ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4328/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 20 tháng 12 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 419/TTr-SNN ngày 07/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 39-KH/TU NGÀY 19/9/2022 CỦA
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW NGÀY 23/6/2022 CỦA BỘ
CHÍNH TRỊ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC ĐẾN NĂM
2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4328/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
1. Mục đích: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị. Nâng cao nhận nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Yêu cầu: Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải đảm bảo nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu của chính quyền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá, kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong tổ chức thực hiện.
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo đảm số lượng, chất lượng nước sinh hoạt cho người dân trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; bảo đảm mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước một cách công bằng, hợp lý. Chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó hiệu quả với các rủi ro thiệt hại từ các thảm họa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025: Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có tích hợp quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.
- Đến năm 2030: Cân đối đủ nước phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết, dâng nước, trữ nước trên 4 lưu vực sông lớn của tỉnh; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước tỉnh Bình Định theo phương thức quản trị nguồn nước của quốc tế.
- Tầm nhìn đến năm 2045: Chủ động được nguồn nước phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh; bảo đảm các hộ gia đình ở nông thôn, miền núi được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông chính, hệ thống công trình thủy lợi.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Các tổ chức đảng, chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị.
- Tuyên truyền, phổ biến cho tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về việc xả nước thải vào nguồn nước và công trình thủy lợi.
- Chủ động rà soát và kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với quy định; rà soát, thống nhất đơn vị quản lý, khai thác thủy lợi cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Chủ động thu hút nguồn lực để đầu tư các dự án quan trọng, kết nối nguồn nước liên huyện; kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư xây dựng, nâng cấp đập, hồ chứa nước đa mục tiêu.
- Thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, kết nối nguồn nước và công trình bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
3. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản
- Sớm hoàn thành Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tích hợp quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai đề xuất xây dựng các các dự án liên quan đến an ninh nguồn nước và đập, hồ chứa nước. Xây dựng và triển khai các đề án an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; quản lý hạn; kế hoạch quản lý lũ trên các lưu vực sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang, sông Tam Quan để giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước.
- Xác định nhu cầu dùng nước cho các ngành theo thời gian; khai thác hiệu quả số liệu điều tra điều tra cơ bản tài nguyên nước, giám sát, kiểm kê, đánh giá về năng lực kết cấu hạ tầng ngành nước, trữ lượng, chất lượng nguồn nước kịp thời cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định.
- Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nước, chuyển đổi số dữ liệu nguồn nước các công trình hồ chứa kết nối và chia sẻ dữ liệu đồng bộ, kịp thời giữa các ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh.
- Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, theo dõi, giám sát sử dụng nước để giảm thất thoát, lãng phí nước trong sinh hoạt và sản xuất; tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính. Triển khai các giải pháp bổ sung nguồn nước để sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn.
- Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước cho vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Xây dựng, hoàn thiện công trình cấp nước sạch nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước
- Hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ theo kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước, trong đó ưu tiên các công trình có nguy cơ rủi ro cao. Nghiên cứu đầu tư xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt để tích trữ nước, chuyển nước, ngăn mặn, cắt giảm lũ.
- Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành của các đập, hồ chứa nước, sửa chữa nâng cấp đập kết hợp nạo vét bồi lắng lòng hồ, tăng dung tích phòng lũ của hồ chứa phù hợp.
- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, kết nối với hệ thống quan trắc thủy văn chuyên dùng để quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo thời gian thực. Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập.
6. Phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu.
- Tăng cường năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, nguy cơ mất an ninh nguồn nước theo thời gian thực; kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu, bảo đảm chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện; hệ thống chống ngập đô thị, công nghiệp, khu dân cư; quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, hồ chứa nước.
- Rà soát. nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, chú trọng mạng lưới trạm thủy văn chuyên dùng; tiếp nhận và vận hành hệ thống cảnh báo động đất, sóng thần. Xây dựng, củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, thủy điện; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án di dân khẩn cấp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu thân thiện với môi trường, công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh phục vụ quản lý nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. Chú trọng áp dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số để chủ động quản lý, điều tiết nguồn nước, ứng phó với thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.
- Ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để tái sử dụng nước, phát triển, tạo nguồn nước mới, thu, tích trữ, điều tiết, điều hòa, chuyển nguồn nước; sử dụng tiết kiệm nước, hiệu quả, an toàn, tuần hoàn, giảm thất thoát nước, tăng hiệu quả sử dụng nước; giám sát, quan trắc an toàn cho hệ thống hồ, đập và mạng lưới khí tượng thủy văn và hệ thống quan trắc, cảnh báo động đất, sóng thần; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước trong các ngành kinh tế, nhất là trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chương trình khoa học công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
- Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là rác thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp trên địa bàn tỉnh; cập nhật đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi không còn khả năng chịu tải.
- Xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước dưới đất ở khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, vùng hạn chế khai thác; tăng cường sử dụng nước mặt.
- Bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; đẩy nhanh việc chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ trong các lưu vực hồ chứa, tại các khu vực có độ dốc cao; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, cụ thể: Trồng rừng tập trung bình quân đạt 8.000 ha/năm; trong đó: Trồng rừng sản xuất: 7.650 ha/năm; trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với các loài cây bản địa, quý, hiếm: 350 ha/năm; phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên 58% và duy trì ổn định đến năm 2030; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước vùng đầm Thi Nại, đầm Đề Gi, đầm Trà Ổ.
Ngân sách Nhà nước theo quy định về phân cấp hiện hành; vốn vay ODA; vốn vay ưu đãi nước ngoài; vốn từ các Chương trình Mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo và an sinh bền vững; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan; vốn tín dụng và các nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
- Tham mưu rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, đánh giá và tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm nước.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Kế hoạch; cập nhật bổ sung các nội dung kế hoạch hành động, chương trình, đề án của tỉnh khi có hướng dẫn thực hiện Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương liên quan hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có danh mục dự án ưu tiên đầu tư, nâng cấp các công trình có liên quan đến an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Chủ động thu hút nguồn lực đầu tư, các nguồn vốn ODA đối với các công trình liên quan đến an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa.
3. Sở Tài chính: Theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch theo đúng quy định và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
4. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn ứng dụng vật liệu mới, thân thiện với môi trường, thông minh phục vụ quản lý nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
- Rà soát đảm bảo cấp nước sạch đô thị đạt mục tiêu đến năm 2025, 2030; phối hợp UBND cấp huyện triển khai, hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành các dự án chống ngập úng cho đô thị, công nghiệp, khu dân cư.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Theo dõi, quản lý việc khai thác sử dụng nguồn nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước và các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; nghiên cứu bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng; quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông.
6. Các sở, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn; Vận động nhân dân không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phát triển thủy lợi vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Phối hợp xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trong kế hoạch theo thẩm quyền thuộc địa phương quản lý.
- Đề xuất hoặc thực hiện xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, hồ, đập trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát kịp thời biểu dương khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích; kiểm điểm trách nhiệm đối với người đứng đầu ở những nơi vi phạm về các nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
8. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm trước ngày 10/12 và cuối mỗi kỳ kế hoạch 5 năm, 10 năm đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh theo quy định./.
CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 39-KH/TU NGÀY
19/9/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW NGÀY
23/6/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 4328/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Định)
TT |
Nội dung nhiệm vụ |
Sản phẩm |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
|
|||||
1 |
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 19/9/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị |
Cuộc họp, hội nghị, bản tin, tài liệu |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ngành, các hội đoàn thể, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan |
Hàng năm |
2 |
Tuyên truyền, phổ biến cho tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. |
Cuộc họp, hội nghị, bản tin, tài liệu |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành, các hội đoàn thể, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan |
Hàng năm |
3 |
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân trong việc xả nước thải vào nguồn nước và công trình thủy lợi. |
Cuộc họp, hội nghị, bản tin, tài liệu |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành, các hội đoàn thể, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan |
Hàng năm |
1 |
Chủ động rà soát, kiến nghị, góp ý điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. |
Văn bản góp ý, Văn bản tham mưu ra Quyết định của UBND tỉnh |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan |
2022-2030 |
2 |
Thành lập, củng cố, kiện toàn các Tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. |
Tổ chức thủy lợi cơ sở |
UBND các huyện, thành phố, thị xã |
Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan |
2022-2025 |
3 |
Thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước và công trình bảo đảm an sinh xã hội |
Dự án, công trình |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện |
2022-2030 |
4 |
Phối hợp triển khai Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, đập, hồ chứa nước |
Kế hoạch, chương trình đào tạo |
Công ty TNHH KTCTTL Bình Định; các Công ty thủy điện; Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Công Thương và UBND cấp huyện |
Hàng năm |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH, ĐIỀU TRA CƠ BẢN THỦY LỢI, TÀI NGUYÊN NƯỚC |
|||||
1 |
Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tích hợp quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai đề xuất xây dựng các các dự án liên quan đến an ninh nguồn nước và đập, hồ chứa nước. |
Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn 2050 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan |
2022-2025 |
2 |
Đề án quản lý hạn tỉnh Bình Định |
Đề án và các giải pháp thực hiện |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan |
2023-2025 |
3 |
Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý lũ trên các lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang - Tam Quan |
Đề án và các kế hoạch thực hiện |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, và các đơn vị có liên quan |
2022-2030 |
4 |
Lập đề án an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập đập trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2045; xác định nhu cầu dùng nước cho các ngành theo thời gian, đề xuất các giải pháp (thời gian lập đề án 2024- 2025; triển khai thực hiện 2026-2045) |
Đề án và các kế hoạch thực hiện |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan |
2024-2045 |
5 |
Rà soát, đánh giá các công trình cấp nước sạch đô thị, nông thôn đề xuất các giải pháp (nếu có) để đảm bảo các mục tiêu cấp nước sạch đến 2025, 2030; Xây dựng kế hoạch đầu tư công 2026-2030. |
Đề án và các kế hoạch thực hiện |
Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan |
2022-2030 |
6 |
Rà soát, đánh giá an toàn đập các đập, hồ chứa thủy điện, trên địa bàn tỉnh. Rà soát kết nối các thiết bị quan trắc mưa, mực nước, lưu lượng về Văn phòng thường trực về PCTT, để tham mưu công tác phòng ngừa, ứng phó với mưa, bão. |
Đánh giá hiện trạng và các giải pháp thực hiện |
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan |
2022-2023 |
7 |
Điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá về năng lực kết cấu hạ tầng ngành nước, trữ lượng, chất lượng nguồn nước, trữ lượng nguồn nước hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành. |
Báo cáo chuyên đề |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Công Thương; UBND cấp huyện |
2023 -2025 |
8 |
Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình Định bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả giữa các ngành, địa phương và các cơ quan trong tỉnh. |
Phần mềm và các công cụ điều hành |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Công Thương; Công ty TNHH KTCT thủy lợi, UBND cấp huyện |
2023-2030 |
1 |
Xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ thích ứng với điều kiện nguồn nước; sử dụng giống cây trồng, vật nuôi sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước |
Đề án và các giải pháp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan |
2023-2030 |
2 |
Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất |
Đề án và các giải pháp |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan |
2022-2025 |
3 |
Xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu |
|
|||
3.1 |
Sửa chữa nâng cấp hồ Quang Hiển, xây dựng mới đập dâng Hà Thanh 1 |
Tăng dung tích hồ chứa đến 6 triệu m3, xây dựng mới ba đập dâng trên sông Hà Thanh |
Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Vân Canh |
2022-2025 |
3.2 |
Xây dựng mới Hồ chứa nước Suối Lớn, huyện Vân Canh |
Hồ chứa dung tích 12 triệu m3 |
Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Vân Canh |
2026-2030 |
3.3 |
Xây dựng, hoàn thiện công trình cấp nước sạch nông thôn theo Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Bình Định |
Công trình cấp nước |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện |
Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện |
2022-2045 |
4 |
Kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, mở rộng hồ điều hòa thoát nước mưa đa năng trong đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh |
Kế hoạch và giải pháp thực hiện |
Sở Xây dựng |
Sở: Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện |
2023-2025 |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC |
|||||
1 |
Sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, co nguy cơ rủi ro cao |
2022-2045 |
|||
1.1 |
Sửa chữa nâng cấp hồ chứa: Hố Chuối, Hóc Cau, Bè Né, Hóc Sim, Cây Điều, Hóc Hảo, Đồng Quang (Hoài Ân); Hóc cau, Hóc Dài (Hoài Nhơn); Hóc Mẫn, Hóc Xoài, Dốc Đá, Suối Sổ, Hóc nhạn, Đồng Dụ, Đá Bàn, Giàn Tranh, Nhà Hố (Phù Mỹ); Suối Chay, Chánh Hùng (Phù Cát); Hải Nam, Hóc Thánh (Tây Sơn); Suối Cầu (Vân Canh); Cây Thích, Đá Vàng (Tuy Phước) |
Nâng cấp hồ chứa |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2022-2025 |
1.2 |
Rà soát, kiểm tra, đánh giá an toàn đập; Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030; sau 2030 |
Kế hoạch |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, và UBND cấp huyện |
2025-2030 |
2 |
Đầu tư xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt để tích trữ nước, chuyển nước, ngăn mặn, cắt giảm lũ. |
2022-2030 |
|||
2.1 |
Nâng cấp hồ chứa nước Định Bình |
Tăng dung tích chứa khoảng 150 triệu m3 để cắt giảm lũ cho hạ lưu |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
UBND tỉnh Bình Định |
2026-2030 |
2.2 |
Hệ thống chuyển nước từ lưu vực sông Kôn sang lưu vực La Tinh |
Hệ thống công trình dẫn nước |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
UBND tỉnh Bình Định |
2030-2035 |
2.3 |
Nâng cấp hồ chứa nước Núi Một |
Tăng dung tích chứa khoảng 40 triệu m3 để cắt giảm lũ cho hạ lưu |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
UBND tỉnh Bình Định |
2026-2030 |
2.4 |
Hệ thống chuyển nước từ Định Bình sang hệ thống tưới Thượng Sơn |
Hệ thống công trình dẫn nước |
UBND huyện Tây Sơn |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan |
2026-2030 |
2.5 |
Hệ thống chuyển nước từ lưu vực Lại Giang về tiểu vưu vực Trà Ổ, Bắc Phù Mỹ |
Hệ thống công trình dẫn nước |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn |
2026-2030 |
2.6 |
Sửa chữa nâng cấp hệ thống Tân An - Đập Đá (Xây dựng mới đập dâng Gò Chàm; phá bỏ, xây lại các đập dâng Thạnh Hòa 1, Thông Chín, Thuận Hạt, Gò Đậu, Cây Bứa) |
Đập dâng trên sông, sửa chữa hệ thống kênh |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT; Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư và UBND thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước |
2022-2025 |
2.7 |
Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi La Tinh (chuyển 1,5 m3/s từ kênh Văn Phong sang lưu vực La Tinh) |
Hệ thống kênh, Trạm bơm tưới |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư và UBND huyện Phù Cát |
2022-2025 |
2.8 |
Xây dựng mới Đập dâng An Mỹ |
Công trình ngăn mặn, giữ ngọt |
UBND huyện Phù Mỹ |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan |
2022-2025 |
2.9 |
Nâng cấp tuyến đê bao Trà Ổ (Nâng mực nước Đầm Trà Ổ lên cao trình +1m để trữ nước tưới, kết hợp du lịch sinh thái) |
Hệ thống Đê bao |
UBND huyện Phù Mỹ |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan |
2026-2030 |
2.10 |
Sửa chữa nâng cấp đập dâng Cây Dừa, đập dâng Lạc Trường (xây dựng mới để phục vụ tưới, ngăn mặn và tăng cường công tác phòng chống thiên tai) |
Đập dâng trên sông |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước |
2026-2030 |
2.11 |
Xây dựng Đập dâng Hà Thanh (hạ lưu cầu Diêu Trì) |
Đập dâng trên sông |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Quy Nhơn huyện Tuy Phước |
2026-2030 |
3 |
Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành của các đập, hồ chứa nước, nạo vét bồi lắng lòng hồ, bảo đảm dung tích phòng lũ của hồ chứa theo thiết kế |
