Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3756/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM ĐẾN 2030 CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, TC, YT, CT, NN&PTNT, GD&ĐT, GTVT, XD, VHTT&DL, TP, KH&CN, NG, NHNNVN;
- Sở TNMT các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, KHTC, VCLCSTNMT
.

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
3756/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thực hiện Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là kế hoạch hành động), Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch hành động của ngành tài nguyên và môi trường như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường được quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; hướng tới ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; quản lý bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cthể

2.1. Tiếp tục phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, góp phần bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh cho mọi người ở mọi lứa tuổi

- Mục tiêu 1: Đến năm 2030, đẩy mạnh phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường góp phần giảm số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất (Mục tiêu 3.8a của Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 2: Đến năm 2030, quản lý tốt chất thải nguy hại, cải thiện và phục hồi môi trường nhằm giảm ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất và các tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường (Mục tiêu 12.4b của Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 3: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải (Mục tiêu 12.5a trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

2.2. Quản lý tổng hợp, khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước

- Mục tiêu 4: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6.1d trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 5: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước thông qua kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; đảm bảo cơ bản nước thải được xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn (Mục tiêu 6.3b của Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 6: Đến năm 2030, bảo đảm việc khai thác nước không vượt qua ngưỡng giới hạn khai thác đối với sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước (Mục tiêu 6.4 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 7: Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới thông qua hợp tác quốc tế (Mục tiêu 6.5 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 8: Đến năm 2030, bảo vệ và phục hồi các nguồn nước và hệ sinh thái liên quan đến nước (Mục tiêu 6.6 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

2.3. Quản lý tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản theo hưng khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng hiệu quả

- Mục tiêu 9: Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành công tác điều tra, đánh giá và quy hoạch nhằm đạt được khai thác bền vững và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản (Mục tiêu 12.2a của Quyết định 622/QĐ-TTg).

2.4. ng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

- Mục tiêu 10: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác (Mục tiêu 13.1a của Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 11: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Mục tiêu 13.3a trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

2.5. Bảo tồn và sử dụng bền vững biển, hải đảo và đại dương

- Mục tiêu 12: Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ (Mục tiêu 14.1 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 13: Giảm thiểu và xử lý tác động của a-xít hóa đại dương, ưu tiên việc tăng cường hợp tác khoa học ở tất cả các cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Mục tiêu 14.3 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

2.6. Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái

- Mục tiêu 14: Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế (Mục tiêu 15.1 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 15: Đến năm 2030, tiếp tục thực hiện những hành động cấp thiết để ngăn chặn và tiến đến chấm dứt sự suy thoái nơi cư trú tự nhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp (Mục tiêu 15.5 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 16: Đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen theo cam kết quốc tế (Mục tiêu 15.6 trong Quyết định s 622/QĐ-TTg).

- Mục tiêu 17: Đến năm 2020, tăng cường các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với các hệ sinh thái đất và nước; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen (Mục tiêu 15.8 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg).

3. Các chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường

Các chỉ tiêu và lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường được quy định tại Phụ lục 1.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường

- Lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi trường; thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên toàn quốc. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới (ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm biển...). Bảo đảm sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động xả thải; quản lý tốt chất thải nguy hại; xử lý triệt để và không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm môi trường. Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, chú trọng đến các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất độc do chiến tranh để lại; cải thiện môi trường sống của người dân, hạn chế các tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân.

- Thực hiện quản lý tổng hợp chất thải rắn, ưu tiên phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải kết hợp tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu. Xây dựng và thực hiện lộ trình phù hợp giảm thiểu và tiến tới chấm dứt việc sử dụng túi nilon khó phân hủy. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về chất thải rắn trên toàn quốc; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật; nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lý chất thải.

2. Quản lý tổng hợp, khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước

- Xây dựng, ban hành và rà soát, cập nhật các quy định về định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước; thực hiện quan trắc tự động, liên tục và giám sát chặt chẽ nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định. Huy động nguồn lực để cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông bị ô nhiễm trong các đô thị, khu dân cư. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật; tăng cường hợp tác quốc tế về nâng cao hiệu quả sử dụng nước, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng nước.

- Thực hiện điều tra cơ bản, đánh giá về tài nguyên, trữ lượng nước theo Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trên toàn quốc. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước chung cả nước, các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; các quy định về hạn chế khai thác nước dưới đất. Đảm bảo hài hòa nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước khác nhau.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức và nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; kết hợp quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước, với quy hoạch tài nguyên nước. Tăng cường công tác lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông và nguồn nước xuyên biên giới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khai thác và chia sẻ lợi ích tài nguyên nước, trước hết là các nước trong Tiểu vùng Mê Công. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước và sự phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa các địa phương; thực hiện có hiệu quả Luật Tài nguyên nước.

- Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển. Sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Tăng cường vai trò của cộng đồng, hợp tác quốc tế và nguồn lực tài chính trong bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước.

3. Quản lý tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản theo hướng khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng hiệu quả

- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hướng tới khai thác bền vững, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản. Nghiên cứu, xây dựng và thiết lập tài khoản tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất và quản lý tài nguyên khoáng sản.

4. ng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

- Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thành chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai. Nghiên cứu, đánh giá diễn biến, tác động của các hiện tượng El-Nino, La-Nina. Thực hiện các biện pháp/mô hình thích ng với biến đổi khí hậu các vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long.

