Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 798/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2013 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu

Hiểu rõ hơn về tiềm năng, lợi thế của biển, các tác động bất lợi từ biển trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế liền kề; xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương ven biển lập kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và ứng phó với biến đổi khí hậu; đạt được các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).

2. Nhiệm vụ

a) Đẩy mạnh Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường bin và hải đảo

Xây dựng và triển khai các dự án Điều tra tổng hợp tài nguyên, môi trường, đặc Điểm địa động lực, tai biến tự nhiên vùng biển sâu thuộc thềm lục địa Việt Nam, vùng biển quốc tế liền kề, tỷ lệ 1:500.000 làm cơ sở quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên môi trường biển, hải đảo, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án Điều tra cơ bản Điều kiện tự nhiên các đảo tiền tiêu, trọng yếu phục vụ định hướng khai thác, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

Triển khai các đề án lập bản đồ địa chất và Điều tra khoáng sản vùng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng và triển khai đề án Điều tra, đánh giá triển vọng kết hạch sắt, mangan ở các vùng biển sâu của Việt Nam.

Đo vẽ lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 các vùng biển Việt Nam; tiến tới thực hiện việc đo vẽ lập bản đồ địa hình đáy biển và phần nổi tỷ lệ lớn cho các đảo, cụm đảo, các khu vực nhạy cảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Triển khai có hiệu quả các dự án Điều tra cơ bản về Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường các vùng biển Việt Nam phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven biển thuộc Đề án tổng thể về Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Xây dựng và thực hiện Chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2020 để có được các thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ chủ quyn quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tổ chức khai thác có hiệu quả các kết quả Điều tra cơ bản Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường biển Việt Nam và vùng biển quốc tế liền kề. Chú trọng hoàn thiện và thường xuyên cập nhật mới cơ sở dữ liệu biển quốc gia, có sự liên kết giữa cơ sở dữ liệu của Trung ương và các địa phương ven biển.

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực phát triển các tổ chức sự nghiệp, các tập đoàn nhà nước mạnh về Điều tra cơ bản, khảo sát tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

b) Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven bin và trên các đảo

Tiến hành xây dựng mới, nâng cấp, bổ sung các trạm quan trắc khí tượng hải văn, các trạm quan trắc tài nguyên, môi trường biển... nhằm triển khai có hiệu quả Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó ưu tiên xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên, môi trường biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long phục vụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm nhập mặn. Đồng thời xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc diễn biến tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các vùng biển ven b, vùng bờ ven biển, các hệ sinh thái biển và ven biển. Đánh giá đầy đủ diễn biến của các hiện tượng El Nino, La Nina, xâm nhập mặn, xâm thực biển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo để có các biện pháp hữu hiệu phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại.

Triển khai Đề án xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao đã được phê duyệt tại Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang theo các Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006, số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 và số 2068/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2009. Trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống đê biển tại các vùng đang chịu ảnh hưởng lớn của quá trình xâm nhập mặn và xâm thực biển.

c) Khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý và bền vững không gian, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên, vị thế của biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, trên các đảo, phát triển kinh tế biển bền vững

Lập dự án quy hoạch không gian biển và phân vùng các khu vực ưu tiên, hạn chế, cấm khai thác tài nguyên, các hoạt động kinh tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột trong bảo vệ môi trường, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế.

Triển khai và hoàn thành đúng tiến độ Đán lập quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt theo Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên quy hoạch tài nguyên nước mặt, nước dưới đất vùng ven biển, trên các đảo.

Triển khai lập quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng ven bin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả 3 Đán được phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ gồm: Phân vùng chức năng đới bờ; Xây dựng và trin khai các mô hình đng quản lý tài nguyên, sinh cảnh và các hệ sinh thái; Phân chia ranh giới quản lý biển ven bờ cho các địa phương ven biển.

Đầu tư thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong quá trình khai thác dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng; ưu tiên khai thác tại các vùng biển sâu, vùng biển xa bờ đphục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

d) Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo

Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải; kim soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ đất liền và các hoạt động trên bin theo Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường công tác thanh tra, kim tra về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động có nguy cơ và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, đặc biệt là các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch dọc theo bờ biển, trên các đảo; lập danh Mục và kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển, lực lượng cảnh sát môi trường, bộ đội biên phòng và cảnh sát bin trong thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Ban hành bộ tiêu chí về bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong các quy hoạch phát trin kinh tế biển, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đến biển, hải đảo.

Đy nhanh tiến độ xây dựng và hiện đại hóa các trạm quan trắc môi trường, các hệ thống xử lý nước thải; thúc đẩy phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, chế biến ở các khu đô thị ven biển thân thiện với môi trường. Tổ chức triển khai quan trắc, giám sát tng hp tài nguyên và môi trường các khu vực biển Việt Nam theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Đảm bảo vận hành tốt 3 Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu đồng thời hoàn thành việc xây dựng giai đoạn 2 các Trung tâm này theo Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng và triển khai dự án Điều tra, đánh giá sức chịu tải, phân vùng rủi ro môi trường của các đầm, phá, vũng, vịnh quan trọng thuộc vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Dự báo diễn biến mức độ gây ô nhiễm, sức chịu tải của các thành phần môi trường biển do các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên theo vùng, ngành và lĩnh vực; thống kê, lập danh Mục các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên ảnh hưởng xu tới môi trường biển, hải đảo; triển khai thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu thiết lập vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSAs) tại Việt Nam.

