Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 753/-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG THUỘC DỰ ÁN HÀNH LANG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG - GIAI ĐOẠN 2 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn;

Căn cứ Quyết định số 2475/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân tnh về việc thành lập Ban chỉ đạo dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê công mở rộng - giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 2606/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2” tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Ban quản lý dự án BCC tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 08/TTr-BQLDA ngày 03 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng thuộc Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2 Tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là dự án BCC).

Bản Hướng dẫn này áp dụng cho các cộng đồng được Nhà nước giao rừng trong vùng dự án BCC tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 10 xã: xã Thượng Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông); xã Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Hương Nguyên, Hương Phong, Hương Lâm, A Roàng (huyện A Lưới).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Ban quản lý dự án BCC tỉnh, Trưởng Đơn vị thực hiện dự án BCC các huyện: Nam Đông và A Lưới; Trưởng Đơn vị thực hiện dự án BCC các xã vùng dự án và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện: Nam Đông, A Lưới;
- Lưu: VT, TN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

BẢN HƯỚNG DẪN

QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG THUỘC DỰ ÁN BCC
(Ban hành kèm theo quyết định số 753/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này bao gồm nội dung, trình tự, thủ tục lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (sau đây gọi tắt là QLRCĐ), quy định quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi tắt là cộng đồng) và quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ và giám sát việc thiết lập các mô hình QLRCĐ trong vùng dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2” tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là dự án BCC).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Văn bản này đưc áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Các cộng đồng được Nhà nước giao rừng trong vùng dự án BCC tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 10 xã: xã Thượng Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông); xã Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Hương Nguyên, Hương Phong, Hương Lâm, A Roàng (huyện A Lưới).

2. Các địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong vùng dự án BCC trong quá trình quản lý, sử dụng rừng cộng đồng quy định tại bản hướng dẫn này.

3. Rừng tự nhiên sản xuất trong vùng dự án BCC được Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý. Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ không thuộc đối tượng áp dụng của bản hướng dẫn này.

Chương II

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG

Điều 3. Tiêu chí chọn địa điểm QLRCĐ:

Thôn được chọn để xây dựng mô hình QLRCĐ phải hội đủ các tiêu chí sau đây:

1. Thuộc các diện tích rừng theo quy hoạch ba loại rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tổng diện tích tối thiểu của khu rừng phải từ 75,0 ha trở lên; Trong đó, diện tích tối thiểu rừng không liền vùng, liền khoảnh phải từ 25 ha trở lên; Tỷ lệ đất chưa có rừng và/hoặc rừng chưa có trữ lượng rừng không vượt quá 10% tổng diện tích khu rừng;

2. Khu rừng nằm trong diện tích hành lang đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là ĐDSH) đã xác định;

3. Khu rừng đang được UBND xã quản lý, chưa giao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức (hoặc đã giao cho cộng đồng và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường);

4. Cộng đồng có truyền thống bảo vệ rừng, có tinh thần đoàn kết và ý chí cao trong bảo vệ rừng và phát triển rừng lâu dài, bền vững, và có nguyện vọng được Nhà nước giao rừng để quản lý chung;

5. Khu rừng không có tranh chấp hoặc nguy cơ xảy ra tranh chấp sử dụng rừng, đất rừng;

6. Khoảng cách từ khu dân cư thôn đến khu rừng không quá 02 giờ đi bộ;

7. Được chính quyền và cơ quan chức năng địa phương ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp sổ đỏ kịp thời cho cộng đồng tham gia dự án và duy trì thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng, bảo đảm tính bền vững của mô hình Quản lý rừng cộng đồng sau khi dự án kết thúc.

Điều 4. Giao rừng cho cộng đồng

1. Các hoạt động QLRCĐ chỉ có thể được triển khai sau khi các diện tích rừng cụ thể đã được phân loại là rừng sản xuất, được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Căn cứ vào kết quả quy hoạch sử dụng đất (sau đây gọi tắt là QHSDĐ) và kết quả đánh giá hiện trạng rừng đối với khu rừng đã được lựa chọn để xây dựng mô hình QLRCĐ, chính quyền cấp huyện sẽ tiến hành giao rừng cho cộng đồng để quản lý và sử dụng lâu dài.

3. Quyết định giao rừng phải bao gồm các thông tin về diện tích, trạng thái và trữ lượng của từng lô rừng.

4. Việc QHSDĐ và giao rừng phải tuân theo quy trình trong tài liệu hướng dẫn kỹ thuật QHSDĐ thôn bản của dự án BCC đã được dự án ban hành tại Công văn số 02/CV-BĐC ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Trưởng Ban chỉ đạo dự án BCC Trung ương.

5. UBND huyện chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả QHSDĐ và ban hành quyết định giao rừng cho cộng đồng. Việc giao rừng cho cộng đồng phải căn cứ vào các điều kiện sau:

- Kế hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng của UBND xã do UBND huyện, quận, thành phố trực thuộc phê duyệt.

- Đơn xin giao rừng của cộng đồng phải có chữ ký của trưởng thôn hoặc người được ủy quyền làm đại diện cho thôn, thông thường do cộng đồng thôn bầu chọn.

- Chiếu theo Mục 1 và 2 , Điều 29 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Trên địa bàn xã, các diện tích rừng tự nhiên và đất rừng sau đây sẽ được giao cho cộng đồng:

+ Diện tích rừng do UBND cấp xã đang quản lý chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

+ Diện tích rừng được Nhà nước thu hồi từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

+ Diện tích rừng do các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trao trả lại cho Nhà nước để Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng.

+ Diện tích đất trống đan xen giữa hoặc liền kề với các diện tích rừng tự nhiên sẽ giao cho cộng đồng.

+ Phương án giao rừng cho cộng đồng được Hội đồng nhân dân xã thông qua và Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

+ Diện tích rừng giao cho cộng đồng phải được cộng đồng quản lý có hiệu quả từ nhiều năm trước đến nay, cụ thể như sau:

+ Những khu rừng đầu nguồn để tạo ra nguồn nước phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng.

+ Những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của cộng đồng.

+ Những khu rừng cung cấp lâm sản và phục vụ các lợi ích chung của cộng đồng.

+ Diện tích rừng giao cho cộng đồng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, căn cứ vào quỹ rừng và năng lực quản lý rừng của cộng đồng.

6. Thời hạn tối đa sử dụng diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng là 50 năm nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của khu rừng và duy trì liên tục việc quản lý rừng bền vững.

Điều 5. Trình tự và thủ tục giao rừng cho cộng đồng

Trình tự và thủ tục giao rừng cho cộng đồng thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 6 của Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Phương pháp đánh giá trạng thái và trữ lượng rừng

1. Tính dung lượng rút mẫu và lập hệ thống ô tiêu chuẩn trên bản đồ và xác định vị trí ô tiêu chuẩn trên thực địa bằng máy định vị GPS.

2. Thu thập số liệu điều tra và xác định số cây theo cấp kính và trữ lượng khu rừng theo công thức áp dụng cho rừng gỗ tự nhiên V = G.H.F

3. S liệu đánh giá tài nguyên rừng kết hợp hai mục đích: a) Giao rừng cho cộng đồng, b) Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm.

4. Việc thu thập số liệu điều tra do tổ chức tư vấn thực hiện có sự tham gia của người dân.

5. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm phân tích số liệu giao rừng, bao gồm việc lập bảng tính trữ lượng khu rừng.

6. Các số liệu về trạng thái rừng (nghèo, trung bình, giàu...) và trữ lượng rừng phải được tính riêng cho từng lô rừng theo các quy định hiện hành của Nhà nước tại Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT.

7. Dùng máy định vị GPS để tính diện tích và xác định vị trí của lô rừng.

8. Kết quả điều tra rừng được tổng hợp trong Bảng thống kê đặc điểm khu rừng.

Chương III

QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 7. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng

1. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng (gọi tắt dưới đây là Quy ước) do cộng đồng thôn xây dựng nhằm đảm bảo nội dung Quy ước được người dân địa phương chấp nhận, thực hiện và giám sát.

2. Việc xây dựng Quy ước của thôn phải có sự tham gia của đại đa số hộ gia đình trong thôn nhằm kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của địa phương và cụ thể hóa nội dung Quy ước cho phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội và đặc thù văn hóa của cộng đồng.

3. Các quy định trong Quy ước phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải được chính quyền địa phương cấp có thẩm quyền (UBND huyện) phê duyệt nhằm đảm bảo tính thực thi hợp pháp của Quy ước do cộng đồng xây dựng.

