BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/1999/QĐ-BNN/KL |
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA VIỆC VẬN CHUYỂN, SẢN XUẤT, KINH DOANH GỖ VÀ LÂM SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP
ngày 1/11/1995 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12/8/1991;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và Cục trưởng Cục Phát triển lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản".
Điều 2. Bản quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 11 LN/KL ngày 31/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Phát triển lâm nghiệp, Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn; Vụ trưởng Vụ Chính sách và các Cục, Vụ liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký) |
KIỂM TRA VIỆC VẬN CHUYỂN, SẢN XUẤT, KINH DOANH GỖ VÀ LÂM SẢN
(Ban hành theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/03/1999 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Gỗ, lâm sản và các thuật ngữ khác trong Quy định này được hiểu như sau:
1. Gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, gồm gỗ tròn, gỗ bổ đôi, bổ tư, và gỗ đẽo, gỗ xẻ các loại chưa qua nhập xưởng chế biến.
2. Gỗ nguyên liệu từ rừng trồng, gồm các chủng loại gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc các nguồn vốn khác nhau, gỗ vườn, gỗ cây trồng phân tán và khoanh nuôi, gỗ rừng đước, rừng tràm, gỗ cao su thanh lý.
3. Củi các loại, gồm củi rừng tự nhiên, củi rừng trồng là phần không thể tận dụng làm gỗ.
4. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu, gồm gỗ nhập khẩu dưới dạng gỗ tròn, gỗ xẻ, ván nhân tạo các loại, gỗ tận dụng từ bao bì nhập khẩu.
5. Các loại sản phẩm đã qua chế biến, gồm:
a) Gỗ xẻ các loại được cưa xẻ từ gỗ nguyên liệu đã qua nhập xưởng chế biến để pha cắt thành ván, thanh, hộp, cầu phong, la ti, li tô... đã bào hoặc chưa bào bề mặt.
b) Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh, chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh; sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo quy định tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24-3-1998 của Thủ tướng chính phủ.
c) Hàng mộc đã qua sử dụng các loại.
d) Ván nhân tạo các loại, gồm ván dán, ván ép, ván dăm, ván sợi, ván ghép, ván lợp có phủ bề mặt hoặc không phủ bề mặt, có trang trí bề mặt hoặc không trang trí bề mặt.
e) Dăm mảnh (dăm gỗ, dăm tre nứa), bao bì tận dụng.
6. Các loại nguyên liệu lâm sản khác và sản phẩm của chúng (gọi tắt là lâm sản khác), gồm các loại lâm sản ngoài gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, bao gồm dạng nguyên liệu và dạng đã qua chế biến.
a) Dạng nguyên liệu, gồm tất cả các lâm sản khác có tên gọi đúng với tên gọi thực tế, như song, mây, tre, nứa, lồ ô, sa nhân, ba kích, hạt ươi, hoa hồi, quế, phong lan, cây cảnh, củ, lá, rễ cây rừng...
b) Dạng đã qua chế biến, gồm tất cả các loại sản phẩm lâm sản khác chế biến từ dạng nguyên liệu theo mục a khoản 6, Điều 1 của bản quy định này, có tên gọi đúng với tên gọi trong thực tế, như song chuốt, mây chẻ, tre nứa thanh, tinh dầu thực vật, dầu trong, chai cục, than hầm, than hoa...
7. Gỗ và lâm sản được phân biệt làm 2 loại thông thường và quý hiếm. Loại quý hiếm được xác định theo quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) bao gồm:
a) Thực vật rừng quý hiếm nhóm IA và IIA.
b) Động vật rừng quý hiếm nhóm IB và IIB.
8. Động vật hoang dã, gồm:
a) Động vật hoang dã nguyên khai các loại (thông thường và quý hiếm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992) và sản phẩm của chúng.
b) Động vật hoang dã qua gây nuôi, nhân giống và sản phẩm của chúng.
9. Ngoài các mục gỗ và lâm sản nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 1 của bản quy định này, nếu gỗ và lâm sản chưa có thì chủ hàng báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được xử lý kịp thời.
10. Hoá đơn bán hàng, gồm hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn dịch vụ và các loại hoá đơn khác, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các loại chứng từ khác như: tem, vé... in sẵn giá thanh toán (gọi chung là hoá đơn) do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành hoặc được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chấp nhận bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân tự in.
11. Tờ khai hải quan, là tờ khai do cơ quan Hải quan xác nhận hàng hoá đã hoàn thành thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Mọi Tổ chức, cá nhân có hoạt động vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản phải chấp hành nghiêm chỉnh bản Quy định này và chịu sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm.
