ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 632/TTr-SNN ngày 09/4/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
(Có Đề án kèm theo)
Giao Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu Đề án đề ra; tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nhũng giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Lao động - Thương binh & Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT
TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lai Châu)
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 906.872,77 ha, trong đó có 520.027,4 ha đất lâm nghiệp chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên, diện tích rừng hiện có là 462.413,7 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 50,89%; với vị trí đầu nguồn Sông Đà, rừng của tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp, điều tiết nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho vùng hạ lưu, đồng thời còn giúp điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn của Quốc gia như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát. Bên cạnh đó rừng của tỉnh còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chủ yếu như:
- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng còn thấp so với yêu cầu phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và cung cấp nước cho các công trình thủy điện và quốc phòng - an ninh; chất lượng rừng chưa cao, diện tích rừng giàu, rừng trung bình còn thấp, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi. Phát triển rừng sản xuất còn chậm; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ; nhiều diện tích rừng trồng có tỷ lệ cây sống thấp, tỷ lệ rừng trồng chưa thành rừng còn cao.
- Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng rừng còn thấp, chưa khuyến khích được người dân tham gia đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trồng; chưa tạo được lợi thế để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất.
- Tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số nơi.
- Việc giao đất, quản lý đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập. Công tác giao rừng, phân định ranh giới rừng chưa được thực hiện.
- Gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ lớn để phục vụ sản xuất; chế biến lâm sản chưa phát triển, thị trường tiêu thụ chưa phong phú. Hạ tầng lâm sinh còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp và công trình phòng cháy.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục ưu tiên nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên cần có các giải pháp lâu dài, đồng bộ, đồng thời cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tổ chức thực hiện đồng bộ và tích cực của các sở, ngành, địa phương và sự tham gia tích cực của Nhân dân, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh để phát triển rừng bền vững. Vì vậy, việc xây dựng Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để tổ chức triển khai thực hiện rất cần thiết.
- Luật Đất đai năm 2013; Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT);
- Các Nghị quyết của Quốc hội: Số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Các Nghị định của Chính phủ: Số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 về việc phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng; số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 về việc phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị;
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu;
- Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Lai Châu năm 2015;
- Kế hoạch số 1628/KH-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP, ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Lai Châu là một tỉnh đầu nguồn Sông Đà nơi điều tiết, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho vùng hạ lưu và đặc biệt là các công trình thủy điện Quốc gia như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình... Diện tích rừng của tỉnh có vai trò rất quan trọng trong quốc phòng, an ninh; vị trí của tỉnh thuận lợi cho sản phẩm lâm nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh.
2. Địa hình, đất đai
Lai Châu có địa hình phức tạp và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vôi có dạng địa chất castơ (tạo nên các hang động và sóng suối ngầm), chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa).
Lai Châu có 6 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá, trong đó: Nhóm đất Feralit đỏ vàng có diện tích 498.947 ha, chiếm 55,03% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trong tỉnh tại các vùng đồi núi có độ cao dưới 900m; nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 283.431 ha chiếm 31,25% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các vùng đồi núi có độ cao từ 900m đến 1.800m; các nhóm đất còn lại phân bố rải rác tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Sau rà soát tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh hiện có 520.027,4 ha chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên, diện tích rừng hiện có là 462.413,7 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha.
3. Khí hậu, thủy văn
Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9; mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động từ 16,6°C đến 23,3°C. Lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 1.809-3.268 mm/năm, phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực (mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6-9, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm; mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 20-30% lượng mưa cả năm). Cùng với đặc thù về địa hình đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu đa dạng. Đặc điểm khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến thời gian và mùa vụ trồng rừng của tỉnh (thời gian và mùa vụ trồng rừng ngắn, trồng chủ yếu vào mùa mưa từ đầu tháng 6 đến hết tháng 7 hàng năm). Lai Châu có hệ thống sông, suối tương đối dày đặc, có khoảng 500 sông, suối và 30 hồ chứa nước lớn, nhỏ, trong đó có một số sông lớn như: Sông Đà, Sông Nậm Na, Sông Nậm Mu.
Lai Châu có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 04 huyện biên giới là huyện nghèo; có 106 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (trong đó có 74 xã đặc biệt khó khăn và 22 xã biên giới). Toàn tỉnh có 20 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 33,5%, dân tộc H’Mông chiếm 23,6%, dân tộc Kinh chiếm 11,2%, dân tộc Hà Nhì chiếm 5,6%, còn lại các dân tộc khác như: Mảng, La Hủ, Cống, Kháng, Kh' Mú, Si La... chiếm 26,1%; lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) toàn tỉnh khoảng 283.570 người, trong đó lao động nam chiếm 51,02%, lao động nữ chiếm 48,98%, lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 13,82%, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 86,18%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (2015-2019) đạt 5,55 %, trong đó: Trồng trọt đạt 7,5%, chăn nuôi 5,53%, dịch vụ trong nông nghiệp 11,3 %, thủy sản 3,76%. Quy mô giá trị sản xuất năm 2019 đạt 2.992,917 tỷ đồng, chiếm 16,85 % trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có 07 tuyến quốc lộ (QL 4D, QL 12, QL 32, QL 100 và QL 279, QL 279 D, QL 4H) với tổng chiều dài 510,135 km; 05 tuyến đường tỉnh (ĐT 127, ĐT 128, ĐT 129, ĐT 132 và ĐT 107) với tổng chiều dài 216 km; có 143,8 km đường đô thị tập trung chủ yếu ở thành phố Lai Châu; 912,5 km hệ thống đường huyện, xã và liên xã; 1.458,9 km hệ thống đường thôn bản, dân sinh.
HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
Toàn tỉnh có 520.027,4 ha đất lâm nghiệp (chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh), trong đó: Rừng đặc dụng 41.275,0 ha (chiếm 7,94%); rừng phòng hộ 265.362,8 ha (chiếm 51,03%); rừng sản xuất 213.389,6 ha (chiếm 41,03%). Trong những năm vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tổng diện tích rừng toàn tỉnh đạt 462.413,7 ha (tăng 50.401,45 ha so với năm 2015), tỷ lệ che phủ rừng gồm cả diện tích cây cao su đến năm 2020 đạt 50,89% (tăng 4,49% so với năm 2015).
- Hiện trạng rừng theo chức năng: Rừng đặc dụng 28.931,87 ha chiếm 6,26% tổng diện tích rừng; rừng phòng hộ 259.782,92 ha chiếm 56,18% tổng diện tích rừng; rừng sản xuất 173.698,91 ha chiếm 37,56% tổng diện tích rừng.
- Hiện trạng rừng theo nguồn gốc hình thành:
+ Diện tích rừng tự nhiên hiện có 441.864,85 ha (chiếm 95,56% tổng diện tích rừng) tăng 38.178,18 ha so với năm 2015; trong đó: Diện tích rừng giàu chiếm khoảng 1,68%, diện tích rừng trung bình chiếm khoảng 8,4%, diện tích rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi chiếm gần 89,92%, loài cây chủ yếu là cây ưa sáng, giá trị kinh tế thấp, tính đa dạng sinh học không cao.
+ Diện tích rừng trồng hiện có là 20.548,85 ha (chiếm 4,44% tổng diện tích rừng), tăng 12.223,27 ha so với năm 2015; trong đó: diện tích Quế trên 7.200 ha chiếm 35%; Thông trên 4.200 ha chiếm 20,4%; Sơn tra (trồng hỗn giao: Thông, Tống quá sủ, Vối thuốc) trên 1.900 ha chiếm 9,2%; Lát hoa (trồng thuần và trồng hỗn giao: Sấu, Giổi, Xoan đào...) khoảng 2.300 ha chiếm 11,2%; diện tích còn lại chủ yếu là các loài cây như Keo, vối thuốc, Re, Sấu, Giổi, Mắc ca... chiếm 24,2%. Diện tích rừng trồng đã thành rừng 7.967,13 ha chiếm 38,77%, diện tích rừng trồng chưa thành rừng 12.581,72 ha chiếm 61,23%.
Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha chiếm 11,08% diện tích đất lâm nghiệp.
Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng, tuy nhiên chất lượng rừng chưa cao, rừng giàu và rừng trung bình còn ít, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi; diện tích rừng trồng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích rừng toàn tỉnh, diện tích rừng trồng chưa thành rừng lớn, chất lượng rừng còn hạn chế. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh cao hơn so với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc (41,89%) nhưng thấp hơn so với một số tỉnh phía Bắc như: Lào Cai (55,63%), Yên Bái (63%), Hòa Bình (51,5%), Hà Giang (58%), Tuyên Quang (65,2%)...
II. HIỆN TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng, đóng góp giá trị lớn trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của tỉnh. Giai đoạn 2015-2020, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, trong đó Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh phải “Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; tăng cường đầu tư cho phát triển rừng trồng, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất”; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Luật Lâm nghiệp năm 2017... Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, chương trình, chính sách, đề án, kế hoạch để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã cụ thể hoá để triển khai thực hiện như sau:
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết: Số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 về quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021; số 26/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 bổ sung một số nội dung tại Điều 1, Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016; số 40/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016.
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa để triển khai thực hiện như sau:
+ Ban hành các Quyết định: Số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021; số 1203/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020; số 1204/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây Quế trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030; số 1292/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; số 1630/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 thành lập Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; số 41/2019/QĐ-UBND ngày 04/11/2019 về ban hành Quy định một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; số 04/2020/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh.
+ Ban hành Kế hoạch số 1628/KH-UBND ngày 30/8/2017 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời ban hành các văn bản, chỉ đạo điều hành về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác phát triển rừng như khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, trồng rừng thay thế, trồng cây Quế, Sơn tra; chỉ đạo khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác trồng rừng thay thế...
+ Hàng năm, chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch, bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, đề án, dự án... Tổ chức triển khai thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định.
2. Tổ chức quản lý sản xuất ngành lâm nghiệp
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu được tổ chức thống nhất từ tỉnh đến cơ sở theo quy định của pháp luật:
- Cấp tỉnh: Quản lý chung là UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu trực tiếp), ngoài ra là các sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.
- Cấp huyện, thành phố: Quản lý chung trên địa bàn là UBND cấp huyện, trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm, ngoài ra là các phòng, ban chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 cấp huyện.
- Cấp xã, phường, thị trấn: Cơ quan quản lý là UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu là Công chức địa chính phụ trách Nông lâm, Kiểm lâm địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và hiện tại có 913 tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng tại các thôn (bản), số lượng các tổ chuyên trách hàng năm thay đổi phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.
2.2. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp
- Các thành phần chủ yếu tham gia sản xuất lâm nghiệp
+ Hộ gia đình, cá nhân: Sản xuất hộ gia đình, cá nhân đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp (bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; trồng, chăm sóc rừng...). Nhìn chung, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế; mặc dù vậy, kinh tế hộ cũng đã góp phần chuyển đổi, định hình cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ (hiện có 07 Ban Quản lý): Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao theo quy định của pháp luật; chủ yếu là các hoạt động khoán bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã: Toàn tỉnh có 05 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã có dự án đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh (04 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã được phê duyệt dự án từ giai đoạn trước; 01 doanh nghiệp thu hút đầu tư trong giai đoạn 2015-2020); tổng quy mô các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 2.083,5 ha, diện tích rừng trồng hiện có trên 570 ha; hiện nay có 03 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã không có hoạt động đầu tư trồng rừng mới, diện tích rừng trồng hiện còn ít, không được đầu tư chăm sóc, bảo vệ; 02 doanh nghiệp có đầu tư trồng mới, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng đã trồng. Ngoài ra còn một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp.
- Liên kết sản xuất trong lâm nghiệp: Các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lâm nghiệp chưa rõ nét, quy mô nhỏ lẻ, chưa đủ mạnh để thu hút các hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi. Vì vậy, các hộ trồng rừng chưa xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên đầu ra không ổn định; các doanh nghiệp chế biến lâm sản không chủ động được nguồn nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
3. Quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sản xuất theo Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 và Luật Đất đai. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 533.298,62 ha, số giấy đã cấp là 35.648 giấy trong đó: Giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện là 317.422,18 ha với 103 giấy; giao cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác là 215.876,44 ha với 35.545 giấy.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã quản lý, tổ chức sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp đã được giao, cho thuê. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất lâm nghiệp còn tồn tại những hạn chế nhất định như: một số diện tích còn chồng chéo giữa quyết định giao đất và thực tế sử dụng đất; có những trường hợp hộ gia đình, cá nhân không xác định được vị trí, phạm vi đất lâm nghiệp đã được giao; tình trạng lấn chiếm tranh chấp đất lâm nghiệp vẫn xảy ra ở một số nơi, chậm được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, trật tự xã hội; bên cạnh đó, còn có tình trạng người dân được giao đất nhưng khai thác kém hiệu quả, sử dụng đất rừng còn lãng phí, nhiều trường hợp không chú trọng đầu tư chăm sóc phát triển rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 chủ rừng là tổ chức (gồm: 07 chủ rừng là các Ban Quản lý rừng phòng hộ và 06 chủ rừng là các tổ chức kinh tế), 106 đơn vị cấp xã được nhà nước giao quản lý rừng và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, diện tích rừng toàn tỉnh được tổ chức bảo vệ gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, bình quân 438.310 ha/năm; số hộ được nhận khoán bình quân trên 74.000 hộ/năm, tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2015-2019 là 1.612.638 triệu đồng (bình quân 322.528 triệu đồng/năm).
Ngoài ra, trong năm 2015 và 2016 có 352.289 lượt ha rừng (bình quân 176.144,5 ha/năm) được hỗ trợ khoán bảo vệ (từ nguồn vốn CTMTQG 30a và vốn sự nghiệp CTMT phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020), số hộ được nhận khoán bình quân 40.000 hộ/năm, kinh phí thực hiện 109.173,4 triệu đồng (bình quân 54.586,7 triệu đồng/năm).
(Chi tiết có Phụ lục 01, 02 kèm theo)
2. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng
- Đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm và quyền lợi về công tác bảo vệ rừng. Từ năm 2015 đến nay, đã tổ chức được 5.727 lượt cuộc họp tuyên truyền trong cộng đồng dân cư (bình quân 955 cuộc họp/năm) với 326.434 lượt người (bình quân 54.406 lượt người/năm); tuyên truyền tại các trường học 141 lượt trường học (bình quân 24 trường học/năm), với 46.725 lượt học sinh tham dự (bình quân 7.788 lượt học sinh/năm); ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 105,773 hộ gia đình, cộng đồng thôn bản (bình quân 17.629 lượt/năm).
- Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 58 vụ cháy, trong đó: cháy rừng 48 vụ, diện tích thiệt hại 114,14 ha; cháy rừng trồng chưa thành rừng 8 vụ, diện tích thiệt hại 112,96 ha; cháy cây cao su 02 vụ, diện tích thiệt hại 29,92 ha.