4. Việc xây dựng Quy ước phải tuân theo các quy định của Nhà nước tại các văn bản pháp quy dưới đây:

a) Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

b) Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

c) Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

d) Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

đ) Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ - CP.

e) Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

g) Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/12/2012 về tăng cường công tác bảo vệ rừng;

h) Thông tư số 70/2007/TT/BNN ngày 01/8/2007 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng tại các cộng đồng địa phương.

5. Nội dung Quy ước phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, kế hoạch quản lý rừng thôn hiện tại và trong tương lai và phải được phổ biến rộng rãi trong nội bộ cộng đồng và các địa phương lân cận.

6. Quy ước có hiệu lực đối với tất cả các diện tích rừng trên địa bàn thôn, không phân biệt loại rừng và trạng thái rừng.

7. Quy ước gồm các nội dung chính sau đây:

a) Công tác bảo vệ rừng:

- Quy định về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản;

- Quy định về bảo vệ, khai thác, săn bắt, gây nuôi và phát triển động vật rừng;

- Quy định về canh tác nương rẫy;

- Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Quy định về chăn thả gia súc;

- Quy định về huy động nội lực của cộng đồng dân cư thôn và phối hợp giữa cộng đồng dân cư thôn với các chủ rừng khác liền kề trong công tác bảo vệ rừng.

- Quy định về xây dựng bản nội quy, biển báo và biển cấm để bảo vệ rừng

b) Công tác phát triển rừng

- Quy định về trồng rừng phải theo quy hoạch về địa điểm, diện tích, loài cây và thời gian trồng để đảm bảo cho rừng trồng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế ở từng thôn.

- Quy định cụ thể địa điểm, diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung dưới tán rừng tự nhiên

d) Về phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chn người ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rùng trái phép trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc sai trái đó.

đ) Về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

e) Về xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rng thôn.

g) Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng.

h) Các nội dung khác, gồm:

- Hợp tác tương trợ; giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức dịch vụ sản xuất, tiêu thụ lâm sản trên diện tích rng đã giao;

- Hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, lễ hội truyền thống (nếu có);

- Về giải quyết, xử lý, bồi thường những vi phạm Quy ước;

- Khen thưởng và xử lý những tổ chức, cá nhân trong, ngoài cộng đồng.

Điều 8. Trách nhiệm xây dựng Quy ước

1. Trưởng thôn, già làng, Chi bộ thôn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và các thành viên cộng đồng khác có uy tín là nhóm nông dân chủ chốt của thôn...chịu trách nhiệm tổ chức và tham gia cuộc họp xây dựng Quy ước.

2. Cần phải có sự tham gia và đóng góp ý kiến của phụ nữ tại cuộc họp như một điều kiện tiên quyết để xây dựng Quy ước.

3. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ Tư pháp xã chịu trách nhiệm trợ giúp cộng đồng trong toàn bộ tiến trình xây dựng Quy ước.

Điều 9. Trình tự xây dựng Quy ước

1. Chuẩn bị thông tin bản đồ, dữ liệu thống kê cần thiết, các quy định pháp luật có liên quan và hương ước, quy ước sẵn có của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng, về phong tục, tập quán sinh hoạt cộng đồng.

2. Ban QLRCĐ thôn (nếu đã được thành lập) hoặc Trưởng thôn và Hội phụ nữ thôn (nếu Ban QLRCĐ chưa được thành lập) chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cuộc họp xây dựng Quy ước, dưới sự hỗ trợ của Kiểm lâm địa bàn và cán bộ Tư pháp xã.

3. Thông báo cho các đại biểu của hội phụ nữ cấp xã và mời Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cùng tham dự họp, trước khi tổ chức hp xây dựng Quy ước.

4. Quy định thành quả đối với cuộc họp xây dựng Quy ước:

a) Bầu chọn các thành viên của Ban QLRCĐ và Trưởng Ban (nếu Ban QLRCĐ chưa được thành lập) từ các đoàn thể như Chi bộ thôn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...

b) Các đại diện của cộng đồng, đặc biệt là đại diện phụ nữ thôn tích cực đóng góp ý kiến xây dựng nội dung Quy ước.

c) Xác định nội dung cơ bản của Quy ước để phổ biến trong nội bộ cộng đồng và các địa phương lân cận.

d) Các nội dung Quy ước được trình bày cụ thể tại cuộc họp thôn để cộng đồng góp ý bổ sung và được tuyệt đại đa số thành viên cộng đồng nhất trí thông qua.

đ) Quy ước được soạn thảo dưới dạng văn bản để trình UBND cấp xã xác nhận và UBND huyện phê duyệt.

e) Các đại diện của cộng đồng ký tên vào bản Quy ước để biểu thị cho sự nhất trí và sự cam kết thực thi Quy ước của cộng đồng.

Điều 10. Phê duyệt, phổ biến, thực hiện và giám sát thực hiện Quy ước

1. Cấp huyện:

a) UBND huyện:

- Xem xét và phê duyệt bản Quy ước của cộng đồng;

- Chỉ đạo Hạt kiểm lâm và UBND xã lập kế hoạch hỗ trợ và giám sát việc thực hiện Quy ước của cộng đồng;

b) Hạt kiểm lâm:

- Phân công kiểm lâm địa bàn hỗ trợ và giám sát việc thực hiện Quy ước của cộng đồng.

- Chuyển giao, phổ biến kịp thời những văn bản pháp quy liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.

2. Cấp xã:

a) UBND xã:

- Xác nhận bản Quy ước của cộng đồng và trình UBND huyện phê duyệt.

- Lưu hồ sơ trích lục Quy ước đã được UBND huyện phê duyệt và phân công cán bộ theo dõi việc thu thập hồ sơ và xử lý các trường hợp vi phạm Quy ước theo yêu cầu của cấp thôn;

- Chuyển giao bản Quy ước đã được UBND huyện phê duyệt cho cộng đồng và gửi bản Quy ước cho các đơn vị chức năng có liên quan đ phối hợp hỗ trợ, theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện Quy ước của cộng đồng.

b) Kiểm lâm địa bàn:

Trực tiếp hỗ trợ và giám sát việc thực hiện Quy ước của cộng đồng và tổng hợp, báo cáo kết quả cho UBND xã và Hạt kiểm lâm.

3. Cấp thôn:

a) Ban QLRCĐ:

- Phân phát bản Quy ước cho các hộ gia đình trong thôn và những thôn lân cận;

- Đôn đốc, huy động và tổ chức cộng đồng thực hiện Quy ước và kiểm tra, đánh giá việc thực thi Quy ước của các hộ gia đình trong thôn;

- Lập kế hoạch và phân công các thành viên trong ban giám sát việc thực thi Quy ước của cộng đồng;

- Xử lý và lập biên bản trường hợp vi phạm Quy ước và tổng hợp tình hình báo cáo UBND xã.

b) Hộ gia đình:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi Quy ước;

- Tham gia giám sát và báo cáo tình hình thực hiện Quy ước cho Ban QLRCĐ thôn.

Điều 11. Sửa đổi và bổ sung nội dung Quy ước

1. Nội dung Quy ước cần được sửa đổi và bổ sung kịp thời để phù hợp với các quy định và chính sách của Nhà nước và điều kiện và nhu cầu thực tế của cộng đồng.

2. Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng rà soát và xác định những nội dung Quy ước cần được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết và trình chính quyền địa phương cấp xã và cấp huyện xem xét và phê duyệt kịp thời, theo đúng quy trình xây dựng Quy ước nêu tại Điều 10 của bản hướng dẫn này.

Điều 12. Thành lập tổ chức quản lý rừng thôn

1. Ban QLRCĐ:

a) Cộng đồng thành lập Ban QLRCĐ để điều hành, kiểm tra các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn cộng đồng dân cư thôn.

b) Các thành viên của Ban QLRCĐ được cộng đng lựa chọn từ các đoàn thể như Chi bộ thôn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...và được UBND xã công nhận.

c) Ban QLRCĐ được thành lập trong quá trình cộng đồng triển khai xây dựng QƯBV&PTR để chủ trì việc soạn thảo Quy ước có sự hỗ trợ của Kiểm lâm địa bàn và cán bộ Tư pháp xã;

d) Các hình thức thù lao đối với từng vị trí của Ban QLRCĐ do cộng đồng quyết định căn cứ vào vai trò và chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên.