Điều 3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân (gọi tắt là chủ hàng) thực hiện việc vận chuyển, sản xuất kinh doanh gỗ và lâm sản theo đúng bản quy định này; đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp thực hiện đúng Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN, SẢN XUẤT, KINH DOANH GỖ VÀ LÂM SẢN
Điều 4. Chứng từ vận chuyển gỗ nguyên liệu theo khoản 1 Điều 1 và sản phẩm đã qua chế biến từ nguồn nguyên liệu theo khoản 5 Điều 1:
1. Đối với việc vận chuyển gỗ nguyên liệu theo khoản 1 Điều 1.
a) Chứng từ vận chuyển, gồm:
Hoá đơn bán hàng (chỉ cần một trong các loại hoá đơn quy định tại khoản 10 Điều 1).
Lý lịch gỗ kèm theo gỗ có dấu búa kiểm lâm.
b) Trường hợp gỗ nguyên liệu đã trình kiểm sau khi nhập xưởng chế biến, khi vận chuyển hoặc tiêu thụ thì không cần phải đóng lại dấu búa Kiểm lâm, nhưng phải có xác nhận của Kiểm lâm sở tại.
c) Trường hợp gỗ, nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn đóng dấu búa kiểm lâm thì chủ hàng phải xuất trình giấy xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại là gỗ hợp pháp.
d) Trường hợp gỗ, lâm sản quý hiếm thuộc nhóm IIA, khi vận chuyển ra ngoài tỉnh phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp theo quy định tại Điều 11 của bản quy định này.
2. Đối với việc vận chuyển các sản phẩm đã qua chế biến từ các nguồn nguyên liệu theo khoản 5 Điều 1 cần có hoá đơn bán hàng.
Trường hợp là hàng mộc đã qua sử dụng thì không cần xuất trình giấy tờ gì.
3. Đối với gỗ, lâm sản phạm pháp đã qua xử lý tịch thu khi vận chuyển chứng từ gồm có:
a) Biên lai thu tiền bán lâm sản.
b) Nếu là gỗ nguyên liệu có đủ tiêu chuẩn đóng dấu búa Kiểm lâm thì phải có lý lịch gỗ, kèm theo gỗ được đóng dấu búa Kiểm lâm. Nếu là gỗ nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn đóng dấu búa Kiểm lâm phải có xác nhận của Kiểm lâm sở tại trong lý lịch gỗ.
c) Nếu gỗ, lâm sản quý hiếm thuộc nhóm IIA, khi vận chuyển ra ngoài tỉnh phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp theo quy định tại Điều 11 của bản quy định này.
Điều 5. Chứng từ vận chuyển gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và các sản phẩm chế biến từ rừng trồng theo khoản 2 Điều 1:
1. Nếu sử dụng tại chỗ theo mục đích gia dụng chỉ cần giấy chứng nhận của cơ quan Kiểm lâm gần nhất hoặc UBND xã, thị trấn sở tại.
2. Nếu sử dụng vào mục đích thương mại phải có:
a) Giấy xác nhận của cơ quan Kiểm lâm gần nhất.
b) Hoá đơn bán hàng (đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh) hoặc bản kê mua hàng (đối với tổ chức, cá nhân thu mua trong dân)
3. Trường hợp gỗ nguyên liệu là các loài cây trồng có tên trùng với các loài cây rừng tự nhiên, chứng từ vận chuyển theo khoản 1 Điều 4.
Điều 6. Chứng từ vận chuyển củi các loại theo khoản 3 Điều 1:
1. Đối với củi có nguồn gốc hợp pháp từ rừng tự nhiên, chứng từ vận chuyển gồm : Hoá đơn bán hàng hoặc bản kê mua hàng.
Nghiêm cấm mọi trường hợp cắt ngắn gỗ thành củi.
2. Đối với củi các loại có nguồn gốc từ rừng trồng,được tự do lưu thông, khi vận chuyển chỉ cần bản kê mua hàng.
Điều 7. Chứng từ vận chuyển gỗ, lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu theo khoản 4 Điều 1 gồm:
a) Tờ khai hải quan cửa khẩu.
b) Nếu lâm sản là gỗ tròn và gỗ xẻ thì phải có lý lịch gỗ, tên gỗ, do nước ngoài lập.
Trường hợp gỗ tròn phải cắt ngắn để phù hợp với phương tiện vận chuyển, phải đóng dấu búa Kiểm lâm Việt Nam kèm theo biên bản đóng dấu búa.
Nếu bán lại cho Doanh nghiệp khác thì ngoài các giấy tờ trên, phải có hợp đồng mua bán kèm theo hoá đơn bán hàng. Trường hợp gỗ tròn, gỗ xẻ phải có bản trích lý lịch gỗ từ bản gốc, có xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại.
Điều 8. Chứng từ vận chuyển các sản phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc hợp pháp để xuất khẩu:
1. Đối với sản phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước.
a) Định mức tiêu hao nguyên liệu do chủ hàng lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính thực tế, chính xác của việc xác định định mức.
b) Bản hạn mức gỗ rừng tự nhiên để xuất khẩu của Doanh nghiệp.
c) Hợp đồng mua bán ngoại thương.
