Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 713/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 10 tháng 03 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về thú y thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản;

Trên cơ sở Văn bản số 2555/TCTS-NTTS ngày 23/9/2014 của Tổng cục Thủy sản về việc xây dựng kế hoạch quan trắc phục vụ nuôi trồng thủy sản; Văn bản số 1453/TCTS-NTTS ngày 27/4/2018 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững và Văn bản 836/TCTS-NTTS ngày 10/4/2019 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 684/TTr-SNN ngày 26/02/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020 (chi tiết tại Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Thủy sản;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng KTNS, KTN;
- Lưu: VT, KTNS, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Chánh

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2020
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 10/03/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai)

A. TÌNH HÌNH QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2019

I. Tình hình nuôi trồng thủy sản

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng nội địa, không giáp biển nhưng với diện tích mặt nước lớn nhất vùng Đông Nam bộ, thuận lợi cho nuôi thủy sản phát triển. Tổng diện tích mặt nước là 69.392 ha, gồm 65.192 ha nước ngọt và 4.200 ha nước lợ. Tổng diện tích có tiềm năng nuôi thủy sản của tỉnh là 49.393,3 ha.

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2019: 32.175.3 ha, trong đó: Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt: 30.364 ha, diện tích nuôi thủy sản nước lợ: 1.811,3 ha.

Tổng sản lượng thủy sản năm 2019 đạt 62.542,13 tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt 54.962,13 tấn, sản lượng khai thác 7.580 tấn.

II. Tình hình thực hiện thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường

1. Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

Năm 2019, đã triển khai thực hiện thu mẫu nước cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản tại các thủy vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh bao gồm: Khu vực b cá trên sông Cái - TP. Biên Hòa (12 đợt), khu vực hồ Trị An - làng cá bè La Ngà - Định Quán (16 đợt), khu vực ngập mặn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch (10 đợt); các ao nuôi tôm, cá đại diện tại các xã Trà Cổ (huyện Tân Phú), xã Thiện Tân, thị trấn Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu), xã La Ngà, Phú Ngọc (huyện Định Quán), xã Phước An (huyện Nhơn Trạch). Thời gian thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12 với tổng số mẫu là 190 mẫu (đạt 87,96% so với kế hoạch).

Đối tượng quan trắc: Quan trắc nước các vùng kênh cấp và vùng nuôi tập trung các đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế, bao gồm:

- Cá nước ngọt chủ yếu là cá chép, cá điêu hồng, cá lăng.

- Tôm nước lợ: Tôm thẻ, tôm sú nuôi thâm canh và quảng canh.

2. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường vùng nuôi được quan trắc

- Quan trắc vùng nuôi cá lồng bè tập trung trên sông Cái - TP. Biên Hòa và khu vực hồ Trị An thuộc làng cá bè La Ngà - Định Quán vào các kỳ nước kém hàng tháng, tại 03 điểm: Đầu, giữa và cuối vùng nuôi.

- Quan trắc khu vực ngập mặn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch tại 05 điểm đầu nguồn nước cấp thuộc các xã Phước An, Long Phước, Phước Thái (các vị trí hợp lưu Sông Đồng Kho - rạch Ông Trúc, hợp lưu sông Thị Vải - Tắc Hông, rạch Cái Trũng, vàm Long Phước, vàm Phước Thái) vào các thời điểm con nước lớn trong tháng.

Các chỉ tiêu quan trắc gồm có: Chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa và vi sinh.

STT

Thông số

Phương pháp

1

Nhiệt độ

Đo tại hiện trường bằng máy đo điện cực

2

pH

Đo tại hiện trường bằng máy đo điện cực, test kit

3

Độ trong

Đo tại hiện trường bằng đĩa Secchi

4

DO

Đo tại hiện trường bằng máy đo điện cực, test kit

5

Độ mặn

Đo hiện trường bằng máy đo điện cực

6

Độ kiềm

Đo hiện trường bằng Test kit

7

Dòng chảy

Đo hiện trường bằng thiết bị đo dòng chảy

8

NH4+

Gửi phân tích (*)

9

NO2

Gửi phân tích (*)

