UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2010/QĐ-UBND |
Phủ Lý, ngày 15 tháng 11 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ xung một số
điều của Luật khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật khoáng sản; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 1năm 2009 về
việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Quy định này điều chỉnh một số nội dung trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động khoảng sản; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quy hoạch khoáng sản là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, cấp giấy phép, thuê đất, đấu giá quyền thăm dò khai thác và hoạt động khoáng sản. Quy hoạch khoáng sản gắn với quy hoạch hạ tầng, quy hoạch vùng chế biến khoáng sản.
Điều 4. Điều kiện cấp, gia hạn, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản
1. Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản
a) Phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh;
b) Phù hợp với quy hoạch khoáng sản, quy hoạch hạ tầng và các quy hoạch có liên quan khác đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Có hiệu quả kinh tế, xã hội của từng dự án cụ thể, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá và an ninh quốc phòng;
d) Có đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp và đăng ký mã số thuế tại tỉnh Hà Nam, có khả năng tài chính đáp ứng được yêu cầu của dự án, có đề án thăm dò, dự án khai thác, chế biến khoáng sản, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận. Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án phục hồi môi trường theo quy định hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận. Có nhân lực được đào tạo đúng chuyên ngành, có thiết bị chuyên ngành mỏ, công nghệ tiên tiến;
e) Diện tích khu vực xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản không được trùng với các khu vực đã được cấp phép hoặc đang được cơ quan nhà nước điều tra đánh giá;
g) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh về khu vực xin cấp phép.
2. Điều kiện gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;
a) Hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước được cơ quan thuế cấp tỉnh xác nhận;
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường và các quy định khác về ký quỹ phục hồi môi trường, bảo đảm an toàn lao động;
c) Hoạt động khai thác khoáng sản đúng theo đề án khai thác, chế biến, thiết kế cơ sở mỏ, thiết kế kỹ thuật thi công đã được chấp thuận;
d) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.
3. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
a) Tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản hợp pháp được chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác để tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật;
b) Bên chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ có liên quan đến thời điểm chuyển nhượng và các quy định theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, quy định của pháp luật, quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành;
c) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Tổ chức, cá nhân xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có báo cáo kết quả khai thác, chế biến đến thời điểm xin chuyển nhượng;
d) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại mục d, khoản 1, điều 4 của quy định này;
đ) Không cho phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân chưa đầu tư xây dựng cơ bản và chưa tiến hành khai thác khoáng sản trên khu vực mỏ đã được cấp phép;
e) Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép và nộp thuế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thu hồi và chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản
a) Sau mười hai (12) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu việc xây dựng cơ bản mỏ mà không có báo cáo lý do chính đáng;
b) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 33 Luật khoáng sản mà không khắc phục được trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có văn bản thông báo;
c) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan môi trường hoặc vì lợi ích công cộng khác;
d) Cá nhân được phép khai thác khoáng sản chết mà không có người thừa kế, tổ chức được phép khai thác bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ;
e) Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài chấm dứt hiệu lực;
g) Khai thác khoáng sản không bảo đảm an toàn lao động, để xẩy ra tai nạn gây hậu quả chết người;
h) Các đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản có vị trí mỏ không phù hợp với Quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam khi hết hạn khai thác phải thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, đất đai và bàn giao mỏ cho địa phương quản lý.
2. Chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản
Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau: giấy phép bị thu hồi, giấy phép hết hạn hoặc giấy phép được trả lại. Khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giấy phép chấm dứt hiệu lực các tổ chức, cá nhân phải tháo dỡ di chuyển máy móc thiết bị và tài sản khác của mình ra khỏi khu vực mỏ, trong thời hạn 90 ngày phải thực hiện đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường đất đai và bàn giao diện tích mỏ, mặt bằng khu chế biến khoáng sản cho địa phương quản lý (trừ các công trình thiết bị bảo vệ môi trường, an toàn).
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản
a) Nộp lệ phí giấy phép và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân phải tiến hành cắm mốc giới mỏ theo tọa độ các điểm góc được xác định trong hồ sơ cấp phép và quản lý mốc giới mỏ của mình trong suốt quá trình họat động;
c) Tổ chức cá nhân họat động khoáng sản chỉ được phép đầu tư trong thời gian được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép, phù hợp với dự án được chấp thuận và tự đầu tư kinh phí xây dựng, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng theo các hình thức BT hoặc BOT;
d) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, kế hoạch khai thác với Sở Tài nguyên và Môi trường; hoạt động sản xuất phải phù hợp với dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công đã được thẩm định, chấp thuận;
e) Tận thu khoáng sản, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động phù hợp với Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
g) Lập bản đồ hiện trạng mỏ kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở cho việc thu thuế và quản lý khoáng sản;
h) Thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác; bồi thường thiệt hai do họat động khoáng sản gây ra;
i) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng đi qua khu vực mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
k) Nộp báo cáo kết quả họat động khoáng sản định kỳ hàng năm và báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khoáng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trước ngày giấy phép hết hạn. Thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh, đất đai theo quy định của pháp luật;
m) Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
n) Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan khác.