2. Đối với sản phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu:
a) Định mức tiêu hao nguyên liệu do chủ hàng lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính thực tế, chính xác của việc xác định định mức.
b) Hợp đồng mua bán ngoại thương.
3. Đối với sản phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc rừng trồng chỉ cần có hợp đồng mua bán ngoại thương.
4. Trường hợp đã hoàn thành thủ tục Hải quan khi vận chuyển sản phẩm gỗ và lâm sản đến cửa khẩu để xuất khẩu phải có tờ khai Hải quan (bản chính).
Điều 9. Chứng từ vận chuyển các lâm sản khác và sản phẩm từ lâm sản khác theo khoản 6 Điều 1:
Khi khai thác và tiêu thụ chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan Kiểm lâm gần nhất hoặc UBND xã, thị trấn sở tại để trong vòng 10 ngày được cấp giấy chứng nhận sản phẩm này là sản phẩm hợp pháp và được tự do lưu thông trên thị trường.
1. Nếu sử dụng tại chỗ thì thực hiện theo khoản 1 Điều 5.
2. Nếu sử dụng vào mục đích thương mại thì thực hiện theo khoản 2 Điều 5.
Điều 10. Chứng từ vận chuyển động vật hoang dã theo khoản 8 Điều 1:
1. Đối với động vật hoang dã thông thường phải có:
a) Giấy phép săn, bắt động vật hoang dã thông thường (bản chính hoặc bản sao y bản chính của Hạt Kiểm lâm sở tại).
b) Giấy phép vận chuyển do Hạt Kiểm lâm sở tại cấp (theo mẫu thống nhất).
2. Đối với động vật hoang dã theo quy định tại Nghị định 18/HĐBT phải có:
a) Văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp.
3. Đối với động vật hoang dã có nguồn gốc nhân giống, gây nuôi sinh sản phát triển phải có:
a) Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại, đối với tổ chức và cá nhân gây nuôi, nhân giống sinh sản (bản chính hoặc sao y bản chính của Hạt Kiểm lâm sở tại).
b) Hoá đơn bán hàng (đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh) hoặc bản kê mua hàng (đối với tổ chức, cá nhân thu mua trong dân).
c) Giấy phép vận chuyển do Hạt Kiểm lâm sở tại cấp theo mẫu thống nhất.
4. Đối với động vật hoang dã được xử lý tịch thu phải có:
a) Biên lai thu tiền bán lâm sản.
b) Giấy phép vận chuyển của cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với loại thông thường và giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp đối với loại quý hiếm.
Điều 11. Quy định về cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt:
1. Khi vận chuyển thực vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IIA và động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IIB theo khoản 8 Điều 1 phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt.
2. Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp và được quyền gia hạn giấy phép.
3. Thủ tục cấp giấy phép: Chủ hàng có công văn hoặc đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt gửi Chi cục Kiểm lâm sở tại, trong đó nêu rõ nguồn gốc, khối lượng, số lượng, chủng loại gỗ và lâm sản, nơi đi, nơi đến, thời gian, phương tiện vận chuyển kèm theo chứng từ gốc về nguồn gốc gỗ, lâm sản.
Chi cục Kiểm lâm xem xét nếu đầy đủ hồ sơ chứng từ thì cấp ngay giấy phép vận chuyển đặc biệt, nếu chưa đủ thì hướng dẫn cho khách hàng bổ sung để chậm nhất trong vòng 10 ngày (kể từ ngày nhận được văn bản hoặc đơn của chủ hàng) chủ hàng được cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt.
4. Quản lý giấy phép vận chuyển đặc biệt: Giấy phép vận chuyển đặc biệt được in theo mẫu thống nhất toàn quốc. Cục Kiểm lâm có trách nhiệm in và phát hành cho các Chi cục Kiểm lâm. Các Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm quản lý việc sử dụng và định kỳ hàng quý báo cáo về Cục Kiểm lâm tình hình cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt để Cục Kiểm lâm tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 12. Đối với tổ chức, cá nhân có sử dụng nguyên liệu gỗ và lâm sản đưa vào sản xuất, kinh doanh.
1. Khi nguyên liệu gỗ và lâm sản nhập xưởng, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm:
a) Vào sổ nhập gỗ và lâm sản do cơ quan Kiểm lâm cấp.
b) Lưu trữ chứng từ nguồn gốc nguyên liệu gỗ và lâm sản.
2. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, công chức Kiểm lâm có quyền vào kiểm tra. Tổ chức, cá nhân phải xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp nguyên liệu gỗ, lâm sản đưa vào sản xuất, kinh doanh.