2. Tổ bảo vệ rừng:

a) Tùy theo tình hình thực tế và điều kiện đặc thù của thôn, cộng đồng có thể thành lập Tổ bảo vệ rừng chuyên trách.

b) Số lượng thành viên của Tổ bảo vệ rừng chuyên trách sẽ do cộng đồng quyết định, bầu chọn và quy định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và trình danh sách cho UBND xã ra quyết quyết định thành lập.

Các tổ chức quản lý rừng của thôn phải tuân thủ Quy chế hoạt động QLRCĐ đã được UBND huyện phê duyệt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định,

Chương IV

LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG

Điều 13. Nguyên tắc lập kế hoạch quản lý rừng

Việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau:

1. Phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của thôn và năng lực của cộng đồng; đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng để cải thiện sinh kế của người dân trong thôn.

2. Có sự tham gia đầy đủ và tích cực của cộng đồng và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có liên quan; được người dân đồng tình ủng hộ và tự nguyện thực hiện.

3. Đảm bảo sử dụng rừng ổn định và phát triển rừng bền vững.

4. Phương pháp và công cụ áp dụng phải đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và mang tính thực tiễn và ít tốn kém về nhân lực và tài chính của cộng đồng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý rừng trong tương lai, bảo đảm việc quản lý rừng lâu dài và đạt hiệu quả cao.

Điều 14. Các bước lập kế hoạch quản lý rừng theo mô hình thí điểm của dự án BCC

Bước 1: Chuẩn bị

a) Thiết kế Mô hình cấu trúc rừng bền vững:

Mô hình cấu trúc rừng bền vững phải đáp ứng các mục đích và yêu cầu sau đây:

- Được thiết kế dưới dạng hình cột, gồm 2 đại lượng: số cây và cỡ kính tương ứng, tiêu biểu cho cấu trúc rừng mong muốn ở từng trạng thái rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo.

- Có cấu trúc đồng dạng với mô hình rừng được quản lý và phát triển tốt (mô hình có cấu trúc N/D “chuẩn, mẫu, tối ưu” ), có mật độ phân bố số cây theo cỡ kính hợp lý, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng ổn định của các thế hệ cây rừng.

- Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng để cộng đồng có thể sử dụng thường xuyên như một công cụ hữu dụng khi tính toán lượng cây cần khai thác bền vững ở khu rừng được giao và làm căn cứ để điều chỉnh trạng thái rừng theo hướng ngày càng tốt hơn.

b) Thực hiện thiết kế và phê duyệt mô hình:

Do đơn vị tư vấn ngành lâm nghiệp thiết kế cho các vùng sinh thái khác nhau và các trạng thái rừng khác nhau và được Sở NN&PTNT phê duyệt, ban hành và có hướng dẫn áp dụng.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng rừng

a. Khoanh lô rừng và xác định mục tiêu quản lý:

Cộng đồng tự thực hiện việc khoanh lô rừng và xác định các mục tiêu quản lý rừng lâu dài theo các bước sau:

- Phân chia khu rừng được giao thành các lô cụ thể (phân lô quản lý), dựa vào bản đồ hoặc sơ đồ hiện trạng rừng và kiến thức của cộng đồng.

- Đặt tên (đánh số) các lô rừng trên sa bàn và bản đồ, sơ đồ hiện trạng rừng kết hợp với việc mô tả lô rừng và xác định mục tiêu quản lý cho từng lô rừng .

- Đánh dấu và cắm mốc ranh giới các lô rừng đã phân định trên thực địa.

b. Điều tra tài nguyên: .

Đơn vị tư vấn thực hiện việc điều tra và đánh giá hiện trạng khu rừng có sự tham gia của cộng đồng theo trình tự sau đây:

- Lập ô tiêu chuẩn điều tra rừng trên thực địa và tiến hành đo đếm số cây theo cấp kính (dùng thước dây có đánh dấu các màu khác nhau tương ứng với cỡ kính biểu thị trong mô hình cấu trúc rừng bền vững).

- Tổng hợp số liệu điều tra rừng (căn cứ vào số liệu điều tra rừng ghi trong phiếu đo đếm ô tiêu chuẩn) và vẽ biểu đồ số cây thực tế ở mỗi cấp đường kính và xác định khả năng cung cấp gỗ của từng lô rừng bằng cách so sánh số cây thực tế với số cây trong mô hình rừng cấu trúc bền vững đối với từng trạng thái rừng 1.

Bước 3: Xác lập nội dung kế hoạch quản lý bảo vệ, sử dụng rừng 5 năm

Cán bộ kiểm lâm địa bàn chịu trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ, sử dụng rừng 5 năm. Công việc được tiến hành như sau:

- Đánh giá nhu cầu về lâm sản của thôn trong thời gian 5 năm (gồm gỗ gia dụng và gỗ thương mại) để làm cơ sở cân đối cung và cầu về gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong 5 năm của cộng đồng.

- Xác định nội dung quản lý bảo vệ, sử dụng rừng cụ thể trong thời gian 5 năm đối với từng lô rừng, bao gồm các biện pháp tác động (khai thác, bảo vệ, nuôi dưỡng, trồng bổ sung, trồng mới... ở từng lô rừng).

Xác định các hoạt động phát triển rừng khác như khai thác, sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ dựa vào Quy ước BV&PTR của thôn.

- Mô tả các biện pháp tác động, bao gồm: thời gian thực hiện, trách nhiệm thực hiện và dự kiến ngân sách thực hiện (ngân sách tự có, ngân sách huy động hoặc ngân sách hỗ trợ), làm cơ sở cho chính quyền các cấp điều tiết ngân sách cho kế hoạch phát triển lâm nghiệp hàng năm ở địa phương.

Điều 15. Trình duyệt Kế hoạch quản lý bảo vệ sử dụng rừng 5 năm

Việc trình duyệt Kế hoạch quản lý bảo vệ, sử dụng rừng 5 năm, gồm các bước như sau:

1. Ban QLRCĐ thôn ký xác nhận vào bản kế hoạch và tập hợp hồ sơ, tài liệu trình UBND xã.

2. UBND xã xác nhận hồ sơ và trình UBND huyện.

3. UBND huyện xem xét hồ sơ, đồng thời tham vấn các cơ quan chức năng có liên quan trước khi phê duyệt bản kế hoạch (trong trường hợp cần phải chỉnh sửa nội dung kế hoạch theo yêu cầu của cấp huyện thì UBND xã phải thông báo cho Ban QLRCĐ thôn về nội dung và phạm vi cần điều chỉnh để kịp thời tổ chức cộng đồng thảo luận và chỉnh lý (hoặc bổ sung) nội dung bản kế hoạch.

4. UBND huyện phê duyệt bản kế hoạch và gửi bản kế hoạch đã phê duyệt cho UBND xã.

5. UBND xã chuyển giao bản kế hoạch đã phê duyệt cho cộng đồng thôn (tại cuộc họp thôn).

Điều 16. Lập và trình duyệt Kế hoạch quản lý, bảo vệ sử dụng rừng hàng năm

1. Kế hoạch quản lý bảo vệ, sử dụng rừng hàng năm của cộng đồng là tài liệu cụ thể hóa nội dung các hoạt động đề xuất trong bản Kế hoạch quản lý bảo vệ sử dụng rừng 5 năm được UBND huyện phê duyệt.

2. Nội dung bản kế hoạch quản lý rừng hàng năm gồm có các hoạt động quản lý khu rừng cần thực hiện trong thời gian một năm, trong đó ghi cụ thể về số lượng và quy mô công việc, trách nhiệm tổ chức, thực hiện, địa điểm thực hiện và giải pháp về nhân lực và tài chính đối với mỗi hoạt động can thiệp lâm sinh và được Ban QLRCĐ ký xác nhận (xem Phụ biểu)

3. Bản kế hoạch quản lý rừng hàng năm được trình UBND xã phê duyệt.

Chương V

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO RỪNG

Điều 17. Quyền hưởng lợi từ rừng của cộng đồng

1. Cộng đồng được quyền khai thác và sử dụng tất cả các loại lâm sản và các dịch vụ về môi trường từ các diện tích rừng đã được Nhà nước giao để tăng thu nhập và phát triển sinh kế, cụ thể như sau:

a) Về gỗ:

- Cộng đồng được quyền khai thác gỗ thông qua hình thức khai thác chọn hoặc chặt nuôi dưỡng rừng 2 (trừ những loài cây rừng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng đã được Chính phủ công bố và liệt kê trong Sách Đỏ3)

- Việc chặt chọn được cho phép thực hiện đối với mọi kiểu trạng thái (rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo) nếu có các dư lượng cây đứng đã được xác định khi so sánh số cây thực tế với Mô hình cấu trúc rừng bền vững. Cây chặt không giới hạn ở cấp đường kính khai thác tối thiểu.