Nghiên cứu, xây dựng Luật về ứng phó với biến đổi khí hậu và các văn bản hướng dẫn. Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu. Định kỳ rà soát, cập nhật và theo dõi việc thực hiện các mục tiêu của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu. Ban hành các quy định về việc quản lý hạn ngạch phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường cacbon trong nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp.

- Nâng cao nhận thức, ý thức, kỹ năng của cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các chương trình giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học ngành tài nguyên và môi trường.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu theo hướng hiện đại. Đầu tư xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật công tác dự báo, đo đạc quan trắc khí tượng thủy văn. Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, sóng thần liên thông với hệ thống cảnh báo khu vực và thế giới.

5. Bảo tồn và sử dụng bền vững biển, hải đảo và đại dương

- Lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Kiểm soát chặt chẽ, quan trắc, đánh giá phạm vi, mức độ tác động của các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ; tăng cường kiểm soát chất thải nhựa vùng ven biển và trên biển; xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế về môi trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển; lập kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm vùng ven biển. Xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường; năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với ô nhiễm dầu, sự cố môi trường trên biển, vùng cửa sông ven biển.

Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo nhằm xác định các vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao và các khu vực có khả năng nhận chìm; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xây dựng và ban hành bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.

- Nghiên cứu, đánh giá mức độ axít hóa biển và đại dương quốc gia. Xây dựng hệ thống quan trắc axít hóa biển và đại dương quốc gia; tiến hành đo đạc thường xuyên mức độ axit hóa (pH). Tăng cường nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, năng lực đội ngũ cán bộ trong điều tra cơ bản về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quản lý tổng hợp vùng bờ và xử lý vấn đề axít hóa đại dương.

6. Bảo tn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của tài nguyên đa dạng sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái và các chỉ tiêu đánh giá định lượng; lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái trong quá trình ra quyết định chính sách.

- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự suy giảm các loài động, thực vật và nguy cơ tuyệt chủng của các loài nguy cấp. Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đặc biệt đối với voi, hổ, Sao La và các loài linh trưởng. Định kỳ cập nhật và công bố Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cập nhật và tái bản Sách Đỏ Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế để chống lại tình trạng buôn bán động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép.

- Điều tra, lập danh mục, bảo vệ và phát triển nguồn gen. Thực hiện các biện pháp tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen, chia sẻ công bằng, bình đẳng lợi ích từ sử dụng nguồn gen. Thu thập, tư liệu hóa, lập chỉ dẫn địa lý và thực hiện các biện pháp bảo tồn tri thức truyền thống về nguồn gen.

- Điều tra thực trạng, lập danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên phạm vi toàn quốc; triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. Tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất về qun lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và phân kỳ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 của ngành tài nguyên và môi trường được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 của Kế hoạch hành động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công thực hiện Kế hoạch

a) Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu và lộ trình quy định tại Phụ lục 1 và các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Phụ lục 2 của Kế hoạch hành động, cụ thể như sau:

- Tổng cục Môi trường chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 1.1, 1.2, 2.1, 2.2, 3.1, 3.2, 5.1, 5.2, 5.3, 8.1, 8.2, 12.1, 14.1, 15.1, 15.2, 16.1, 16.2, 17.1, 17.2 và các nhiệm vụ, giải pháp: 1, 2, 3, 4, 6, 11, 22, 24, 25, 26;

- Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 9.1, 9.2, 9.3 và nhiệm vụ, giải pháp: 12;

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 9.4; 9.5, 9.6 và nhiệm vụ, giải pháp: 13;

- Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 12.2, 12.3, 13.1, 13.2 và các nhiệm vụ, giải pháp: 20, 21;

- Tng cục Khí tượng thủy văn chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 11.1, 11.2, 11.3 và nhiệm vụ, giải pháp: 19;

- Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 4.1, 6.1, 6.2, 7.1, 7.2 và các nhiệm vụ, giải pháp: 5, 8, 9, 10;

- Cục Biến đổi khí hậu chủ trì thực hiện các chỉ tiêu: 10.1, 10.2, 10.3 và nhiệm vụ, giải pháp: 16;

- Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì thực hiện nhiệm vụ, giải pháp: 15;

- Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: 14; 23;

- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố HChí Minh chủ trì thực hiện nhiệm vụ, giải pháp: 18;

- Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường chủ trì thực hiện nhiệm vụ, giải pháp: 17;

- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia chủ trì thực hiện nhiệm vụ, giải pháp: 7.

Các đơn vị trực thuộc Bộ, theo chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm làm đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan và các bên liên quan thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020 theo phân công tại Phụ lục 3 của Kế hoạch hành động; đồng thời lồng ghép các mục tiêu của Kế hoạch hành động vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kế hoạch hành động để xây dựng chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình thực hiện; phối hợp, lồng ghép các mục tiêu của Kế hoạch hành động vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương.

c) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì cân đối, bố trí kinh phí hàng năm, lồng ghép vào kế hoạch hàng năm, trung hạn của các đơn vị để triển khai thực hiện.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động được lấy từ nguồn ngân sách được giao trong dự toán hàng năm và các nguồn huy động hp pháp khác (nguồn vốn nước ngoài và xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân) của các đơn vị thực hiện, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và theo phân cấp quản lý hiện hành. Các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động được lồng ghép vào các kế hoạch hằng năm, trung hạn của các đơn vị để triển khai thực hiện.