THỦ TỤC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT GỖ VÀ LÂM SẢN
Điều 13. Việc kiểm tra, kiểm soát gỗ và lâm sản trong vận chuyển được quy định như sau:
1. Trách nhiệm của chủ hàng, người điều khiển phương tiện vận chuyển gỗ, lâm sản:
a) Khi đến Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm phúc kiểm lâm sản phải dừng phương tiện vận chuyển để trình các chứng từ có liên quan đến nguồn gốc gỗ, lâm sản.
b) Thực hiện các yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của công chức Kiểm lâm khi đang thi hành công vụ. Phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền nếu công chức Kiểm lâm có hành vi không đúng theo quy định pháp luật.
c) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm, quyền hạn và nội dung kiểm tra, kiểm soát của Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm phúc kiểm lâm sản:
a) Trách nhiệm và quyền hạn.
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Đặt bảng báo hiệu kiểm soát lâm sản trên đoạn đường trước khi qua Hạt, Trạm ở 2 phía khoảng 100m để chủ hàng hoặc chủ phương tiện biết dừng lại để trình kiểm.
Có bảng thông báo quy định về hoá đơn, chứng từ liên quan đến vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản.
Có kho bãi tạm giữ, bảo quản lâm sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tạm giữ hàng.
Phải tổ chức lực lưọng hoạt động 24/24 giờ trong ngày, phân công lãnh đạo để giải quyết kịp thời công việc, tổ trực kiểm tra lâm sản phải có từ 02 người trở lên; phải mặc đồng phục Kiểm lâm, mang cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu.
Phải ghi chép đầy đủ ngày, giờ, số lượng, khối lượng lâm sản được vận chuyển qua trạm, kiểm tra phải khẩn trương nhanh chóng, chính xác không được gây phiền hà cho khách hàng. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao giữa các ca.
Phải mở sổ ghi chép tin báo của công dân về hành vi vi phạm quy định quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Khi kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định pháp luật.
b) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra chứng từ liên quan gỗ, lâm sản.
Kiểm tra gỗ, lâm sản trên phương tiện vận chuyển, đối chiếu với chứng từ gỗ, lâm sản đã được xuất trình.
Sau khi kiểm tra, nếu không có vi phạm, thì đơn vị Kiểm lâm đầu tiên kiểm tra đóng dấu đã kiểm tra (có chữ ký, họ và tên cán bộ kiểm tra) vào mặt sau giấy phép vận chuyển hoặc chứng từ vận chuyển. Các đơn vị Kiểm lâm tuyến sau chỉ ghi chép vào sổ nhật ký của đơn vị.
Trường hợp vận chuyển vượt khối lượng, sai quy cách, sai tuyến, sai chủng loại hoặc vi phạm mới phát sinh sau khi đơn vị tuyến trước đã kiểm tra thì đơn vị, công chức Kiểm lâm kiểm tra tuyến sau lập biên bản, xử lý đúng tính chất, mức độ vi phạm, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Kiểm lâm tỉnh quản lý đơn vị nhân viên Kiểm lâm tuyến trước biết và báo cáo lên Cục Kiểm lâm.
Mọi trường hợp vi phạm đều phải làm rõ chủ lâm sản, người điều khiển phương tiện vận chuyển. Nếu không xác định được chủ lâm sản mà người điều khiển không có chứng cứ để chứng minh hành vi của mình chỉ là vô ý chở thuê thì người điều khiển phương tiện coi như là chủ lâm sản.
3. Công chức Kiểm lâm trong khi thi hành công vụ có quyền kiểm tra ở sân ga đối với gỗ và lâm sản được vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường hàng không, chủ hàng phải xuất trình các chứng từ liên quan đến gỗ, lâm sản.
Điều 14. Việc kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu gỗ và lâm sản trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
1. Đối với công chức Kiểm lâm khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, được kiểm tra hiện trường trong cơ quan, xí nghiệp, đơn vị và nhà tư nhân theo quy định của pháp luật. Nếu lập đoàn kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm hoặc lãnh đạo Hạt Kiểm lâm.
Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra giấy phép chế biến gỗ và lâm sản.
b) Kiểm tra việc vào sổ nhập gỗ và lâm sản của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra đối chiếu hồ sơ, chứng từ nguồn gốc nguyên liệu gỗ, lâm sản đưa vào sản xuất kinh doanh.
d) Khi kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm phải lập biên bản, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Việc kiểm tra phải nhanh chóng, khẩn trương, chính xác, không được gây phiền hà cho cơ sở.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phải:
Xuất trình các hồ sơ, chứng từ theo khoản 1 Điều này.
Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Việc kiểm tra, kiểm soát gỗ và lâm sản ngoài khu vực Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm phúc kiểm lâm sản được quy định như sau:
1. Công chức Kiểm lâm trong khi thi hành công vụ chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra gỗ và lâm sản khi có căn cứ là trong phương tiện đó có cất giấu trái phép gỗ và lâm sản.
