BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3857/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC
HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 496/QĐ-TTG NGÀY 11/6/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ, LOẠI TRỪ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG
Ô-DÔN, CHẤT GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐƯỢC KIỂM SOÁT
(Kèm theo Quyết định số 3857/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thực hiện Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát (gọi tắt là Kế hoạch quốc gia), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Kế hoạch quốc gia, trong đó cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cho cơ quan có liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nâng cao nhận thức, vai trò của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về việc thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Đồng thời tích hợp nội dung làm mát bền vững để triển khai thực hiện đồng bộ các cam kết quốc tế, sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn và làm mát bền vững mà Việt Nam đã tham gia.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan chủ trì nhiệm vụ được giao trong kế hoạch có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, tính thống nhất và đồng bộ với các chương trình, kế hoạch liên quan và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức được tổ chức kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm đúng nội dung và đúng đối tượng.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu, sử dụng chất Methyl bromide chỉ sử dụng cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.
2. Chủ trì nghiên cứu sử dụng các công nghệ, biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật hoặc các hóa chất thân thiện với khí hậu để tiến tới thay thế chất Methyl bromide trong khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.
3. Chủ trì nghiên cứu và thực hiện việc chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất Hydro-Chloro-Fluoro-Carbon (HCFC), Hydro-Fluoro-Carbon (HFC) trong chế biến, bảo quản thủy sản.
4. Chủ trì rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển các kho lạnh bảo quản, hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh GWP thấp (Global Warming Potential, đây là đơn vị đo chỉ số làm nóng lên toàn cầu của các môi chất lạnh) và hiệu quả năng lượng cao; nghiên cứu, triển khai các công nghệ bảo quản lạnh tiết kiệm năng lượng trong cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng sau thu hoạch.
5. Phối hợp với Bộ, ngành có liên quan trong việc đề xuất quy định quản lý, chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
a) Đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các nhiệm vụ của kế hoạch;
b) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đề xuất quy định quản lý, chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát (khoản 4 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020);
c) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và làm mát bền vững trong phạm vi quản lý của Bộ;
d) Tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức các hội nghị, hội thảo, đoàn công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát định kỳ/đột xuất và kịp thời tham mưu Lãnh đạo Bộ xử lý các phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch;
đ) Tổ chức xây dựng nội dung, kinh phí chi tiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch
2. Cục Bảo vệ thực vật
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu, sử dụng chất Methyl bromide chỉ sử dụng cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu;
b) Phối hợp đề xuất thay thế ứng dụng các công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật hoặc các hóa chất thân thiện với khí hậu để tiến tới thay thế chất Methyl bromide trong khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu nông sản.
3. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn; sử dụng các chất lạnh, đặc biệt là chất HCFC, HFC trong chế biến, bảo quản thủy sản;
b) Phối hợp đề xuất thay thế, chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất HCFC, HFC trong chế biến, bảo quản thủy sản.
4. Các Viện, trường nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tham mưu xây dựng, đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và các giải pháp làm mát bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
5. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính: Căn cứ kế hoạch này và các đề xuất của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên đưa vào kế hoạch, bố trí nguồn vốn theo quy định để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của kế hoạch.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ và căn cứ kế hoạch này để xây dựng nội dung, kinh phí chi tiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện.
Các cơ quan được giao chủ trì thực hiện kế hoạch này, định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) về tiến độ thực hiện để tổng hợp, báo cáo.
CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 496/QĐ-TTG NGÀY 11/6/2024 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3857/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 11 năm
2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Chuyển đổi các công nghệ thân thiện với khí hậu để tiến tới thay thế chất Methyl bromide trong khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu nông sản. |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường |
Cục Bảo vệ thực vật; các Viện, Trường nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông nghiệp và các tổ chức có liên quan. |
2025 - 2028 |
2 |
Thay thế, chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất HCFC, HFC trong chế biến, bảo quản thủy sản; đề xuất giải pháp phát triển các kho lạnh bảo quản, hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có GWP thấp, hiệu suất năng lượng cao trong cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng sau thu hoạch. |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường |
Các Vụ, Cục, Viện, Trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức có liên quan. |
2025-2028 |
3 |
Điều tra, đánh giá việc chuyển đổi, thu hồi, tái chế, tiêu hủy chất HCFC, HFC trong chế biến, bảo quản thủy sản. |
Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục Thủy sản; Cục Thú y; các Viện, Trường nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức có liên quan. |
2025 - 2028 |
4 |
Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường thay thế Methyl bromide trong khử trùng, kiểm dịch hàng xuất khẩu. |
Cục Bảo vệ thực vật |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các Viện, Trường nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức có liên quan. |
2025 - 2028 |
5 |
Tổ chức hoặc lồng ghép khóa đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực về về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và các giải pháp làm mát bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường |
Các Vụ, Cục, Viện, Trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức có liên quan. |
2025 - 2028 |
Quyết định 3857/QĐ-BNN-KHCN năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 496/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 3857/QĐ-BNN-KHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 11/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3857/QĐ-BNN-KHCN năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 496/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video