3. Giám sát và đánh giá

a) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch hành động; tổng hợp theo định kỳ hàng năm; sơ kết giữa kỳ vào năm 2020, 2025; đánh giá cuối kỳ năm 2030; xây dựng Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam của ngành tài nguyên và môi trường để trình Bộ trưng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp theo quy định.

Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tiến hành tổng hợp, đánh giá theo định kỳ hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hành động gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

b) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, cập nhật các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch hành động theo các giai đoạn cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1.

CÁC CHỈ TIÊU VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM ĐẾN 2030 CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TT

Mục tiêu và chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2015

Lộ trình thực hiện

Đơn vchủ trì thực hiện

2020

2025

2030

I

Tiếp tục phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, bảo vvà cải thin chất lượng môi trường, quản lý hiệu quả chất thải, góp phần bảo đảm cuộc sng khỏe mạnh cho mọi người mọi lứa tuổi

1

Mục tiêu 1: Đến năm 2030, đẩy mnh phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường góp phần giảm số ca mắc bnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất (Mục tiêu 3.8a của Quyết định 622/QĐ-TTg)

1.1

Tỷ lệ các làng nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)1

~19

(9/47)

30

70

100

Tổng cục Môi trường

1.2

Tỷ lệ cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học xử lý bụi và các khí thải SO2, NOx, CO đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)2

-

80

90

95-100

Tổng cục Môi trường

2

Mục tiêu 2: Đến năm 2030, quản lý tốt chất thải nguy hại, cải thin và phục hồi môi trường nhằm giảm ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất và các tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường (Mục tiêu 12.4b của Quyết định 622/QĐ-TTg)

2.1

Tỷ lệ chất thải rn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề được thu gom, vn chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vmôi trường (%)3

754

855

100

100

Tổng cục Môi trường

2.2

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành việc xử lý theo Quyết định 64/2004/QĐ-TTg (%)

896

95

100

100

Tổng cục Môi trường

3

Mục tiêu 3: Đến năm 2030, giảm đáng kể lưng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiu, tái sử dụng và tái chế, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải (Mục tiêu 12.5a trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

3.1.

Tỷ lệ túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy (%)7

85-90

(2018)

90

100

100

Tổng cục Môi trường

3.2.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trc tiếp so với lưng chất thải được thu gom (%)

~70

60

30

10

Tổng cục Môi trường

II

Quản lý tổng hợp, khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước

4

Mục tiêu 4: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cn đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6.1d trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

4.1

Các quy định về đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước được rà soát, cập nhật theo định kỳ

-

Cập nhật

Cập nhật

Cập nhật

Cục Quản lý tài nguyên nước

5

Mục tiêu 5: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước thông qua kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; đảm bảo bản nước thải được xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn (Mục tiêu 6.3b của Quyết định 622/QĐ-TTg)

5.1

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, vận hành đạt yêu cầu về môi trường (%)

78

82

90

100

Tổng cục  Môi trường

5.2

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung được quan trắc tự động, kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường (%)

398

65

85

100

Tổng cục Môi trường

5.3

Tỷ lệ cụm công nghiệp (CCN) có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt yêu cầu (%)

3-5

25

60

100

Tổng cục Môi trường

6

Mục tiêu 6: Đến năm 2030, bảo đảm việc khai thác nước không vưt qua ngưỡng gii hạn khai thác đối với sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đi với các tng chứa nước (Mục tiêu 6.4 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

6.1

Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước đến 2030, tầm nhìn 2050 được xây dựng, ban hành

-

Hoàn thành

 

 

Cục Quản lý tài nguyên nước

6.2

Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của sông (%)9

50

70

80

90

Cục Quản lý tài nguyên nước

7

Mục tiêu 7: Đến năm 2030, thực hiện quản lý tng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên gii thông qua hợp tác quốc tế (Mục tiêu 6.5 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

7.1

Tỷ lệ lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến (%)

-

20

70

100

Cục Quản lý tài nguyên nước

7.2

Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo cơ chế phối hợp liên hồ chứa (%)

55

70

80

100

Cục Quản lý tài nguyên nước

8

Mục tiêu 8: Đến năm 2030, bảo vphục hồi các nguồn nước và hsinh thái liên quan đến nước (Mục tiêu 6.6 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

8.1

Số lượng khu Ramsar được thành lập và công nhận

8

10

13

15

Tổng cục Môi trường

8.2

Số lượng vườn di sản ASEAN (APH) được xây dựng và công nhận10

6

10

12

13

Tổng cục Môi trường

III

Quản lý tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản theo hướng khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng hiệu quả

9

Mục tiêu 9: Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành công tác điều tra, đánh giá và quy hoạch nhằm đạt được khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản (Mục tiêu 12.2a của Quyết định 622/QĐ-TTg)

9.1

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đu (2021-2025) cấp Quốc gia được xây dựng và ban hành

-

Hoàn thành

 

 

Tổng cục Quản lý đất đai

9.2

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026-2030) cấp Quốc gia được xây dựng và ban hành

-

-

Hoàn thành

 

Tổng cục Quản lý đất đai

9.3

Tỷ lệ tỉnh/thành phố hoàn thành việc điều tra, đánh giá tài nguyên đất (%)

30

60

100

100

Tổng cục quản lý đất đai

9.4

Tỷ lệ diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền (%)

~61

75

85

100

Tổng cục ĐCKS Việt Nam

9.5

Tỷ lệ diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 (%)

~30

50

70

100

Tổng cục ĐCKS Việt Nam

9.6

Tỷ lệ diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000 (%)

-

60

80

100

Tổng cục ĐCKS Việt Nam

IV

ng phó kịp thời, hiệu quả với biến đi khí hậu và thiên tai

10

Mục tiêu 10: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan ti biến đi khí hu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác (Mục tiêu 13.1a của Quyết định 622/QĐ-TTg).