Phải sử dụng cờ hiệu, biển hiệu, đèn báo hiệu để dừng phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát gỗ và lâm sản.
3. Dụng cụ được sử dụng phát tín hiệu dừng phương tiện:
Còi hiệu: dùng còi thổi bằng miệng.
Cờ hiệu: cờ đuôi nheo Kiểm lâm.
Đèn hiệu: đèn pin hoặc đèn bão.
Biển hiệu: hình tròn, phản quang theo mẫu thống nhất.
4. Nội dung kiểm tra theo điểm b khoản 2 Điều 13 của bản quy định này.
5. Đối với chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện phải:
a) Phải chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh dừng phương tiện của công chức Kiểm lâm.
b) Xuất trình các hồ sơ chứng từ có liên quan nguồn gốc gỗ, lâm sản.
c) Kịp thời phản ánh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu công chức Kiểm lâm có hành vi không đúng quy định pháp luật.
Điều 16. Phương pháp đo đếm gỗ và lâm sản trong kiểm tra, kiểm soát:
Công chức Kiểm lâm khi kiểm tra, kiểm soát lâm sản, nếu phát hiện có vi phạm thì tiến hành đo đếm gỗ, lâm sản và phải thông báo cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc chủ gỗ và lâm sản biết phương pháp đo đếm.
a) Đối với gỗ tròn: đo đường kính (hoặc vanh) trung bình ở hai đầu hoặc ở đoạn giữa thân cây cả giác, lõi (đơn vị cm), đo chiều dài thân cây đoạn thực tế sử dụng (đơn vị mét và lấy hai số lẻ) để tính khối lượng từng cây (quy về m3).
b) Đối với gỗ xẻ, gỗ đẽo: đo đếm cụ thể từng hộp, phách, tấm, gỗ đẽo theo ba chiều dày (cm), rộng (cm), dài (m) và lấy hai số lẻ để tính khối lượng gỗ (quy về m3).
c) Đối với gỗ xẻ các loại cỡ nhỏ, ngắn thì kiểm tra số lượng thanh gỗ theo số lượng trong chứng từ hoá đơn vận chuyển.
d) Đối với gỗ bổ đôi, bổ tư: trên cơ sở gỗ đã được bổ để xác định đường kính bình quân cây gỗ, từ đó tính tổng khối lượng cây gỗ đã được bổ, nếu gỗ bổ đôi thì lấy tổng khối lượng cây gỗ chia hai, bổ tư thì chia tư, sau đó tính khối lượng từng loại gỗ (quy về m3 gỗ tròn).
e) Đối với gỗ đước, tràm được tính theo cây, cột, róng, lóng.
g) Đối với củi được đo đếm bằng ster đơn, ster đôi, tấn, tạ.
h) Đối với các loại lâm sản khác thì tuỳ theo từng loại cụ thể mà đo đếm khối lượng, số lượng hoặc trọng lượng theo chứng từ hoá đơn vận chuyển.
Sai số cho phép trong đo đếm gỗ về khối lượng gỗ: Đối với gỗ tròn các loại là + 10%, gỗ xẻ là + 5%.
Trường hợp nếu gỗ có những khuyết tật như rỗng ruột, mục trong, mục ngoài... thì được trừ khuyết tật đó trong quá trình đo đếm.
Điều 17. Các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và có thành tích được khen thưởng. Nếu vi phạm thì bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Đối với công chức Kiểm lâm có thành tích được khen thưởng. Nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng bản quy định này thì bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, yêu cầu phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
THE MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 47/1999/QD-BNN/KL |
Hanoi, March 12, 1999 |
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to Decree No. 73/CP of November 1, 1995 of the Government providing for the functions, tasks, powers and organization of the apparatus of the Ministry of Agriculture and Rural Development;Pursuant to the Law on Protection and Development of Forests of August 12, 1991; At the proposal of the Head of the Rangership Department and the Head of the Forestry Development Department,
DECIDES:
...
...
...
THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER
Nguyen Van Dang
ON INSPECTION OF THE TRANSPORTATION, PRODUCTION AND BUSINESS OF TIMBER AND FORESTRY PRODUCTS
(Issued together with Decision No. 47/1999/QD-BNN-KL of March 12, 1999 of the Minister of Agriculture and Rural Development)
1. Material timber exploited from natural forests in the country include logs, logs split in two, in four, hewn and sawn timber of various kinds not yet brought into processing workshop.
...
...
...
3. Firewood of various kinds including firewood from natural forests, firewood from planted forests which are parts of the trees that cannot be used as timber.
4. Imported material timber in the form of logs, sawn timber, artificial plank of various kinds, wood taken from imported crates.