- Cộng đồng có thể được thu gom và sử dụng toàn bộ số lượng cây chết, gãy đổ từ diện tích rừng bị thiệt hại do tai họa thiên nhiên mà không tính đến lượng khai thác hợp pháp trong Kế hoạch quản lý rừng 5 năm, sau khi đã báo cáo các cấp chính quyền xã và huyện.

a) Về lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng:

Cộng đồng được quyền khai thác và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ tuân theo Quy ước BV&PTR của thôn (trừ những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng đã được Chính phủ công bố và liệt kê trong Sách Đỏ).

c) Về dịch vụ du lịch và các loại dịch vụ khác (chi trả dịch vụ môi trường....)

Cộng đồng được triển khai dịch vụ du lịch và các loại dịch vụ khác (chi trả dịch vụ môi trường....): trong phạm vi của diện tích rừng đã được Nhà nước trao quyền sử dụng, nếu các dịch vụ này phù hợp với mục tiêu quản lý rừng lâu dài đã được xác định cho mỗi lô rừng cụ thể và được chính quyền địa phương cấp phép.

2. Cộng đồng được phép bán lâm sản ra các thị trường địa phương và trong nước theo quy định của pháp luật và Cơ chế chia sẻ lợi ích do cộng đồng xây dựng.

3. Cộng đồng được phép nhận các khoản tiền thù lao công lao động và chi phí đã đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên trên các diện tích rừng đã được giao theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật đất đai và các tài liệu pháp quy liên quan khác trong trường hợp Nhà nước thu hồi lại các diện tích rừng đó.

4. Cộng đồng được nhận tiền hỗ trợ quản lý rừng của Dự án dưới dạng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng địa phương (chi nhánh cấp huyện) và mang tên trưởng ban QLRCĐ thôn để lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, sau khi đã hội đủ các điều kiện sau đây:

- Đã được giao rừng

- Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng đã được UBND huyện phê duyệt,

- Ban QLRCĐ đã được thành lập (theo quyết định thành lập của UBND xã) và đã có Quy chế hoạt động được UBND huyện phê duyệt.

- Kế hoạch quản lý rừng 5 năm đã được UBND huyện phê duyệt.

Điều 18. Nghĩa vụ của cộng đồng

1. Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm, xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức thực hiện kế hoạch và Quy ước theo các hướng dẫn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Sử dụng rừng đúng mục đích ghi trong quyết định giao rừng, định kỳ báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động có liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của UBND xã.

3. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng.

4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

6. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

7. Các nghĩa vụ khác theo quy định cụ thể của các chương trình, dự án về lâm nghiệp.

8. Tự tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Định kỳ hàng năm lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các vấn đề cần giải quyết cho năm sau.

Điều 19. Khai thác rừng phục vụ nhu cầu hàng năm

1. Về gỗ:

a) Hàng năm, cộng đồng tổ chức họp thôn để thảo luận và quyết định về lượng gỗ khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ và trình UBND xã phê duyệt.

b) Việc khai thác gỗ thương mại chỉ thực hiện khi đã được chính quyền địa phương cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác thí điểm, nhằm mục đích xây dựng mô hình QLRCĐ thuộc dự án BCC.

c) Bảng số lượng gỗ khai thác hàng năm phải bao gồm các nội dung: số cây chặt theo cấp kính, diện tích chặt, khu vực chặt, thời gian thực hiện, phương thức vận xuất... (xem Phụ biểu 5) và trình UBND xã xác nhận. Tổng số cây chặt trong thời gian 5 năm không được vượt quá số lượng cây chặt theo cấp kính trong kế hoạch quản lý rừng 5 năm.

d) Sau khi kế hoạch quản lý rừng hàng năm đã được UBND xã xác nhận, Ban QLRCĐ thôn huy động cộng đồng đánh dấu cây bài chặt (đánh dấu chéo bằng sơn đỏ ở hai vị trí 1,3 mét trên thân cây và vị trí gần sát mặt đất của gốc cây) và ghi số hiệu cây bài chặt, dưới sự hỗ trợ và giám sát của kiểm lâm địa bàn (Chỉ sử dụng búa bài cây của Chi cục Kiểm lâm tỉnh ở những thôn, bản nào phải dùng búa bài cây khi thiết kế khai thác rừng tự nhiên theo yêu cầu của chính quyền địa phương cấp có thẩm quyền).

đ) Căn cứ vào kết quả bài cây trên hiện trường, cán bộ lâm nghiệp xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn hỗ trợ Ban QLRCĐ thôn lập Hồ sơ thiết kế khai thác chọn.

e) Cộng đồng gửi 01 bộ hồ sơ về UBND huyện. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây, biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã và bản đồ khu vực khai thác chọn.

g) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ UBND huyện phải thông báo cho cộng đồng biết để bổ sung theo quy định.

h) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép Khai thác chọn và gửi trả kết quả cho cộng đồng; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm sở tại và UBND xã. Thời hạn tối đa của giấy phép Khai thác chọn là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

i) Ban QLRCĐ thôn tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động khai thác chọn theo đúng số lượng cây chặt trong Hồ sơ thiết kế Khai thác chọn đã được UBND huyện phê duyệt.

j) Cây bài chặt phải có đầy đủ thông tin, gồm: mã số cây, loài cây, chiều dài thân cây, đường kính, số lóng gỗ sau sơ chế để làm cơ sở cho việc bán và tính thuế tài nguyên (nếu là gỗ thương mại). Cần so sách danh sách lóng gỗ với danh sách cây bài chặt để làm thủ tục hợp pháp số gỗ đã đưa ra khỏi rừng.

k) Sau khi Khai thác chọn xong, gỗ được tập trung ở nơi thích hp (tại bãi tập kết gỗ do cộng đồng lựa chọn) và báo cho kiểm lâm địa bàn để xác nhận tổng khối lượng khai thác theo đúng hoặc sai khác với khối lượng đã phê duyệt.

l) Ban QLRCĐ thôn phối hợp với kiểm lâm địa bàn đôn đốc, kiểm tra các hoạt động và kết quả khai thác chọn của cộng đồng. Hàng năm cộng đồng làm báo cáo yêu cầu UBND xã đánh giá việc thực hiện kế hoạch chặt nuôi dưỡng, trong đó xác nhận khối lượng đã thực hiện. Khai thác chọn ở khu rừng cộng đồng chỉ nên thực hiện mỗi năm một lần vào mùa khô.

2. Về lâm sản ngoài gỗ:

Ban QLRCĐ thôn thống kê khối lượng thực hiện và báo cáo UBND xã; Cách thức này chỉ tiến hành đối với các loại lâm sản phụ có khối lượng khai thác lớn và tuân theo tuân theo Quy ước BV&PTR của thôn.

Điều 20: Phân chia lợi ích

1. Về gỗ thương mại:

a) Cộng đồng được quyền hưởng lợi từ gỗ thương mại sau khi đã nộp thuế tài nguyên, khấu trừ chi phí khai thác, giám sát và đóng 5% lệ phí cho UBND xã.

b) Hoàn cảnh rừng, trạng thái rừng và thời điểm khai thác chọn không ảnh hưởng đến việc phân chia lợi ích của cộng đồng.

c) Gỗ thương mại phải được kiểm tra, thống kê tại bãi giao; Kiểm lâm địa bàn kiểm tra danh sách gỗ khai thác thương mại và đóng búa Kiểm lâm theo quy định của Nhà nước.

d) Ban QLRCĐ thôn giao bản kế hoạch khai thác chọn và danh mục cây bài chặt cho kiểm lâm địa bàn;

đ) Nhằm tuân thủ pháp lệnh thuế tài nguyên của Nhà nước, số lượng gỗ thành phẩm thương mại phải được quy đổi thành đơn vị thể tích (m3) và được ghi trong danh mục liệt kê gỗ thương mại (bao gồm: loài cây, đường kính thân cây, chiều dài cây, thể tích, nhóm thuế) và được kiểm lâm địa bàn xác nhận (Công việc cần có sự trợ giúp của Ban QLRCĐ thôn).

e) Cộng đồng được phép bán số gỗ thành phẩm đã được đóng búa Kiểm lâm tại bãi tập kết gỗ, khách hàng mua gỗ sẽ chịu trách nhiệm về công đoạn vận chuyển tiếp theo;

g) Việc đóng thuế tài nguyên phải tuân thủ các quy định chi tiết về thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên tại Nghị định số 05/2009/NĐ-CP của Chính phủ và giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh quy định.

h) Ban QLRCĐ thôn thay mặt cộng đồng nộp thuế tài nguyên tại Chi cục thuế huyện và Kho bạc huyện và nhận hóa đơn nộp thuế tài nguyên, sau đó tiến hành nộp lệ phí cho UBND xã theo cơ chế phân chia lợi ích của cộng đồng đã được UBND huyện phê duyệt.

i) Căn cứ nội dung QƯBV&PTR của cộng đồng đã được UBND huyện phê duyệt, lợi nhuận thu được từ gỗ thương mại sẽ được điều tiết để phục vụ các hoạt động phát triển dân sinh trên địa bàn thôn, phát triển rừng thôn hoặc phân chia trong nội bộ cộng đồng, tùy theo nhu cầu và mức độ đóng góp công sức của mỗi hộ gia đình.