Nhìn chung, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. So với giai đoạn 2010-2014 số vụ cháy giảm 28 vụ, diện tích thiệt hại giảm 50,05 ha.
3. Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng
Từ năm 2015 đến nay, đã phát hiện 2.124 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, xử lý được 1.956 vụ vi phạm, số tiền xử phạt trên 13,494 tỷ đồng; số vụ vi phạm năm 2020 giảm 90 vụ so với năm 2015.
Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Ban Quản lý rừng phòng hộ phải hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững trước ngày 31/12/2020; tuy nhiên do khó khăn về nguồn kinh phí nên đến nay các Ban Quản lý rừng phòng hộ mới xây dựng đề cương, dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Để thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật về xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, trong thời gian tới cần cân đối nguồn kinh phí để triển khai thực hiện.
IV. VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng
Công tác khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng trong những năm qua được quan tâm, tích cực thực hiện. Tổng diện tích được hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 38.453,9 lượt ha, kinh phí thực hiện ước đạt 12.100,58 triệu đồng, mức hỗ trợ khoanh nuôi bình quân khoảng 0,4 triệu đồng/ha/năm (năm 2015 mức hỗ trợ 0,2 triệu đồng/ha/năm; năm 2016-2020 mức hỗ trợ tính bình quân 0,5 triệu đồng/ha/năm).
Diện tích khoanh nuôi tái sinh phục hồi thành rừng trong giai đoạn ước đạt trên 38.000 ha (diện tích được nhà nước hỗ trợ thành rừng trên 28.000 ha; diện tích không được hỗ trợ nhưng thông qua hoạt động phát triển sản xuất, người dân không có tác động nên có trên 10.000 ha diện tích đất có cây gỗ tái sinh thành rừng), chủ yếu là diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy. Công tác khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt...
(Chi tiết có Phục lục 01, 02 kèm theo)
2. Sản xuất giống cây lâm nghiệp
- Về nguồn giống: Công tác tổ chức bình tuyển, công nhận nguồn giống lâm nghiệp cho các chủ nguồn giống được tổ chức thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật, chủ yếu là các loài cây như Vối thuốc, Sơn tra, Tống quá sủ, Đỗ trọng.
- Sản xuất giống lâm nghiệp: Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 Ban Quản lý rừng phòng hộ và 03 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất cây giống, trong giai đoạn 2015-2020 đã sản xuất được trên 13,4 triệu cây (bình quân trên 2,68 triệu cây/năm), chủ yếu là các loài: Thông, Sơn tra, Quế, Lát hoa, Mỡ, Vối thuốc...
Sản xuất cây giống trên địa bàn tỉnh còn hạn chế (chỉ đáp ứng được khoảng 42,9% nhu cầu của tỉnh), đặc biệt là giống các loài cây có nhu cầu lớn để trồng rừng trên địa bàn tỉnh như Quế, Lát hoa, Giổi xanh... do đó phải mua cây giống ngoài tỉnh để phục vụ công tác trồng rừng (số lượng cây giống đã mua khoảng 17,8 triệu cây, chiếm khoảng 57,1%); việc áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.
- Tổng diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 là 12.335,1 ha (gồm cả cây phân tán), trong đó:
+ Trồng rừng phòng hộ 2.343 ha trong đó: Dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018 thực hiện trong năm 2015 là 435,2 ha (loài cây trồng gồm: Thông, Vối thuốc, Sơn tra, Tống quá sủ); trồng rừng thay thế 949,6 ha (loài cây trồng gồm: Lát hoa, Sa mộc, Mắc ca, Re, Thông, Sơn tra, Tống quá sủ); đề án phát triển cây Sơn tra 666,2 ha; dự án đầu tư xây dựng công trình Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phòng chống lũ, sạt lở đất gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bảo vệ dân cư một số khu vực trọng điểm huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu 292 ha (loài cây trồng gồm: Giổi xanh, Mắc ca).
+ Trồng rừng sản xuất 9.932,1 ha, trong đó: Trồng rừng thay thế 4.554,5 ha (loài cây trồng gồm: Lát hoa, Giổi xanh, Sấu, Quế, Mắc ca, Re, Thông); đề án phát triển cây Sơn tra 88,4 ha; đề án phát triển cây Quế 5,220,8 ha; mô hình trồng cây Quế tại huyện Mường Tè 20 ha; mô hình trồng cây Sơn tra, Giổi xanh tại huyện Tam Đường 8,4 ha; doanh nghiệp 40 ha (loài cây trồng: Giổi xanh).
+ Trồng cây phân tán: Trên 60.000 cây (quy diện tích là 60 ha).
(Chi tiết có Phụ lục 01, 02 kèm theo)
Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng lừng còn thấp và có bất cập, chưa khuyến khích được người dân tham gia, đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trồng; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ. Việc thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư trồng rừng gỗ lớn.
1. Khai thác, chế biến lâm sản
- Khai thác lâm sản:
+ Trong giai đoạn vừa qua toàn tỉnh không thực hiện khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (trong năm 2017 có thực hiện khai thác tận dụng 235,032 m3 gỗ trong diện tích bị ngập lòng hồ thủy điện Lai Châu tại huyện Nậm Nhùn); khai thác tận thu 10,431 m3 gỗ trôi sông tại huyện Mường Tè.
+ Khai thác gỗ rừng trồng: Khối lượng khai thác từ 2015 đến nay khoảng trên 10.000 m3 chủ yếu là cây Keo.
+ Khai thác lâm sản khác như: Củi, Mãng, Mộc nhĩ, lá Dong, Song mây...
- Chế biến lâm sản:
+ Chế biến gỗ: Trên địa bàn tỉnh hiện có 78 cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ. Nguyên liệu gỗ gồm: Gỗ khai thác rừng trồng tại tỉnh, gỗ nhập ngoài tỉnh (2.524,3 m3) và gỗ bán phát mại (723,1 m3). Sản phẩm chủ yếu là đồ dân dụng như: Bàn ghế, giường, tủ... Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nội tỉnh.
+ Chế biến lâm sản ngoài gỗ: Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ, chủ yếu thực hiện sơ chế để bán trong nội tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Khai thác lâm sản còn hạn chế, chủ yếu là rừng trồng gỗ nhỏ và lâm sản ngoài gỗ; chế biến lâm sản chưa phát triển, thị trường tiêu thụ chưa phong phú.
2. Dịch vụ môi trường rừng
- Cung ứng dịch vụ môi trường cho các nhà máy thủy điện, nhà máy nước:
+ Trong giai đoạn đã thực hiện cung cấp dịch vụ môi trường rừng cho 18 nhà máy thủy điện, 07 nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch.
+ Đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm: Chủ rừng là các doanh nghiệp; chủ rừng là hộ gia đình cá nhân; Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Diện tích đã cung ứng giai đoạn 2015-2019 bình quân 438.310 ha/năm; Tổng giá trị dịch vụ đã cung ứng 1.612.638 triệu đồng, bình quân 322.528 triệu đồng/năm.
+ Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Năm 2015 và 2016 mức chi trả đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm và 40 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; từ năm 2017 đến nay, mức chi trả đã được nhà nước điều chỉnh tăng, đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm và 52 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch.
- Thuê môi trường rừng: Hiện có một số đơn vị có nhu cầu thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, trồng dược liệu dưới tán rừng, đang đề xuất nghiên cứu, khảo sát để đầu tư.
- Đường lâm nghiệp: Hệ thống đường lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp kém, công tác vận chuyển cây giống trồng rừng và thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng chủ yếu sử dụng hệ thống đường dân sinh và đường mòn của người dân hiện có.
- Vườn ươm: Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp (các Ban Quản lý rừng phòng hộ: có 06 vườn tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè; doanh nghiệp: có 04 vườn tại các huyện Nậm Nhùn, Phong Thổ và thành phố Lai Châu).
- Công trình bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng: Toàn tỉnh hiện có 15 chốt gác kiên cố tại cửa rừng; 03 chòi canh lửa (hiện đã xuống cấp); khoảng 220,2 km đường băng trắng cản lửa (Sìn Hồ 02 km, Than Uyên 92,31 km, Tân Uyên 71,4 km, Tam Đường 54,49 km).
Nhìn chung, hạ tầng lâm sinh chưa phát triển, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp và công trình phòng cháy.
VII. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
- Đối với sản xuất cây giống lâm nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên mức độ áp dụng công nghệ cao còn hạn chế. Phần lớn cây giống sản xuất trên địa bàn tỉnh được bằng gieo hạt (Thông, Sơn tra, Vối thuốc, Lát hoa, Mỡ...), cây ghép (cây Mắc ca).
- Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào công tác trồng và chăm sóc rừng còn hạn chế, mức độ thâm canh đối với diện tích rừng trồng chưa cao dẫn đến một số diện tích rừng đã trồng sinh trưởng chậm, chất lượng còn hạn chế.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được đẩy mạnh: Sử dụng máy tính bảng, máy định vị GPS, các phần mềm chuyên dụng như QGIS, FRMS, Mapinfo trong công tác cập nhật, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; các phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng...
VIII. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020
1. Chính sách hỗ trợ phát triển cây Quế, Sơn tra
Để triển khai phát triển cây Quế, Sơn tra trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 quy định chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021 theo đó: Hỗ trợ phát triển cây Quế 01 lần 100% giá giống trồng mới, hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất 6 triệu đồng/ha; hỗ trợ phát triển cây Sơn tra 01 lần 100% giá giống trồng mới (cả cây trồng chính và cây trồng hỗn giao phụ trợ), hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất 6 triệu đồng/ha. Diện tích thực hiện được nghiệm thu hỗ trợ từ năm 2017 đến 2020 là 5.975,4 ha (Quế 5.220,8 ha, Sơn tra 754,6 ha), tổng vốn hỗ trợ là 85.115,62 triệu đồng. Chính sách được triển khai đã hình thành được vùng lâm sản ngoài gỗ tập trung (làm tiền đề cho phát triển chế biến lâm sản), góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, mức hỗ trợ bình quân 9,18 triệu đồng/ha đối với cây Sơn tra và 16,32 triệu đồng/ha đối với cây Quế là thấp so với điều kiện thực tế, do hệ thống đường lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, đất trồng rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; ngoài ra do chính sách chỉ hỗ trợ 01 năm đầu, các năm tiếp theo người dân tự đầu tư thực hiện, trong khi điều kiện của người trồng rừng còn rất nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng một số diện tích rừng trồng không có do chưa được quan tâm, chăm sóc.
2. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
Thực hiện chính sách hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ (mức hỗ trợ 0,2 triệu đồng/ha/năm) và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ (thực hiện từ năm 2016; mức hỗ trợ tính bình quân 0,5 triệu đồng/ha/năm), trong giai đoạn 2015-2020 tổng diện tích triển khai hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên địa bàn tỉnh ước đạt 38.453,9 lượt ha. Chính sách hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là chính sách rất có hiệu quả, phù hợp với đặc thù của tỉnh, trong giai đoạn chính sách hỗ trợ đã góp phần làm tăng thêm trên 28.000 ha rừng tự nhiên.
3. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Với mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm và 40 đồng/m3 đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch (năm 2015 và 2016) và mức chi trả đã được nhà nước điều chỉnh tăng từ năm 2017 đến nay (cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch 52 đồng/m3) chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã huy động được nguồn vốn rất lớn cho công tác bảo vệ rừng (1.612.638 triệu đồng), góp phần thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như:
- Cơ chế sử dụng kinh phí 10% từ nguồn chi phí quản lý chưa linh hoạt.
- Thiếu cơ chế về quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, dẫn đến một số chủ rừng chưa đầu tư thỏa đáng trở lại cho việc phát triển rừng và nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường rừng.
IX. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ CHO BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020
Tổng vốn đầu tư, hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015-2020 ước đạt: 2.013.542,04 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 225.557,56 triệu đồng gồm:
+ Vốn đầu tư ngân sách trung ương: 18.207,92 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 207.349,64 triệu đồng (ngân sách trung ương 122.234,02 triệu đồng; ngân sách địa phương 85.115,62 triệu đồng).
- Vốn ngoài ngân sách nhà nước: 1.787.984,48 triệu đồng (vốn trồng rừng thay thế 113.968,79 triệu đồng; vốn ODA 61.377,69 triệu đồng; dịch vụ môi trường rừng 1.612.638 triệu đồng).
(Chi tiết có Phụ lục 03 kèm theo)
- Diện tích rừng đạt 462.413,7 ha, tăng 50.401,45 ha so với năm 2015. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 46,4% năm 2015 lên 50,89% năm 2020; chất lượng rừng từng bước được cải thiện.
- Quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tổ chức khoán bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng theo CTMTQG 30a, chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (số vụ cháy giảm 28 vụ so với giai đoạn 2010-2014). Công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tổ chức thực hiện tốt; số vụ vi phạm năm 2020 giảm 90 vụ so với năm 2015
- Trồng rừng phòng hộ, sản xuất đã gắn với các loài cây có giá trị kinh tế, cây lâm sản ngoài gỗ đa mục đích.
- Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn đặc biệt xung yếu, rừng đặc dụng, bảo đảm nguồn thủy sinh, an ninh nguồn nước; cung cấp nước cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia và phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất của vùng châu thổ Sông Hồng, góp phần bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng còn thấp so với yêu cầu phòng hộ đầu nguồn Sông Đà; chất lượng rừng chưa cao, diện tích rừng giàu, rừng trung bình ít, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi. Phát triển rừng sản xuất còn chậm; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ, manh mún; nhiều diện tích rừng trồng có tỷ lệ cây sống thấp, tỷ lệ rừng trồng chưa thành rừng còn cao.
- Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng rừng còn thấp, chưa khuyến khích được người dân tham gia đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trồng; chưa tạo được lợi thế để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất.
- Tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số nơi.
- Việc giao đất, quản lý đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập. Công tác giao rừng, phân định ranh giới rừng chưa được thực hiện.
- Gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ lớn để phục vụ sản xuất; chế biến lâm sản chưa phát triển, thị trường tiêu thụ chưa phong phú. Hạ tầng lâm sinh chưa phát triển, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp và công trình phòng cháy.
2.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
+ Điều kiện sản xuất lâm nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, giao thông đi lại không thuận lợi, dân cư phân tán gây khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
+ Nguồn lực của tỉnh còn hạn chế trong khi nhu cầu vốn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng lớn, đặc biệt là đầu tư hệ thống hạ tầng lâm sinh, hỗ trợ người dân trồng rừng với các loài cây gỗ lớn có giá trị, các công trình phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng...
+ Đời sống của người dân còn khó khăn, kinh tế phụ thuộc sản xuất nông, lâm nghiệp là chính gây áp lực không nhỏ tới công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thời vụ trồng rừng trùng với mùa vụ sản xuất nông nghiệp, thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài, mùa mưa ngắn làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng, sinh trưởng và phát triển rừng trồng.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự quyết liệt; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa thật sự sâu rộng; nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triển lâm nghiệp chưa đầy đủ, một bộ phận Nhân dân chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế; định mức đầu tư hỗ trợ trồng rừng còn thấp; những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng còn thiếu đồng bộ.