5. Products having gone through processing including:
a/ Sawn timber of various kinds sawn from material timber and having gone through processing workshop to be cut into planks, stakes, beams, laths, rafters... whether planed or unplaned.
b/ Complete timber products, details of complete products, products of handicrafts and art crafts as stipulated in Decision No. 65/1998/QD-TTg of March 24, 1998 of the Prime Minister.
c/ Used carpentry articles of various kinds.
d/ Artificial planks of various types, including glued planks, pressed planks, ply wood, fiber planks, coated or uncoated tile planks, with decorated or undecorated surface.
e/ Chips (of timber or bamboo), wood taken from packing crates.
6. Other kinds of forest products used as materials and their products (called other forest products for short), including forest products other than timber exploited from natural forests or planted forests, including material timber or processed timber.
...
...
...
b/ Processed products including all other forest products processed from raw materials as listed in Section a, Clause 6, Article 1, of this Regulation and named according to their actual appellations in practice such as processed big rattan, shredded rattan, bamboo laths and stakes, vegetable essence, transparent oil, self-emitted resin, pit coal, charcoal...
7. Timber and forest products are classified into two kinds, ordinary and precious. The latter category is defined as stipulated in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government), including:
a/ Precious forest plants Groups IA and IIA.
b/ Precious forest animals Groups IB and IIB.
8. Wild animals, including:
a/ Primitive wild animals of various kinds (ordinary and precious as classified in Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992) and their products.
b/ Wild animals having been raised and propagated and their products.
9. Apart from the list of timber and forest products mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of Article 1 of this Regulation, the non-listed timbers and forest products shall be reported by the owners to the Ministry of Agriculture and Rural Development for timely handling.
10. The sale receipts including the value added receipt, sale receipt, receipt-cum-delivery bill, service receipt and other kinds of receipts and delivery bills used for internal transportation and other attestations, such as stamps, tickets with printed paid prices (commonly called receipt) issued by the Ministry of Finance (the General Tax Department) or accepted in writing by the Ministry of Finance (the General Tax Department) for the organizations or individuals to print by themselves.
...
...
...
ATTESTATIONS FOR THE TRANSPORTATION, PRODUCTION AND BUSINESS OF TIMBER AND FOREST PRODUCTS
1. With regard to the transportation of material timber under Clause 1, Article 1:
a/ Transportation attestations include:
- Receipt of sale (only one of the types of receipts prescribed in Clause 10, Article 1 is required).
- Summarized history of the timber attached to the timber which has been marked with the ranger hammer indentation.
...
...
...
c/ In case the material timber does not reach the standard for indentation hammering by the Rangership Service, the goods owner must produce the certificate of the local Rangership Sector that the timber is lawful.
d/ In the case of precious timbers and forest products belonging to Group IIA, when transported out of the province, they must have a special transportation permit issued by the local Rangership Sub-Department as prescribed in Article 11 of this Regulation.
2. For the transportation of processed products from material timber under Clause 5 of Article 1, the sale receipt is required.
For used carpentry articles no paper must be produced.
3. With regard to illegal timber and forest products which have been confiscated, they must have the following papers when transported:
a/ Receipt of proceeds from the sale of the forest products.
b/ If it is material timber already indented with the forest control hammer, they must have a summarized history of the timber attached with the timber indented with the forest control hammer. If the material timber has no forest control hammer indentation, it must be certified by the local Rangership Service in the summarized history of the timber.
c/ For rare and precious timber and forest products belonging of Group IIA when transported out of the province, they must have a special transportation permit issued by the local Rangership Service as prescribed in Article 11 of this Regulation.
...
...
...
2. If it is used for commercial purpose, there must be:
a/ The certificate of the nearest rangership agency.
b/ Sale receipt (with regard to business organizations or individuals) or the purchase list (with regard to organizations and individuals who make the purchase among the population).
3. For the material timber which are trees with names coinciding with trees in natural forests, the transportation certificates shall conform with Clause 1, Article 4.
Article 6.- Certificates for the transportation of firewood shall conform with Clause 3, Article 1:
1. For firewood with legal origin from natural forests, the transportation certificate shall comprise: the sale receipt or the bill of purchase.
The shortening of timber to transform it into firewood is strictly forbidden.
2. For firewood of all kinds originating from planted forests, they are free to circulate, only the bill of purchase is necessary when transported.
...
...
...
b/ If the forest products are logs or sawn timber, they must have a summarized history and names supplied by the foreign country.
In case the logs must be shortened to conform with the means of transport, they must be hammer indented by the Vietnam Rangership Service attached with the written record of the indentation.
If the timber is resold to another enterprise, in addition to the above papers, there must be the purchase and sale contract attached to the sale receipt. If the timber is log or sawn timber, they must have excerpts from the original summarized history certified by the local Rangership Sector.
1. With regard to timber products and forest products originating from natural forests in the country.
a/ Norms for consumption of raw material set by the goods owner who shall take responsibility before law for the practicality and accuracy of these norms.
b/ The quota of timber of natural forests for export of the enterprise.
c/ The foreign trade contract.