10.1

Kế hoạch quốc gia về thích ng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng, ban hành

-

Hoàn thành

 

 

Cục Biến đổi khí hậu

10.2

Tỷ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (%)

67

100

100

100

Cục Biến đổi khí hậu

10.3

Mức giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia so với kịch bn thông thường (%)

-

-

6,611

8,0

Cục Biến đổi khí hậu

11

Mục tiêu 11: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Mục tiêu 13.3a trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

11.1

Số trạm quan trắc tài nguyên và môi trường được xây dựng và vận hành12

671

(2016)

1.035

1.312

1.545

Tổng cục KTTV

11.2

Số điểm quan trắc tài nguyên và môi trường được thiết lập

1.877

4.951

5.847

6.347

Tổng cục KTTV

11.3

Tỷ lệ trạm quan trắc tự động trên tổng số trạm quan trắc tài nguyên môi trường (%)13

~30

90

95

100

Tổng cục KTTV

V

Bảo tồn và sử dụng bền vững biển, hải đảo và đại dương

12

Mục tiêu 12: Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý ti cht thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ (Mục tiêu 14.1 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

12.1

Tỷ lệ điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10-MT:2015/BTNMT đối với các thông số:

- Ô nhiễm chất hữu cơ (N-NH4+) (%)

- Tổng dầu mỡ (%)

100

(2017)

100

100

100

Tổng cục Môi trường

12.2

Bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xây dựng và ban hành

-

-

Hoàn thành

 

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

12.3

Tỷ lệ diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đ 1:500.00014

-

-

-

50

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

13

Mục tiêu 13: Giảm thiu và xử lý tác động của axít hóa đại dương, ưu tiên việc tăng cường hợp tác khoa học tất cả các cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Mục tiêu 14.3 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

13.1

Hệ thống/chương trình quan trắc axít hóa biển và đại dương được xây dựng

-

Hoàn thành

 

 

Tng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

13.2

Tỷ lệ điểm quan trắc biển xa bờ có độ axít (pH) trung bình đạt quy chuẩn kỹ thuật (pH = 7,5-8,5 theo QCVN:2015/BTNMT đối với nước biển xa bờ) (%)

-

-

100

100

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

VI

Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái

14

Mục tiêu 14: Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế (Mục tiêu 15.1 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

14.1

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn trên tổng diện tích đất tự nhiên15

-

9%

>9%

>9%

Tổng cục Môi trường

15

Mục tiêu 15: Đến năm 2030, tiếp tục thực hiện những hành đng cấp thiết để ngăn chn và tiến đến chấm dứt sự suy thoái nơi cư trú tnhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy tuyt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp (Mục tiêu 15.5 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

15.1

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được cập nhật

-

Cập nhật ln 1

-

Cập nhật lần 2

Tổng cục Môi trường

15.2

Số chương trình gây nuôi bảo tồn và tái thả một số loài ưu tiên bảo vệ được xây dựng và ban hành

-

1 loài

2 loài

3 loài

Tổng cục Môi trường

16

Mục tiêu 16: Đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng li ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen theo cam kết quốc tế (Mục tiêu 15.6 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

16.1

Danh mục các nguồn gen được bảo vệ và phát triển được xây dựng, ban hành và cập nhật

-

Được ban hành

Được cập nhật

Được cập nhật

Tổng cục Môi trường

16.2

Tỷ lệ số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen (%)17

0

20

80

100

Tổng cục Môi trường

17

Mục tiêu 17: Đến năm 2020, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với các hệ sinh thái đất và nước; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen (Mục tiêu 15.8 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

17.1

Danh mục loài ngoại lai xâm hại được cập nhật theo định kỳ

-

Cập nhật lần 1

 

Cập nhật lần 2

Tổng cục Môi trường

17.2

Chương trình kiểm soát đối với loài ngoại lai xâm hại cụ thể được xây dựng, ban hành

-

Đối với 01 loài

Đối với 02 loài

Đối với 03 loài

Tổng cục Môi trường

 

PHỤ LỤC 2.

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM ĐẾN 2030 CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TT

Nhiệm vụ và giải pháp

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hp

I. PHÒNG NGỪA VÀ KIM SOÁT Ô NHIỄM, CẢI THIỆN CHT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Mục tiêu 1: Đến năm 2030, đẩy mạnh phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường góp phần giảm số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trưng không khí, nước và đất (Mục tiêu 3.8a của Quyết định 622/QĐ-TTg)

1

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Tổ chức thực hiện đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề; kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí... và các chương trình, đề án, kế hoạch khác về kiểm soát ô nhiễm.

- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên toàn quốc.

2018-2020

Tổng cục Môi trường

Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Viện CLCSTNMT; Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW; các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới (ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm biển...); thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; kiểm soát việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và quy định của pháp luật về kiểm soát xả thải các hóa chất độc hại gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi pháp luật, kiểm, tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải gây ô nhim môi trường không khí, nước và đất.

2018-2030

Mục tiêu 2: Đến năm 2030, quản lý tốt chất thải nguy hại, cải thiện và phc hồi môi trường nhằm giảm ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất và các tác đng có hi đến sức khe con người và môi trường (Mục tiêu 12.4b của Quyết đnh 622/QĐ-TTg)

2

- Rà soát khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động xả chất thải ra môi trường, quản lý tốt chất thải nguy hại (lưu ý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt) để ban hành quy định pháp luật đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Xử lý triệt để và không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm môi trường.

2018-2025

Tổng cục Môi trường

Vụ Pháp chế, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW; các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm; cải thiện môi trường sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân.

- Xử lý, phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, các khu vực ô nhiễm bởi chất độc chiến tranh.

2018-2030

Mục tiêu 3: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thi phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiu, tái sử dụng và tái chế, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải (Mục tiêu 12.5a trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

3

- Xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế, công cụ về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải. Xây dựng và thực hiện lộ trình phù hợp giảm thiểu và tiến tới chấm dứt việc sử dụng túi nilon khó phân hủy.

- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về chất thải rắn toàn quốc; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, các hướng dẫn kỹ thuật về giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng và tái chế chất thải, kiểm toán chất thải.

2018-2025

Tổng cục Môi trường

Vụ Pháp chế, Vụ KHCN, Cục CNTT &DLTNMT, Viện CLCSTNMT, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan.

4

- Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về quản lý tng hợp chất thải.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát sinh chất thải; hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiểm tra, thanh tra, giám sát thực thi luật pháp bảo vệ môi trường liên quan tới quản lý chất thải.

- Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn. Thực hiện quản lý tổng hợp chất thải rắn theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế thu phí đối với thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh; thúc đẩy giảm thiu chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu.

2018-2030

Tổng cục Môi trường

Trung tâm truyền thông TNMT, Thanh tra Bộ, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan.

II. QUẢN LÝ TỔNG HỢP, KHAI THÁC BỀN VỮNG, SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Mục tiêu 4: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cn đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hot an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6.1d trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

5

- Ban hành, định kỳ rà soát, cập nhật các quy định về đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.

2018-2030

Cục Quản lý tài nguyên nước

Vụ KHCN, Vụ KH-TC, Viện KHTNN và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục tiêu 5: Đến năm 2030, cải thiện chất lưng nước thông qua kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; đảm bảo bản nước thải được xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn (Mục tiêu 6.3b của Quyết định 622/QĐ-TTg)

6

- Tích cực kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường, áp dụng các chế tài mạnh mẽ nhằm xử lý các trường hợp vi phạm.

- Áp dụng chế độ quan trắc tự động, liên tục và giám sát chặt chẽ nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định.

- Xã hội hóa đầu tư thực hiện các chương trình, dự án cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư, đặc biệt là các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về xây dựng năng lực trọng các lĩnh vực và chương trình liên quan đến nước và vệ sinh, bao gồm khai thác nước, khử mặn, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng.

2018-2030

Tổng cục Môi trường

Thanh tra Bộ, Vụ HTQT, Cục QLTNN, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục tiêu 6: Đến năm 2030, bảo đảm việc khai thác nước không vượt qua ngưỡng giới hạn khai thác đối với sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đi với các tng chứa nước (Mục tiêu 6.4 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

7

- Điều tra, lập kế hoạch bảo vệ, khai thác các nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có tại mỗi địa phương để có đánh giá cụ thể về tài nguyên, trữ lượng nước.

- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước.

2018-2025

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia

Cục QLTNN, Viện KH TNN, Vụ KHCN, Cục CNTT & DLTNMT, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

8

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trên toàn quốc.

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước chung cả nước; các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về hạn chế khai thác nước dưới đất. Xác định và công bố dòng chảy tối thiểu và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050.

2018-2025

Cục Quản lý tài nguyên nước

Trung tâm QHĐT TNN quốc gia, Thanh tra Bộ, Vụ HTQT, Viện KH TNN, Vụ KHCN, Trung tâm TT TNMT, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan.

- Đảm bảo hài hòa nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước khác nhau.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về tài nguyên nước.

- Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước mặt, khoan thăm dò và khai thác nước dưới đất và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.

- Ban hành cơ chế ưu tiên cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ xử lý, cung cấp nước sạch, xử lý ô nhiễm nước. Nghiên cứu và tăng cường sử dụng công nghệ tiết kiệm nước.

2018-2030

Mục tiêu 7: Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xun biên gii thông qua hp tác quốc tế (Mục tiêu 6.5 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

9

- Thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông; kết hợp quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước, với các quy hoạch tài nguyên nước.

- Tăng cường công tác lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông và nguồn nước xuyên biên giới. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới.

- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với môi trường và sinh kế của người dân xung quanh.

- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước và sự phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa các địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả Luật Tài nguyên nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về khai thác và chia sẻ lợi ích tài nguyên nước, trước hết là các nước trong Tiểu vùng Mê Công.