2. Về gỗ gia dụng:

a) Gỗ gia dụng khai thác chọn ở khu rừng cộng đồng đều thuộc diện miễn thuế tài nguyên (theo quy định tại Mục 4, Chương IV của Thông tư 153/1998 của Bộ tài chính) và được miễn trừ mọi khoản lệ phí đóng góp cho chính quyền địa phương. Theo đó, không cần đóng búa kiểm lâm đối với gỗ gia dụng.

b) Hộ gia đình có nhu cầu sử dụng gỗ phải trả một khoản lệ phí cho Ban QLRCĐ thôn theo quy định chung của cộng đồng (sau khi được nhận gỗ).

c) Ban QLRCĐ thôn chịu trách nhiệm quản lý số tiền thu được từ lệ phí gỗ gia dụng vào mục đích quản lý, phát triển rừng thôn, duy trì hoạt động của Ban QLRCĐ và Tổ bảo vệ rừng.

Chương VI

QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 21. Lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thôn (Quỹ BV&PTR):

1. Quỹ BV&PTR nhằm bảo đảm nguồn kinh phí cần thiết cho cộng đồng ở giai đoạn 05 năm đầu thiết lập và củng cố mô hình QLRCĐ, cho đến khi khu rừng mang lại nguồn thu từ khai thác lâm sản.

2. Quỹ BV& PTR được thiết lập từ số tiền được rút ra từ tài khoản của dự án BCC tại tiền gửi theo định kỳ hàng năm và từ các nguồn tài chính khác được cộng đồng tự quản lý theo Quy chế quản lý Quỹ được cộng đồng xây dựng và nhất trí thông qua tại cuộc họp thôn.

3. Quỹ BV&PTR của cộng đồng phải chịu sự giám sát của UBND xã.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện

1. Xem xét và phê duyệt Quy ước BV&PTR, Quy chế hoạt động QLRCĐ, kế hoạch quản lý bảo vệ sử dụng rừng 5 năm của cộng đồng, phê duyệt hồ sơ khai thác gỗ và cấp phép khai thác gỗ cho cộng đồng, ban hành Quy chế giám sát khai thác gỗ rừng cộng đồng.

2. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp&PTNT, Phòng Tài nguyên & Môi trường và các cơ quan liên quan của huyện thực hiện việc hỗ trợ cộng đồng thực hiện Quy ước, Quy chế và kế hoạch quản lý, bảo vệ sử dụng rừng.

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã và các cơ quan liên quan trong việc giám sát và đánh giá các hoạt động thực thi Quy ước, Quy chế và quản lý, sử dụng rừng cộng đồng.

Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã

1. Xem xét và phê duyệt kế hoạch quản lý bảo vệ sử dụng rừng hàng năm của cộng đồng; đề nghị Ủy ban nhân dân huyện cấp phép khai thác gỗ hàng năm cho cộng đồng (theo mô hình thí điểm).

2. Hướng dẫn và theo dõi các hoạt động thực thi Quy ước, Quy chế và quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng.

3. Chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng trong quá trình quản lý, bảo vệ sử dụng rừng.

4. Giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý, bảo vệ sử dụng rừng của cộng đồng.

5. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, xã trong việc vận động cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ sử dụng rừng hiệu quả.

Điều 24. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến Quản lý rừng cộng đồng.

2. Chỉ đạo cơ quan chức năng cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ, giám sát các hoạt động khai thác gỗ từ rừng cộng đồng.

Điều 25. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm

Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các phòng chức năng của cấp huyện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn cộng đồng quản lý bảo vệ và sử dng rừng theo hướng dẫn này.

Điều 26. Trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các nội dung quản lý rừng cộng đồng.

2. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho kiểm lâm địa bàn tư vấn, hướng dẫn cộng đồng điều tra đánh giá tài nguyên rừng, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng, hỗ trợ việc lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ hàng năm cho cộng đồng.

3. Thực hiện việc giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng, ngăn chặn và xử lý các vi phạm./.

 


BẢNG TÓM TẮT QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

(Áp dụng cho mô hình quản lý rừng cộng đồng dự án BCC)

TT

Các bước thực hiện

Mô tả công việc

Địa điểm thực hin

Chịu trách nhiệm thực hiện và đối tượng cùng tham gia

Thời lượng thực hiện

(ngày)

Kết quả cuối cùng

Giải pháp tài chính

1

GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐNG

Thu thập số liệu điều tra cơ bản

Đơn vị tư vấn:

- Hướng dẫn kỹ thuật điều tra rừng cho nhóm người dân cùng tham gia.

- Thực hiện điều tra rừng để thu thập số liệu cùng người dân.

Thôn

- Đơn vị tư vấn (được lựa chọn qua đấu thầu)

- Nhóm nông dân nòng cốt do thôn cử ra (10- 12 người)

- Tổ công tác Dự án xã (2- 3 người)

- Ban QLDA huyện (hướng dẫn cộng đồng phân lô quản lý)

20 - 30

- Số liệu điều tra cơ bản tài nguyên rừng tại cng đồng.

- Bảng thống kê đặc điểm khu rừng (vị trí, ranh giới, loại rừng, diện tích, trữ lượng...).

- Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:5.000.

Thực hiện theo hợp đồng ký với đơn vị tư vấn

Xây dựng nội dung phương án giao rừng

Đơn vị tư vấn:

- Viết phương án giao rừng theo đề cương.

Ban QLDA huyện:

- Cung cấp các tài liệu liên quan để đơn vị tư vấn viết và hoàn thiện phương án giao rừng.

Thôn

- Đơn vị tư vấn

- Ban QLDA huyện.

- Tổ công tác xã.

3 - 4

- Bản dự thảo phương án giao rừng.

- Hệ thống số liệu điều tra và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng

 

2

H TRỢ LẬP KẾ HOẠCH & TH CHẾ QUẢN LÝ RỪNG

Xây dựng phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Quy ước và Quy chế liên quan

Ban QLDA huyện:

- Hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng xây dựng các nội dung sau:

- Phương án quản lý rừng 5 năm (bao gồm cơ chế hưởng lợi gỗ khai thác từ rừng cộng đồng). Kế hoạch năm thứ nhất

- Quy ước BV&PTR.

- Quy chế hoạt động QLRCĐ.

- Quy chế quản lý Quỹ RCĐ.

Tổ công tác xã D án xã:

- Định hướng về quản lý sử dụng rừng phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp của xã.

Nhóm nông dân nòng cốt:

- Tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề cơ bản trong quản lý rừng bền vững (bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng).

Thôn

- Ban QLDA huyện.

- Tổ công tác xã.

- Nhóm nông dân nòng cốt.

11 (lập kế hoạch 03 ngày; xây dựng quy chế, quy ước 07 ngày, quỹ RCĐ 01 ngày)

- Bản dự thảo phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Sơ đồ cơ chế hưởng lợi đối với gỗ gia dụng và gỗ thương mại.

- Bản đồ đề xuất giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên rừng 1/5.000

- Bản dự thảo Quy ước BV&PTR.

- Bản dự thảo Quy chế hoạt động QLRCĐ.

- Bản dự thảo Quy chế quản lý quỹ RCĐ.

