Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47/2006/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ GẤU NUÔI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ văn bản số 2822/VPCP-NN ngày 07/6/2004 của Văn phòng Chính phủ về Phương án xử lý gấu nuôi nhốt tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý gấu nuôi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bãi bỏ quy định trước đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý gấu nuôi nhốt trái với quy định tại Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG  
 
 
 
 
Hứa Đức Nhị

 

QUY CHẾ

VỀ QUẢN LÝ GẤU NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 47 /2006/QĐ-BNN ngày 06/ 06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về việc quản lý các cá thể gấu đang được nuôi cách ly với môi trường tự nhiên (sau đây gọi là gấu nuôi) đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc nuôi gấu trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là chủ nuôi gấu).

Điều 2. Nguyên tắc quản lý

1. Chỉ những cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử theo quy định tại Quyết định số 02/2005/QĐ-BNN ngày 5/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý gấu nuôi nhốt mới được phép tiếp tục nuôi.

2. Chủ nuôi gấu có trách nhiệm nuôi các cá thể gấu đến hết đời của chúng theo các điều kiện quy định tại Quy chế này và quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Nhà nước không công nhận quyền sở hữu của chủ nuôi gấu đối với những cá thể gấu nuôi.

4. Mọi cá thể gấu nuôi trái với quy định tại Quy chế này đều bị tịch thu. Chủ nuôi cá thể gấu đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Những hành vi bị cấm

1. Mua, bán, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất khẩu gấu và sản phẩm từ gấu trái với quy định của pháp luật.

2. Giết mổ, khai thác, vận chuyển, kinh doanh mật và các bộ phận cơ thể của gấu.

Điều 4. Chuyển địa điểm nuôi gấu đã lập hồ sơ, gắn chíp điện tử

Chủ nuôi gấu được di chuyển địa điểm nuôi gấu khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Cá thể gấu nuôi đã được lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử theo quy định tại Quyết định số 02/2005/QĐ-BNN ngày 5/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý gấu nuôi nhốt.

2. Chủ nuôi gấu có đề nghị di chuyển gấu nuôi được Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh) nơi cá thể gấu đang được nuôi xác nhận. ở địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Mẫu đề nghị di chuyển gấu nuôi kèm theo Quy chế này.

3. Có Biên bản gắn chíp gấu nuôi nhốt theo Quy định về quản lý gấu nuôi nhốt ban hành kèm theo Quyết định số 02/2005/QĐ-BNN ngày 5/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình di chuyển cá thể gấu.

4. Trường hợp vận chuyển các cá thể gấu ra ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi cá thể gấu được nuôi trước khi di chuyển cấp theo quy định tại Điều 5, Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Chủ nuôi gấu thông báo cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi tiếp nhận cá thể gấu trước khi vận chuyển đến để xem xét, kiểm tra các điều kiện nuôi gấu.

6. Chủ nuôi gấu chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người, gấu, không gãy ô nhiễm môi trường trong qúa trình vận chuyển cá thể gấu.

Điều 5. Xử lý đối với các cá thể gấu được sinh ra từ cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử

1. Chủ nuôi gấu có trách nhiệm nuôi dưỡng các cá thể gấu được sinh ra từ các cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử trong thời gian tối đa là một năm kể từ ngày cá thể gấu đó được sinh ra.

2. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh giám sát, thu hồi cá thể gấu được sinh ra từ các cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử để chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ gấu.

Điều 6. Xử lý đối với các cá thể gấu do chủ nuôi gấu tự nguyện giao nộp lại cho Nhà nước, các cá thể gấu tịch thu theo quy định của Nhà nước và các cá thể gấu quy định tại Điều 5 Quy chế này

1. Các cá thể gấu do chủ nuôi gấu tự nguyện giao nộp lại cho Nhà nước, cá thể gấu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tịch thu có thể được chuyển giao cho một trong những tổ chức sau:

a) Các Trung tâm cứu hộ gấu, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.

b) Các vườn thú, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước để phục vụ mục đích nghiên cứu và giáo dục môi trường.

c) Các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế.

Cục Kiểm lâm hướng dẫn, giám sát việc chuyển giao các cá thể gấu theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động v?t, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

2. Các Trung tâm cứu hộ gấu có trách nhiệm thả lại rừng đối với các cá thể gấu có khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên và các điều kiện an toàn khác; tổ chức cứu hộ, nuôi giữ các cá thể gấu không thể thả lại rừng.