2018-2030

Cục Quản lý tài nguyên nước

Trung tâm QHĐT TNN quốc gia, Thanh tra Bộ, Tổng cục Môi trường, Vụ HTQT, Viện KH TNN, Vụ KHCN, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục tiêu 8: Đến năm 2030, bảo vệ và phc hồi các nguồn nước và hsinh thái liên quan đến nước (Mục tiêu 6.6 trong Quyết đnh số 622/QĐ-TTg)

10

- Sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2018-2025

Cục Quản lý tài nguyên nước

Trung tâm QHĐT TNN quốc gia, Tổng cục Môi trường, Vụ Pháp chế, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.

- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái.

2018-2030

11

- Thực hiện các biện pháp về bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển.

- Tăng cường học tập, trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm với quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến nước.

- Tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước.

2018-2030

Tổng cục Môi trường

Cục QLTNN, Trung tâm QHĐT TNN quốc gia, Vụ HTQT, Vụ KH-TC, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

III. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN THEO HƯỚNG KHAI THÁC HỢP LÝ, BỀN VỮNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

Mục tiêu 9: Đến năm 2025, bản hoàn thành công tác điều tra và quy hoạch nhằm đạt được khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững (Mục tiêu 12.2a của Quyết định 622/QĐ-TTg).

12

- Tổng kết, đánh giá, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến tài nguyên đất.

- Đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phục vụ quản lý đất đai công khai, minh bạch và hiệu quả.

2018-2020

Tổng cục Quản lý đất đai

Vụ Pháp chế, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; bảo đảm việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và bn vững tài nguyên đất.

- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, tích tụ, tập trung ruộng đất để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo cơ chế thị trường.

- Rà soát, lồng ghép yếu tố ứng phó biến đổi khậu vào quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2030.

- Thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất; hoàn thiện cơ chế để đẩy mạnh việc khai thác nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2018-2030

13

- Tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến tài nguyên khoáng sản: Điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất và khoanh định các diện tích dễ tổn thương phần đất liền thuộc các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc Bộ và một số vùng Tây Nguyên; Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất tỷ lệ 1:500.000 gắn với điều tra chi tiết khu vực có triển vọng khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam; Đánh giá tổng thể tiềm năng một số khoáng sản có nhu cầu lớn nhằm khoanh xác định tiềm năng từng loại khoáng sản theo vùng phục vụ quy hoạch thăm dò khai thác và dự trữ khoáng sản quốc gia; Đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu đối với quặng chì kẽm; Đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có triển vọng phát hiện các khu mỏ mới; Đánh giá khoáng sản ở các vùng có triển vọng khoáng sản trên các vùng biển Việt Nam.

- Xây dựng các tài khoản tài nguyên khoáng sản trong hệ thống hoạch toán quốc gia. Ưu tiên thực hiện đối với một số loại khoáng sản có tính chất chiến lược, quan trọng, bảo đảm an ninh năng lượng, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước (urani, than, đất hiếm,...).

2018-2030

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Thanh tra Bộ, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Bảo đảm việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, khai thác tài nguyên khoáng sản. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam với các địa phương, đổi mới cơ chế, phương thức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khoáng sản; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

2018-2030

14

- Nghiên cứu, xây dựng và thiết lập tài khoản tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong hệ thống hạch toán quốc gia.

2018-2030

Viện Chiến lược, Chính sách TNMT

Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục môi trường, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

IV. ỨNG PHÓ KỊP THỜI, HIỆU QUẢ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI

Mục tiêu 10: Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan ti biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác (Mục tiêu 13.1a của Quyết định 622/QĐ-TTg).

15

- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, trượt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.

- Nghiên cu, đánh giá diễn biến, tác động của các hiện tượng El-Nino, La-Nina.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thích ứng với biến đổi khí hậu phát triển bền vững vùng Duyên hải miền Trung; mô hình phát triển sinh kế cộng đồng cho khu vực Đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước18.

2018-2020

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Cục Biến đổi khí hu, Tổng cục KTTV, Vụ KHCN, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp.

- Tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu.

2018-2030

16

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

2018-2020

Cục Biến đổi khí hậu

Viện KH KTTV và BĐKH, Tổng cục KTTV, Vụ KHCN, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

- Nghiên cứu, xây dựng Luật về ứng phó với biến đổi khí hậu và các văn bản hướng dẫn.

- Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu.

- Định kỳ rà soát, cập nhật và theo dõi các mục tiêu của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

- Xây dựng và cập nhật quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Ban hành các quy định về quản lý hạn ngạch phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường cacbon trong nước.

2018-2030

Mục tiêu 11: Giáo dục, nâng cao nhn thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Mục tiêu 13.3a trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

17

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao kỹ năng của cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Xây dựng, thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên môi trường và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu.

- Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới phụ nữ, thanh niên, cộng đồng địa phương và những nhóm hay bị lãng quên.

2018-2030

Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường

Cục BĐKH, Tổng cục KTTV, Trường ĐH TNMT Hà Nội, Trường ĐH TNMT TP HChí Minh, Viện KH KTTV&BĐKH, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

18

- Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các chương trình giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học ngành tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng, thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải k nhà kính.

