ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 341/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 02 tháng 3 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND tỉnh Cà Mau quy định về mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Căn cứ Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 10/04/2018 của UBND tỉnh Cà Mau về khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2018;
Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 10/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Căn cứ Công văn số 5941/UBND-NĐ ngày 05/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về chủ trương xây dựng Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025;
Căn cứ ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh tại Thông báo số 749/TB-VP ngày 16/8/2019 của Văn phòng UBND tỉnh về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 11/TTr-STNMT ngày 10/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025 (kèm theo Đề án).
Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung những nội dung của Đề án, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 341/QĐ-UBND
ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh Cà Mau)
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Bảo vệ môi trường là vấn đề then chốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các ngành, địa phương, đặc biệt phát triển du lịch, thu hút đầu tư vào tỉnh. Ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học đe dọa nghiêm trọng tới thu nhập, sản xuất, chất lượng cuộc sống của người dân, mức độ sẽ ngày càng lớn hơn nếu từ bây giờ không có các giải pháp nhằm tạo chuyển biến cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn hạn chế, tiến trình đô thị hóa và đầu tư, phát triển kinh tế, đã làm gia tăng tiêu thụ tài nguyên và như cầu xả thải, làm suy giảm khả năng tự làm sạch của sông, kênh, rạch; vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc, phạm vi ô nhiễm lan tỏa ở nhiều khu vực, nhiều địa bàn, đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, sinh hoạt người dân và khả năng phát triển bền vững của tỉnh. Đứng trước những yêu cầu và thách thức nêu trên, phải có sự thích ứng nhanh chóng về tổ chức và thể chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phải có sự cải thiện, nâng cao, bám sát nhu cầu phát triển để thích nghi tạo hiệu quả quản lý cao nhất, tối ưu nhất, trong đó không được xem nhẹ đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường; việc đầu tư phải tương xứng với tầm vóc phát triển của nền kinh tế, bám sát thực tế để đảm bảo xử lý tối đa chất thải và giảm thiểu hệ lụy môi trường phát sinh.
Nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường, tạo nền tảng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Cà Mau xây dựng “Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025”.
- Luật đa dạng sinh học năm 2008.
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực môi trường.
- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Thông tư liên tịch số 70/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 24/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kinh phí hoạt động của tổ chức, bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường và kinh phí thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
- Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và môi trường thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 17/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND tỉnh Cà Mau quy định về mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 25/9/2015 của UBND tỉnh Cà Mau về thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 10/04/2018 của UBND tỉnh Cà Mau về khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2018.
- Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 10/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ.
- Công văn số 5941/UBND-NĐ ngày 05/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về chủ trương xây dựng Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025.
- Ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh tại Thông báo số 749/TB-VP ngày 16/8/2019 của Văn phòng UBND tỉnh về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý môi trường; huy động nguồn lực kinh tế, kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống.
- 100% công chức quản lý hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; các cơ quan và tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội được bồi dưỡng nâng cao năng lực về truyền thông bảo vệ môi trường.
- 100% cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý về bảo vệ môi trường.
- 75% khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp xây dựng hạ tầng về bảo vệ môi trường đạt yêu cầu (hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, hệ thống quan trắc nước thải tự động).
- 100% các huyện đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung của tỉnh Cà Mau.
- 100% chất thải y tế, chất thải xây dựng được thu gom, xử lý đúng quy định.
- Thành phố Cà Mau có các cụm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung theo cụm tuyến dân cư.
- Hoàn thiện hệ thống phân loại, thu gom, xử lý chất thải nguy hại hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã; tăng cường trách nhiệm quản lý và bảo vệ môi trường của người đứng đầu trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức quản lý môi trường thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức phụ trách môi trường ở cấp tỉnh, huyện, xã; thực hiện tinh gọn bộ máy đồng thời bổ sung phương tiện giám sát để thay thế con người trong công tác kiểm soát ô nhiễm.
- Cải thiện chất lượng quy hoạch đảm bảo tính toán đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường, bao gồm cả cảnh quan, điều kiện sống, làm việc cho con người. Rà soát lại quy hoạch, dừng và không thực hiện các quy hoạch không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường, không đảm bảo việc thu gom, xử lý tốt chất thải.