Thực hiện nghiêm các quy định về thu gom, xử lý chất thải nguy hại, nhận chìm các loại vật, chất ở biển.

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.

Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi trường đối vi các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, trên biển, trên đảo, cụm đảo; tiến hành kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu về môi trường trước khi cho phép đi vào hoạt động; tăng cường công tác hậu kim.

Ban hành quy định xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường biển; xây dựng và công bố báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quc gia, báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đ.

đ) Bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học biển, tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển trước tác động của biến đi khí hậu

Triển khai có hiệu quả Chương trình bảo vệ và phát triển ngun lợi thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai Đ án ngăn nga và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ,

Tiếp tục triển khai các dự án, nhiệm vụ thuộc Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010.

Tiếp tục triển khai 02 đề án: Tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái thuộc Chiến lưc quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai có hiệu quả Đán quy hoạch tng thbảo tn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính nhủ.

Triển khai dự án bảo vệ, phục hồi năng suất sinh học và khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng, nơi sinh sản của các hệ sinh thái biển theo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai thực hiện Dự án xây dựng quy hoạch chi Tiết và hồ sơ thành lập mới các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp tục thực hiện Đán bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

e) Tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Tăng thời lượng phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương về những lợi ích của việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; vị trí, tầm quan trọng của biển; những tác hại của việc khai thác hủy diệt; phổ biến những cách làm hay, những điển hình tốt trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về biển, về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua các chiến dịch tuyên truyền cao Điểm nhân các sự kiện về môi trường, biển và đại dương như: Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Ngày Đại dương Thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01 - 08/6) hàng năm.

Triển khai có hiệu quả các dự án theo Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đán đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, thu hút nhiều tầng lp nhân dân đặc biệt là thanh niên, sinh viên và học sinh tham gia vào các hoạt động, phong trào nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng trong việc cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong việc quản lý và bảo tồn hiệu quả các nguồn lợi biển.

g) Hoàn thiện thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; khắc phục những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là sự chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật về biển với các hệ thống pháp luật khác có liên quan; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Xây dựng và tổ chức hướng dẫn chi Tiết việc giao các khu vực biển nhất định cho tchức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Hướng dẫn phân định ranh giới biển cho các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hp trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo Quy chế phối hợp quản lý tổng hp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ban hành tại Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Tng hợp, cập nhật các cơ chế, chính sách ưu đãi (không bí mật) hiện hành liên quan đến thực hiện Chiến lược biển Việt Nam và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về biển ở cấp trung ương và địa phương; tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước về bin và hải đảo.

Khẩn trương xây dựng quy chế khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu bin quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và các hoạt động kinh tế biển.

h) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, huy động, sử dụng nguồn nhân lực cho Điều tra, nghiên cứu khoa học, quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên về tài nguyên và môi trường biển theo các đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, tập trung vào các ngành khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đ, địa cht khoáng sản, kiến thức pháp luật về biển, pháp luật quốc tế và các chương trình đào tạo kiến thức tng hp vbin, hải đảo phục vụ công tác quản lý tng hợp và thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về bin và hải đảo ở các cấp và các đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ công tác quản lý từ trung ương đến địa phương.

Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt, bù đắp xứng đáng đối với các cán bộ thường xuyên hoặc phần lớn thời gian phải hoạt động trên bin, trên các đảo, đặc biệt là các đảo xa, gn lin với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển.

y dựng và triển khai có hiệu quả các dự án, nhiệm vụ thuộc Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 - 2020. Ưu tiên đầu tư xây dựng, củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về tài nguyên, môi trường biển. Chú trọng hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của một số quốc gia có nền khoa học và công nghệ biển tiên tiến để từng bước xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu trong các lĩnh vực Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về biển, quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

i) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao

Nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho công tác Điều tra cơ bản, cảnh báo, thông báo sớm động đất, sóng thần, thiên tai, sự cố trên biển, ng dụng công nghệ cao trên nền tảng công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu biển, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quản lý tổng hợp và thống nhất biển, hải đảo.

Kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và công nghệ biển với Điều tra cơ bản biển nhằm phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; trong đó ưu tiên hoạt động nghiên cứu làm cơ sở khoa học định hướng cho hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

k) Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn cho Điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Tăng mức đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách với tỷ lệ tương ứng với mức tăng đầu tư phát triển kinh tế biển cho Điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không nằm trong danh Mục ưu tiên htrợ đu tư từ vốn ngân sách nhà nước hoặc vn ngân sách không hỗ trợ không đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là trong việc phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển.