2. With regard to timber products and forest products originating from imports:
...
...
...
b/ The foreign trade sale-purchase contract.
3. With regard to timber products and forest products originating from planted forest, there need only the foreign trade buying and selling contract.
4. After completing Customs procedures, when transporting the timber products and forest products to the border gate for export, there must be a Customs declaration (original copy).
In his exploitation and consumption activities, the forest owner needs only to notify the nearest rangership agency or the People’s Committee of the local commune or township so that within 10 days he can be issued with a certificate that the products are legal and can be freely circulated on the market.
1. If the products are used locally, Clause 1, Article 5 shall apply.
2. If they are used for commercial purpose, Clause 2, Article 5 shall apply.
Article 10.- The permits for transportation of wild animals shall conform to Clause 8, Article 1.
1. For common wild animals there must be:
...
...
...
b/ Permit for transportation issued by the local Rangership Sector (according to the unified form).
2. For wild animals stipulated in Decree No. 18/HDBT, there must be:
a/ A written permit of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b/ Special transportation permit issued by the local Sub-Department of Rangership.
3. For wild animals originating from strain multiplication or raising and breeding for development, there must be:
a/ Certification by the local Rangership Sub-Sector, for organizations and individuals engaged in raising, breeding and multiplication (original copy or copy of the original issued by the local Rangership Sector).
b/ Sale receipt (for business organizations and individuals) or purchase bill (for organizations and individuals purchasing from among the population).
c/ Permit of transportation issued by the Rangership Sector according to the unified form.
4. With regard to wild animals already confiscated, there must be:
...
...
...
b/ Transportation permit issued by the local Rangership Agency for common animals and special transportation permit issued by the local Rangership Sub-Sector for rare and precious animals.
Article 11.- Regulation on the issue of special transportation permit:
1. In the transportation of rare and precious forest plants belonging to Group IIA and rare and precious animals belonging to Group IIB under Clause 8, Article 1, there must be a special transportation permit.
2. The special transportation permit shall be issued and extended by the local Rangership Sub-Sector.
3. Procedures for issue of permit: The goods owner shall send an official dispatch or application for special transportation permit to the local Rangership Sub-Sector, in which the following must be clarified: origin, volume, quantity, type of timber and forest products, place of departure, destination, time, means of transport attached to the original attestation of the origin of the timber and forest products.
After examination, if the Rangership Sub-Sector sees that the dossier and attestations are complete, it shall issue immediately the special transportation permit. If the dossier and papers are not complete, it shall direct the customer to complement them so that within 10 days at the latest (after reception of the document or application of the goods owner), the latter is issued with the special transportation permit.
4. Management of special transportation permit: the special transportation permit shall be printed according to the unified form in the whole country. The Rangership Department shall have to print and issue the permits to the Rangership Sub-Departments which in turn have to manage the use of the permits and periodically report every quarter to the Rangership Department on the situation of the issue of the special transportation permits so that the latter can sum up and report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
1. When bringing material timber and forest products into the workshops the organizations and individuals shall have:
...
...
...
b/ To keep files on attestations of origin of material timber and forest products.
2. When signs of violation of the legislation on the management and protection of forests and management of forest products are detected, officials of the rangership agency have the right to make an inspection. Organizations and individuals must produce attestations of the legal origins of the material timber and forest products which are brought into production and business.
PROCEDURES OF INSPECTING AND CONTROLLING TIMBER AND FOREST PRODUCTS
1. Responsibility of the goods owner and driver of transport means of timber and forest products:
a/ Arriving at the Sector or Station for Re-inspection of Forest Products, they must stop the means to produce the papers related to the origin of the timber and forest products.
b/ To carry out the requests for inspection and control made by rangers on mission; to report in time to the competent agency if the ranger has any act at variance with prescriptions of law.
c/ To strictly abide by the handling decision of the competent agency.
...
...
...
a/ Responsibility and powers:
- To educate on and popularize the line and policies of the Party and the law of the State in the management and protection of forests and management of forest products.
- To put up the signboard of control of forest products on the road about 100 m before passage in both directions of the Sector or Station so that the goods or means owner can stop the transport means and submit to inspection.
- To put up a board with information on receipts and papers related to the transportation, production and business of timber and forest products.
- To provide stores and yards for temporary detention and preservation of forest products and take responsibility before law on the temporary detention of the goods.
- To organize a force operating round the clock, to assign leadership responsibility in timely settlement of affairs and a team on duty of inspection with at least two persons wearing forest ranger uniform with badges, insignias and service insignia.
- To record fully the date, time, quantity and volume of forest products allowed through the station, inspect quickly and accurately without causing disturbances to the customers. To seriously carry out the hand-over of duty between two shifts.
- To open a book to record the information from citizens about violations concerning the regulations on management of forests, protection of forests and management of forest products.