- Xây dựng lộ trình đầu tư về hạ tầng bảo vệ môi trường, hàng năm có kế hoạch và kinh phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quan trắc tự động tại các khu, cụm công nghiệp; đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa về bảo vệ môi trường, tăng thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2.1. Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường
a) Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh và giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã.
b) Nghiên cứu, bổ sung, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã theo nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Hội nghị lần thứ 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; trong đó:
- Kiện toàn tổ chức, biên chế của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng lĩnh vực quản lý, mở rộng quyền hạn đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ quản lý chất thải rắn tổng hợp.
- Bố trí Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện có ít nhất 04 biên chế công chức về quản lý môi trường, riêng đối với thành phố Cà Mau khoảng 06 biên chế và bố trí có ít nhất 01 công chức chuyên trách về quản lý môi trường ở cấp xã.
- Bố trí từ 02 hợp đồng lao động trở lên để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương, sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp huyện. Đối với các xã có khu, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung lớn bố trí 01 hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp xã.
- Bổ sung kinh phí hoạt động cho các tổ tự quản về bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm cho UBND cấp xã.
2.2. Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư hạ tầng về bảo vệ môi trường
a) Triển khai dự án tăng cường đầu tư hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Triển khai mô hình “quản lý môi trường phi tập trung” ở khu, cụm công nghiệp trong trường hợp còn khó khăn về đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, thí điểm mô hình kiểm soát, xử lý ô nhiễm phi tập trung tại khu công nghiệp Khánh An, khu Công nghiệp Hòa Trung, cụm công nghiệp Sông Đốc thông qua hệ thống camera giám sát và điện kế điện tử tại mỗi doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp để giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và truyền dữ liệu tín hiệu camera, chỉ số điện kế điện tử của hệ thống xử lý về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
c) Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh (chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại) ở xã Khánh An, huyện U Minh thông qua kêu gọi đầu tư xã hội hóa; đồng thời, đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đến khu liên hợp xử lý chất thải. Ưu tiên công nghệ xử lý bằng phương pháp đốt rác phát nhiệt, phát điện, công nghệ xử lý biến sinh khối của rác thành khí sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
d) Đầu tư cụm xử lý chất thải rắn phân tán ở nông thôn như: Đầu tư lò đốt rác sinh hoạt đạt yêu cầu bảo vệ môi trường về vị trí đặt lò và công nghệ đốt liên xã đối với các xã ở địa bàn vùng sâu, vùng xa không có điều kiện thu gom, vận chuyển rác thải; cải tạo, đóng cửa các bãi chôn lấp rác không họp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích biện pháp xử lý rác thành phân compost ở các hộ gia đình khu vực nông thôn.
đ) Yêu cầu các cơ sở sản xuất có khả năng phát tán mùi hôi, khí thải, tro bụi trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở phải áp dụng sản xuất sạch hơn, cải tiến công nghệ sản xuất để ít phát thải ô nhiễm, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý mùi hôi, khí thải, tro bụi đạt yêu cầu bảo vệ môi trường đồng bộ với yêu cầu xử lý nước thải, trường hợp không xử lý được phải thay đổi nhiên liệu đốt, sử dụng nguồn năng lượng sạch.
e) Nạo vét, cải tạo các khu vực sông, kênh đang bị bồi lắng nhanh và có mức độ ô nhiễm cao ở trung tâm thành phố Cà Mau, trung tâm thị trấn các huyện, các khu/cụm công nghiệp... Đầu tư trang bị hệ thống camera giám sát xả thải ở các điểm chợ, khu vực bờ sông, khu công cộng tập trung dân cư, khu sản xuất, kinh doanh có tình trạng phức tạp về môi trường để phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm.