2018-2030

Trường Đại học TNMT Hà Nội, Trường Đại học TNMT TP Hồ Chí Minh.

Cục BĐKH, Tổng cục KTTV, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường, Viện CLCSTNMT, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

19

- Phổ biến, tuyên truyền Luật Khí tượng thủy văn và các văn bản hướng dẫn.

- Xây dựng, phát triển mạng lưới quan trắc KTTV đồng bộ theo Quy hoạch đã được phê duyệt. Tự động hoá strạm quan trc, đng thời tăng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời tiết, khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ liệu cho dự báo KTTV theo phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác.

- Bổ sung, chỉnh sửa quy hoạch mạng lưới trạm KTTV trong hệ thống quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia trong từng giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu thực tế và các tiêu chuẩn, quy định quốc tế; tăng mật độ trạm đo đạc theo yêu cầu phát triển của công nghệ dự báo KTTV tiên tiến;

- Tăng cường phát triển mạng lưới quan trắc KTTV phục vụ điều hành hồ chứa, quản lý cung cấp nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán; bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, sóng thần liên thông với hệ thống cảnh báo khu vực và thế giới.

- Phát triển mạng lưới quan trắc KTTV chuyên dùng ở các địa phương theo đặc thù ở từng nơi để nâng cao năng lực theo dõi, dự báo, phòng tránh thiên tai và đáp ứng các yêu cầu kinh tế xã hội.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, đường truyền theo hướng hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng việc truyền nhận dữ liệu theo quy hoạch mạng lưới giai đoạn từ năm 2016-2025 và tầm nhìn năm 2030, đng thời xây dựng hệ thống ứng dụng và khai thác dữ liệu đa mục tiêu.

- Đầu tư xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật công tác dự báo, đo đạc quan trắc KTTV.

- Nâng cao công tác quản lý nhà nước về KTTV tại các địa phương; nâng cao năng lực dự báo thiên tai có nguồn gốc KTTV đến cấp huyện, xã.

- Huy động các nguồn lực tài chính từ hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2018-2030

Tổng cục Khí tượng thủy văn

Vụ KH-TC, Vụ HTQT, Cục BĐKH, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

V. BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG BIỂN, HẢI ĐẢO VÀ ĐẠI DƯƠNG

Mục tiêu 12: Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loi ô nhiễm biển, đc bit là từ các hot đng trên đất liền, chú ý ti các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ (Mục tiêu 14.1 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

20

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch không gian biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

- Xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

- Điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải ven bờ, từ các hoạt động trên biển và hải đảo.

- Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế về môi trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển.

- Lập kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm vùng ven biển; cải tạo chất lượng nguồn nước tại các lưu vực sông, cửa sông ven biển, các vùng nước biển ven bờ đã bị ô nhiễm, suy thoái.

2018-2025

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Tổng cục Môi trường, Cục QLTNN, Sở TNMT các tỉnh, TP ven biển trực thuộc TW, các B, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.

- Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo nhằm xác định các vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao và các khu vực có khả năng nhận chìm; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải, xây dựng và ban hành bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích người dân và cộng đồng tham gia giám sát và quản lý ô nhiễm môi trường biển.

 

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ. Quan trắc thường xuyên mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, đặc biệt là từ các lưu vực sông, từ các vùng canh tác nông nghiệp ven biển sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất.

- Kiểm soát chặt chẽ việc đổ đất đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng xuống biển; kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn việc đổ chất thải nguy hại xuống biển dưới mọi hình thức; tăng cường kiểm soát chất thải nhựa vùng ven biển và trên biển.

- Xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với ô nhiễm dầu, sự cố môi trường trên biển, vùng cửa sông ven biển; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện, năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố của tàu, thuyền vận chuyển dầu, hóa chất hoạt động trên biển hoặc đi qua các vùng biển nước ta cũng như các kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vùng ven biển, trên các đảo.

- Cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.

2018-2030

Mục tiêu 13: Giảm thiểu và xử lý tác động của axít hóa đại dương, ưu tiên việc tăng cường hợp tác khoa học tất cả các cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Mục tiêu 14.3 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

21

- Nghiên cứu, đánh giá mức độ axít hóa biển và đại dương quốc gia.

- Xây dựng hệ thống quan trắc axít hóa biển và đại dương quốc gia. Tiến hành đo đạc thường xuyên mức độ axít hóa (pH).

- Tăng cường nghiên cu khoa học, hợp tác quốc tế trong điều tra cơ bản về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quản lý tổng hợp vùng bờ và trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xử lý vấn đaxít hóa đại dương.

2018-2030

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Tổng cục Môi trường, Vụ KHCN, Vụ HTQT, Sở TNMT các tỉnh, TP ven biển trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

VI. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI

Mục tiêu 14: Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hi và sử dng bền vững các hsinh thái đất ngập nước quan trng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế (Mục tiêu 15.1 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

22

- Thực hiện việc tng kết, đánh giá, sửa đổi, bổ sung Luật Đa dạng sinh học.

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia; các nhiệm vụ, giải pháp bảo tn đa dạng sinh học trong quy hoạch cấp tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và triển khai thí điểm bồi hoàn đa dạng sinh học.

2018-2020

Tổng cục Môi trường

Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của tài nguyên đa dạng sinh học.

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực về bảo tồn đa dạng sinh học.