- If any violation is detected during inspection, a written record must be made for handling thereof according to prescriptions of law.
...
...
...
- To inspect the papers related to the timber and forest products.
- To inspect the timber and forest products on the means of transport and compare them to the attestations about the timber and forest products listed in the papers produced.
- After inspection, if no violation is detected, the first rangership unit shall put the seal "already inspected" (with signature and name of the inspecting official) on the back of the transportation permit or transportation certificate. The rangership units in the next stations shall only record it into their diaries.
- In case the transportation exceeds the allowed volume or varies with the prescribed norms or the prescribed route, types and species, or in case of newly detected violation after the first line station has made the inspection, the rangership unit and the ranger in the next line shall draw up a report and handle the case in conformity with the character and extent of the violation, then notify in writing to the provincial rangership agency managing the unit and personnel of forest control in the first line and also to the Rangership Department.
- In all cases of violation, the owner of the forest products and the driver of the transport means must be identified. If the owner of the forest products cannot be identified and the driver of the transport means does not have evidences to prove that he is only inadvertently hired to transport the goods, he shall be regarded as owner of the forest products.
3. Rangers on duty have the right to inspect at the railway station or airport the timber and forest products allowed to be transported by rail or by air, and the owner of the goods must produce the papers related to the timber and forest products.
1. When detecting signs of violation of the legislation on the management and protection of forests and management of forest products, the rangers can make on-site inspection in the agency, workshop or unit and private home according to the prescriptions of law. If an inspection team is formed, there must be a written decision of the leadership of the Rangership Sub-Department or the leadership of the Rangership Sector.
Contents of inspection:
...
...
...
b/ To inspect the entries in the book of reception of timber and forest products of the enterprise.
c/ To inspect and compare with the dossier and papers on the origin of the material timber and forest products brought into production and business.
d/ During the inspection, if a violation is detected, it must be recorded in writing and handled according to prescriptions of law.
The inspection must be speedy, quick, accurate and must cause no disturbances to the establishment.
2. For its part, the production and/or business establishment must:
- Produce the dossiers and papers as stipulated in Clause 1 of this Article.
- To strictly abide by the decision on handling of the competent agency.
1. Rangers on duty can stop the transport means to inspect timber and forest products only when there are grounds that this transport means illegally conceals timber and forest products.
...
...
...
2. It is strictly forbidden to arbitrarily stop the transport means in circulation to inspect and control timber and forest products.
3. Instruments used to send the signal to stop the means of transport:
- Whistle blown by mouth.
- Signal banner: the triangular banner of the Rangership Service.
- Signal light: electric torch or hurricane lamp
- Signal board: circular and refracting according to the unified model.
4. Contents of inspection according to Point b, Clause 2, Article 13 of this Regulation.
5. The goods owner and the driver of the means must:
a/ Strictly obey the signal of the forest control personnel to stop the means of transport.
...
...
...
c/ Report speedily to the competent State agency if the rangers has any act at variance with prescriptions of law.
When inspecting or controlling forest products, if he detects a violation, the rangers shall proceed to measuring and counting the timber and forest products and inform the driver of the means of transport or the owner of the timber or forest products of the method of measurement and counting.
a/ With regard to logs: to measure the average diameter (or circumference) at both ends or in the medium section of the trunk, including the outer layer and core (unit: cm), the length of the tree trunk or the section of practical use (unit: meter) plus two odd figures in order to calculate the volume of the timber (in cubic meter).
b/ With regard to sawn timber and hewn timber: real measurement and counting of each box, log, plank and hewn timber by three dimensions (in cm), width (cm), length (m) plus two odd figures to calculate the volume of timber (in cubic meter).
c/ With regard to sawn timber of various kinds and of the small and short type to check the number of timber stakes as stated in the transport receipt.
d/ With regard to timber split in two and in four: on the basis of the split timber to determine the average diameter of the tree, hence to calculate the total volume of the split timber. If the timber is split in two or in four, the total volume of the timber shall be divided by two or by four and after that to calculate the volume of each kind of timber (in cubic meter of log).
e/ With regard to the timber of mangrove and cajeput, calculation shall be made by tree, post, section or length.
f/ With regard to firewood, calculation shall be made in single stere and double stere, ton and one hundred kilos.
...
...
...
The permissible error in the measurement and counting of timber in term of volume: for logs of all types it is ±10%, for sawn timber it is ±5%.
In case of defective timber such as hollow, rotten inside or outside, the defect can be accounted for in the measurement and counting.
In the process of implementation, any question that arises must be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for timely examination, amendment or supplementation.
...
...
...
;
Quyết định 47/1999/QĐ-BNN/KL Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 47/1999/QĐ-BNN/KL |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Nguyễn Văn Đẳng |
Ngày ban hành: | 12/03/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 47/1999/QĐ-BNN/KL Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video