g) Tăng cường đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải y tế lây nhiễm, cải tạo, vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế, lò đốt chất thải rắn y tế đạt yêu cầu về môi trường; trong đó tiếp tục đầu tư thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm cho 05 bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện chưa được trang bị nhằm đảm bảo đến năm 2025 có 100% các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
h) Đầu tư dự án cải tạo, xây dựng mới hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng nước mưa và các cụm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung theo các tuyến dân cư trong khu vực nội ô thành phố Cà Mau, ưu tiên phân bổ kinh phí hàng năm thực hiện các khu vực có điều kiện thu gom nước thải sinh hoạt. Kinh phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung được sử dụng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
i) Đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom và thoát nước thải công nghiệp, khu xử lý nước thải tập trung ở các khu, cụm công nghiệp. Đầu tư các điểm thu gom chất thải nguy hại để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại cho các chủ nguồn thải ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện thu gom, xử lý và các chủ nguồn thải có lượng chất thải nguy hại phát sinh dưới 600kg/năm; đầu tư phương tiện chuyên dùng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại các điểm phát thải chất thải y tế về cụm xử lý chất thải y tế để xử lý.
k) Khẩn trương sắp xếp, di dời các chợ tự phát trên đường phố trong nội ô thành phố, trung tâm thị trấn vào địa điểm đã được quy hoạch xây dựng. Phát triển các siêu thị văn minh, không sử dụng túi nylon, bao bì khó phân hủy, sử dụng 01 lần trong giao dịch mua sắm. Tổ chức lại hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng có phân loại rác tại nguồn bằng việc đầu tư thêm các loại phương tiện chuyên chở rác.
l) Đầu tư cụm công nghiệp có mùi đảm bảo đầy đủ hạ tầng về bảo vệ môi trường như: Ban hành tiêu chí về môi trường của cụm công nghiệp có mùi; cơ chế, quy định quản lý đối với cơ sở sản xuất có mùi hoạt động trong cụm công nghiệp có mùi; tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp có mùi; triển khai thực hiện việc di dời, tập trung các cơ sở chế biến đầu vỏ tôm, chế biến bột cá và các loại hình hoạt động khác có phát sinh mùi vào Cụm công nghiệp có mùi đã được quy hoạch để kiểm soát ô nhiễm do khí thải, mùi hôi.
2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường
a) Ban hành quy định siết chặt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp không bố trí dọc theo ven sông, có kế hoạch, lộ trình di dời người dân còn sinh sống trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến khu tái định cư để tạo quỹ đất sạch đầu tư hạ tầng về bảo vệ môi trường. Thực hiện phân bổ địa bàn sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh hợp lý, tập trung nguồn lực để quy hoạch và di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm nội ô thành phố Cà Mau và thị trấn các huyện. Không cấp phép sản xuất, kinh doanh có phát sinh nhiều chất thải nguy hại, dễ cháy nổ cho cơ sở có vị trí nằm lẫn trong khu dân cư.
b) Xây dựng Chương trình quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường.
c) Tổ chức thẩm định công nghệ trước khi trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư có thể tác động đến khu vực nhạy cảm về môi trường; dự án thuộc danh mục do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Không cấp phép đầu tư các dự án có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, phát sinh chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khó xử lý.
d) Áp dụng thí điểm cơ chế xử lý rác “vô chủ” trên đường phố, nơi công cộng để thường xuyên kiểm soát hoạt động xả thải tùy tiện ở các địa bàn, trong đó thực hiện cơ chế “thu gom trước - thanh toán sau” đối với rác thải vứt bừa bãi trên đường phố, các khu vực dân cư, khu công cộng. Trước mắt triển khai thí điểm tại phường 1 và phường 5, thành phố Cà Mau, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động và triển khai nhân rộng ở các địa bàn khác trong tỉnh.
đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua các trang mạng xã hội có uy tín, có lượng truy cập lớn để có thể tiếp cận rộng rãi, nhanh chóng đến mọi đối tượng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
e) Kiểm soát, quản lý chất thải nguy hại phát sinh ở hộ gia đình, các cơ sở nhỏ lẻ; UBND các huyện, thành phố Cà Mau định kỳ 06 tháng tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trong khu dân cư.
g) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh, trung ương để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải.
h) Bố trí cán bộ phụ trách về môi trường tại các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu về sử dụng, vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm trong y tế, các biện pháp bảo vệ môi trường đặc thù của ngành y tế.
i) Rà soát toàn bộ hoạt động xây dựng công trình nhà ở, công trình sản xuất, kinh doanh đang lấn chiếm hành lang bảo vệ đường thủy. Xử lý trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm tùy tiện sông rạch, ao hồ trong tỉnh.
k) Đối với dự án đầu tư các khu đô thị, khu dân cư tập trung, yêu cầu chủ dự án phải bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị, khu dân cư trước khi bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.