10

PO43-

Gửi phân tích (*)

11

COD

Gửi phân tích (*)

12

S2-

Gửi phân tích (*)

13

TSS

Gửi phân tích (*)

14

Thuốc BVTV gốc carbamart

Gửi phân tích (*)

15

Pb

Gửi phân tích (*)

16

Hg

Gửi phân tích (*)

17

Cd

Gửi phân tích (*)

18

As

Gửi phân tích (*)

19

Mật độ và thành phần tảo độc

Gửi phân tích (*)

20

Aeromonas tổng số

Gửi phân tích (*)

21

Strepptococcus

Gửi phân tích (*)

22

Vibrio tổng số

Gửi phân tích (*)

23

Vibrio parahaemolyticus

Gửi phân tích (*)

(*) Nơi gửi mẫu: Viện Nghiên cứu NTTS 2, Tp. HCM

Diễn biến chất lượng môi trường vùng nuôi được quan trắc:

- Nhiệt độ: Dao động từ 26 - 32,3°C thích hợp cho hoạt động sống của động vật thủy sản.

- pH: Theo kết quả đo được của các đợt quan trắc, pH dao động từ 6,4 - 7,6. Thời điểm từ tháng 8 - 9, giá trị này tại các kênh cấp nước ngọt có xu hướng giảm.

- Độ mặn: Trên khu vực nước mặn, độ mặn dao động từ 16 - 21,5‰, tương đối phù hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.

- Độ kiềm: Độ kiềm dao động từ 87 - 125,3 mg/L ở các thủy vực thu mẫu và nằm trong giới hạn cho phép.

- Hàm lượng oxy hòa tan (DO):

+ Trên khu vực nuôi cá lồng bè tập trung trên sông Cái, từ tháng 7 - 10 giá trị này đạt yêu cầu dành cho mục đích nuôi trồng thủy sản, dao động từ 4,2 - 5,3mg/L trong bè và 5,9 - 6,5 mg/L dòng chảy nơi đặt bè. Vào khoảng thời điểm cuối tháng 11, Oxy hòa tan có xu hướng giảm thấp cả trong và ngoài bè nuôi, không đạt so với ngưỡng giá trị cho phép của QCVN 08-MT2015/BTNMT và Thông tư số 16/2015/BNNPTNT.

+ Trên khu vực hồ Trị An - làng cá bè La Ngà - huyện Định Quán, hàm lượng Oxy hòa tan tại các điểm đo rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi bè, dao động từ 5,2 - 5,9 mg/L.

+ Khu vực ngập mặn Long Thành, Nhơn Trạch: Từ tháng 7 - 10, hàm lượng Oxy hòa tan phù hợp với ngưỡng phát trưởng của vật nuôi (dao động từ 5,2 - 6,6mg/L). Tháng 11, Oxy hòa tan các tuyến sông cấp trên khu vực có xu hướng giảm dưới ngưỡng giới hạn thích hợp cho nuôi tôm nước lợ, dao động từ 3,0 - 3,6 mg/L.

- Ô nhiễm hữu cơ: Trong tháng 7 và 8, các thông số NO2, N- NH4+, COD, H2S vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các kênh cấp nước quan trắc, tuy nhiên đến tháng 9 thì các chỉ số này cơ bản đã trở về trong ngưỡng thích hợp cho đối tượng nuôi. Vào thời điểm này nước phù sa đổ về mạnh nên hầu hết các thủy vực được quan trắc đều có hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS vượt ngưỡng từ 1,8 - 5 lần. Từ tháng 11, các chỉ số COD, N- NH4+ có xu hướng tăng tại các thủy vực nuôi cá bè trên sông Cái, TP. Biên Hoà.

Tại các ao đại diện nuôi tôm càng xanh (huyện Tân Phú), tôm nước lợ (xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) và nuôi cá rô phi (xã Phú Ngọc, huyện Định Quán), cá lăng (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) ghi nhận có sự ô nhiễm hữu cơ cục bộ.

- Mật độ vi khuẩn: Không phát hiện Vibrio parahaemolyticus tại các mẫu thu, Vibrio tổng số xuất hiện rải rác ở một số điểm quan trắc nhưng với mật độ dưới ngưỡng giới hạn.