+ Năng lực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trồng rừng còn hạn chế nên chưa chủ động xây dựng được vùng nguyên liệu, chưa xây dựng được các mối liên kết giữa trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
+ Một số địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; thiếu kiên quyết chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý đất lâm nghiệp.
+ Việc xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp ở một số vụ việc còn thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đôi khi chưa chặt chẽ và thường xuyên.
+ Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để phát triển tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ít được quan tâm; trình độ, năng lực của một số cán bộ và năng lực hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở một số nơi còn hạn chế.
3. Đánh giá khả năng phát triển rừng
3.1. Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách, quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển lâm nghiệp. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển lâm nghiệp. Cơ chế, chính sách của tỉnh có nhiều thay đổi theo hướng khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên kết phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
- Nhu cầu gỗ, đặc biệt là gỗ lớn phục vụ chế biến, tiêu thụ ngày càng tăng; hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và người dân đối với công tác phát triển rừng. Phần lớn Nhân dân trong tỉnh đã nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của rừng và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển rừng.
- Sau khi rà soát hiện trạng 03 loại rừng, diện tích đất trống có khả năng đưa vào phát triển nông, lâm nghiệp còn trên 166.507 ha (trong đó đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha và đất chưa sử dụng có thể đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp trên 100.000 ha).
3.2. Khó khăn
- Là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn; vị trí của tỉnh nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hệ thống giao thông chưa phát triển dẫn đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, trong khi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho phát triển rừng từ ngân sách Trung ương chưa nhiều.
- Các công trình hạ tầng lâm sinh tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng còn chậm, còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm sinh. Công tác chế biến lâm sản chưa phát triển dẫn đến chưa thu hút được người dân tham gia phát triển rừng đặc biệt là phát triển rừng sản xuất.
- Năng suất chất lượng rừng trồng còn tháp; lợi nhuận thu được từ sản xuất lâm nghiệp chưa cao, chưa thu hút được nhiều các thành phần kinh tế đầu tư trồng và bảo vệ rừng.
- Điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn; tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn tồn tại ở một bộ phận người dân.
1. Quan điểm
Rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững về diện tích và chất lượng, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát triển rừng bền vững dựa trên nguyên tắc phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí,... gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng có rừng trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư, bảo vệ và phát triển, khai thác và hưởng lợi từ rừng, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị; trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư và Nhân dân nơi có rừng, đặc biệt là chủ rừng giữ vai trò nòng cốt.
Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng dân cư, toàn thể Nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Bảo vệ rừng gắn với cung ứng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ người dân và thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển rừng gắn với chế biến và thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Giai đoạn 2021-2025
- Tập trung quản lý, bảo vệ tốt 462.413,7 ha rừng hiện có và diện tích rừng tăng thêm hàng năm gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên 35.300 ha; trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, trong đó: Rừng phòng hộ, đặc dụng 1.000 ha, rừng sản xuất và cây phân tán khoảng 14.000 ha (cây Quế 5.000 ha; cây gỗ lớn 8.500 ha; cây phân tán khoảng 500.000 cây tương đương với 500 ha), tỷ lệ che phủ rừng đạt 54% vào năm 2025.
- Thành lập mới 01 khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè; 100% các Ban Quản lý rừng phòng hộ được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; có 01 đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng được phê duyệt.
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ 1 đến 2 nhà máy chế biến lâm sản. Hỗ trợ, đầu tư mở mới trên 150 km đường lâm nghiệp.
2.2.2. Định hướng đến năm 2030
Tổ chức bảo vệ diện tích rừng toàn tỉnh gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiếp tục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên khoảng 17.900 ha; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác 20.000 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh lên khoảng trên 40.000 ha; có từ 2 chủ rừng trở lên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC hoặc PEFC); phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt 56%.
- Tập trung quản lý, bảo vệ tốt 462.413,7 ha rừng hiện có (rừng đặc dụng 28.931,87 ha; rừng phòng hộ 259.782,92 ha; rừng sản xuất 173.698,91 ha) và diện tích rừng tăng thêm hàng năm gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng, gắn trách nhiệm của các chủ rừng, các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi từ rừng với công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng với quan điểm phòng là chính; giảm tối thiểu trên 30% số vụ cháy rừng so với giai đoạn 2015-2020; tăng cường công tác tuyên truyền, đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, xây dựng công trình phòng cháy chữa cháy rừng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng, theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
- Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; giảm trên 30% số vụ vi phạm so với giai đoạn 2015-2020.
- Kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đặc biệt là các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Tiếp tục điều tra, đánh giá và hoàn thiện các thủ tục thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè để quản lý, bảo tồn các loài động vật, thực vật quý, hiếm, rừng biên giới. Thực hiện giao rừng cho 07 Ban Quản lý rừng phòng hộ hiện có. Cắm mốc phân định ranh giới rừng cho 03 Ban Quản lý rừng phòng hộ trở lên. Tổ chức đánh giá và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại 7/7 Ban quản lý rừng phòng hộ, trình UBND tỉnh ban hành.
1.2.1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Tập trung thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên 35.300 ha để phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng, trong đó:
- Khoanh nuôi chuyển tiếp khoảng 10.793 ha: Tân Uyên 500 ha, Tam Đường 2.100 ha, Sìn Hồ 1.500 ha, Mường Tè 6.645 ha, thành phố Lai Châu 48 ha.
- Khoanh nuôi mới khoảng 24.540 ha, dự kiến tập trung tại các huyện: Than Uyên 4.550 ha, Tân Uyên 1.290 ha, Tam Đường 1.400 ha, Phong Thổ 1.730 ha, Sìn Hồ 7.370 ha, Nậm Nhùn 5.900 ha, Mường Tè 2.300 ha.
1.2.2. Sản xuất cây giống
- Các cơ sở sản xuất gieo ươm giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (Ban Quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp) căn cứ kế hoạch trồng rừng mới để chủ động sản xuất cây giống đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng mới tại tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất cây giống lâm nghiệp đảm bảo cây giống được sản xuất đạt chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc và giám sát được chuỗi hành trình; tập trung sản xuất giống các loài cây trồng theo định hướng phát triển của tỉnh, đạt năng suất cao, kháng bệnh tốt để phục vụ công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.2.3. Trồng rừng: Trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, trong đó:
a) Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
- Đầu tư trồng mới 1.000 ha, dự kiến tập trung tại các huyện: Tân Uyên 250 ha, Phong Thổ 100 ha, Sìn Hồ 200 ha, Nậm Nhùn 250 ha, Mường Tè 200 ha.
- Cơ cấu loài cây trồng gồm Sơn tra, Sa mộc, Tống quá sủ đỏ, Lát hoa, Giổi xanh... Trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao với các loài cây trồng phụ trợ phù hợp; mật độ trồng từ 1.600-2.000 cây/ha (gồm cả cây trồng chính và cây trồng phụ trợ).
- Khảo sát trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng thuộc ranh giới rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), phòng hộ phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng; các loài Sơn tra, Sa mộc, Tống quá sủ đỏ trồng ở độ cao từ 1.000m so với mực nước biển trở lên; các loài Lát hoa, Giổi xanh trồng ở độ cao khoảng 800m trở xuống so với mực nước biển.
b) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã; tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng cây Quế 5.000 ha, đưa tổng diện tích cây Quế toàn tỉnh lên khoảng 12.000 ha. Dự kiến trồng tập trung tại các huyện: Than Uyên 700 ha, Tân Uyên 400 ha, Phong Thổ 500 ha, Sìn Hồ 1.200 ha, Nậm Nhùn 700 ha, Mường Tè 1.500 ha... Trồng thuần loài với mật độ 5.000-10.000 cây/ha (nhà nước hỗ trợ trồng 5.000 cây/ha; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư trồng thêm mật độ đến 10.000 cây/ha). Khảo sát trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng trong và ngoài đất lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã; tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn khoảng 8.500 ha, dự kiến trọng tâm tại các huyện: Than Uyên 2.000 ha, Tân Uyên 2.000 ha, Tam Đường 800 ha, Sìn Hồ 2.500 ha, Nậm Nhùn 200 ha, Mường Tè 1.000 ha... Khuyến khích trồng các loài cây gỗ lớn như Tech, Giổi xanh, Lát hoa... cơ cấu loài cây trồng cụ thể do nhà đầu tư tự quyết định theo mục tiêu đầu tư. Khảo sát trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng trong và ngoài đất lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng.
- Trồng cây phân tán: Trồng mới khoảng 500.000 cây phân tán tương đương với 500 ha. Trồng ven hệ thống đường nông thôn mới, khuôn viên trường học, trụ sở cơ quan nhà nước... để tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới; trong đó:
+ Các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ mỗi huyện trồng khoảng 65.000 cây tương đương với 65 ha/huyện, bình quân mỗi năm trồng 13.000 cây/huyện (tương đương với 13 ha/huyện).
+ Các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè và thành phố Lai Châu mỗi huyện trồng khoảng 60.000 cây tương đương với 60 ha/huyện, bình quân mỗi năm trồng 12.000 cây/huyện (tương đương với 12 ha/huyện).
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ 1 đến 2 nhà máy chế biến lâm sản gắn với khai thác rừng trồng sản xuất đến chu kỳ khai thác tại huyện Tân Uyên, Mường Tè...
- Dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
+ Cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho trên 25 nhà máy thủy điện, nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch.
+ Xây dựng 01 đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng tại huyện Tam Đường để cho thuê môi trường rừng, trong đó: 01 điểm tại khu vực Đèo Ô Quý Hồ thuộc xã Sơn Bình, quy mô khoảng 280 ha; 01 điểm tại khu vực Thác Tác tình thị trấn Tam Đường, quy mô khoảng 300 ha.
+ Nghiên cứu thực hiện thí điểm cho thuê môi trường rừng trên diện tích đất rừng phòng hộ để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu ở các khu rừng có điều kiện phù hợp tại các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên...
Hỗ trợ, đầu tư mở trên 150 km đường lâm nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng phục vụ vùng trồng rừng sản xuất.
2. Định hướng một số nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2026-2030
- Quản lý, bảo vệ rừng: Tổ chức quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng toàn tỉnh gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; giảm tối thiểu trên 30% số vụ cháy rừng so với giai đoạn 2021-2025. Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; giảm trên 30% số vụ vi phạm so với giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thực hiện công tác giao rừng, cắm mốc phân định ranh giới rừng. Có 02 chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
- Phát triển rừng: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên khoảng 17.900 ha; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác và trồng cây phân tán khoảng 20.000 ha.
- Sử dụng rừng: Khai thác rừng trồng sản xuất đến chu kỳ khai thác theo quy định. Tiếp tục cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, trồng dược liệu dưới tán rừng để tăng giá trị dịch vụ môi trường rừng.
- Hạ tầng lâm sinh: Mở mới, nâng cấp trên 50 km đường lâm nghiệp.
III. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng
- Đối với nhiệm vụ bảo vệ rừng: Thực hiện theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Đối với các nhiệm vụ thành lập khu rừng đặc dụng, tăng cường năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, cắm mốc phân định ranh giới rừng, giao rừng để ổn định và phát triển sản xuất: Thực hiện theo quy định về chính sách đầu tư hiện hành của nhà nước.
- Đối với nhiệm vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững: Các chủ rừng tự thực hiện và được hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Chính sách phát triển rừng
- Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: Khuyến khích phát triển rừng tự nhiên bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh theo chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp và chính sách sửa đổi, thay thế có liên quan nếu có.
- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, mở đường lâm nghiệp và đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025.
1. Giải pháp về tuyên truyền, quán triệt, học tập
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, của cộng đồng, các đoàn thể Nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong việc phổ biến, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới hình thức trong công tác tuyên truyền, giáo dục để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi cá nhân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
2. Giải pháp huy động nguồn vốn
Huy động và phát huy tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Đề án, cụ thể:
- Nhiệm vụ bảo vệ rừng: Sử dụng nguồn vốn thu từ các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh (thu từ các nhà máy thủy điện, các nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch, cho thuê môi trường rừng...).
- Đối với các nhiệm vụ thành lập khu rừng đặc dụng, tăng cường năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, cắm mốc phân định ranh giới rừng, giao rừng để ổn định và phát triển sản xuất: Sử dụng nguồn vốn đầu tư công được đề xuất trong danh mục dự án đầu tư công trung hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nhiệm vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững: Sử dụng nguồn vốn tự có của chủ rừng, nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và nguồn 10% chi phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
- Nhiệm vụ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: Sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nhiệm vụ trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng: Sử dụng nguồn vốn đầu tư công được đề xuất trong danh mục dự án đầu tư công trung hạn, nguồn vốn trồng rừng thay thế.
- Đối với nhiệm vụ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, mở đường lâm nghiệp: Sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Ngoài ra, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn theo hướng xã hội hóa (kinh phí trồng rừng hàng năm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; khai thác diện tích rừng trồng đến chu kỳ khai thác, chế biến các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ; huy động các thành phần kinh tế trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ; các nguồn vốn hỗ trợ ODA...); kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
- Tích hợp nội dung về lâm nghiệp vào Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia. Khuyến khích tích tụ đất đai để tạo các vùng rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, liền vùng, liền khoảnh.
- Rà soát, điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng vào mục đích phát triển lâm theo định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng thông qua đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho các địa phương.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo lao động tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm để đáp ứng công tác bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, chế biến, gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
5. Giải pháp kỹ thuật và khoa học công nghệ
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực vận hành và sử dụng các phần mềm, thiết bị chuyên dụng, hệ thống thông tin chuyên ngành trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống đảm bảo chất lượng, ổn định. Lựa chọn cây trồng sản xuất gỗ lớn, cây đặc sản, cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái của tỉnh.
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2030 là 7.969.966 triệu đồng, trong đó:
1. Giai đoạn 2021-2025: 4.049.866 triệu đồng
1.1. Vốn phân theo nhiệm vụ
a) Quản lý, bảo vệ rừng 3.027.900 triệu đồng
- Bảo vệ rừng 2.862.000 triệu đồng.
- Điều tra, đánh giá phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè 3.000 triệu đồng.
- Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng 30.000 triệu đồng.
- Cắm mốc phân định ranh giới rừng 31.000 triệu đồng.
- Giao rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ 88.900 triệu đồng.
- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững 13.000 triệu đồng.
b) Phát triển rừng 790.066 triệu đồng
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 94.516 triệu đồng.
- Trồng rừng mới 695.550 triệu đồng, trong đó:
+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 40.000 triệu đồng.
+ Trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán 655.550 triệu đồng (trồng cây quế 219.000 triệu đồng; trồng rừng cây gỗ lớn 425.000 triệu đồng; trồng cây phân tán 11.550 triệu đồng).
c) Hạ tầng lâm sinh 172.500 triệu đồng.