Điều 7. An toàn lao động và vệ sinh lao động
1. Tổ chức, cá nhân và người lao động làm việc tại mỏ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
2. Nội quy lao động của mỏ phải được xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật, phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về an toàn lao động và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Đối với các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến và thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hàng năm phải thực hiện đo kiểm soát môi trường định kỳ. Thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường, cải tạo phục hồi môi trường toàn bộ khu vực khai thác, chế biến sau khi kết thúc khai thác theo đề án phục hồi môi trường đã được thẩm định, phê duyệt.
Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền pháp luật khoáng sản, xây dựng hoặc tham gia xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền các quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
b) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch khoáng sản, kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và kiểm tra việc thực hiện;
c) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khoanh định vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản;
d) Chủ trì quy hoạch khu vực đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và tổ chức đấu giá theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
e) Chủ trì thẩm định các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến các cơ quan liên quan về dự án đầu tư, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở; tham gia giải quyết các vụ tai nạn lao động trong họat động khoáng sản;
g) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng, thừa kế, thu hồi giấy phép họat động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
h) Sau khi tổ chức, cá nhân được cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao mốc giới mỏ tại thực địa, bàn giao đầy đủ hồ sơ tài liệu, giấy phép cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện để phối hợp quản lý;
i) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật;
k) Giải quyết các điều kiện về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, tranh chấp phát sinh và các điều kiện khác trong hoạt động khoáng sản; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động khoáng sản; định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng.
2. Sở Công thương
a) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản làm nguyên liệu xi măng trên địa bàn tỉnh;
b) Tham gia ý kiến xây dựng về quy hoạch khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản và tham gia giải quyết các vụ tai nạn lao động trong họat động khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ;
c) Chỉ cấp vật liệu nổ cho các tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ quy định tại mục 1 điều 4, điều 6, 7, 8 của quy định này.
3. Sở Xây dựng
a) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản làm nguyên liệu xi măng trên địa bàn tỉnh;
b) Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham gia các quy hoạch khoáng sản.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Quản lý nhà nước về lao động, an toàn lao động, chủ trì cùng với các Sở, ngành, địa phương liên quan giải quyết xử lý các vi phạm về an toàn lao động, các vụ tai nạn lao động trong họat động khoáng sản; định kỳ thanh tra, kiểm tra tổng hợp báo cáo tình hình chấp hành an toàn lao động, chế độ chính sách đối với người lao động.
5. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách, nghĩa vụ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí duy tu bảo dưỡng các tuyến đường giao thông, đường dùng chung cho hoạt động khoáng sản hoặc đầu tư kinh phí xây dựng theo hình thức BOT, BT;
b) Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế phân bổ ngân sách thu từ phí bảo vệ môi trường.
6. Công an tỉnh
a) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với các cơ sở khai thác khoáng sản;
b) Điều tra xác minh, tham gia giải quyết các vụ tai nạn lao động theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản;
d) Tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quản lý khoáng sản và hoạt động khoáng sản, về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Tiếp nhận, xử lý và giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản, về bảo vệ môi trường do các cơ quan, tổ chức thông báo và chuyển đến;
e) Phối hợp với các Sở, ngành chức năng đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh công tác bảo vệ bí mật nhà nước về khoáng sản, về quy hoạch khoáng sản ở các vị trí liên quan đến công tác an ninh quốc phòng.
Điều 10. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và xã
a) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật khoáng sản và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản ở địa bàn;
b) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự tại các khu vực có khoáng sản;
c) Kiểm tra xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; tham gia thanh tra, kiểm tra họat động khoáng sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức;
d) Giải quyết theo thẩm quyền các các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác cho các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật;
e) Tham gia xây dựng quy hoạch khoáng sản, tham gia giải quyết các vụ tai nạn lao động trong họat động khoáng sản, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Định kỳ tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình họat động khoáng sản trên địa bàn.
1. Các Sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này;
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Quyết định 36/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
Số hiệu: | 36/2010/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Trần Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 15/11/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 36/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
Chưa có Video