Vi khuẩn Aeromonas tổng số và tổng Streptococcus: Xuất hiện ở mật độ dưới ngưỡng giới hạn cho phép, tuy nhiên phát hiện nhóm vi khuẩn này trên ngưỡng cho phép tại một số b nuôi đại diện ở khu vực sông Cái - TP. Biên Hoà (2,2.103 - 2,4.103 CFU/ml).

- Thuốc bảo vệ thực vật gốc carbamat, kim loại nặng (Hg, Pb, As, Cd): Không phát trên các mẫu phân tích, đối với hàm lượng kim loại nặng As nằm dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn.

3. Công tác xử lý thông tin, cảnh báo phục vụ sản xuất

Kết quả quan trắc đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, xử lý và thông báo đến phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các phường, xã nơi có điểm quan trắc môi trường phổ biến đến người nuôi trên địa bàn. Khi có các thông số vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, đơn vị chuyên môn đã có những khuyến cáo, hướng dẫn cho các hộ nuôi điều chỉnh phương thức quản lý, chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế, tránh các thời điểm lấy nước chất lượng xấu giúp bà con chủ động hạn chế những rủi ro, tổn thất trong quá trình nuôi.

B. Ế HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NĂM 2020

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản;

- Văn bản số 2555/TCTS-NTTS ngày 23/9/2014 của Tổng cục Thủy sản về việc xây dựng kế hoạch quan trắc phục vụ nuôi trồng thủy sản;

- Văn bản số 1453/TCTS-NTTS ngày 27/4/2018 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Văn bản 836/TCTS-NTTS ngày 10/4/2019 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Quyết định số 1034/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt mạng lưới quan trắc tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Đánh giá diễn biến chất lượng của môi trường nuôi trồng thủy sản trên những vùng trọng điểm được quan trắc.

- Kịp thời đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo diễn biến bất thường của môi trường hoặc nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước nuôi thủy sản, những biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho người nuôi; đồng thời việc xác định diễn biến môi trường trong quá trình nuôi sẽ giúp các cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất.

- Kết quả quan trắc kết hợp với những khuyến cáo về lịch thả giống sẽ giúp cho người nuôi nắm được diễn biến môi trường nước cấp, nhận biết các yếu tố môi trường bất lợi để giúp cho người nuôi có kế hoạch lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

2. Yêu cầu

Quan trắc, cảnh báo môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết.

III. Nội dung quan trắc

1. Đối tượng quan trắc

Quan trắc chất lượng môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, bao gồm:

- Quan trắc môi trường khu vực cấp nước cho vùng nuôi tập trung (ao và lồng b ) các đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế như cá chép, cá lăng, cá rô phi, điêu hồng tại các thủy vực trọng điểm: Khu vực nuôi cá lồng bè sông Cái - TP. Biên Hòa; khu vực hồ Trị An - làng cá bè La Ngà - Định Quán; ao nuôi đại diện tại huyện Vĩnh Cửu và Định Quán.

- Quan trắc môi trường khu vực cấp nước cho vùng nuôi tôm nước lợ và các ao đại diện trong khu vực tại hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch.

2. Vùng quan trắc

Trên cơ sở các địa điểm quan trắc của các năm trước, tiếp tục lựa chọn vùng quan trắc là những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với hình thức nuôi khác, từ 1000 m3 trở lên đối với nuôi lồng, bè.

3. Điểm quan trắc

TT

Tên điểm quan trắc

Mô tả số điểm, vị trí quan trắc

Đặc trưng khu vực quan trắc

1

Khu vực nuôi cá bè trên sông Cái (TP. Biên Hòa)

Quan trắc đầu, giữa và cuối khu vực nuôi tập trung

Lồng, bè nuôi tập trung (259 bè, 9.324 m3), thường có nguy cơ ô nhiễm từ các nguồn cống thải sinh hoạt đổ ra sông Cái.

2

Khu vực nuôi cá bè huyện Định Quán (các xã: La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn, Ngọc Định)

Quan trắc đầu, giữa và cuối khu vực nuôi tập trung

Lồng, bè nuôi tập trung (387 bè, 2101 dèo, 572.577 m3), thường có nguy cơ ô nhiễm hữu cơ.

