 3.069 ha vào năm 2020, đảm bảo 100% diện tích đất đồi núi tại huyện Nam Đàn có rừng che phủ.
- Về xã hội: Phấn đấu từ năm 2010 đến năm 2020, bình quân hàng năm thu hút khoảng 300 lao động trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, tạo ra hệ sinh thái rừng gắn với các di tích lịch sử văn hóa được cải tạo tu bổ, nâng cấp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương, phấn đấu để có thể thu hút được 1.500 lao động địa phương tham gia trong ngành du lịch, dịch vụ.
- Về kinh tế: đảm bảo cho người lao động tham gia dự án phát triển rừng đặc dụng có thu nhập bình quân tối thiểu bằng mức thu nhập bình quân chung của xã hội, Ngân sách địa phương có thêm nguồn thu từ phí thuê dịch vụ môi trường rừng, tạo cho ngành du lịch của huyện có thể thu hút được 6,5 triệu lượt khách du lịch/năm; đạt doanh thu 320 tỷ đồng/năm vào năm 2020.
a) Thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung và xác định ranh giới diện tích rừng gắn với di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, đặc biệt những di tích danh thắng sẽ trở thành trọng điểm du lịch như: khu Núi Chung, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, khu mộ Mai Hắc Đế, khu mộ Nguyễn Thiếp và Thành Lục Niên, chùa Đại Tuệ, đền Tán Sơn, hồ Tràng Đen, thác Hồ Thành, hồ Vệ Nông, các danh thắng thuộc dãy Đại Huệ, Núi Đụn và dãy Thiên Nhẫn.
b) Bố trí sử dụng đất gắn với di tích hợp lý.
c) Lựa chọn đề xuất kiểu rừng trồng, và loài cây trồng rừng cảnh quan phù hợp với đặc điểm các loại di tích và thắng cảnh.
d) Đề xuất giải pháp xây dựng phát triển rừng đặc dụng.
đ) Xác định các dự án đầu tư ưu tiên từ năm 2010 đến năm 2020, đồng thời dự kiến nguồn vốn đầu tư và tổng vốn đầu tư cho các dự án.
a) Quy hoạch rừng đặc dụng:
Tổng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Nam Đàn là 3.069,4 ha; bao gồm các cụm sau:
- Cụm Núi Chung và Đông dãy Đại Huệ, 5 xã: |
441,8 ha |
- Cụm Núi Đụn và Tây dãy Đại Huệ, 12 xã: |
1.357,6 ha |
- Cụm Hữu Ngạn Sông Lam, 7 xã: |
1.270,0 ha |
b) Quy hoạch sử dụng đất trong diện tích rừng đặc dụng.
c) Quy hoạch các giải pháp lâm sinh.
d) Xác định loài cây trồng.
đ) Quy hoạch các công trình hạ tầng
e) Phương tiện và trang bị kỹ thuật.
Tổng vốn đầu tư: |
304.841 triệu đồng; trong đó: |
a) Phân theo hạng mục:
- Lâm sinh: |
262.200 triệu đồng |
- Hạ tầng lâm sinh và trang thiết bị: |
26.220 triệu đồng |
- Đóng mốc ranh giới rừng đặc dụng: |
2.000 triệu đồng |
- Dự phòng: |
14.421 triệu đồng |
b) Phân theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2010 - 2015: |
135.876 triệu đồng |
- Giai đoạn 2016 - 2020: |
168.965 triệu đồng |
c) Phân theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách Nhà nước: |
163.000 triệu đồng |
- Vốn vay ưu đãi: |
40.400 triệu đồng |
- Vốn liên doanh: (các DN tư nhân): |
60.000 triệu đồng |
- Vốn huy động trong dân: |
21.041 triệu đồng |
- Hàng năm giải quyết việc làm cho 300 lao động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, ngoài ra tạo điều kiện để thu hút khoảng 1.500 lao động phát triển ngành nghề thủ công, các mặt hàng truyền thống và làm ngành nghề dịch vụ, du lịch.
- Tạo lập cảnh quan môi trường trên địa bàn, góp phần nâng cao giá trị các di tích lịch sử văn hóa, rừng được phát triển bảo vệ, ngăn chặn được nạn phá đốt rừng bảo vệ các nguồn gen động thực vật trong vùng rừng.
- Duy trì nguồn nước ngầm, điều tiết nước hồ đập trong vùng, phòng chống xói mòn rửa trôi đất, phục hồi nâng cao độ phì của đất.
Điều 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối nguồn kinh phí để thực hiện Dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 803/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt “Dự án quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 803/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 07/06/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 803/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt “Dự án quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video