2018-2030

23

- Đẩy mạnh nghiên cứu hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái và các chỉ tiêu đánh giá định lượng.

- Nghiên cứu, hướng dẫn và triển khai thí điểm lượng giá kinh tế đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

- Xây dựng hướng dẫn lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái trong quá trình ra quyết định chính sách.

2018-2025

Viện Chiến lược, chính sách TNMT

Tổng cục Môi trường, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục tiêu 15: Đến năm 2030, tiếp tc thực hiện những hành động cấp thiết để ngăn chặn và tiến đến chấm dứt sự suy thoái nơi trú tự nhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp (Mục tiêu 15.5 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

24

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Đán Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

- Thực hiện các chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đặc biệt ưu tiên đối với các loài thú lớn nguy cấp: voi, hổ, Sao La và các loài linh trưởng.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định về điều kiện thành lập và quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2018-2020

Tổng cục Môi trường

Vụ Pháp chế, Vụ KHCN, Vụ HTQT, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Ngăn chặn sự suy giảm các loài hoang dã bị đe dọa, đặc biệt loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Điều tra, quan trắc, định kỳ cập nhật và công bố Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quý, hiếm và định kỳ cập nhật, biên soạn, tái bản Sách Đỏ Việt Nam.

- Tăng cường hợp tác với các nước để chống lại tình trạng buôn bán động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép.

2018-2030

Mục tiêu 16: Đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen theo cam kết quốc tế (Mục tiêu 15.6 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

25

- Điều tra, lập danh mục, bảo vệ và phát triển nguồn gen.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen.

2018-2025

Tổng cục Môi trường

Vụ KHCN, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Nghiên cứu, xây dựng quy định hướng dẫn cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen; thực hiện mô hình thí điểm chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen, chú trọng lợi ích của cộng đồng.

- Thu thập, tư liệu hóa; lập chỉ dẫn địa lý và thực hiện các biện pháp bảo tồn tri thức truyền thống về nguồn gen.

2018-2030

Mục tiêu 17: Đến năm 2020, tăng cường các bin pháp hiu quả để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với các hệ sinh thái đất và nước; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đi gen (Mục tiêu 15.8 trong Quyết định số 622/QĐ-TTg)

26

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại đến năm 2020; xây dựng và ban hành Chương trình kiểm soát đối với loài ngoại lai xâm hại đến 2030.

2018-2020

Tổng cục Môi trường

Vụ KHCN, Vụ HTQT, Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

2018-2025

- Điều tra thực trạng, lập danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên phạm vi toàn quốc; đặc biệt chú trọng các khu bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng.

- Tăng cường hợp tác, trao đổi và học tập kinh nghiệm, đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị các cấp về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

- Tăng cường đầu tư để thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học.

2018-2030

 

PHỤ LỤC 3.

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ DO CÁC BỘ, NGÀNH CHỦ TRÌ

TT

Đơn vị đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia phi hp

Nhiệm vphối hợp thực hiện các mục tiêu trong Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ

1.

Vụ Hợp tác quốc tế

10.5a, b, c

2.

Vụ Kế hoạch - Tài chính

11.10; 12.9; 17.2; 17.3; 17.4; 17.5

3.

Vụ Khoa học và Công nghệ

9.4

4.

Vụ Pháp chế

1.3a; 5.7a

5.

Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền

3.3b

6.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

14.2; 14.4; 14.5

7.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

12.2b

8.

Tổng cục Quản lý đất đai

11.1; 11.3; 15.2; 15.3

9.

Tổng cục Môi trường

2.5; 3.3a; 3.8c; 6.2; 6.3a, c; 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 8.4; 8.9; 9.2; 11.4; 11.6; 11.7; 12.1; 12.3a, b; 12.4a; 12.5b; 12.7a; 15.4; 15.7

10.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn

11.5; 13.1b

11.

Cục Biến đổi khí hậu

2.4; 11.9; 13.2a, b, c

12.

Cục Quản lý tài nguyên nước

6.1a, b, c

13.

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố HChí Minh

13.3b

14.

Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường

13.3c

 



1 Theo Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013) và Chiến lược BVMT quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012).

2 Theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016).

3 Theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

4 Theo Báo cáo đánh giá kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020 (Văn kiện Đại hội Đảng XII), 2016.

5 Theo Báo cáo đánh giá kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020 (Văn kiện Đại hội Đng XII), 2016.

6 Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2011-2015, từ tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, sau hơn 10 năm, đến cuối năm 2015, đã có 395/439 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt đ, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ gần 90%; còn lại 44 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm tỷ lệ 10,71%.

7 Hai chỉ tiêu 3.1, 3.2 được quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

8 Theo Dự thảo Đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, 2017.

9 Theo Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 (Quyết định 182/QĐ-TTg ngày 23/01/2014).

10 Theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013).

11 Theo Dự thảo Nghị định về lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, 5/2018.

12 Theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016).

13 Theo Chiến lược quốc gia về biến đi khí hậu (Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 02/11/2011).

14 Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

15 Theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013).

17 Theo Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia s công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 (Quyết định 1141/QĐ-TTg ngày 27/6/2016).

18 Theo Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017).

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3756/QĐ-BTNMT năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu: 3756/QĐ-BTNMT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 13/12/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [18]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3756/QĐ-BTNMT năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…