3

Khu vực ngập mặn huyện Long Thành - Nhơn Trạch

Vàm Long Phước

Khu vực tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú (99 ha nuôi thâm canh, 1.146 ha nuôi quảng canh)

Hợp lưu Sông Thị Vải - Tắc Hông

Hợp lưu sông Đồng Kho - Rạch Dừa

Ngã ba sông - Tắc Nha Phương

Ao đại diện xã Phước An

Nuôi tôm thẻ chân trắng

4

Khu vực nuôi thâm canh các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú

Các ao đại diện thuộc các xã Mã Đà (Vĩnh Cửu), La Ngà, Phú Ngọc (Định Quán), Trà Cổ (Tân Phú)

Nuôi cá lăng, điêu hồng, tôm càng xanh

4. Thiết bị quan trắc, phương pháp thu mẫu và bảo quản:

- Mẫu nước được thu bằng dụng cụ Bathometer, cách mặt nước 01m và xa nơi nghi ngờ có sự ô nhiễm sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.

- Thu mẫu nước theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối.

- Mẫu được bảo quản theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- Phương pháp phân tích mẫu:

+ Các chỉ tiêu: Nhiệt độ, dòng chảy, độ mặn, độ kiềm, độ trong, pH và oxy hòa tan được đo ngay tại hiện trường;

+ Các chỉ tiêu: Chất hữu cơ lơ lửng (TSS), độ mặn, độ kiềm, pH, DO, COD, H2S, NO2, NH3/NH4+, thuốc bảo vệ thực vật gốc carbamat, kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, As), mật độ và thành phần tảo độc, các thông số liên quan đến bệnh thủy sản: Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticius, Aeromonas tổng số, Strepptococcus tổng số được phân tích tại phòng thí nghiệm, cụ thể :

TT

Các chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

1

TSS/OSS

SMEWW 2540 D 2005

2

COD

TCVN 6186:1996

3

Vibrio tổng số

TCVN 8988:2012

4

Vibrio parahaemolyticus

Trải đĩa

5

Độ kiềm

SMEWW 2320 B 2012

6

N-NO2- (*)

SMEWW 4500- NO2 B 2012

7

N-NH3

SMEWW 4500- NH3 F 2012

8

H2S

SMEWW 4500 S2- D 2012

9

P-PO43- (*)

SMEWW 4500-P E 2012

10

Tảo độc

So sánh hình thái và đếm trên buồng đếm Sedgewick Rafter

11

Cd, Hg, Pb, As

ICP-MS-SMEWW 3125

12

Thuốc bảo vệ thực vật gốc carbamate

LC/MS/MS Ref: EPA

13

Aeromonas spp

Trải đĩa

14

Strepptococcus

TCVN 6189:2009

* Đơn vị phân tích mẫu: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Bệnh thủy sản Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Đơn vị có các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực thực hiện nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản).

5. Tần suất quan trắc

Thời gian triển khai lấy mẫu: Từ tháng 01 - 12/2020.

Tần suất quan trắc môi trường tập trung vào các tháng vụ nuôi chính, thời điểm vụ nuôi, các tháng mưa lũ, và các thời điểm nhạy cảm nhằm phục vụ cho công các xây dựng khung lịch mùa vụ hàng năm, cơ cấu đối tượng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp. Cụ thể:

- Khu vực nuôi cá lồng bè sông Cái - TP. Biên Hòa: 24 lần/năm

- Khu vực hồ Trị An - làng cá bè La Ngà - Định Quán: 18 lần/năm.

- Khu vực ngập mặn Long Thành, Nhơn Trạch: 24 lần/năm

- Các ao nuôi thâm canh tại các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú: 02 tháng/lần.

Tùy theo tình hình diễn biến của môi trường và dịch bệnh xảy ra, tần suất lấy mẫu có thể thay đổi ở từng khu vực để xác định mật độ và chủng loại tác nhân gây bệnh, các loài tảo độc gây hại cho động vật nuôi.