Hỗ trợ cho nhóm nông dân thôn xã theo đề xuất cộng lao động tại địa phương được quy định tại QĐ 2208 và 448 của Bộ NN&PTNT

3

HOÀN THIỆN THỦ TỤC GIAO RỪNG

Cấp thôn

- Các cuộc họp thôn trình bày lấy ý kiến bổ sung, chỉnh lý và thông qua hồ sơ giao rừng (các bản dự thảo Phương án giao rừng, Kế hoạch quản lý rừng 5 năm, Quy ước BV&PT rừng, Quy chế hoạt động QLRCĐ).

- Hoàn thiện hồ sơ phương án giao rừng để trình UBND xã thẩm định.

Thôn

- Đơn vị Tư vấn.

- Trưởng thôn (trưởng ban QLRCĐ)

- T công tác DA xã.

- Ban QLDA huyện (hỗ trợ)

2

- Cộng đồng nhất trí các nội dung Phương án giao rừng, Phương án quản lý rừng 5 năm, Quy ước, Quy chế, có biên bản họp thôn.

Hoàn thiện hồ sơ phương án giao rừng và quản lý rừng cộng đồng (cùng các tài liệu liên quan đi kèm) và đơn xin giao rừng của cộng đồng.

Định mức theo QĐ 2208/QĐ-BNN ngày 06/8/2009 của Bộ NN &PTNT cho từng cấp tổ chức.

Cấp xã

- Tổ chức thẩm định và xác nhận phương án giao rừng theo đơn xin giao rừng của cộng đồng.

- Tổ chức họp thông qua UBND, HDND xã trước khi trình UBND huyện phê duyệt

- Xác nhận Phương án quản lý rừng 5 năm, Quy ước BV&PTR, Quy chế hoạt động QLRCĐ.

- Trình các tài liệu cho UBND huyện thẩm định và phê duyệt.

- T công tác giao rừng cấp xã.

- T công tác DA xã.

- UBND

- Ban QLDA huyện (hỗ trợ)

1

- UBND xã làm tờ trình trên cơ sở biên bản thẩm định giao rừng và các biên bản họp thôn thông qua Phương án quản lý rừng 5 năm đồng, Quy ước BV&PTR, Quy chế hoạt động QLRCĐ để trình UBND huyện phê duyệt.

 

Cấp huyện

- Tổ chức hội nghị thẩm định và ra quyết định phê duyệt:

- Phương án giao rừng cho cộng đồng.

- Kế hoạch quản lý rừng 5 năm của cộng đồng.

- Quy ước BV&PT.

- Quy chế hoạt động QLRCĐ.

 

- UBND huyện.

- Ban chỉ đạo giao rừng cấp huyện.

- Tổ công tác giao rừng cấp huyện.

- Các cơ quan chức năng cấp huyện.

3

- Biên bản thẩm định của các cơ quan chức năng của huyện.

- Các quyết định phê duyệt phương án giao rừng, Phương án quản lý rừng cộng đồng, Quy ước BV&PTR, Quy chế hoạt động QLRCĐ của UBND huyện.

 

4

TCHỨC THỰC HIN

Cấp xã

- Bàn giao rừng cho cộng đồng trên thực địa theo quyết định giao rừng của UBND huyện

- Ra quyết định:

- Thành lập Ban QLRCĐ của thôn (căn cứ quyết định phê duyệt Quy chế hoạt động QLRCĐ của UBND huyện).

- Phê duyệt Quy chế quản lý quỹ RCĐ.

- Phê duyệt Kế hoạch quản lý rừng hàng năm của cộng đồng.

UBND

- UBND xã.

- Hội đồng giao rừng cấp xã.

- Tổ công tác DA xã.

- Kiểm lâm địa bàn

- Đoàn thể xã

2

Biên bản giao rừng cho cộng đồng.

Quyết định phê duyệt thành lập ban quản lý rừng cộng đồng

Quyết định phê duyệt quy chế sử dụng quỹ RCĐ.

Quyết định phê duyệt Kế hoạch quản lý rừng hàng năm của cộng đồng

 

Cấp thôn

- Lập kế hoạch hàng năm thứ nhất (căn cứ vào phương án quản lý rừng 5 năm của cộng đồng để xây dựng)

- Hội nghị triển khai và ra mắt Ban quản lý rừng cộng đồng.

Thôn

- Ban quản lý rừng cộng đng

- Kiểm lâm địa bàn

- Các hộ dân

1

- Ban QLDA huyện phối hp để UBND xã phê duyệt kế hoạch năm cho cộng đồng.

 

Ghi chú:

• Đây là tài liệu áp dụng cho những cộng đồng (ở thôn/bản có rừng cộng đồng hội đủ các tiêu chí tham gia dự án) đã tổ chức họp thôn lần thứ nhất trong quá trình QHSDĐ để biểu quyết có nhận rừng nhà nước giao hay không.

• Đ cụ thể hơn, có thể tóm tắt các nội dung trên thành 04 bước hoạt động theo trình tự như sau:

- Bước 1: Giao rừng cho cng đồng: Do trong hợp đồng dịch vụ ký kết với Đơn vị tư vn điều tra, đánh giá hiện trạng rừng không bao gồm điều khoản thỏa thuận về Xây dựng kế hoạch qlr 5 năm mà chỉ chịu trách nhiệm xây dựng Phương án giao rừng theo đề cương (do nội dung hai tài liệu này hoàn toàn khác nhau).

- Bước 2: Lp kế hoạch & xây dng thể chế quản lý rừng: Hỗ trợ cộng đồng xây dựng các công cụ điều hành và quản lý rừng (đó là: Kế hoạch qlr, Quy ước, Quy chế). Hiện nay d án đã có bộ tài liệu tập hun (hay còn gọi là cm nang đào to) liên quan đến các nội dung này. Tuy nhiên, nếu kinh phí phân bổ hạn hẹp thì có thể cắt giảm một cách hợp lý thời lượng các lớp tập huấn. Riêng việc điều tra, đánh giá hiện trạng rừng thì d án sẽ tổ chức lớp tập huấn trù bị cho cộng đồng thôn trước khi Đơn vị tư vấn cùng cộng đồng thôn tiến hành điều tra rừng, theo hướng dẫn trong tài liệu hướng dn điều tra rừng của dự án.

- Bước 3: Hoàn thin thủ tc giao rừng & giải ngân: Phân cấp rõ ràng thẩm quyền phê duyệt các tài liệu (Ph.án giao rừng, kế hoạch qlr, Quy ước và Quy chế liên quan) theo quy định pháp lý hiện hành.

- Bước 4: Tổ chức thực hiện: Nhấn mạnh Cấp thôn là cấp thực thi và Cấp xã có trách nhiệm giám sát và hỗ trợ cộng đồng trong quá trình thực thi.


PHỤ BIU

Phụ biểu 1: Bảng tổng hợp tình hình bảo vệ rừng

Phụ biểu 2: Báo cáo vi phạm QƯBV&PTR

Phụ biểu 3: Kế hoạch quản lý rừng 5 năm

Phụ biểu 4: Bảng cân đối cung cầu gỗ của thôn trong 5 năm

Phụ biểu 5: Kế hoạch quản lý rừng hàng năm

Phụ biểu 6: Biên bản chọn cây bài chặt

Phụ biểu 7: Quyết định cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên

Phụ biểu 8: Danh mục cây bài chặt


PHỤ BIỂU 1

BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BẢO VỆ RỪNG

Thôn: ………………………………… Xã: …………………………..

Ngày/ tháng/ năm

Trường hợp vi phạm

Mô tả

Loại vi phạm nào? (số lượng cây bị chặt/ các loại lâm sản khác/ diện tích bị chặt trắng hoặc bị đốt cháy/ s lượng gia súc đã thu giữ)

Xảy ra tại đâu? (lô rừng nào)

Đối tượng vi phạm

(Tên, địa chỉ)

Hình thức xử lý

Thôn

(Ai giải quyết/ bồi thường/ bằng chứng/ báo cáo cấp trên)

(Ai giải quyết/cách giải quyết)

………

………

………………………………………

………………

………………………

………………

………

………

………………………………………

………………

………………………

………………

………

………

………………………………………

………………

………………………

………………

 

Người phát hiện/làm chứng

Chức vụ

Quý/ ngày tháng

Chữ ký

 

 

Quý 01

 

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

 

 

Quý 02

 

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

 

 

Quý 03

 

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

 


PHỤ BIỂU 2

BÁO CÁO VI PHẠM QƯBV&PTR

UBND………………..