1.2. Chia theo nguồn vốn
a) Vốn ngân sách nhà nước 749.466 triệu đồng
- Ngân sách trung ương 239.116 triệu đồng, trong đó:
+ Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng 24.700 triệu đồng.
+ Cắm mốc phân định ranh giới rừng 31.000 triệu đồng.
+ Giao rừng cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ 88.900 triệu đồng.
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 94.516 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương 510.350 triệu đồng, trong đó:
+ Thực hiện Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND là 502.050 triệu đồng, gồm: Đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 40.000 triệu đồng (trường hợp được trung ương bố trí vốn thì sử dụng ngân sách trung ương để thực hiện); Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán 289.550 triệu đồng (trồng cây quế 116.000 triệu đồng; trồng rừng cây gỗ lớn 162.000 triệu đồng; trồng cây phân tán 11.550 triệu đồng); Hỗ trợ, đầu tư mở đường lâm nghiệp 172.500 triệu đồng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác 8.300 triệu đồng, gồm: Điều tra, đánh giá phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè 3.000 triệu đồng; Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng 5.300 triệu đồng.
b) Vốn ngoài ngân sách nhà nước 3.241.000 triệu đồng
- Dịch vụ môi trường rừng 2.875.000 triệu đồng, trong đó:
+ Bảo vệ rừng 2.862.000 triệu đồng.
+ Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững 13.000 triệu đồng (chi phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh).
- Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư trồng rừng sản xuất khoảng 366.000 triệu đồng.
2. Giai đoạn 2026-2030: Khoảng 3.977.100 triệu đồng
- Vốn ngân sách Nhà nước 980.100 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương 370.600 triệu đồng, trong đó: Quản lý, bảo vệ rừng 323.600 triệu đồng; phát triển rừng 47.000 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương 609.500 triệu đồng, trong đó: Quản lý, bảo vệ rừng 57.000 triệu đồng; phát triển rừng 515.000 triệu đồng; hạ tầng lâm sinh 37.500 triệu đồng.
- Dịch vụ môi trường rừng 2.997.000 triệu đồng (quản lý, bảo vệ rừng).
(Chi tiết có Phụ lục 05 kèm theo)
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án
- Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh do đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp làm Phó Trưởng ban; Ủy viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
- Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cấp huyện/thành phố do đồng chí Bí thư thành ủy, huyện ủy làm Trưởng ban; đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện/thành phố phụ trách nông nghiệp làm Phó Trưởng ban; Ủy viên là trưởng các phòng ban chuyên môn có liên quan; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.
- Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã): Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã do đồng chí Bí thư cấp xã làm Trưởng ban; đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách nông nghiệp làm Phó Trưởng ban; Ủy viên là các cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực có liên quan.
2. Nhiệm vụ của các sở ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong thực hiện đề án
2.1. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Đề án xây dựng Chương trình hoặc Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn, kiên quyết xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác bảo vệ rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của từng địa phương theo Đề án được phê duyệt và các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước. Hàng năm, tổ chức rà soát, tổng hợp gửi đăng ký kế hoạch, nhu cầu vốn thực hiện về các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện.
- Căn cứ đề án được phê duyệt, kế hoạch và vốn UBND tỉnh giao hàng năm: Giao cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ kỹ thuật, dự toán hỗ trợ tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng cây phân tán gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT thẩm định và trình UBND cấp huyện phê duyệt để thực hiện; giao cơ quan chuyên môn thiết kế kỹ thuật và dự toán mở đường lâm nghiệp theo quy định, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn theo phân cấp của nhà nước quy định.
- Tổ chức rà soát lại toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP trên địa bàn huyện, thành phố tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh phương án giải quyết đối với những diện tích đất đã giao nhưng chủ thể được giao đất không biết vị trí, ranh giới khu đất đã được giao. Tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu đề án đề ra và có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc các chủ rừng thực hiện xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình thẩm định và phê duyệt theo quy định; kiểm tra giám sát các chủ rừng trong quá trình thực hiện phương án.
- Xây dựng các dự án trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền, gồm: Dự án điều tra, đánh giá về phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè; dự án tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp theo chức năng nhiệm vụ; hướng dẫn, tổng hợp các dự án đề xuất đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện đề án; rà soát tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển dược liệu dưới tán rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã và các dự án đầu tư công thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, tổng hợp nhu cầu thực hiện vốn đầu tư công của các đơn vị trình UBND tỉnh xem xét quyết định phân bổ thực hiện.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện Đề án hàng năm.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán vốn theo quy định.
2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất đảm bảo thống nhất đồng bộ giữa giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và giao rừng, cho thuê rừng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan rà soát lại toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê, đặc biệt là diện tích đất đã giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, báo cáo đề xuất UBND tỉnh phương án giải quyết; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tế.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công để hướng dẫn, tư vấn các chính sách phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc đôn đốc các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đảm bảo đúng thời gian quy định.
Chủ trì tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ Sở hữu công nghiệp; hỗ trợ cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp được chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật địa phương, hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa; hướng dẫn xây dựng mã số, mã vạch cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
2.8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tổ chức đào tạo lao động để đáp ứng công tác bảo vệ và phát triển rừng, các cơ sở chế biến... Kêu gọi các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực, cải thiện sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh.
2.9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ rừng nghiên cứu rà soát, bổ sung địa điểm và sản phẩm du lịch sinh thái.
- Hỗ trợ, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng trên địa bàn tỉnh triển khai các chương trình kích cầu du lịch.
- Chủ trì, phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch sinh thái tại các chương trình, hợp tác phát triển du lịch.
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, khai thác hợp lý, đúng đối tượng, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng được giao quản lý sử dụng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xây dựng trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý rừng bền vững.
- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Xây dựng trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.
- Các Ban Quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để triển khai thực hiện Dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng.
2.11. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của đề án tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với cơ quan chủ trì để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án đảm bảo hiệu quả, chất lượng.
2.12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên
Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của đề án đến toàn thể đoàn viên, hội viên và Nhân dân để hiểu và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề án đạt hiệu quả, chất lượng.
VII. ĐÁNH GIÁ DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Về môi trường
- Đây là đề án có tác động tích cực đến ngành lâm nghiệp tỉnh Lai Châu theo hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phù hợp với xu thế và yêu cầu chung của quốc tế hiện nay. Đề án đã xác định được các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để thực hiện quản lý và giám sát thường xuyên tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh, từ đó giúp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững và phủ xanh cho diện tích bị thoái hóa thông qua phát triển rừng.
- Đề án sẽ góp phần phục hồi và duy trì vai trò, chức năng đa dạng sinh học của các loại rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh, góp phần giữ các nguồn sinh thủy, chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần cải thiện môi trường sống. Việc quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững sẽ giúp giảm bớt thiên tai, hạn hán góp phần làm giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, góp phần giúp môi trường được cải thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
2. Về kinh tế
- Thúc đẩy tăng trưởng ngành: Xác định được cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với từng điều kiện lập địa và tiểu vùng khí hậu nhằm phát huy tối đa vai trò sản xuất của rừng và đất rừng. Thúc đẩy việc tận dụng và đánh giá hiệu quả để khôi phục lại giá trị hàng hóa và dịch vụ do rừng và đất rừng cung cấp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng tích cực: Thu hút được nhiều nguồn đầu tư của chủ rừng, cá nhân, tổ chức kinh tế và xã hội, giúp huy động được nguồn kinh phí nhàn rỗi trong Nhân dân, tạo đà cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Cân đối lại cơ cấu sản phẩm lâm sản (gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài...) góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng, tăng tỷ lệ đóng góp của ngành lâm nghiệp về mặt kinh tế.
- Thúc đẩy giá trị sản xuất tăng cao: Khi thực thi cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, giá trị gỗ có chứng chỉ sẽ tăng lên khoảng 15-20% so với giá gỗ chưa có chứng chỉ, thông qua thúc đẩy thương mại lâm sản phù hợp với các yêu cầu của thị trường quốc tế và trong nước, hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu lâm sản nước ta vào các thị trường chính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản... Định giá giá trị môi trường rừng là cơ sở cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như góp phần nâng cao thu nhập từ nghề lâm nghiệp, góp phần xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Ngoài ra còn rất nhiều hiệu quả gián tiếp khác về mặt kinh tế mà kết quả của đề án có thể mang lại.
3. Về xã hội, an ninh quốc phòng