6. Công tác xử lý thông tin

Kết quả quan trắc được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, xử lý và thông báo đến UBND các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương có điểm quan trắc môi trường phổ biến đến người nuôi trên địa bàn.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí lấy mẫu, cảnh báo phòng ngừa dịch bệnh thủy sản là 471.371.700 đồng (Bốn trăm bảy mươi mốt triệu, ba trăm bảy mươi mốt nghìn, bảy trăm đồng) (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo). Bao gồm:

- Nhiên liệu đi thu và gửi mẫu (bao gồm xăng, dầu cano, xăng ô tô đi thu và gửi mẫu): 181.437.200 đồng.

- Chi phí phân tích mẫu: 265.198.500 đồng.

- Vật tư lấy mẫu, hóa chất test nhanh và hiệu chuẩn, cố định mẫu tại hiện trường: 24.736.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn sự nghiệp nông nghiệp năm 2020.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc một số nội dung:

a) Chi cục Thủy sản:

- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt.

- Định kỳ cung cấp số liệu nuôi trồng thủy sản, quan trắc cảnh báo môi trường cho Chi cục Thú y để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Trên cơ sở khối lượng công việc hàng năm, lập dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường liên quan kịp thời thông báo diễn biến tình hình môi trường nuôi thủy sản đến người nuôi trồng thủy sản.

b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Phối hợp với Chi cục Thủy sản và sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

- Định kỳ cung cấp số liệu dịch bệnh động vật thủy sản cho Chi cục Thủy sản để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thực hiện theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt các vị trí tiếp nhận nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, khu công nghiệp, khu chăn nuôi, khu dân cư đổ vào khu vực nuôi cá bè sông Đồng Nai; khu vực nuôi cá bè sông La Ngà và khu vực cấp nước nuôi tôm vùng ngập mặn Long Thành-Nhơn Trạch; thông tin cho Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn những diễn biến bất thường để phối hợp khuyến cáo người nuôi trồng có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả.

- Tổ chức thanh, kiểm tra các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm trên địa bàn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.

3. Sở Tài chính:

Hằng năm thẩm định, phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện: Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Long Thành và thành phố Biên Hòa:

- Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện thu mẫu và các nội dung có liên quan đến công các quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản.

5. Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai:

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai những thông báo và biện pháp chăm sóc, quản lý đến người nuôi trồng thủy sản để giảm thiểu những thiệt hại trong hoạt động nuôi cá bè.

Trên đây là kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020. Yêu cầu các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG KÊ SỐ VỊ TRÍ, SỐ MẪU VÀ THÔNG SỐ QUAN TRẮC PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 10/03/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai)

TT

Tên điểm quan trắc

Số vị trí quan trắc

Số mẫu

Thông số quan trắc (gửi phân tích)

1

Khu vực nuôi cá bè trên sông Cái (TP. Biên Hòa)

03

72

TSS, COD, H2S, NO2, NH3/NH4+, thuốc bảo vệ thực vật gốc Carbamat, kim loại nặng (Pb, Hg, Cd), mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas spp, Strepptococcus

2

Khu vực nuôi cá bè hồ Trị An - làng cá bè La Ngà (Định Quán)

03

54

TSS, COD, H2S, NO2, NH3/NH4+, thuốc bảo vệ thực vật gốc Carbamat, kim loại nặng (Pb, Hg, Cd), mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas spp, Strepptococcus

3

Khu vực nước cấp và ao đại diện vùng ngập mặn huyện Long Thành, Nhơn Trạch

04

96

TSS, COD, H2S, NO2, NH3/NH4+, thuốc bảo vệ thực vật gốc carbamat, kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, As), mật độ và thành phần tảo độc, Vibrio tổng số và Vibrio parahaemolyticius.

5

Ao đại diện thuộc xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu)

02

12

NO2, NH3/NH4+, COD, H2S, OSS, PO43-; mật độ và thành phần tảo độc

 

Ao đại diện thuộc xã Trà Cổ (huyện Tân Phú)

02

12

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 713/QĐ-UBND về Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020

Số hiệu: 713/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Võ Văn Chánh
Ngày ban hành: 10/03/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 713/QĐ-UBND về Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…