3. Các cá thể gấu bị bệnh có nguy cơ gây thành dịch, gây ô nhiễm môi trường hoặc những cá thể gấu không thể chuyển giao theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh chủ trì tổ chức tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của chủ nuôi gấu

1. Bảo đảm nuôi các cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử; nuôi các cá thể gấu được sinh ra từ gấu mẹ đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này đến khi chuyển giao.

2. Đảm bảo chuồng nuôi gấu phải đủ rộng để cá thể gấu có thể đi lại được dễ dàng; các điều kiện an toàn cho người, gấu và vật nuôi khác và vệ sinh môi trường. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để cá thể gấu nuôi gây thương tích, làm chết nguời, gây ô nhiễm môi trường.

3. Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất về tình trạng các cá thể gấu (sinh sản, bị bệnh, chết, các sự cố khác) do mình nuôi cho Hạt Kiểm lâm sở tại.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước

1. Cục Kiểm lâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế này, tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý gấu nuôi trên phạm vi toàn quốc.

2. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý số lượng gấu nuụi trên địa bàn, tổ chức tuyền truyền, hướng dẫn về việc thực hiện Quy chế này tới các chủ hộ nuôi gấu, cử cán bộ tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, kiểm tra đột xuất khi cần thiết.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp nhận báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của chủ hộ nuôi gấu quy định tại khoản 3, Điều 7 Quy chế này; xác nhận gấu mới sinh, gấu bị chết, gấu chuyển đi, g?u chuyển đến. Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt khi vận chuyển gấu ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Giám sát, phát hiện các hành vi làm trái với Quy chế này và các quy định của pháp luật; xử lý hoặc tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.

d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiêu huỷ các cá thể gấu quy định tại khoản 3, Điều 6 Quy chế này.

đ) Thường xuyên cập nhật về hiện trạng gấu nuôi trên thực tế và trên sổ sách. Hàng năm tổng hợp báo cáo Cục Kiểm lâm về tình hình thực hiện quản lý gấu nuôi trên địa bàn.

3. Tại địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 9. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý gấu nuôi quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Việc xử lý cá thể gấu bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 10. Kinh phí thực hiện việc quản lý gấu nuôi

1. Ngân sách nhà nước:

a) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với địa phương không có Chi cục Kiểm lâm) trong công tác quản lý gấu nuôi tại địa phương.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo kinh phí cho Cục Kiểm lâm để phục vụ cho công tác chỉ đạo, hu?ng d?n việc thực hiện Quy chế này.

2. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài quan tâm đến bảo tồn gấu. 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 
 

 
Hứa Đức Nhị

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 47/2006/QD-BNN

Hanoi, June 06, 2006

 

DECISION

ON PROMULGATION OF THE REGULATION ON MANAGEMENT OF RAISED BEARS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Government's Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on management of endangered rare and precious forest flora and fauna;
Pursuant to the Government Office's Document No. 2822/VPCP-NN of June 7, 2004, on the scheme to handle bears raised in captivity in Vietnam;
At the proposal of the Director of the Forest Ranger Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of raised bears.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- To annul the previous regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on management of bears raised in captivity, which are contrary to the regulations in this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Hua Duc Nhi

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF RAISED BEARS
(Promulgated together with Decision No. 47/2006/QD-BNN of June 6, 2006 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

This Regulation provides for the management of individual bears being raised in isolation from the natural environment (hereinafter called raised bears), which is applicable to domestic organizations, households and individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals engaged in bear raising in the Vietnamese territory (hereinafter called bear breeders).

Article 2.- Management principles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Bear breeders shall have to raise individual bears to the end of their lives under the conditions defined in this Regulation and current regulations of the State.

3. The State shall not recognize the bear breeders' ownership over individual raised bears.

4. All individual bears raised in contravention of this Regulation shall be confiscated. The breeders of such individual bears shall bear legal liability under the current provisions of law.

Article 3.- Prohibited acts

1. Buying, selling, advertising, exporting, importing, temporarily importing for re-export bears and their products in contravention of the provisions of law.

2. Slaughtering, exploiting, transporting, dealing in bear gall and other organs.

Article 4.- Changing the places of raising the documented and/or electronic chip-implanted bears

Bear breeders may relocate their bear-raising places when the following conditions are fully met:

1. Individual raised bears have been documented for management, and/or implanted with electronic chips under Decision No. 02/2005/QD-BNN of January 5, 2005, of the Minister of Agriculture and Rural Development, promulgating the Regulation on management of raised bears.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. There are records on electronic-chip implanting under the Regulation on management of raised bears, promulgated together with Decision No. 02/2005/QD-BNN of January 5, 2005, of the Minister of Agriculture and Rural Development, in the course of relocating individual bears.