- Đây là đề án mang tính chất an sinh xã hội rất lớn, người dân trực tiếp được hỗ trợ và hưởng lợi. Việc tổ chức triển khai thực hiện đề án sẽ tạo việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp cho người dân (gồm cả chủ rừng), góp phần cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất qua việc khai thác có hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng để sản xuất lâm nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa lâm sản có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp để có khả năng thích ứng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện đề án sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, củng cố thêm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, nhà nước góp phần giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia./.
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN
2015-2020 THEO TỪNG NĂM
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Tổng cộng |
Khối lượng thực hiện chia theo từng năm |
Ghi chú |
|||||
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||||
1 |
Khoán bảo vệ rừng |
Ha; Lượt ha |
352.289,0 |
184.977,1 |
167.311,9 |
|
|
|
|
|
2 |
Khoán KNTS tự nhiên |
Ha; Lượt ha |
38.453,9 |
3.848,1 |
|
17.909,9 |
3.578,1 |
3.077,2 |
10.040,6 |
|
3 |
Trồng rừng mới |
Ha |
12.275,1 |
1.806,5 |
2.749,4 |
3.583,8 |
1.794,5 |
1.203,4 |
1.137,5 |
|
- |
Trồng rừng thay thế |
Ha |
5.504,1 |
1.371,3 |
2.678,5 |
1.435,3 |
19,0 |
|
|
|
- |
Đề án phát triển cây Quế |
Ha |
5.220,8 |
|
|
1.840,2 |
1.235,8 |
1.097,7 |
1.047,1 |
|
- |
Đề án phát triển cây Sơn tra |
Ha |
754,6 |
|
|
308,3 |
250,2 |
105,8 |
90,4 |
|
- |
Các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018 |
Ha |
435,2 |
435,2 |
|
|
|
|
|
|
- |
Các chương trình, dự án khác |
Ha |
360,4 |
|
71,0 |
|
289,5 |
|
|
|
4 |
Chăm sóc rừng trồng các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018 |
Ha |
3.150,6 |
911,4 |
1.310,0 |
667,9 |
261,4 |
|
|
|
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN
2015-2020 THEO TỪNG HUYỆN, TP
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Tổng cộng |
Khối lượng thực hiện chia theo từng huyện |
Ghi chú |
|||||||
Than Uyên |
Tân Uyên |
Tam Đường |
Phong Thổ |
Sìn Hồ |
Nậm Nhùn |
Mường Tè |
Thành phố |
|||||
1 |
Khoán bảo vệ rừng |
Ha; Lượt ha |
352.289,0 |
8.280,3 |
25.249,1 |
19.546,7 |
65.657,3 |
47.094,4 |
70.195,6 |
114.780,4 |
1.485,2 |
|
2 |
Khoán KNTS tự nhiên |
Ha; Lượt ha |
38.453,9 |
|
2.099,5 |
12.632,4 |
2.472,5 |
14.238,4 |
|
6.644,6 |
366,5 |
|
3 |
Trồng rừng mới |
Ha |
12.275,1 |
1.419,8 |
3.640,0 |
501,2 |
340,8 |
4.104,9 |
965,4 |
1.177,4 |
125,5 |
|
- |
Trồng rừng thay thế |
Ha |
5.504,1 |
881,5 |
1.401,8 |
343,9 |
249,7 |
1.672,0 |
568,1 |
261,6 |
125,5 |
|
- |
Đề án phát triển cây Quế |
Ha |
5.220,8 |
196,5 |
1.927,3 |
|
|
1.783,8 |
397,3 |
915,9 |
|
|
- |
Đề án phát triển cây Sơn tra |
Ha |
754,5 |
226,1 |
123,5 |
66,9 |
66,5 |
271,6 |
|
|
|
|
- |
Các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018 |
Ha |
435,2 |
115,7 |
187,4 |
22,0 |
24,6 |
85,5 |
|
|
|
|
- |
Các chương trình, dự án khác |
Ha |
360,4 |
|
|
68,4 |
|
292,0 |
|
|
|
|
4 |
Chăm sóc rừng trồng các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013-2018 |
Ha |
911,4 |
219,1 |
328,5 |
64,9 |
103,1 |
195,8 |
|
|
|
|
TỔNG
HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN
2015-2020
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Nội dung |
Tổng vốn (triệu đồng) |
Vốn ngân sách nhà nước (triệu đồng) |
Vốn ngoài ngân sách nhà nước (triệu đồng) |
|||||||||
Cộng |
Vốn đầu tư |
Vốn sự nghiệp |
|||||||||||
Cộng |
NSTW |
NSĐP |
Cộng |
NSTW |
NSĐP |
Cộng |
Trồng rừng thay thế |
Vốn ODA |
DVMTR |
||||
|
Cộng |
2.013.542,04 |
225.557,56 |
18.207,92 |
18.207,92 |
- |
207.349,64 |
122.234,02 |
85.115,62 |
1.787.984,48 |
113.968,79 |
61.377,69 |
1.612.638 |
1 |
Bảo vệ rừng |
1.731.471,44 |
118.833,44 |
8.700,00 |
8.700,00 |
- |
110.133,44 |
110.133,44 |
- |
1.612.638,00 |
- |
- |
1.612.638 |
- |
Khoán bảo vệ rừng |
1.721.811,39 |
109.173,39 |
- |
|
|
109.173,39 |
109.173,39 |
|
1.612.638,00 |
|
|
1.612.638 |
- |
Duy tu bảo dưỡng đường băng |
960,05 |
960,05 |
- |
|
|
960,05 |
960,05 |
|
- |
|
|
|
- |
Dự án PCCCR và bảo vệ rừng cấp bách năm 2017 |
3.700,00 |
3.700,00 |
3.700,00 |
3.700,00 |
|
|
|
|
- |
|
|
|
- |
Dự án cấp bách về PCCCR và bảo vệ rừng năm 2019 |
5.000,00 |
5.000,00 |
5.000,00 |
5.000,00 |
|
|
|
|
- |
|
|
|
2 |
Khoán KNTS tự nhiên |
12.100,58 |
12.100,58 |
- |
|
|
12.100,58 |
12.100,58 |
|
- |
|
|
|
3 |
Trồng, chăm sóc rừng trồng |
217.744,33 |
94.623,54 |
9.507,92 |
9.507,92 |
- |
85.115,62 |
- |
85.115,62 |
123.120,79 |
113.968,79 |
9.152,00 |
- |
- |
Trồng rừng thay thế |
113.968,79 |
- |
- |
|
|
- |
|
|
113.968,79 |
113.968,79 |
|
|
- |
Đề án phát triển cây Quế |
78.545,54 |
78.545,54 |
- |
|
|
78.545,54 |
|
78.545,54 |
- |
|
|
|
- |
Đề án phát triển cây Sơn tra |
6.570,08 |
6.570,08 |
- |
|
|
6.570,08 |
|
6.570,08 |
- |
|
|
|
- |
Các Dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2013 - 2018 |
9.507,92 |
9.507,92 |
9.507,92 |
9.507,92 |
|
- |
|
|
- |
|
|
|
- |
Dự án ĐTXD công trình Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phòng chống lũ, sạt lở đất gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bảo vệ dân cư một số khu vực trọng điểm huyện Sìn Hồ |
9.152,00 |
- |
- |
|
|
- |
|
|
9.152,00 |
|
9.152,00 |
|
4 |
Dự án quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (KfW8) |
30.978,00 |
- |
- |
|
|
- |
|
|
30.978,00 |
|
30.978,00 |
|
5 |
Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) |
21.247,69 |
- |
- |
|
|
- |
|
|
21.247,69 |
|
21.247,69 |
|
MỘT
SỐ CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2030
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Chỉ tiêu, nhiệm vụ |
Đơn vị tính |
Giai đoạn 2021-2025 |
Định hướng 2026-2030 |
||||||||
Tổng |
Than Uyên |
Tân Uyên |
Tam Đường |
Phong Thổ |
Sìn Hồ |
Nậm Nhùn |
Mường Tè |
Thành phố |
||||
1 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
% |
54,0 |
42,04 |
43,30 |
51,82 |
45,65 |
44,81 |
58,88 |
68,46 |
28,34 |
56,0 |
2 |
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng |
Ha |
35.333 |
4.550 |
1.790 |
3.500 |
1.730 |
8.870 |
5.900 |
8.945 |
48 |
17.900 |
- |
Khoanh nuôi chuyển tiếp |
Ha |
10.793 |
|
500 |
2.100 |
|
1.500 |
|
6.645 |
48 |
|
- |
Khoanh nuôi mới |
Ha |
24.540 |
4.550 |
1.290 |
1.400 |
1.730 |
7.370 |
5.900 |
2.300 |
|
|
3 |
Trồng rừng mới |
Ha |
15.000 |
2.765 |
2.715 |
865 |
665 |
3.960 |
1.210 |
2.760 |
60 |
20.000 |
- |
Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng |
Ha |
1.000 |
|
250 |
|
100 |
200 |
250 |
200 |
|
1.000 |
- |
Trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán |
Ha |
14.000 |
2.765 |
2.465 |
865 |
565 |
3.760 |
960 |
2.560 |
60 |
19.000 |
+ |
Trồng cây Quế |
Ha |
5.000 |
700 |
400 |
|
500 |
1.200 |
700 |
1.500 |
|
|
+ |
Trồng rừng gỗ lớn |
Ha |
8.500 |
2.000 |
2.000 |
800 |
|
2.500 |
200 |
1.000 |
|
|
+ |
Trồng cây phân tán 500.000 cây tương đương với 500 ha |
Ha |
500 |
65 |
65 |
65 |
65 |
60 |
60 |
60 |
60 |
|
4 |
Số lượng chủ rừng là các Ban Quản lý rừng được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững |
Chủ rừng |
7 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
|
5 |
Số lượng chù rừng là các Ban Quản lý rừng được giao rừng |
Chủ rừng |
7 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
|
6 |
Số lượng chủ rừng là các Ban Quản lý rừng được cắm mốc phân định ranh giới rừng |
Chủ rừng |
3 |
|
1 |
1 |
|
|
|
1 |
|
4 |
7 |
Số lượng chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp |
Chứng chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
KHÁI
TOÁN NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Hạng mục |
Tổng cộng (triệu đồng) |
Phân theo nguồn vốn (triệu đồng) |
|||||||
Vốn NSNN |
Vốn ngoài NSNN |
|||||||||
Cộng |
NSTW |
NSĐP |
Cộng |
Dịch vụ MTR |
Vốn người dân và DN tự đầu tư |
|||||
Cộng |
Thực hiện Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND |
Thực hiện các nhiệm vụ khác |
||||||||
|
TỔNG CỘNG |
7.967.566 |
1.729.566 |
609.716 |
1.119.850 |
502.050 |
8.300 |
6.238.000 |
5.872.000 |
366.000 |
A |
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
3.990.466 |
749.466 |
239.116 |
510.350 |
502.050 |
8.300 |
3.241.000 |
2.875.000 |
366.000 |
1 |
Quản lý, bảo vệ rừng |
3.027.900 |
152.900 |
144.600 |
8.300 |
- |
8.300 |
2.875.000 |
2.875.000 |
- |
- |
Bảo vệ rừng |
2.862.000 |
- |
|
- |
|
|
2.862.000 |
2.862.000 |
|
- |
Điều tra, đánh giá phạm vi, hiện trạng, hệ sinh thái và đa dạng sinh học để thành lập khu rừng đặc dụng tại huyện Mường Tè |
3.000 |
3.000 |
|
3.000 |
|
3.000 |
- |
|
|
- |
Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng |
30.000 |
30.000 |
24.700 |
5.300 |
|
5.300 |
- |
|
|
- |
Cắm mốc phân định ranh giới rừng |
31.000 |
31.000 |
31.000 |
- |
|
|
- |
|
|
- |
Giao rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ |
88.900 |
88.900 |
88.900 |
- |
|
|
- |
|
|
- |
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (07 Ban Quản lý) |
13.000 |
- |
|
- |
|
|
13.000 |
13.000 |
|
2 |
Phát triển rừng |
790.066 |
424.066 |
94.516 |
329.550 |
329.550 |
- |
366.000 |
- |
366.000 |
- |
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng (35.333 ha) |
94.516 |
94.516 |
94.516 |
- |
|
|
- |
|
|
- |
Trồng rừng mới |
695.550 |
329.550 |
- |
329.550 |
329.550 |
- |
366.000 |
- |
366.000 |
+ |
Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (1.000 ha) |
40.000 |
40.000 |
|
40.000 |
40.000 |
|
- |
|
|
|
Trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán |
655.550 |
289.550 |
- |
289.550 |
289.550 |
- |
366.000 |
- |
366.000 |
|
Trồng cây Quế (5.000 ha) |
219.000 |
116.000 |
|
116.000 |
116.000 |
|
103.000 |
|
103.000 |
|
Trồng rừng cây gỗ lớn (8.500 ha) |
425.000 |
162.000 |
|
162.000 |
162.000 |
|
263.000 |
|
263.000 |
|
Trồng cây phân tán 500.000 cây tương đương với 500 ha |
11.550 |
11.550 |
|
11.550 |
11.550 |
|
- |
|
|
3 |
Hạ tầng lâm sinh |
172.500 |
172.500 |
- |
172.500 |
172.500 |
- |
- |
- |
- |
- |
Hỗ trợ, đầu tư mở đường lâm nghiệp |
172.500 |
172.500 |
|
172.500 |
172.500 |
|
- |
|
|
B |
GIAI ĐOẠN 2026-2030 |
3.977.100 |
980.100 |
370.600 |
609.500 |
- |
- |
2.997.000 |
2.997.000 |
- |
1 |
Quản lý, bảo vệ rừng |
3.377.600 |
380.600 |
323.600 |
57.000 |
- |
- |
2.997.000 |
2.997.000 |
- |
- |
Bảo vệ rừng |
2.982.000 |
- |
|
|
|
|
2.982.000 |
2.982.000 |
|
- |
Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng Khu rừng đặc dụng huyện Mường Tè |
57.000 |
57.000 |
|
57.000 |
|
|
|
|
|
- |
Tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng |
38.000 |
38.000 |
38.000 |
|
|
|
- |
|
|
- |
Cắm mốc phân định ranh giới rừng |
90.000 |
90.000 |
90.000 |
|
|
|
- |
|
|
- |
Giao rừng cho các đối tượng khác |
195.600 |
195.600 |
195.600 |
|
|
|
- |
|
|
- |
Cấp chứng chỉ rừng |
15.000 |
- |
|
|
|
|
15.000 |
15.000 |
|
2 |
Phát triển rừng |
562.000 |
562.000 |
47.000 |
515.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng |
47.000 |
47.000 |
47.000 |
|
|
|
- |
|
|
- |
Trồng rừng mới |
515.000 |
515.000 |
- |
515.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
+ |
Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng |
40.000 |
40.000 |
|
40.000 |
|
|
- |
|
|
+ |
Trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán |
475.000 |
475.000 |
|
475.000 |
|
|
- |
|
|
3 |
Hạ tầng lâm sinh |
37.500 |
37.500 |
- |
37.500 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
Đầu tư mở mới, nâng cấp trên 50 km đường lâm nghiệp |
37.500 |
37.500 |
|
37.500 |
|
|
- |
|
|
DIỆN