2.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh, đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thông qua các hoạt động truyền thông môi trường, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường đạt hiệu quả.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, phổ biến các giải pháp, thành tựu bảo vệ môi trường thông qua các trang thông tin điện tử, mạng xã hội có uy tín, có lượng truy cập lớn để có thể tiếp cận rộng rãi, nhanh chóng đến mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
c) Triển khai đến các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; nêu gương người tốt, việc tốt; thông tin rộng rãi đến người dân các xu hướng, phong trào, chương trình bảo vệ môi trường trong nước và trên thế giới nhằm khuyến khích, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn sự nghiệp môi trường, ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Căn cứ các nhiệm vụ được quy định trong Đề án, các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp cùng với dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(Đính kèm Phụ lục danh mục các nhiệm vụ, dự án triển khai Đề án)
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Chương trình quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành tại địa phương về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Rà soát quy hoạch quản lý chất thải rắn và các quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn theo phân công của UBND tỉnh. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách trên địa bàn nhằm hỗ trợ cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực xử lý chất thải rắn để tạo sự đồng thuận khi thực hiện dự án.
- Chủ trì triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường đầu tư hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 1801/QĐ- UBND ngày 30/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị và hệ thống tiếp nhận tín hiệu camera giám sát và điện kế điện tử để quản lý việc vận hành hệ thống xử lý chất thải tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai cơ chế xử lý rác vô chủ nhằm kiểm soát việc xả rác thải nơi công cộng.
- Xây dựng phương án tạo quỹ đất công, thực hiện giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát chặt hoạt động xả thải của các cơ sở có quy mô xả thải lớn thông qua hệ thống truyền nhận dữ liệu quan trắc tự động liên tục của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nâng cấp phần mềm lưu trữ, chia sẻ dữ liệu về môi trường, đồng bộ hóa dữ liệu về môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, cơ sở và doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý các cơ sở phát tán mùi hôi, khí thải, tro bụi trong quá trình hoạt động, yêu cầu chủ cơ sở cải tiến công nghệ sản xuất để ít phát thải chất gây ô nhiễm và chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
- Triển khai dự án đầu tư mới các trạm quan trắc nước mặt, không khí tự động để giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường theo Chương trình quan trắc chất lượng môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo cơ sở dữ liệu về quan trắc và phổ biến kịp thời kết quả quan trắc đến người dân, địa phương biết để chỉ đạo sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe người dân.
- Hàng năm rà soát, đánh giá, xác định đối tượng, nhu cầu đào tạo, nội dung trọng tâm, trọng điểm cần tăng cường năng lực quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Hỗ trợ chuyên môn đối với các dự án xã hội hóa về giáo dục và truyền thông môi trường.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố Cà Mau: bổ sung nhân sự ở những vị trí chuyên môn cần thiết, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã đảm bảo tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan chuyên môn.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã trong việc hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quy định về mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Rà soát, điều chỉnh, tích hợp các nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vào quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan có tính khả thi, chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, tầm nhìn phát triển bền vững.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiến nghị UBND tỉnh không cấp phép các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, công nghệ lạc hậu chưa có giải pháp xử lý chất thải hiệu quả, phát sinh nhiều mùi hôi, khí thải, nước thải và chứa thành phần độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Hàng năm lập danh mục các dự án thu hút đầu tư, có kế hoạch, lộ trình cụ thể để kêu gọi đầu tư vào các dự án, hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm để đầu tư các trạm trung chuyển rác thải, bãi chôn lấp hợp vệ sinh và khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
- Xây dựng phương án đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Cà Mau trong Chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường và các nguồn vốn khác để đầu tư cho hạ tầng về bảo vệ môi trường.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau lập danh mục đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường thiết yếu giai đoạn 2021 - 2025 trình UBND tỉnh phê duyệt. Tăng cường mời gọi đầu tư Dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung ở xã Khánh An, huyện U Minh, ưu tiên lựa chọn công nghệ đốt rác phát điện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp UBND thành phố Cà Mau xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống thu gom, thoát nước thải và các cụm xử lý nước thải tập trung tuyến dân cư khu vực thuộc nội ô thành phố Cà Mau.
- Hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp có mùi trên địa bàn tỉnh để triển khai xây dựng sau năm 2020.
- Ban hành quy trình kiểm soát, giám sát các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong giám sát xây dựng công trình, đặc biệt là hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện Đề án di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư, đô thị chuyển vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2020 - 2030, trong đó tập trung di dời các cơ sở chế biến đầu vỏ tôm, chế biến bột cá, các loại hình sản xuất khác có phát sinh mùi vào Cụm công nghiệp có mùi đã được quy hoạch để kiểm soát ô nhiễm khí thải, mùi hôi. Tham mưu UBND tỉnh ban hành tiêu chí về môi trường đối với Cụm công nghiệp có mùi và cơ chế quản lý đối với cơ sở sản xuất có mùi hoạt động trong cụm công nghiệp.
- Tích cực tìm kiếm, mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Khuyến khích các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất sạch hơn, phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng thẩm định công nghệ dự án đảm bảo ngăn ngừa sử dụng công nghệ lạc hậu ở các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khó xử lý.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiếp cận công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý chất thải.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, thành tựu bảo vệ môi trường. Triển khai đến các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; nêu gương người tốt, việc tốt; khuyến khích, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
Tăng cường thời lượng, kiến thức bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các cấp học.
- Tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án cho các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án này.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế triển khai hoạt động thu gom, xử lý rác “vô chủ” của Đề án.
- Ưu tiên kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư cơ sở vật chất về hạ tầng, trang thiết bị về môi trường.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng phương án thành lập các vùng nuôi tập trung đối với loại hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh áp dụng công nghệ cao có hạ tầng thu gom, xử lý nước thải đạt yêu cầu.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Cà Mau tăng cường kiểm tra thường xuyên điều kiện nuôi ở các cơ sở nuôi, đảm bảo đạt tỷ lệ diện tích ao nuôi, ao xử lý nước thải, xử lý bùn thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định hiện hành.
- Tăng cường quản lý, duy trì bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
- Chủ trì triển khai dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhằm đảm bảo 100% các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo mô hình cụm cơ sở y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Tăng cường đầu tư phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại các điểm phát thải chất thải y tế về cụm xử lý chất thải y tế theo quy định.
- Xem xét, bố trí cán bộ phụ trách về môi trường tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau và các tổ chức đoàn thể
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp trong các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khuyến khích nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường có hiệu quả.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau triển khai việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống trên địa bàn tỉnh thông qua điều tra xã hội học, theo yêu cầu tại Quyết định số 2782/QĐ- BTNMT ngày 31/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành “Bộ Chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” thực hiện từ năm 2020.
Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm về bảo vệ môi trường; kết hợp với các biện pháp xử lý hành chính, hình sự theo tính chất, mức độ vi phạm để đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, kêu gọi đầu tư hạ tầng về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, hoàn thiện hệ thống thu gom và thoát nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch di dời hộ dân còn sinh sống trong khu công nghiệp đến các khu tái định cư.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, trình UBND tỉnh ban hành.
Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải.
17. UBND các huyện, thành phố Cà Mau
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu về bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bổ sung biên chế Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, có ít nhất 01 công chức chuyên trách về quản lý môi trường ở cấp xã và hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương, sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp huyện, xã phù hợp với nhu cầu quản lý và quy định cửa pháp luật. Bổ sung kinh phí hoạt động các Tổ tự quản về bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm cho UBND cấp xã.
- Lồng ghép việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải và trạm trung chuyển rác vào kế hoạch chỉnh trang đô thị. Đẩy nhanh tiến độ các dự án chỉnh trang, nâng cấp đô thị để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên các tuyến sông. Trong cấp phép xây dựng công trình dân dụng phải tách riêng và đấu nối riêng hệ thống nước thải và hệ thống nước mưa. Không để phát sinh các loại hình sản xuất, dịch vụ đi vào hoạt động nhưng không xây dựng biện pháp, công trình xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường nguồn lực đầu tư các cụm xử lý chất thải rắn phân tán ở nông thôn đạt yêu cầu bảo vệ môi trường. Cải tạo, đóng cửa các bãi chôn lấp rác không họp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích biện pháp xử lý rác thành phân compost ở các hộ gia đình khu vực nông thôn.