Thôn: ………………………..

Số: …………………/200...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Hôm nay ngày ……………………………………. tại …………………………………………

Tại (nơi xảy ra trường hợp vi phạm) ……………………………………………

Đại diện Tổ bảo vệ rừng, gồm có:

Ông:…………………………………

Ông:…………………………………

Ông:…………………………………

Người phát hiện vi phạm (hoặc người làm chứng): ………………………………..

Lập biên bản vi phạm Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng đối với đối tượng vi phạm có tên sau đây:

Họ và tên

Tui

Ngh nghiệp

Nơi cư trú hiện nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vi phạm về ……………………………………..

Tang vật thu giữ:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………

Phương tiện hoạt động thu giữ:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………

Xin công bố chuyển toàn bộ tang vật và phương tiện hoạt động thu được từ người vi phạm về BAN QLRCĐ thôn để làm cơ sở giải quyết trường hợp vi phạm Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng của thôn ………………………

Biên bản này được lập thành 03 bản, đọc trước toàn thể cộng đồng thôn và đồng ký tên.

 

Người vi phạm

Người phát hiện (người làm chứng)

Ban QLRCĐ thôn

 

PHỤ BIỂU 3

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG 5 NĂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

 

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG 5 NĂM

Thời gian thực hiện: từ ngày...../…… /201...đến ngày ……/……. /201…

 

Thôn

Huyện

Tỉnh

Nội dung:

i. Bảng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (ở lô rừng cụ thể).

ii. Mô hình rừng bền vững và dự báo lượng cây khai thác chọn (ở lô rừng cụ thể).

iii. Cân đối cung cầu gỗ trong 5 năm.

iv. Sơ đồ các lô rừng có biểu mô tả lô rừng kèm theo.

v. Thông tin tình hình kinh tế - xã hội thôn.

vi. Thông tin tình hình sử dụng đất lâm nghiệp thôn.

 

Ngày …../ ……/201…..

Ngày …../ ……/201…..

BQLRCĐ THÔN ………………….

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ……………………..

 

 

Ngày …../ ……/201…..

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN …………………

 


1) Bảng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh:

Diện tích [ha]

Tổng diện tích (diện tích có rừng: ……ha)

Tên lô rừng

(s hiệu hoặc tên địa phương)

Kiểu rừng

Rừng tự nhiên hỗn loài (Ghi các loài cây chiếm ưu thế)

Mục tiêu quản lý

Sản xuất gỗ lớn chất lượng cao...

Các hoạt động

Số lượng

ĐVT

Mô tả

Trách nhim

Chi phí cần thiết

Nguồn ngân sách

Khai thác chn

- Đỏ: từ 48 cm trở lên

- Cưa: từ 40 đến - 48 cm

- Trắng: từ 32 cm đến 40 cm

- Chấm: từ 24 cm đến 32 cm

- Đen: từ 16 cm đến 24 cm

- Vàng: từ 8 cm đến 16 cm

Đỏ

••••

cây

- Số cây dư so với Mô hình rừng bền vững

- Chặt chọn

- Cộng đồng thực hiện

- Ban QLRCĐ thôn xử lý vi phạm

- Kiểm lâm hỗ trợ

 

 

Cưa

••••

cây

- Số cây dư so với Mô hình rừng bền vững

- Chặt chọn

Như trên

-

-

Trắng

-

cây

- Số cây hụt so với Mô hình rừng bền vững

- Cần bảo vệ

Như trên

 

 

 

Chấm

-

cây

- Số cây hụt so với Mô hình rừng bền vững

- Cần bảo vệ

Như trên

-

-

 

Đen

••••

cây

- Số cây dư so với Mô hình rừng bền vững

- Chặt cây phẩm chất xấu, cây cạnh tranh, giữ cây phẩm chất tốt

- Cộng đồng thực hiện

- Ban QLRCĐ thôn xử lý vi phạm

- Kiểm lâm hỗ trợ

-

-

 

Vàng

••••

cây

- Số cây dư so với Mô hình rừng bền vững

- Chặt cây phẩm chất xấu, cây cạnh tranh, giữ cây phẩm chất tốt

Như trên

-

-

Trồng bổ sung

(....ha)

(Địa điểm, loài cây trồng)

-

-

-

Trồng mới

(....ha)

(Địa điểm, loài cây trồng)

-

-

-

Bảo vệ rừng

Theo “Quy ước Bảo vệ & Phát triển rừng”

(Liệt kê các biện pháp bảo vệ rừng cần áp dụng)

 

Quỹ phát triển rừng thôn

Dự án ....

Khai thác lâm sản phụ

Theo “Quy ước Bảo vệ & Phát trin rừng”

(Tên lâm sản phụ)

(Mô tả kỹ thuật khai thác)

- Cộng đồng thực hiện;

- Ban QLRCĐ thôn xử lý vi phạm;

- Kiểm lâm hỗ trợ.

-

-

(Tên lâm sản phụ)

(Mô tả kỹ thuật khai thác)

Như trên

-

-

 


2) Mô hình rừng bền vững (minh họa):

Cấp kính (tối đa)

 

Màu

Cấp kính

Số cây thực tế/ha

Đỏ:

≥ 48 cm

500

Cưa:

40 - 48 cm

180

Trắng:

32 - 40 cm

70

Chấm:

24 - 32 cm

23

Đen:

16 - 24 cm

10

Vàng:

8 - 16 cm

3

3) Sơ đ khu rừng cộng đng:

 

 

 

 

 

4) Thông tin tình hình kinh tế - xã hội thôn:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

5) Thông tin tình hình sử dụng đất lâm nghiệp thôn:

STT

Loại đất

Diện tích [ha]

3.1.1 Trong đó diện tích được quản lý bởi:

4.1.1

Cộng đồng

5.1.1

Hộ gia đình

Số lượng sổ đỏ đã cấp

Tng diện tích [ha]

Số lượng sổ đỏ đã cấp

Tổng diện tích [ha]

I

Đất lâm nghiệp

 

 

 

 

 

1

Rừng tự nhiên

….

 

……….

 

-

1.1

Rừng sản xuất

….

 

……….

 

-

1.2

Rừng bảo vệ

-

-

-

 

-

1.3

Rừng đặc dụng

-

 

-

 

 

2

Rừng trồng mới

….

 

-

 

……….

2.1

Rừng sản xuất

….

 

-

 

……….

2.2

Rừng bảo vệ

-

 

-

 

-

2.3

Rừng đặc dụng

-

 

-

 

-

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

* Theo số liệu thống kê năm 201..

 

PHỤ BIỂU 4

BẢNG CÂN ĐỐI CUNG CẦU VỀ GỖ CỦA THÔN TRONG 5 NĂM

Cấp kính

1

2

3

4

Nhu cầu của thôn

 

 

 

 

Tên lô rừng

Cung cấp

Khai thác

Cung cấp

Khai thác

Cung cấp

Khai thác

Cung cấp

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số cây chặt

 

 

 

 

 

 

 

 

Cân đối cung cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ BIỂU 5

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG HÀNG NĂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG năm 201...

 

Thôn

Huyện

Tỉnh

 

Cơ quan phê duyệt

Ngày, tháng, năm

………………………………..

……………………………..

 


* Kế hoạch khai thác chọn năm 201…..

Cỡ đường kính

Tên lô rừng

Tng s cây chặt ở các lô rừng

Chất lượng g

Kỹ thuật chặt hạ, sơ chế

Địa điểm

Phương thức vận xuất

Mục đích sử dụng

Chịu trách nhiệm thực hiện

 

 

Đỏ:

> 48 cm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cưa:

40 - 48 cm

 

 

 

Trắng

32 - 40 cm

 

 

 

Chấm:

24 - 32 cm

 

 

 

 

 

 

 

Đen:

16 - 24 cm

 

 

 

Vàng:

8 - 16 cm

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các hoạt động quản lý rừng năm 201…..

Nội dung hoạt động

Chu trách nhim thực hiện

Tháng thực hiện

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


* Sơ đồ khu vực khai thác chọn (hình minh họa):

* Ký xác nhận:

BQRCĐ thôn ……………………………….

1) …………………………………………………

2) …………………………………………………

UBND xã……………………………

 

PHỤ BIỂU 6

BIÊN BẢN CHỌN CÂY BÀI CHẶT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG

(Dùng cho T công tác RCĐ)

Căn cứ Quyết định số .../QĐ-UBND của UBND………. về việc thành lập Tổ công tác hỗ trợ và giám sát việc Khai thác chọn thí điểm ở rừng cộng đồng thôn ……………., ……………….; huyện …………… tnh ……………. thuộc dự án ………………….;

Hôm nay ngày ……/ ……../201....