TÍCH DỰ KIẾN KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN CHUYỂN TIẾP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Huyện/xã |
Tiểu khu |
Diện tích (ha) |
Ghi chú |
|
Tổng: |
143 |
10.792,6 |
|
I |
Huyện Mường Tè |
76 |
6.644,6 |
|
1 |
Xã Tà Tổng |
12 |
1.131,7 |
|
|
|
127 |
30,0 |
|
|
|
148 |
506,3 |
|
|
|
151 |
173,5 |
|
|
|
152 |
19,4 |
|
|
|
175 |
163,1 |
|
|
|
176 |
2,9 |
|
|
|
177 |
74,6 |
|
|
|
205 |
77,9 |
|
|
|
249 |
5,3 |
|
|
|
275 |
44,2 |
|
|
|
278 |
9,5 |
|
|
|
313 |
25,0 |
|
2 |
Xã Kan Hồ |
6 |
439,8 |
|
|
|
211 |
2,5 |
|
|
|
250 |
58,7 |
|
|
|
252 |
254,0 |
|
|
|
276 |
50,7 |
|
|
|
277 |
35,6 |
|
|
|
311 |
38,3 |
|
3 |
Xã Vàng San |
4 |
110,7 |
|
|
|
181 |
17,2 |
|
|
|
203 |
22,3 |
|
|
|
207 |
34,3 |
|
|
|
208 |
36,9 |
|
4 |
Xã Bum Nưa |
2 |
65,7 |
|
|
|
123 |
1,1 |
|
|
|
129 |
64,6 |
|
5 |
Xã Bum Tở |
4 |
284,8 |
|
|
|
128 |
13,9 |
|
|
|
89 |
129,4 |
|
|
|
95 |
33,4 |
|
|
|
96 |
108,1 |
|
6 |
Xã Pa Vệ Sử |
7 |
843,1 |
|
|
|
111 |
87,3 |
|
|
|
30 |
176,8 |
|
|
|
40 |
146,9 |
|
|
|
67 |
75,1 |
|
|
|
68 |
131,3 |
|
|
|
69 |
142,8 |
|
|
|
90 |
82,9 |
|
7 |
Xã Pa Ủ |
9 |
881,1 |
|
|
|
12 |
283,1 |
|
|
|
13 |
115,8 |
|
|
|
14 |
155,0 |
|
|
|
17 |
88,8 |
|
|
|
21 |
9,2 |
|
|
|
25 |
53,2 |
|
|
|
31 |
59,1 |
|
|
|
41 |
103,9 |
|
|
|
70 |
13,1 |
|
8 |
Xã Mù Cả |
14 |
879,4 |
|
|
|
43 |
0,5 |
|
|
|
61 |
108,9 |
|
|
|
62 |
79,9 |
|
|
|
63 |
24,9 |
|
|
|
87 |
28,3 |
|
|
|
92 |
62,5 |
|
|
|
93 |
31,1 |
|
|
|
105 |
113,4 |
|
|
|
106 |
77,8 |
|
|
|
107 |
137,8 |
|
|
|
108 |
9,2 |
|
|
|
126 |
104,2 |
|
|
|
149 |
69,9 |
|
|
|
150 |
31,3 |
|
9 |
Xã Mường Tè |
6 |
489,1 |
|
|
|
33 |
219,5 |
|
|
|
44 |
44,8 |
|
|
|
65 |
29,3 |
|
|
|
66 |
28,0 |
|
|
|
85 |
77,0 |
|
|
|
91 |
90,7 |
|
10 |
Xã Ka Lăng |
5 |
590,0 |
|
|
|
23 |
104,6 |
|
|
|
34 |
108,6 |
|
|
|
35 |
373,1 |
|
|
|
19B |
0,3 |
|
|
|
22B |
3,4 |
|
11 |
Xã Tá Bạ |
3 |
723,5 |
|
|
|
7 |
124,6 |
|
|
|
10 |
568,0 |
|
|
|
18 |
30,9 |
|
12 |
Xã Thu Lũm |
4 |
205,8 |
|
|
|
2 |
135,9 |
|
|
|
3 |
13,9 |
|
|
|
6 |
55,0 |
|
|
|
11 |
1,0 |
|
II |
Huyện Tân Uyên |
20 |
500,0 |
|
1 |
Xã Mường Khoa |
1 |
11,3 |
|
|
|
328A |
11,3 |
|
2 |
Xã Nậm Sỏ |
7 |
129,1 |
|
|
|
377 |
7,9 |
|
|
|
408 |
7,2 |
|
|
|
376 |
73,2 |
|
|
|
388 |
18,4 |
|
|
|
414 |
18,5 |
|
|
|
445 |
2,6 |
|
|
|
436 |
1,5 |
|
3 |
Xã Phúc Khoa |
4 |
116,2 |
|
|
|
293 |
41,7 |
|
|
|
265 |
8,8 |
|
|
|
292 |
52,8 |
|
|
|
259 |
12,9 |
|
4 |
Xã Tà Mít |
5 |
150,0 |
|
|
|
455 |
47,2 |
|
|
|
475 |
70,3 |
|
|
|
465 |
7,0 |
|
|
|
468 |
19,7 |
|
|
|
467 |
5,9 |
|
5 |
TT Tân Uyên |
2 |
87,3 |
|
|
|
300 |
35,1 |
|
|
|
326 |
52,3 |
|
6 |
Xã Nậm Cần |
1 |
6,1 |
|
|
|
386 |
6,1 |
|
III |
Huyện Tam Đường |
20 |
2.100,0 |
|
1 |
TT Tam Đường |
1 |
41,1 |
|
|
|
219 |
41,1 |
|
2 |
Xã Bản Bo |
5 |
545,6 |
|
|
|
221 |
43,5 |
|
|
|
229 |
227,8 |
|
|
|
231 |
160,1 |
|
|
|
258 |
22,5 |
|
|
|
291 |
91,7 |
|
3 |
Xã Bản Hon |
1 |
65,1 |
|
|
|
257 |
65,1 |
|
4 |
Xã Bình Lư |
1 |
152,0 |
|
|
|
191 |
152,0 |
|
5 |
Xã Khun Há |
3 |
307,2 |
|
|
|
266 |
30,8 |
|
|
|
290 |
239,5 |
|
|
|
301 |
36,9 |
|
6 |
Xã Sơn Bình |
9 |
989,0 |
|
|
|
164 |
121,8 |
|
|
|
165 |
62,0 |
|
|
|
166 |
180,3 |
|
|
|
192 |
109,0 |
|
|
|
193A |
55,7 |
|
|
|
193B |
101,3 |
|
|
|
194 |
87,3 |
|
|
|
220 |
67,5 |
|
|
|
222 |
204,1 |
|
IV |
Huyện Sìn Hồ |
21 |
1.500,0 |
|
1 |
Xã Chăn Nưa |
2 |
150,8 |
|
|
|
395 |
56,1 |
|
|
|
405 |
94,8 |
|
2 |
Xã Tả Ngảo |
1 |
16,1 |
|
|
|
236 |
16,1 |
|
3 |
Xã Sà Dề Phìn |
3 |
95,7 |
|
|
|
214 |
33,3 |
|
|
|
235 |
27,0 |
|
|
|
239 |
35,4 |
|
4 |
Xã Phăng Sô Lin |
3 |
81,4 |
|
|
|
141 |
33,9 |
|
|
|
170 |
38,4 |
|
|
|
199 |
9,2 |
|
5 |
Xã Pa Tần |
3 |
474,4 |
|
|
|
83 |
288,0 |
|
|
|
104 |
107,6 |
|
|
|
131 |
78,8 |
|
6 |
Xã Lùng Thàng |
3 |
499,7 |
|
|
|
188 |
408,7 |
|
|
|
198 |
49,7 |
|
|
|
216 |
41,3 |
|
7 |
Xã Nậm Cuổi |
3 |
108,8 |
|
|
|
365 |
5,3 |
|
|
|
374 |
71,6 |
|
|
|
407 |
31,8 |
|
8 |
Xã Nậm Tăm |
2 |
43,3 |
|
|
|
217 |
14,9 |
|
|
|
225 |
28,3 |
|
9 |
Xã Noong Hẻo |
1 |
29,9 |
|
|
|
324 |
29,9 |
|
V |
TP. Lai Châu |
6 |
47,9 |
|
1 |
P Quyết Tiến |
1 |
1,4 |
|
|
|
159 |
1,4 |
|
2 |
P Quyết Thắng |
1 |
1,2 |
|
|
|
159A |
1,2 |
|
3 |
P Tân Phong |
1 |
0,8 |
|
|
|
161 |
0,8 |
|
4 |
Xã Sùng Phài |
1 |
30,3 |
|
|
|
158 |
30,3 |
|
5 |
Xã San Thàng |
2 |
14,3 |
|
|
|
138 |
8,1 |
|
|
|
169 |
6,1 |
|
QUỸ
ĐẤT DỰ KIẾN KHẢO SÁT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án
phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)
TT |
Huyện/xã |
Tiểu khu |
Chia theo loại đất lâm nghiệp (ha) |
Ghi chú |
||
Cộng |
Đặc dụng |
Phòng Hộ |
||||
|
Cộng |
|
18.200 |
8.160 |
10.040 |
|
I |
Huyện Tân Uyên |
24 |
1.610 |
220 |
1 390 |
|
1 |
Xã Hố Mít |
4 |
190 |
- |
190 |
|
|
|
368 |
90 |
|
90 |
|
|
|
373 |
40 |
|
40 |
|
|
|
381 |
40 |
|
40 |
|
|
|
383 |
20 |
|
20 |
|
2 |
Xã Mường Khoa |
1 |
50 |
- |
50 |
|
|
|
329 |
50 |
|
50 |
|
3 |
Xã Nậm Cần |
1 |
40 |
- |
40 |
|
|
|
378 |
40 |
|
40 |
|
4 |
Xã Nậm Sỏ |
4 |
155 |
- |
155 |
|
|
|
376 |
70 |
|
70 |
|
|
|
377 |
50 |
|
50 |
|
|
|
436 |
30 |
|
30 |
|
|
|
445 |
5 |
|
5 |
|
5 |
Xã Pắc Ta |
2 |
25 |
- |
25 |
|
|
|
412 |
5 |
|
5 |
|
|
|
439 |
20 |
|
20 |
|
6 |
Xã Phúc Khoa |
5 |
755 |
155 |
600 |
|
|
|
259 |
190 |
|
190 |
|
|
|
264 |
30 |
|
30 |
|
|
|
265 |
65 |
35 |
30 |
|
|
|
292 |
80 |
|
80 |
|
|
|
293 |
390 |
120 |
270 |
|
7 |
Xã Trung Đồng |
4 |
120 |
65 |
55 |
|
|
|
299 |
40 |
|
40 |
|
|
|
367 |
15 |
|
15 |
|
|
|
369 |
60 |
60 |
|
|
|
|
372 |
5 |
5 |
|
|
8 |
TT. Tân Uyên |
3 |
275 |
- |
275 |
|
|
|
296 |
25 |
|
25 |
|
|
|
300 |
70 |
|
70 |
|
|
|
326 |
180 |
|
180 |
|
II |
Huyện Phong Thổ |
30 |
1.940 |
- |
1.940 |
|
1 |
Xã Bản Lang |
3 |
100 |
- |
100 |
|
|
|
38 |
50 |
|
50 |
|
|
|
47 |
10 |
|
10 |
|
|
|
37A |
40 |
|
40 |
|
2 |
Xã Dào San |
4 |
420 |
- |
420 |
|
|
|
27 |
180 |
|
180 |
|
|
|
37 |
100 |
|
100 |
|
|
|
26A |
140 |
|
140 |
|
3 |
Xã Huổi Luồng |
3 |
100 |
- |
100 |
|
|
|
60 |
40 |
|
40 |
|
|
|
75 |
40 |
|
40 |
|
|
|
82A |
20 |
|
20 |
|
4 |
Xã Lản Nhì Thàng |
5 |
290 |
- |
290 |
|
|
|
99 |
100 |
|
100 |
|
|
|
100 |
10 |
|
10 |
|
|
|
102 |
100 |
|
100 |
|
|
|
118 |
50 |
|
50 |
|
|
|
120 |
30 |
|
30 |
|
5 |
Xã Ma Ly Pho |
1 |
100 |
- |
100 |
|
|
|
28 |
100 |
|
100 |
|
6 |
Xã Mồ Sì San |
1 |
40 |
- |
40 |
|
|
|
4 |
40 |
|
40 |
|
7 |
Xã Mường So |
1 |
150 |
- |
150 |
|
|
|
78 |
150 |
|
150 |
|
8 |
Xã Mù Sang |
1 |
240 |
- |
240 |
|
|
|
20 |
240 |
|
240 |
|
9 |
Xã Nậm Xe |
4 |
200 |
- |
200 |
|
|
|
55 |
80 |
|
80 |
|
|
|
56 |
60 |
|
60 |
|
|
|
71 |
30 |
|
30 |
|
|
|
80 |
30 |
|
30 |
|
10 |
Xã Pa Vây Sử |
1 |
60 |
- |
60 |
|
|
|
8 |
60 |
|
60 |
|
11 |
Xã Sì Lờ Lầu |
1 |
80 |
- |
80 |
|
|
|
1 |
80 |
|
80 |
|
12 |
Xã Sin Súi Hồ |
1 |
60 |
- |
60 |
|
|
|
79 |
60 |
|
60 |
|
13 |
TT. Phong Thổ |
3 |
70 |
- |
70 |
|
|
|
73 |
10 |
|
10 |
|
|
|
77 |
50 |
|
50 |
|
|
|
81 |
10 |
|
10 |
|
14 |
Xã Tung Qua Lìn |
1 |
30 |
- |
30 |
|
|
|
15 |
30 |
|
30 |
|
III |
Huyện Sìn Hồ |
35 |
2.150 |
- |
2.150 |
|
1 |
Xã Chăn Nưa |
2 |
30 |
- |
30 |
|
|
|
352 |
20 |
|
20 |
|
|
|
405 |
10 |
|
10 |
|
2 |
Xã Làng Mô |
3 |
70 |
- |
70 |
|
|
|
269 |
20 |
|
20 |
|
|
|
285 |
40 |
|
40 |
|
|
|
321 |
10 |
|
10 |
|
3 |
Xã Lùng Thàng |
1 |
390 |
- |
390 |
|
|
|
188 |
390 |
|
390 |
|
4 |
Xã Ma Quai |
2 |
140 |
- |
140 |
|
|
|
133 |
90 |
|
90 |
|
|
|
157 |
50 |
|
50 |
|
5 |
Xã Nậm Cha |
1 |
40 |
- |
40 |
|
|
|
304 |
40 |
|
40 |
|
6 |
Xã Nậm Cuổi |
2 |
50 |
- |
50 |
|
|
|
365 |
20 |
|
20 |
|
|
|
374 |
30 |
|
30 |
|
7 |
Xã Nậm Mạ |
1 |
50 |
- |
50 |
|
|
|
342 |
50 |
|
50 |
|
8 |
Xã Nậm Tăm |
3 |
190 |
- |
190 |
|
|
|
217 |
20 |
|
20 |
|
|
|
225 |
70 |
|
70 |
|
|
|
233 |
100 |
|
100 |
|
9 |
Xã Noong Hẻo |
2 |
110 |
- |
110 |
|
|
|
302 |
20 |
|
20 |
|
|
|
324 |
90 |
|
90 |
|
10 |
Xã Pa Khóa |
1 |
70 |
- |
70 |
|
|
|
268 |
70 |
|
70 |
|
11 |
Xã Pa Tần |
3 |
310 |
- |
310 |
|
|
|
83 |
190 |
|
190 |
|
|
|
104 |
90 |
|
90 |
|
|
|
131 |
30 |
|
30 |
|
12 |
Xã Phăng Sô Lin |
2 |
160 |
- |
160 |
|
|
|
170 |
100 |
|
100 |
|
|
|
199 |
60 |
|
60 |
|
13 |
Xã Phìn Hồ |
2 |
160 |
- |
160 |
|
|
|
103 |
130 |
|
130 |
|
|
|
117 |
30 |
|
30 |
|
14 |
Xã Pu Sam Cáp |
3 |
140 |
- |
140 |
|
|
|
267 |
20 |
|
20 |
|
|
|
288 |
80 |
|
80 |
|
|
|
289 |
40 |
|
40 |
|
15 |
Xã Sà Dề Phìn |
2 |
20 |
- |
20 |
|
|
|
215 |
10 |
|
10 |
|
|
|
239 |
10 |
|
10 |
|
16 |
Xã Tả Ngảo |
2 |
100 |
- |
100 |
|
|
|
236 |
70 |
|
70 |
|
|
|
240 |
30 |
|
30 |
|
17 |
Xã Tả Phìn |
1 |
20 |
- |
20 |
|
|
|
200 |
20 |
|
20 |
|
18 |
Xã Tủa Sín Chải |
2 |
100 |
- |
100 |
|
|
|
343 |
30 |
|
30 |
|
|
|
361 |
70 |
|
70 |
|
IV |
Huyện Nậm Nhùn |
10 |
1.730 |
- |
1.730 |
|
1 |
Xã Hua Bum |
6 |
1.300 |
- |
1.300 |
|
|
|
112 |
30 |
|
30 |
|
|
|
113 |
10 |
|
10 |
|
|
|
182 |
390 |
|
390 |
|
|
|
183 |
20 |
|
20 |
|
|
|
202 |
800 |
|
800 |
|
|
|
241 |
50 |
|
50 |
|
2 |
Xã Mường Mô |
4 |
430 |
- |
430 |
|
|
|
245 |
290 |
|
290 |
|
|
|
247 |
100 |
|
100 |
|
|
|
253 |
20 |
|
20 |
|
|
|
255 |
20 |
|
20 |
|
V |
Huyện Mường Tè |
46 |
10.770 |
7.940 |
2.830 |
|
1 |
Xã Bum Nưa |
1 |
30 |
- |
30 |
|
|
|
172 |
30 |
|
30 |
|
2 |
Xã Ka Lăng |
3 |
40 |
- |
40 |
|
|
|
23 |
10 |
|
10 |
|
|
|
34 |
20 |
|
20 |
|
|
|
19B |
10 |
|
10 |
|
3 |
Xã Kan Hồ |
5 |
280 |
- |
280 |
|
|
|
204 |
80 |
|
80 |
|
|
|
252 |
50 |
|
50 |
|
|
|
276 |
40 |
|
40 |
|
|
|
277 |
60 |
|
60 |
|
|
|
311 |
50 |
|
50 |
|
4 |
Xã Mường Tè |
3 |
100 |
- |
100 |
|
|
|
65 |
10 |
|
10 |
|
|
|
84 |
30 |
|
30 |
|
|
|
85 |
60 |
|
60 |
|
5 |
Xã Mù Cả |
9 |
610 |
240 |
370 |
|
|
|
61 |
200 |
200 |
|
|
|
|
62 |
20 |
|
20 |
|
|
|
86 |
30 |
|
30 |
|
|
|
92 |
40 |
40 |
|
|
|
|
105 |
50 |
|
50 |
|
|
|
107 |
80 |
|
80 |
|
|
|
108 |
40 |
|
40 |
|
|
|
126 |
130 |
|
130 |
|
|
|
150 |
20 |
|
20 |
|
6 |
Xã Pa Ủ |
5 |
450 |
- |
450 |
|
|
|
12 |
40 |
|
40 |
|
|
|
13 |
30 |
|
30 |
|
|
|
14 |
300 |
|
300 |
|
|
|
17 |
60 |
|
60 |
|
|
|
42 |
20 |
|
20 |
|
7 |
Xã Pa Vệ Sử |
5 |
1.200 |
- |
1.200 |
|
|
|
30 |
600 |
|
600 |
|
|
|
40 |
200 |
|
200 |
|
|
|
67 |
70 |
|
70 |
|
|
|
90 |
30 |
|
30 |
|
|
|
97 |
300 |
|
300 |
|
8 |
Xã Tá Bạ |
2 |
230 |
- |
230 |
|
|
|
7 |
30 |
|
30 |
|
|
|
10 |
200 |
|
200 |
|
9 |
Xã Tà Tổng |
10 |
7.760 |
7.700 |
60 |
|
|
|
127 |
200 |
200 |
|
|
|
|
148 |
900 |
900 |
|
|
|
|
151 |
1.800 |
1.800 |
|
|
|
|
152 |
10 |
|
10 |
|
|
|
175 |
700 |
700 |
|
|
|
|
177 |
2.000 |
2.000 |
|
|
|
|
205 |
1.200 |
1.200 |
|
|
|
|
248 |
30 |
|
30 |
|
|
|
249 |
900 |
900 |
|
|
|
|
275 |
20 |
|
20 |
|
10 |
Xã Thu Lũm |
3 |
70 |
- |
70 |
|
|
|
3 |
10 |
|
10 |
|
|
|
6 |
10 |
|
10 |
|
|
|
11 |
50 |
|
50 |
|
QUỸ
ĐẤT DỰ KIẾN KHẢO SÁT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT CÂY GỖ LỚN VÀ CÂY QUẾ ĐỐI VỚI TỔ HỢP TÁC,
NHÓM HỘ VÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Huyện/xã |
Tiểu khu |
Diện tích (ha) |
Ghi chú |
|
Cộng |
|
20.977 |
|
I |
Huyện Than Uyên |
47 |
4.662 |
|
1 |
Xã Khoen On |
6 |
620 |
|
|
|
518 |
400 |
|
|
|
521 |
250 |
|
|
|
522 |
230 |
|
|
|
523 |
60 |
|
|
|
524 |
50 |
|
|
|
525 |
280 |
|
2 |
Xã Mường Cang |
4 |
300 |
|
|
|
477 |
70 |
|
|
|
483 |
70 |
|
|
|
484 |
70 |
|
|
|
487 |
90 |
|
3 |
Xã Mường Kim |
4 |
230 |
|
|
|
495 |
30 |
|
|
|
500 |
160 |
|
|
|
503 |
30 |
|
|
|
504 |
10 |
|
4 |
Xã Mường Mít |
8 |
1.475 |
|
|
|
452 |
40 |
|
|
|
453 |
600 |
|
|
|
459 |
300 |
|
|
|
460 |
30 |
|
|
|
463 |
70 |
|
|
|
464 |
120 |
|
|
|
469 |
15 |
|
|
|
471 |
300 |
|
5 |
Xã Mường Than |
1 |
5 |
|
|
|
473 |
5 |
|
6 |
Xã Pha Mu |
9 |
660 |
|
|
|
474 |
100 |
|
|
|
476 |
80 |
|
|
|
479 |
100 |
|
|
|
482 |
100 |
|
|
|
489 |
50 |
|
|
|
492 |
60 |
|
|
|
493 |
60 |
|
|
|
497 |
30 |
|
|
|
498 |
80 |
|
7 |