- Kiểm kê, xử lý các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà, công trình lấn chiếm lòng sông, kênh hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; chịu trách nhiệm chính trong việc hoàn trả hiện trạng sông, kênh, rạch đối với hành vi lấn chiếm. Có biện pháp ngăn chặn hành vi san lấp hồ, ao, kênh, sông, rạch, trong khu đô thị, khu dân cư. Nạo vét, cải tạo các khu vực sông, kênh đang bị bồi lắng nhanh và có mức độ ô nhiễm cao. Đầu tư trang bị hệ thống camera giám sát xả thải ở các khu tập trung dân cư, khu kinh doanh để phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm.
- Rà soát lại quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố, các trung tâm thị trấn và các khu dân cư tập trung để quản lý cải tạo, bảo vệ hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư, nạo vét các lưu vực thoát nước, tận dụng các hồ sinh học để xử lý nước thải, điều hòa nước mưa, chống ngập úng. Chỉ đạo các địa bàn tăng cường kiểm tra việc tuân thủ yêu cầu vệ sinh đô thị về luồng lạch thoát nước thải, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm để răn đe.
- Khẩn trương sắp xếp, di dời các chợ tự phát trên đường phố trong nội ô thành phố, trung tâm thị trấn vào địa điểm đã được quy hoạch xây dựng. Phát triển các siêu thị văn minh, không sử dụng túi nylon, bao bì khó phân hủy, sử dụng 01 lần trong giao dịch mua sắm. Tổ chức lại hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng có phân loại rác tại nguồn bằng việc đầu tư thêm các loại phương tiện chuyên chở rác. Định kỳ 06 tháng tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trong khu dân cư, đồng thời nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và trung chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 27/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Quản lý chặt loài ngoại lai xâm hại, không để phát tán ra môi trường, thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Đối với dự án đầu tư các khu đô thị, khu dân cư tập trung, trước khi nhận bàn giao phải yêu cầu chủ dự án đầu tư hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị, khu dân cư theo quy định.
- Riêng đối với UBND thành phố Cà Mau: Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng triển khai dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống thu gom, thoát nước thải và các cụm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các tuyến dân cư nội ô thành phố Cà Mau để khắc phục ô nhiễm trên các tuyến sông rạch. Chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình xử lý rác vô chủ trên địa bàn các xã, phường thuộc phạm vi quản lý.
18. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị chức năng trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án./.
DANH MỤC DỰ ÁN THUỘC ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh Cà Mau)
STT |
Tên dự án |
Cơ quan thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Nguồn vốn |
1 |
Dự án đầu tư trang thiết bị, hệ thống tiếp nhận tín hiệu camera giám sát và điện kế điện tử để quản lý việc vận hành hệ thống xử lý chất thải tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Bạn Quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND huyện Cái Nước, UBND huyện Trần Văn Thời |
2020 - 2021 |
Nguồn sự nghiệp môi trường |
2 |
Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung ở xã Khánh An, huyện U Minh |
Chủ trì: Sở Xây dựng Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND huyện U Minh, UBND thành phố Cà Mau |
2021 -2025 |
Nguồn đầu tư phát triển/xã hội hóa |
3 |
Dự án đầu tư mới các trạm quan trắc tự động nước mặt và trạm quan trắc tự động không khí trên địa bàn tỉnh |
Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND huyện, thành phố Cà Mau |
2021 -2025 |
Nguồn đầu tư phát triển |
4 |
Dự án đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải y tế (thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm) cho các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thành phố Cà Mau chưa được trang bị (05 bệnh viện, trung tâm y tế) |
Chủ trì: Sở Y tế Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện |
2021 - 2025 |
Nguồn đầu tư phát triển |
5 |
Dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống thu gom, thoát nước thải và các cụm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho tuyến dân cư khu vực nội ô thành phố Cà Mau |
Chủ trì: UBND thành phố Cà Mau Phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính |
2021 - 2025 |
Nguồn ngân sách Nhà nước, xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác |
Quyết định 341/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025
Số hiệu: | 341/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 02/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 341/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2025
Chưa có Video