Tại khu rừng cộng đồng thôn ……………………………., xã ……………………….., huyện ………., tỉnh ………………………., chúng tôi gồm có:

I. T CÔNG TÁC:

1) Ông ……………………………………: đại diện Hạt Kiểm Lâm huyện………………;

2) Ông ……………………………………: đại diện UBND xã ……………………;

3) Ông ……………………………………: đại diện Ban QLLNCĐ thôn…………………

II. NGƯỜI LÀM CHỨNG CÓ CÁC ÔNG, BÀ:

A - Dự án BCC:

1) Ông: …………………………………: đại diện BQLDA tnh…………………………;

2) Ông: …………………………………: đại diện BQLDA huyện ………………………;

B - Chủ rừng cộng đồng (thôn…………………………….):

1) Ông ………………………………….: đại diện chủ rừng cộng đồng thôn ……………………….;

2) Ông ………………………………….: đại diện chủ rừng cộng đồng thôn ……………………….;

Đã cùng nhau xác định và thống nhất (các) diện tích lô rừng được phép Khai thác chọn, địa danh chặt thí điểm (khoảnh, lô, tọa độ có biểu thống kê và bản đồ kèm theo) và số lượng cây được phép bài chặt (có bảng liệt kê số cây bài chặt kèm theo);

Những nhận xét khác (nếu có):

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Biên bản đã được đọc tại hiện trường để các thành viên tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành ….. bản, mỗi thành viên Tổ công tác RCĐ giữ một bản, mỗi đại diện Dự án và mỗi đại diện Chủ rừng giữ một bản, lưu 1 bản tại UBND xã.

 

Chủ rừng

(ký, ghi họ tên và chức danh)

Đại diện Tổ công tác RCĐ

(ký, ghi họ tên và chức danh)

Đại diện Dự án………………

(ký, ghi họ tên và chức danh)

 

PHỤ BIỂU 7

GIẤY PHÉP KHAI THÁC CHỌN RỪNG TỰ NHIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

S: …………/201....-……………

……………….ngày: ... /... / 201

 

GIẤY PHÉP KHAI THÁC CHỌN RỪNG TỰ NHIÊN

CHO CỘNG ĐỒNG THÔN ……………., XÃ ……………., HUYỆN ……………., TỈNH ………….

Căn cứ Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 05 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Căn cứ Quyết định số 44/2006-QĐ-BNN ngày 01/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển về việc ban hành Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm;

Căn cứ Công văn số ……………/UBND-QN ngày ……/…../201....của UBND huyện ………….. cho phép khai thác gỗ thí điểm và thực hiện cơ chế hưởng lợi ở thôn ……………, xã …………..

Căn cứ Quyết định số ………… 201...-UBND ngày …../ ……./201... của UBND huyện …………. về việc giao rừng cho cộng đồng thôn ………………….. để quản lý và sử dụng bền vững;

Căn cứ Quyết định số ……../201...-UBND ngày …./ ……/201…. của UBND huyện……………… về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý rừng 5 năm của cộng đồng thôn …………………”.

Căn cứ Quyết định số ………/201....- UBND ngày …../ ……./201.... của UBND huyện………….. về việc phê duyệt Quy chế hoạt động QLRCĐ của thôn …………………………;

Theo đề nghị của UBND xã……………………………….. và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ……………………….

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN …………….

Cấp giấy phép khai thác chọn rừng tự nhiên giao cho cộng đồng thôn ………….……………, …………….., huyện …………………

1) Địa danh, diện tích, số cây, cỡ đường kính, nhóm gỗ được phép bài, chặt như sau:

- Địa danh: Lô rừng số …………, Tiểu khu ……………, khu rừng cộng đồng thôn ………….

- Diện tích: ……….. ha

- Số cây bài, chặt ở cấp kính 8 - 16 cm (Vàng):               ………………cây

- Số cây bài, chặt ở cấp kính 16 - 24 cm (Đen):               ………………cây

- Số cây bài, chặt ở cấp kính 24 - 32 cm (Chấm):            ………………cây

- Số cây bài, chặt ở cấp kính 32 - 40 cm (Trắng);            ………………cây

- Số cây bài, chặt ở cấp kính 40 - 48 cm (Cưa):              ………………cây

- Số cây bài, chặt ở cấp kính từ > 48 cm trở lên (Đỏ):     ………………cây

- Đóng búa bài cây và ghi số hiệu4: Cây đường kính ngang ngực 25 cm trở lên, có số hiệu từ ….. đến ….. được đóng bằng búa bài cây của Chi cục phát triển lâm nghiệp tại 2 vị trí sát gốc và 1,3 m (có danh sách kèm theo).

- Đánh dấu cây và ghi số hiệu: Cây đường kính ngang ngực 25 cm trở xuống, có số hiệu từ .... đến …… được đánh dấu bằng son đỏ và ghi s hiệu cây ở 2 vị trí sát gốc và 1,3 m (có danh sách kèm theo).

- Nhóm gỗ: Từ nhóm ... đến nhóm ……

- Cho phép tận dùng cành nhánh lớn của cây chặt và một số cây bị ngã đổ khi chặt hạ, mở đường vận xuất. Đối tượng cây này cần ghi rõ hiệu lóng gỗ để kiểm tra, giám sát. Đối với cành nhánh, nếu số cây có cành lớn được tận dụng (đường kính lớn hơn 25 cm) thì các cành phải được ghi số hiệu theo lóng gỗ chính; đi với cây ngã đổ thì ghi thứ tự cây và ký hiệu TD (tận dụng).

2) Thời gian thực hiện: từ ngày …../ …../201.... đến hết ngày ..../ …../201...;

3) Cộng đồng thôn …………………., xã ………………… có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh việc khai thác gỗ theo đúng đối tượng, đúng địa danh và đúng quy định kỹ thuật.

4) Hạt Kiểm Lâm huyện ………………, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện………, UBND xã ………… tổ chức hướng dẫn thủ tục, thực hiện kiểm tra, giám sát việc Khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của cộng đồng thôn thôn …………, …………, huyện ……..…..

 

 

Nơi nhận:
- Sở NN&PTNT
- Chi cục Lâm nghiệp
- Chi cục Kiểm lâm

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện
- Phòng NN&PTNT, Phòng TC-KH (thực hiện)
- Hạt Kiểm lâm (thực hiện)
- UBND xã (thực hiện)
- Cộng đồng thôn (thực hiện)
- Lưu VT.

TM UBND HUYỆN
CHỦ TỊCH






 

sy bài

Tên loài cây

Phẩm chất

Cấp kính màu

Đường kính (cm)

Chu vi (cm)

Chiều cao dưới cành (m)

Chiều cao vút ngọn (m)

Nhóm g

Tọa độ

Ghi chú

Tỷ lệ tận dụng g

X

Y

1

Dẻ

B

Đỏ

54.1

170

6

10

V

0543375

2349646

50%

2

Ngát

C

Trắng

39.1

123

5

8

VII

0543168

2349735

40%

..

..

..

..

..

..

..

..

..

..

..

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



1 Căn cứ vào số liệu điều tra rừng, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng vẽ biểu đồ số cây thực tế theo cỡ kính màu cho từng lô rừng cụ thể, và xác định số lượng cây có thể khai thác trong thời gian 5 năm dựa vào các mô hình cấu trúc rừng mong muốn áp dụng cho từng loại rừng (rất giàu, giàu, trung bình, nghèo) đã được cơ quan chức năng cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn sử dụng.

2 Trong QLRCĐ không phân biệt giữa khai thác chính và khai thác tận dụng, do biện pháp chủ yếu là chặt chọn từng cây dựa vào Mô hình rừng bền vững; ngoài ra cường độ chặt thường không lớn và cộng đồng có thể chặt quanh năm theo nhu cầu sử dụng.

3 Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài quý hiếm thuộc quần động vật và thực vật hoang dã - CITES.

4 Chỉ áp dụng ở những thôn nào phải dùng búa bài cây khi thiết kế khai thác rừng tự nhiên theo yêu cầu của chính quyền địa phương cấp có thẩm quyền.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng thuộc Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2 Tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 753/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 14/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [13]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng thuộc Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2 Tỉnh Thừa Thiên Huế

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…