4. In cases where individual bears are transported to locations outside the provinces or centrally-run cities, special transportation permits issued by provincial-level Ranger Offices of the localities where the individual bears have been raised before relocation are required as provided for in Article 5 of the Regulation on Forest Product Inspection and Control, promulgated together with Decision No. 59/2005/QD-BNN of October 10, 2005, of the Minister of Agriculture and Rural Development.

5. The bear breeders shall notify the provincial-level Ranger Offices of the localities where the individual bears are received before the transportation thereof for consideration and examination of the bear-raising conditions.

6. The bear breeders shall have to ensure safety for people and bears, not causing environmental pollution in the course of transportation of individual bears.

Article 5.- Handling of individual bears born to individual bears already documented for management and/or implanted with electronic chips

1. The bear breeders shall have to nurture individual bears given birth to by individual bears already documented for management and/or implanted with electronic chips for one year at most counting from the date such individual bears are born.

2. Provincial-level Ranger Offices shall supervise and recover individual bears born from those bears already documented for management and/or implanted with electronic chips for transfer to bear rescue centers.

Article 6.- Handling of individual bears voluntarity handed over to the State by bear breeders, individual bears confiscated under the State's regulations and individual bears defined in Article 5 of this Regulation

1. Individual bears voluntarily handed over to the State by bear breeders and individual bears confiscated by competent state bodies can be transferred to one of the following organizations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Zoos, domestic research and training institutions for the purposes of research and environment education.

c/ International wildlife conservation organizations.

The Forest Ranger Department shall guide and supervise the transfer of individual bears strictly according to the provisions of Vietnamese law and the Convention on International Trade of Endangered Species (CITES Convention).

2. Bear rescue centers shall have to release into forests individual bears which are adaptable to the natural environment and other safety conditions; the rescue organizations shall keep and nurture individual bears which cannot be released into forests.

3. For individual bears effected with diseases which threaten to cause epidemics, environmental pollution or individual bears which cannot be transferred under the provisions of Clause 1 of this Article, provincial-level Ranger Office shall have to organize the destruction thereof under the provisions of law.

Article 7.- Responsibilities of bear breeders

1. To raise individual bears already documented for management and/or implanted with electronic chips; to raise individual bears born to mother bears already documented for management and/or fixed with electronic chips under the provisions of Clause 1, Article 5 of this Regulation till they are transferred.

2. To ensure that bear cages are large enough for bears to easily move to and fro; to ensure safety conditions for people, bears and other domestic animals and ensure environmental hygiene. To bear responsibility before law if their raised bears cause injuries or death to people or cause environmental pollution.

3. To send biannual and irregular reports on the situation of their raised bears (birth, disease, death, other incidents) to local Ranger Offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Forest Ranger Department shall direct and guide the implementation of this Regulation, make sum-up report on the management of raised bears nationwide to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Provincial-level Ranger Offices shall have the responsibilities:

a/ To advise provincial/municipal People's Committees on the management of bears raised in localities, to propagate and guide the implementation of this Regulation to bear breeders, appoint officials to conduct periodical inspections once every six months or irregular inspections when necessary.

b/ To direct their attached units to receive from bear breeders periodical and irregular reports defined in Clause 3, Article 7 of this Regulation; to certify newly born bears, dead bears, and bears transferred to and fro. To grant special permits for transport of bears to places outside their respective provinces or centrally run cities.

c/ To supervise and detect acts against this Regulation and the provisions of law; to handle or advise competent state bodies on handling acts of violation.

d/ To coordinate with relevant agencies in organizing the destruction of individual bears defined in Clause 3, Article 6 of this Regulation.

e/ To regularly update the situation of raised bears in reality and on books. To make annual sum-up reports to the Forest Ranger Department on the management of raised bears in their respective localities.

3. In localities where Ranger Offices are not available, provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development shall perform the responsibilities specified in Clause 2 of this Article.

Article 9.- Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The handling of confiscated bears shall comply with the provisions of Article 6 of this Regulation.

Article 10.- Funding for management of raised bears

1. State budget:

a/ Local budgets shall provide funding for Ranger Offices, provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development (for localities where Ranger Offices are not available) for management of raised bears in localities.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide funding for the Forest Ranger Department for directing and guiding the implementation of this Regulation.

2. Financial assistance from domestic and foreign organizations and individuals that are interested in the conservation of bears.

;

Quyết định 47/2006/QĐ-BNN ban hành Quy chế về quản lý gấu nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 47/2006/QĐ-BNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 06/06/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 47/2006/QĐ-BNN ban hành Quy chế về quản lý gấu nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…