Xây dựng cơ chế khuyến khích tạo nguồn thu từ tài nguyên và môi trường biển để đầu tư trở lại cho Điều tra, nghiên cứu về biển, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Phối hp sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, trong đó có vn sự nghiệp khoa học dành cho hoạt động nghiên cứu làm cơ sở khoa học định hướng cho hoạt động Điều tra cơ bản biển nhằm nâng cao hiệu quả công tác Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và góp phần Tiết kiệm ngân sách nhà nước.

l) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Xây dựng và triển khai các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Điều tra địa chất, khoáng sản biển sâu; khai thác năng lượng (năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời); sản xuất nước ngọt từ nước biển; dự báo thiên tai, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; Điều tra, khảo sát khoa học trên thềm lục địa và khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu với các nước trong khu vực Biển Đông.

Tăng cường huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế phục vụ nghiên cứu, Điều tra cơ bản tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Đy mạnh các hoạt động hp tác song phương và đa phương, tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên trên cơ sở tích cực, chủ động, đảm bảo an ninh quốc gia và phù hợp với định hướng hp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo.

Tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những tranh chấp, xung đột lợi ích liên quan đến tài nguyên và môi trường trên Bin Đông; chú trọng đề xuất các sáng kiến về khai thác bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong hợp tác song phương và đa phương cũng như trong đàm phán, ký kết và thực hiện tốt các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Nguồn lực thực hiện Kế hoạch

a) Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án trong Phụ lục danh Mục ban hành kèm theo Kế hoạch này được huy động từ các nguồn:

- Vốn Ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ODA), gồm: vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên (sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp môi trường, chi quản lý hành chính...);

- Vốn tài trợ, đầu tư hp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

b) Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án không nằm trong Phụ lục danh Mục ban hành kèm theo Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, các cơ quan, các tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

c) Căn cứ nội dung của Kế hoạch và danh Mục các chương trình, dự án, đề án ban hành kèm theo Kế hoạch này, các Bộ, ngành và địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện theo cơ cấu nguồn kinh phí nêu trên; tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch

a) Việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Nội dung giám sát, đánh giá dựa trên các căn cứ sau:

- Kết quả thực hiện được đánh giá căn cứ trên các chỉ tiêu đạt được mà Chiến lược đã đề ra. Dựa trên các chỉ tiêu của Chiến lược, sẽ tiến hành phân bổ chỉ tiêu thực hiện tới từng Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển để làm căn cứ giám sát, đánh giá;

- Tiến độ xây dựng và triển khai các chương trình, dự án;

- Kết quả triển khai các nội dung của Kế hoạch;

- Việc giải ngân và sử dụng nguồn vốn của các chương trình, dự án.

c) Cơ chế giám sát, đánh giá:

- Việc giám sát, đánh giá được tiến hành định kỳ hàng năm, lồng ghép với quá trình tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Kết quả giám sát, đánh giá được công bcông khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; được sử dụng làm tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng của ngành và địa phương.

5. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kế hoạch; chủ trì giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Hướng dẫn thực hiện việc thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch;

- Trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các chương trình, dự án thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.

b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện các nội dung Kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương ven biển được giao thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan có nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch; các chương trình, dự án, đề án trong Phụ lục danh Mục kèm theo;

- Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-TTg theo các chỉ tiêu được giao trong Quyết định này;

- Khẩn trương thực hiện các nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Chiến lược, Quy hoạch, Chương trình, Đán, nhiệm vụ khác;

- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế địa phương;

- Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-TTg theo các chỉ tiêu được giao trong Quyết định này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện vBộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ có liên quan đtổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ven biển;
-
Văn phòng Trung ương, Ban Kinh tế TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- V
ăn phòng Quốc hội, các UB: TC&NS; KT;
KH, CN&MT của Quốc hội;
-
y ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH, NC;
- Lưu: VT, KGVX (3b), HĐC.

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chương trình, dự án, đề án

Thi gian thực hiện

Nguồn kinh phí

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

1

Điều tra tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng biển sâu thuộc vùng thềm lục địa Việt Nam và vùng biển quốc tế liền kề, tỷ lệ 1:500.000

2016 - 2022

Sự nghiệp kinh tế, ODA

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương

2

Điều tra cơ bản Điều kiện tự nhiên các đảo tiền tiêu, trọng yếu phục vụ định hướng khai thác, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng

2017 - 2020

Sự nghiệp kinh tế

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

3

Đánh giá triển vọng kết hạch sắt, mangan ở các vùng biển sâu của Vit Nam

2020 - 2025

Sự nghiệp kinh tế

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương

4

Nghiên cứu thiết lập vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSAs) tại Việt Nam

2016 - 2020

Sự nghiệp môi trường

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Tài nguyên và Môi trường

5

Điều tra đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản vùng biển sâu Việt Nam

2020 - 2025

Sự nghiệp kinh tế, ODA

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

6

Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

2021 - 2025

Sự nghiệp khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 798/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 798/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 11/05/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [21]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 798/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…