Xã Phúc Than |
2 |
30 |
|
|
|
461 |
10 |
|
|
|
462 |
20 |
|
8 |
Xã Ta Gia |
7 |
1.200 |
|
|
|
509 |
70 |
|
|
|
511 |
90 |
|
|
|
512 |
20 |
|
|
|
515 |
130 |
|
|
|
516 |
600 |
|
|
|
517 |
200 |
|
|
|
519 |
90 |
|
9 |
Xã Tà Hừa |
4 |
135 |
|
|
|
501 |
60 |
|
|
|
502 |
10 |
|
|
|
505 |
50 |
|
|
|
497A |
15 |
|
10 |
Xã Tà Mung |
2 |
7 |
|
|
|
507 |
3 |
|
|
|
513 |
4 |
|
II |
Huyện Tân Uyên |
29 |
3.875 |
|
7 |
Xã Nậm Cần |
10 |
1.345 |
|
|
|
378 |
45 |
|
|
|
379 |
45 |
|
|
|
386 |
40 |
|
|
|
387 |
30 |
|
|
|
409 |
180 |
|
|
|
413 |
5 |
|
|
|
416 |
230 |
|
|
|
437 |
500 |
|
|
|
438 |
200 |
|
|
|
328B |
70 |
|
2 |
Xã Nậm Sỏ |
6 |
855 |
|
|
|
408 |
25 |
|
|
|
414 |
110 |
|
|
|
436 |
35 |
|
|
|
443 |
380 |
|
|
|
444 |
10 |
|
|
|
457 |
320 |
|
3 |
Xã Tà Mít |
12 |
1.595 |
|
|
|
442 |
10 |
|
|
|
448 |
250 |
|
|
|
449 |
70 |
|
|
|
454 |
350 |
|
|
|
455 |
240 |
|
|
|
456 |
80 |
|
|
|
458 |
90 |
|
|
|
465 |
150 |
|
|
|
466 |
160 |
|
|
|
467 |
10 |
|
|
|
468 |
170 |
|
|
|
475 |
15 |
|
4 |
Xã Pắc Ta |
1 |
80 |
|
|
|
410 |
80 |
|
III |
Huyện Phong Thổ |
24 |
1.692 |
|
1 |
Xã Hoang Thèn |
4 |
193 |
|
|
|
36 |
1 |
|
|
|
48 |
17 |
|
|
|
49 |
50 |
|
|
|
50 |
125 |
|
2 |
Xã Huổi Luông |
5 |
200 |
|
|
|
45 |
100 |
|
|
|
46 |
10 |
|
|
|
54 |
65 |
|
|
|
60 |
75 |
|
|
|
82A |
50 |
|
3 |
Xã Khổng Lào |
1 |
70 |
|
|
|
53 |
70 |
|
4 |
Xã Ma Ly Pho |
1 |
230 |
|
|
|
28 |
230 |
|
5 |
Xã Mường So |
1 |
215 |
|
|
|
78 |
215 |
|
6 |
TT. Phong Thổ |
4 |
250 |
|
|
|
59 |
195 |
|
|
|
77 |
5 |
|
|
|
59B |
50 |
|
|
|
81 |
140 |
|
7 |
Xã Làn Nhì Thàng |
4 |
216 |
|
|
|
100 |
45 |
|
|
|
118 |
40 |
|
|
|
120 |
1 |
|
|
|
134 |
130 |
|
8 |
Xã Mù Sang |
1 |
65 |
|
|
|
20 |
65 |
|
9 |
Xã Nậm Xe |
1 |
75 |
|
|
|
80 |
75 |
|
10 |
Xã Sin Súi Hồ |
2 |
178 |
|
|
|
57 |
23 |
|
|
|
98 |
155 |
|
IV |
Huyện Mường Tè |
54 |
5.328 |
|
1 |
Xã Bum Nưa |
4 |
158 |
|
|
|
123 |
49 |
|
|
|
129 |
22 |
|
|
|
144 |
38 |
|
|
|
172 |
49 |
|
2 |
Xã Bum Tở |
5 |
854 |
|
|
|
95 |
156 |
|
|
|
96 |
18 |
|
|
|
110 |
123 |
|
|
|
128 |
41 |
|
|
|
145 |
517 |
|
3 |
Xã Ka Lăng |
6 |
415 |
|
|
|
23 |
12 |
|
|
|
24 |
70 |
|
|
|
34 |
280 |
|
|
|
35 |
14 |
|
|
|
19B |
17 |
|
|
|
22B |
22 |
|
4 |
Xã Kan Hồ |
10 |
579 |
|
|
|
173 |
22 |
|
|
|
180 |
6 |
|
|
|
206 |
149 |
|
|
|
244 |
105 |
|
|
|
250 |
67 |
|
|
|
251 |
43 |
|
|
|
252 |
22 |
|
|
|
276 |
103 |
|
|
|
277 |
37 |
|
|
|
243A |
25 |
|
5 |
Xã Mường Tè |
8 |
925 |
|
|
|
33 |
193 |
|
|
|
44 |
59 |
|
|
|
65 |
37 |
|
|
|
66 |
182 |
|
|
|
84 |
9 |
|
|
|
85 |
63 |
|
|
|
91 |
218 |
|
|
|
94 |
164 |
|
6 |
Xã Mù Cả |
7 |
472 |
|
|
|
64 |
103 |
|
|
|
86 |
39 |
|
|
|
106 |
47 |
|
|
|
108 |
101 |
|
|
|
126 |
102 |
|
|
|
149 |
13 |
|
|
|
150 |
67 |
|
7 |
Xã Nậm Khao |
5 |
1.276 |
|
|
|
88 |
127 |
|
|
|
109 |
339 |
|
|
|
124 |
280 |
|
|
|
125 |
256 |
|
|
|
146 |
274 |
|
8 |
Xã Pa Ủ |
2 |
172 |
|
|
|
29 |
59 |
|
|
|
32 |
113 |
|
9 |
Xã Pa Vệ Sử |
1 |
151 |
|
|
|
97 |
151 |
|
10 |
Thị trấn Mường, Tè |
2 |
97 |
|
|
|
154 |
84 |
|
|
|
145A |
13 |
|
11 |
Xã Vàng San |
4 |
229 |
|
|
|
181 |
29 |
|
|
|
203 |
90 |
|
|
|
207 |
35 |
|
|
|
208 |
75 |
|
V |
Huyện Nậm Nhùn |
15 |
2.525 |
|
1 |
Xã Mường Mô |
7 |
980 |
|
|
|
281 |
130 |
|
|
|
282 |
140 |
|
|
|
315 |
150 |
|
|
|
316 |
125 |
|
|
|
349 |
20 |
|
|
|
355 |
170 |
|
|
|
391 |
245 |
|
2 |
Xã Nậm Hàng |
6 |
1.300 |
|
|
|
309 |
310 |
|
|
|
317 |
230 |
|
|
|
348 |
290 |
|
|
|
350 |
160 |
|
|
|
357 |
250 |
|
|
|
397 |
60 |
|
3 |
TT. Nậm Nhùn |
2 |
245 |
|
|
|
351 |
210 |
|
|
|
356 |
35 |
|
VI |
Huyện Sìn Hồ |
20 |
2.895 |
|
1 |
Xã Căn Co |
1 |
215 |
|
|
|
389 |
215 |
|
2 |
Xã Lùng Thàng |
2 |
275 |
|
|
|
188 |
145 |
|
|
|
198 |
130 |
|
3 |
Xã Nậm Cuổi |
3 |
630 |
|
|
|
407 |
370 |
|
|
|
415 |
230 |
|
|
|
435A |
30 |
|
4 |
Xã Nậm Hăn |
2 |
195 |
|
|
|
419 |
40 |
|
|
|
435 |
155 |
|
5 |
Xã Nậm Mạ |
1 |
65 |
|
|
|
363 |
65 |
|
6 |
Xã Noong Hẻo |
3 |
195 |
|
|
|
302 |
80 |
|
|
|
323 |
100 |
|
|
|
324 |
15 |
|
7 |
Xã Pa Khóa |
1 |
200 |
|
|
|
268 |
200 |
|
8 |
Xã Pu Sam Cáp |
1 |
80 |
|
|
|
288 |
80 |
|
9 |
Xã Hồng Thu |
3 |
605 |
|
|
|
121 |
25 |
|
|
|
140 |
270 |
|
|
|
156 |
310 |
|
10 |
Xã Ma Quai |
1 |
220 |
|
|
|
133 |
220 |
|
11 |
Xã Pa Tần |
1 |
180 |
|
|
|
115 |
180 |
|
12 |
Xã Phìn Hồ |
1 |
35 |
|
|
|
117 |
35 |
|
QUỸ
ĐẤT DỰ KIẾN THU HÚT DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT GỖ LỚN VÀ CÂY QUẾ
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
TT |
Huyện; xã, thị trấn |
Tiểu khu |
Diện tích |
Ghi chú |
|
Cộng |
|
24.338 |
|
I |
Huyện Than Uyên |
26 |
3.860 |
|
1 |
Xã Mường Kim |
1 |
400 |
|
|
|
504 |
400 |
|
2 |
Xã Mường Mít |
1 |
200 |
|
|
|
464 |
200 |
|
3 |
Xã Mường Than |
2 |
20 |
|
|
|
470 |
10 |
|
|
|
473 |
10 |
|
4 |
Xã Pha Mu |
10 |
1.240 |
|
|
|
474 |
250 |
|
|
|
476 |
80 |
|
|
|
479 |
10 |
|
|
|
480 |
300 |
|
|
|
481 |
200 |
|
|
|
482 |
100 |
|
|
|
489 |
100 |
|
|
|
492 |
60 |
|
|
|
493 |
100 |
|
|
|
498 |
40 |
|
5 |
Xã Phúc Than |
2 |
200 |
|
|
|
440 |
20 |
|
|
|
450 |
180 |
|
6 |
Xã Ta Gia |
2 |
550 |
|
|
|
509 |
450 |
|
|
|
511 |
100 |
|
7 |
Xã Tà Hừa |
7 |
1.170 |
|
|
|
501 |
300 |
|
|
|
502 |
370 |
|
|
|
505 |
70 |
|
|
|
510 |
270 |
|
|
|
497A |
60 |
|
|
|
499A |
50 |
|
|
|
499B |
50 |
|
8 |
TT. Than Uyên |
1 |
80 |
|
|
|
478 |
70 |
|
II |
Huyện Tân Uyên |
26 |
6.065 |
|
1 |
Xã Nậm Cần |
8 |
2.020 |
|
|
|
378 |
400 |
|
|
|
379 |
300 |
|
|
|
386 |
600 |
|
|
|
387 |
200 |
|
|
|
409 |
20 |
|
|
|
413 |
200 |
|
|
|
438 |
300 |
|
|
|
428B |
20 |
|
2 |
Xã Nậm Sỏ |
7 |
1.650 |
|
|
|
388 |
200 |
|
|
|
408 |
50 |
|
|
|
414 |
500 |
|
|
|
418 |
150 |
|
|
|
444 |
250 |
|
|
|
445 |
350 |
|
|
|
457 |
150 |
|
3 |
Xã Pắc Ta |
5 |
1.480 |
|
|
|
410 |
240 |
|
|
|
411 |
90 |
|
|
|
417 |
400 |
|
|
|
439 |
250 |
|
|
|
441 |
500 |
|
4 |
Xã Tà Mít |
5 |
865 |
|
|
|
442 |
300 |
|
|
|
466 |
150 |
|
|
|
467 |
240 |
|
|
|
468 |
15 |
|
|
|
475 |
160 |
|
5 |
Xã Thân Thuộc |
1 |
50 |
|
|
|
382 |
50 |
|
III |
Huyện Tam Đường |
20 |
3.075 |
|
1 |
Xã Bình Lư |
3 |
180 |
|
|
|
223 |
138 |
|
|
|
228 |
19 |
|
|
|
230 |
23 |
|
2 |
Xã Bản Bo |
1 |
78 |
|
|
|
291 |
78 |
|
3 |
Xã Bản Giang |
2 |
126 |
|
|
|
226 |
56 |
|
|
|
218A |
70 |
|
4 |
Xã Bản Hon |
4 |
696 |
|
|
|
224 |
238 |
|
|
|
227 |
150 |
|
|
|
257 |
256 |
|
|
|
196B |
52 |
|
5 |
Xã Khun Há |
5 |
846 |
|
|
|
261 |
20 |
|
|
|
266 |
42 |
|
|
|
290 |
77 |
|
|
|
295 |
670 |
|
|
|
301 |
37 |
|
6 |
Xã Nà Tăm |
1 |
220 |
|
|
|
260 |
220 |
|
7 |
Xã Sơn Bình |
1 |
10 |
|
|
|
222 |
10 |
|
8 |
Xã Thèn Sin |
2 |
860 |
|
|
|
101 |
500 |
|
|
|
119 |
360 |
|
9 |
TT. Tam Đường |
1 |
59 |
|
|
|
219 |
59 |
|
IV |
Huyện Sìn Hồ |
13 |
6.010 |
|
1 |
Xã Căn Co |
4 |
2.090 |
|
|
|
340 |
290 |
|
|
|
341 |
190 |
|
|
|
364 |
720 |
|
|
|
390 |
890 |
|
2 |
Xã Lùng Thàng |
2 |
440 |
|
|
|
198 |
70 |
|
|
|
216 |
370 |
|
3 |
Xã Nậm Cuổi |
3 |
720 |
|
|
|
365 |
260 |
|
|
|
375 |
430 |
|
|
|
415 |
30 |
|
4 |
Xã Nậm Cha |
1 |
280 |
|
|
|
303 |
280 |
|
5 |
Xã Nậm Hăn |
3 |
2.480 |
|
|
|
419 |
970 |
|
|
|
435 |
950 |
|
|
|
446 |
560 |
|
V |
Huyện Mường Tè |
54 |
5.328 |
|
1 |
Xã Bum Nưa |
4 |
158 |
|
|
|
123 |
49 |
|
|
|
129 |
22 |
|
|
|
144 |
38 |
|
|
|
172 |
49 |
|
2 |
Xã Bum Tở |
5 |
854 |
|
|
|
95 |
156 |
|
|
|
96 |
18 |
|
|
|
110 |
123 |
|
|
|
128 |
41 |
|
|
|
145 |
517 |
|
3 |
Xã Ka Lăng |
6 |
415 |
|
|
|
23 |
12 |
|
|
|
24 |
70 |
|
|
|
34 |
280 |
|
|
|
35 |
14 |
|
|
|
19B |
17 |
|
|
|
22B |
22 |
|
4 |
Xã Kan Hồ |
10 |
579 |
|
|
|
173 |
22 |
|
|
|
180 |
6 |
|
|
|
206 |
149 |
|
|
|
244 |
105 |
|
|
|
250 |
67 |
|
|
|
251 |
43 |
|
|
|
252 |
22 |
|
|
|
276 |
103 |
|
|
|
277 |
37 |
|
|
|
243A |
25 |
|
5 |
Xã Mường Tè |
8 |
925 |
|
|
|
33 |
193 |
|
|
|
44 |
59 |
|
|
|
65 |
37 |
|
|
|
66 |
182 |
|
|
|
84 |
9 |
|
|
|
85 |
63 |
|
|
|
91 |
218 |
|
|
|
94 |
164 |
|
6 |
Xã Mù Cả |
7 |
472 |
|
|
|
64 |
103 |
|
|
|
86 |
39 |
|
|
|
106 |
47 |
|
|
|
108 |
101 |
|
|
|
126 |
102 |
|
|
|
149 |
13 |
|
|
|
150 |
67 |
|
7 |
Xã Nậm Khao |
5 |
1.276 |
|
|
|
88 |
127 |
|
|
|
109 |
339 |
|
|
|
124 |
280 |
|
|
|
125 |
256 |
|
|
|
146 |
274 |
|
8 |
Xã Pa Ủ |
2 |
172 |
|
|
|
29 |
59 |
|
|
|
32 |
113 |
|
9 |
Xã Pa Vệ Sử |
1 |
151 |
|
|
|
97 |
151 |
|
10 |
Thị trấn Mường Tè |
2 |
97 |
|
|
|
154 |
84 |
|
|
|
145A |
13 |
|
11 |
Xã Vàng San |
4 |
229 |
|
|
|
181 |
29 |
|
|
|
203 |
90 |
|
|
|
207 |
35 |
|
|
|
208 |
75 |
|
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY SƠN TRA
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
36.869.800 |
A |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
33.518.000 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
21.303.500 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
17.761.500 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
323 |
15,48 |
150.000 |
2.322.000 |
|
- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
1.600 |
111 |
14,41 |
150.000 |
2.161.500 |
|
- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
1.600 |
248 |
6,45 |
150.000 |
967.500 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
1.600 |
29 |
55,17 |
150.000 |
8.275.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
548 |
9,12 |
150.000 |
1.368.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
90 |
17,78 |
150.000 |
2.667.000 |
2 |
Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm) |
Cây |
1.840 |
|
|
|
3.542.000 |
|
- Cây trồng chính: Cây Sơn tra (6-8 tháng tuổi) |
Cây |
1.150 |
|
|
2.000 |
2.300.000 |
|
- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tuổi (Tống quá sủ đỏ, Thông mã vỹ hoặc Vối thuốc...) |
Cây |
690 |
|
|
1.800 |
1.242.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
12.214.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
5.082.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
548 |
9,12 |
150.000 |
1.368.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
716 |
6,98 |
150.000 |
1.047.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
90 |
17,78 |
150.000 |
2.667.000 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
4.924.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
650 |
7,69 |
150.000 |
1.153.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
679 |
7,36 |
150.000 |
1.104.000 |
|
- Cuốc xới đắt vun gốc |
Gốc |
1.600 |
90 |
17,78 |
150.000 |
2.667.000 |
3 |
Chăm sốc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
2.208.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
679 |
7,36 |
150.000 |
1.104.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
679 |
7,36 |
150.000 |
1.104.000 |
B |
Chi phí quản lý = 10%*A |
|
|
|
|
|
3.351.800 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 4-5 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 1
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY SA MỘC
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
37.729.450 |
A |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
34.299.500 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
25.193.000 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
15.993.000 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
318 |
15,72 |
150.000 |
2.358.000 |
|
- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
1.600 |
65 |
24,62 |
150.000 |
3.693.000 |
|
- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
1.600 |
191 |
8,38 |
150.000 |
1.257.000 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
1.600 |
41 |
39,02 |
150.000 |
5.853.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
138 |
11,59 |
150.000 |
1.738.500 |
2 |
Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm) |
Cây |
|
|
|
|
9.200.000 |
|
- Cây giống Sa mộc |