2023-2025 |
|||
3.1 |
Đề nghị Rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực Sông Kôn - Hà Thanh |
Quy trình vận hành |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
UBND tỉnh Bình Định |
2023-2025 |
3.2 |
Đánh giá hiệu quả hệ thống tưới Định Bình - Văn Phong sau đầu tư (>5năm) và đề xuất các giải pháp |
Đề án và các giải pháp khắc phục |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính, UBND cấp huyện |
2023-2025 |
3.3 |
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ giám sát tiên tiến, đánh giá bồi lắng các hồ chứa thủy lợi tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp khắc phục (Đề tài cấp bộ) |
Báo cáo đánh giá hiện trạng, nguyên nhân bồi lắng và các giải pháp |
Bộ Khoa và học công nghệ |
UBND tỉnh Bình Định |
2023-2025 |
3.4 |
Lập, rà soát điều chỉnh quy trình vận hành các đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện |
Quy trình vận hành |
Công ty TNHH Khai thác CTTL; các Công ty thủy điện; Tổ chức thủy lợi cơ sở |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và UBND cấp huyện |
2023-2025 |
4 |
Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, kết nối với hệ thống quan trắc thủy văn chuyên dùng, vận hành đập, hồ chứa nước theo thời gian thực |
2021-2025 |
|||
4.1 |
Phối hợp xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo và theo dõi, giám sát đa thiên tai trên địa bàn tỉnh. |
03 trạm tại: Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ; 01 trạm tại đầm Đề Gi, Phù Cát; 01 trạm tại cửa An Dũ, Hoài Nhơn. |
Tổng cục Phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành và UBND các địa phương. |
2021-2025 |
4.2 |
Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng BĐKH (Dự án CRIEM, vốn vay ADB) |
Trung tâm cơ sở dữ liệu; 6 trạm quan trắc dòng chảy lưu vực sông Kôn - Hà Thanh |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện. |
2021-2025 |
4.3 |
Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát vận hành đập, hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ |
Thiết bị quan trắc mực nước, lưu lượng, mưa |
Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi; các công ty thủy điện |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương và UBND cấp huyện |
2023-2030 |
4.4 |
Xây dựng kết nối các trạm thủy văn chuyên dùng trên các lưu vực sông, hồ đập để quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo thời gian thực |
Phần mềm, công cụ |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương; Tài nguyên và Môi trường. |
2023-2030 |
5 |
Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa nước bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập thủy lợi, thủy điện |
Kế hoạch thực hiện và báo cáo; kết quả kiểm tra |
Công ty TNHH KTCT thủy lợi; các công ty thủy điện |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, UBND cấp huyện |
Thường xuyên |
PHÒNG, CHỐNG, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BẤT LỢI DO THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU |
|||||
1 |
Xây dựng chuyển đổi số Phương án phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định; Phát triển và ứng dụng phần mềm. |
Phần mềm và công cụ |
Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Nông nghiệp và PTNT, VNPT và UBND cấp huyện, xã |
2022-2030 |
2 |
Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thông minh (phiên bản truy xuất dữ liệu theo danh mục công trình và một số thông số kỹ thuật chính), máy tính về CSDL thủy lợi trên địa bàn tỉnh (phiên bản đầy đủ) |
Phần mềm và công cụ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, xã |
2022-2025 |
3 |
Khảo sát, đánh giá tình trạng khai thác cát trên sông, suối tỉnh Bình Định, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn bờ sông, suối các công trình thủy lợi trên sông. |
Đề án và các giải pháp thực hiện quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, UBND cấp huyện |
2023-2024 |
4 |
Rà soát, đánh giá hệ thống đê sông, đê biển; Xây dựng phân cấp hệ thống đê trên địa bàn tỉnh Bình Định, áp dụng thực hiện |
Đề án các giải pháp thực hiện; Quyết định phân cấp đê |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp và UBND cấp huyện |
2022-2030 |
5 |
Triển khai Dự án chống ngập cho đô thị Hoài Nhơn, thị trấn Phù Mỹ |
Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ |
UBND thị xã Hoài Nhơn, huyện Phù Mỹ |
Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan |
2026-2030 |
6 |
Chống ngập úng thành phố Quy Nhơn |
Công trình thoát lũ, đê kè, cống … |
Các Ban QLDA: Dân dụng và CN, Nông nghiệp và PTNT; UBND thành phố Quy Nhơn |
Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan |
2022-2030 |
7 |
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án di dân khẩn cấp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển. |
Các khu TĐC; bảo đảm sinh kế người dân |
Ban QLDA Nông nghiệp; Ban giải phóng mặt bằng tỉnh; UBND cấp huyện |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan |
2022-2030 |
1 |
Ứng dụng vật liệu thân thiện với môi trường, công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh phục vụ quản lý nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước |
Áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý nguồn nước |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Xây dựng, các sở ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2030 |
2 |
Thực hiện chuyển đổi số để chủ động quản lý, điều tiết nguồn nước, ứng phó với thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. |
Các công cụ, phần mềm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Thông tin truyền thông, các sở ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2030 |
3 |
Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chương trình khoa học công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước |
Đề án, Kế hoạch thực hiện |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2030 |
1 |
Thực hiện các giải pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Các giải pháp và kế hoạch thực hiện |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý Khu kinh tế |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Công Thương; Xây dựng, cơ quan có liên quan; UBND cấp huyện |
Hàng năm |
2 |
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải nguồn nước sống, hồ (2022- 2023); Xây dựng lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi không còn khả năng chịu tải (2023- 2030) |
Đề án và các giải pháp thực hiện |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Công Thương; Xây dựng, Giao thông vận tải và UBND cấp huyện |
2022-2030 |
3 |
Điều tra, đánh giá, xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông suối nội tỉnh Bình Định; Rà soát đánh giá nguồn nước ngầm, tình trạng khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh |
Quyết định công bố dòng chảy tối thiểu; Đề án và các giải pháp thực hiện |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Công Thương và UBND cấp huyện |
2022-2030 |
4 |
Triển khai lộ trình cấm sử dụng các hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước |
Theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Du lịch, Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND cấp huyện |
2023-2030 |
5 |
Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cho 64 hồ chứa lớn, rừng ven biển; kế hoạch triển khai thực hiện. |
Đề án, hồ sơ thiết kế và Kế hoạch thực hiện |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Các công ty Lâm nghiệp; UBND cấp huyện |
Các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2030 |
6 |
Chuyển rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, đặc biệt các vùng có nguy cơ sạt lở, vùng đồi núi có độ dốc lớn hơn 15 độ; kế hoạch triển khai thực hiện. |
Phương án, các giải pháp để hạn chế sạt lở đất |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2045 |
7 |
Bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước các đầm Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ |
Đề án, đề tài khoa học |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ |
Các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2030 |
|
|
|
|
||
1 |
Hợp tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ quốc tế đối với an toàn đập hồ chứa (nếu có) |
Trao đổi kinh nghiệm an toàn đập, hồ chứa |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2023-2045 |
2 |
Hợp tác về quản lý tổng hợp tài nguyên nước với Ủy ban lưu vực sông Rhin- Meuse, Cơ quan quản lý lưu vực sông Rhin-Meuse của Pháp |
Trao đổi kinh nghiệm; sử dụng nguồn vốn tài trợ hiệu quả |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Xây dựng, Ngoại vụ, các ngành liên quan |
2023-2025 |
3 |
Dự án An toàn Đập Việt Nam - New Zealand (pha 3) |
Giảm thiểu rủi ro và các tác động do sự cố vỡ đập gây ra |
Trường Đại học thủy lợi - Hà Nội |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2023-2024 |
SƠ KẾT, TỔNG KẾT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 39 -KL/TW |
|||||
1 |
Tổ chức Hội nghị, hội thảo, tham vấn về các nội dung thực hiện Kết luận số 36- KL/TW, báo cáo Bộ Chính trị; định kỳ sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện (5 năm) |
Hội nghị, hội thảo, cuộc họp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện. |
2023-2045 |
Quyết định 4328/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Kế hoạch 39-KH/TU thực hiện Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu: | 4328/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Nguyễn Tuấn Thanh |
Ngày ban hành: | 20/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 4328/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Kế hoạch 39-KH/TU thực hiện Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Định ban hành
Chưa có Video