Cây |
1.840 |
|
|
5.000 |
9.200.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
9.106.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
3.694.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
870 |
5,75 |
150.000 |
862.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
138 |
11,59 |
150.000 |
1.738.500 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
3.588.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
800 |
6,25 |
150.000 |
937.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
138 |
11,59 |
150.000 |
1.738.500 |
3 |
Chăm sóc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
1.824.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
B |
Chi phí quản lý = 10%*A |
|
|
|
|
|
3.429.950 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống: Tạm tính
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY TỐNG QUÁ SỦ ĐỎ
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
36.009.600 |
A |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
32.736.000 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
20.521.500 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
17.761.500 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
323 |
15,48 |
150.000 |
2.322.000 |
|
- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
1.600 |
111 |
14,41 |
150.000 |
2.161.500 |
|
- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
1.600 |
248 |
6,45 |
150.000 |
967.500 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
1.600 |
29 |
55,17 |
150.000 |
8.275.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
548 |
9,12 |
150.000 |
1.368.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
90 |
17,78 |
150.000 |
2.667.000 |
2 |
Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm) |
Cây |
|
|
|
|
2.760.000 |
|
- Cây giống Tống quá sủ đỏ (6-8 tháng tuổi) |
Cây |
1.840 |
|
|
1.500 |
2.760.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
12.214.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
5.082.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
548 |
9,12 |
150.000 |
1.368.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
716 |
6,98 |
150.000 |
1.047.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
90 |
17,78 |
150.000 |
2.667.000 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
4.924.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
650 |
7,69 |
150.000 |
1.153.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
679 |
7,36 |
150.000 |
1.104.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
1.600 |
90 |
17,78 |
150.000 |
2.667.000 |
3 |
Chăm sóc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
2.208.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
679 |
7,36 |
150.000 |
1.104.000 |
|
- Phát thục bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
679 |
7,36 |
150.000 |
1.104.000 |
B |
Chi phí quản lý = 10%*A |
|
|
|
|
|
3.273.600 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 4-5 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 1
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY LÁT HOA
(Kèm
theo Đề án phát triển
rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
37.960.450 |
A |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
34.509.500 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
24.533.000 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
19.128.000 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
318 |
15,72 |
150.000 |
2.358.000 |
|
- Cuốc hố (40 x 40 x 40 cm) |
Hố |
2.000 |
65 |
30,77 |
150.000 |
4.615.500 |
|
- Lấp hố (40 x 40 x 40 cm) |
Hố |
2.000 |
191 |
10,47 |
150.000 |
1.570.500 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
2.000 |
41 |
48,78 |
150.000 |
7.317.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
686 |
7.291 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
2.000 |
138 |
14,49 |
150.000 |
2.173.500 |
2 |
Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm) |
Cây |
2.300 |
- |
|
|
5.405.000 |
|
- Cây trồng chính: Cây Lát hoa (6-8 tháng tuổi) |
Cây |
1.150 |
|
|
2.900 |
3.335.000 |
|
- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tuổi (Xoan ta, Thông mã vỹ...) |
Cây |
1.150 |
|
|
1.800 |
2.070.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
9.976.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
4.129.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
870 |
5,75 |
150.000 |
862.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
2.000 |
138 |
14,49 |
150.000 |
2.173.500 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
4.023.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
800 |
6,25 |
150.000 |
937.500 |
|
- Phát thực bi chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
2.000 |
138 |
14,49 |
150.000 |
2.173.500 |
3 |
Chăm sóc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
1.824.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
B |
Chi phí quản lý = 10%*A |
|
|
|
|
|
3.450.950 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY GIỔI XANH
(Kèm
theo Đề án phát triển
rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
38.466.450 |
A |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
34.969.500 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
24.993.000 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
19.128.000 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
318 |
15,72 |
150.000 |
2.358.000 |
|
- Cuốc hố (40 x 40 x 40 cm) |
Hố |
2.000 |
65 |
30,77 |
150.000 |
4.615.500 |
|
- Lấp hố (40 x 40 x 40 cm) |
Hố |
2.000 |
191 |
10,47 |
150.000 |
1.570.500 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
2.000 |
41 |
48,78 |
150.000 |
7.317.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
2.000 |
138 |
14,49 |
150.000 |
2.173.500 |
2 |
Chi phí cây con (cả 15% cây trồng dặm) |
Cây |
2.300 |
- |
|
|
5.865.000 |
|
- Cây trồng chính: Cây Giổi xanh (6-8 tháng tuổi) |
Cây |
1.150 |
|
|
3.300 |
3.795.000 |
|
- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tuổi (Xoan ta, Thông..,) |
Cây |
1.150 |
|
|
1.800 |
2.070.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
9.976.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
4.129.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
870 |
5,75 |
150.000 |
862.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
2.000 |
138 |
14,49 |
150.000 |
2.173.500 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
4.023.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
800 |
6,25 |
150.000 |
937.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
2.000 |
138 |
14,49 |
150.000 |
2.173.500 |
3 |
Chăm sóc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
1.824.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
B |
Chi phí quản lý = 10%*A |
|
|
|
|
|
3.496.950 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA CÂY QUẾ
(Kèm
theo Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
43.837.200 |
A |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
39.852.000 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
27.457.500 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
18.457.500 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
334 |
14,97 |
150.000 |
2.245.500 |
|
- Cuốc hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
5.000 |
134 |
37,31 |
150.000 |
5.596.500 |
|
- Lấp hố (30 x 30 x 30 cm) |
Hố |
5.000 |
348 |
14,37 |
150.000 |
2.155.500 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
5.000 |
193 |
25,91 |
150.000 |
3.886.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
748 |
6,68 |
150.000 |
1.002.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
5.000 |
210 |
23,81 |
150.000 |
3.571.500 |
2 |
Chi phí cây con |
Cây |
|
|
|
|
9.000.000 |
|
- Cây con: Cây Quế (6-8 tháng tuổi) |
Cây |
5.000 |
|
|
1.800 |
9.000.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
12.394.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
5.349.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
748 |
6,68 |
150.000 |
1.002.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
967 |
5,17 |
150,000 |
775.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
5.000 |
210 |
23,81 |
150,000 |
3.571.500 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
5.290.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
891 |
5,61 |
150.000 |
841.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
854 |
5,85 |
150.000 |
877.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
5,000 |
210 |
23,81 |
150.000 |
3.571.500 |
3 |
Chăm sóc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
1.755.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
854 |
5,85 |
150.000 |
877.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
854 |
5,85 |
150.000 |
877.500 |
B |
Chi phí quản lý = 10%*A |
|
|
|
|
|
3.985.200 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống tạm tính theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 1-2 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 01 HA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
CÂY GỖ LỚN
(Kèm
theo Đề án phát triển
rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030)
STT |
Hạng mục |
Tính cho 01 ha |
Đơn giá (đồng) |
Đơn giá cho 1 ha (đồng/ha) |
|||
ĐVT |
Khối lượng |
ĐM |
Công |
||||
|
Tổng |
|
|
|
|
|
50.461.500 |
I |
Chi phí trồng rừng (năm trồng) |
|
|
|
|
|
37.659.000 |
1 |
Chi phí nhân công |
|
|
|
|
|
29.319.000 |
|
- Phát dọn thực bì |
m2 |
5.000 |
318 |
15,72 |
150.000 |
2.358.000 |
|
- Cuốc hố (40 x 40 x 40 cm) |
Hố |
3.300 |
65 |
50,77 |
150.000 |
7.615.500 |
|
- Lấp hố (40 x 40 x 40 cm) |
Hố |
3.300 |
191 |
17,28 |
150.000 |
2.592.000 |
|
- Vận chuyển và trồng |
Cây |
3.300 |
41 |
80,49 |
150.000 |
12.073.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
3.300 |
138 |
23,91 |
150.000 |
3.586.500 |
2 |
Chi phí cây con |
Cây |
3.300 |
- |
|
|
8.340.000 |
|
- Cây trồng chính (6-8 tháng tuổi) |
Cây |
1.600 |
|
|
3.300 |
5.280.000 |
|
- Cây trồng phù trợ 6-8 tháng tuổi |
Cây |
1.700 |
|
|
1.800 |
3.060.000 |
II |
Chi phí chăm sóc rừng trồng |
|
|
|
|
|
12.802.500 |
1 |
Chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
|
5.542.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
686 |
7,29 |
150.000 |
1.093.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
870 |
5,75 |
150.000 |
862.500 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
3.300 |
138 |
23,91 |
150.000 |
3.586.500 |
2 |
Chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
|
5.436.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
800 |
6,25 |
150.000 |
937.500 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Cuốc xới đất vun gốc |
Gốc |
3.300 |
138 |
23,91 |
150.000 |
3.586.500 |
3 |
Chăm sóc năm thứ 4 |
|
|
|
|
|
1.824.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 1 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
|
- Phát thực bì chăm sóc Lần 2 |
m2 |
5.000 |
823 |
6,08 |
150.000 |
912.000 |
Ghi chú:
- Định mức công lao động tính theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ NN & PTNT
- Đơn giá cây giống tạm tính theo loài cây có giá cao nhất Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu
- Đơn giá công lao động tính theo mức đơn giá lao động phổ thông
- Cự ly đi làm khoảng 2-3 km; Thực bì nhóm 2, Đất nhóm 2
Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
Số hiệu: | 422/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu |
Người ký: | Hà Trọng Hải |
Ngày ban hành: | 19/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
Chưa có Video