UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3164/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 17 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ( THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương Ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 25/7/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt kết quả khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ- Đợt 1 năm 2013;
Theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 157/HĐND-TTHĐ ngày 25/9/2013 về việc thống nhất đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh;
Xét Tờ trình số 1257/TTr - SCT ngày 11/10/2013 của Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển
a) Quan điểm chỉ đạo:
- Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với quy hoạch phát triển khoáng sản chung của cả nước và của ngành công nghiệp Việt Nam; đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Không chồng chéo với các quy hoạch khác của tỉnh đã được phê duyệt;
- Đảm bảo khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái; tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
b) Mục tiêu của quy hoạch:
- Định hướng cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của địa phương các cấp phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội theo từng giai đoạn cụ thể;
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể; chủ động kiểm soát được và thúc đẩy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ được môi trường sinh thái;
- Tiếp cận và tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để mở rộng phát triển; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.
c) Định hướng, giải pháp quy hoạch để pháp triển bền vững:
- Khai thác khoáng sản phải gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu tại địa phương; khuyến khích, ưu tiên các dự án này bằng cơ chế, chính sách thỏa đáng;
- Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án khai thác khoáng sản làm nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy chế biến sâu đã và đang đầu tư, hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh;
- Khuyến khích đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm; gắn việc khai thác, chế biến với khâu xử lý triệt để môi trường, hoàn thổ và khôi phục môi trường trong khai thác mỏ;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giám sát chặt chẽ quy trình vận hành sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật đề ra trong dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
- Giải quyết hài hòa ba lợi ích: Nhà nước- Doanh nghiệp- địa phương nơi có mỏ khoáng sản; gắn các chỉ tiêu kinh tế- xã hội để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và tăng thu cho ngân sách.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch:
- Bắt buộc phải thăm dò khoáng sản, làm cơ sở để lập dự án khai thác mỏ theo quy định của pháp luật; thời hạn khai thác tuỳ thuộc vào trữ lượng mỏ; thẩm quyền cấp phép thuộc UBND tỉnh theo quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản 2010;
- Sản phẩm khai thác phải chế biến phục vụ cho nhu cầu các dự án trên địa bàn tỉnh, khu vực và trên cả nước; không xuất khẩu khoáng sản thô.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm công bố quy hoạch này; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt; định kỳ vào tháng 12 hàng năm theo dõi, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương và cả tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động khoáng sản của tỉnh.
2. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động- Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương triển khai cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp nêu trong quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chấp hành nghiêm túc việc quản lý hoạt động khoáng sản theo quy hoạch đã được phê duyệt; quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn quản lý; hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu xin hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch này và Luật Khoáng sản năm 2010;
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành chức năng trong công tác kiểm tra, hậu kiểm; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản về việc chấp hành quy trình công nghệ khai thác, chế biến, về bảo vệ môi trường đã được thẩm định và nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH CÁC ĐIỂM KHOÁNG
SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 3164/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
TT |
Tên Khoáng sản |
Địa điểm |
Diện tích (ha) |
Tọa độ Hệ VN 2000 |
Hiện trạng/ Chế biến, sử dụng |
|
X (m) |
Y (m) |
|||||
1 |
Gabro |
K8, xã Sông Kôn, Đông Giang |
2,7 |
1763233 1763066 1763033 1763130 |
497716 497677 497874 497898 |
- Tảng lăn, thuộc rừng SX. UBND tỉnh đã cấp phép, đang KT. - Chế biến: Cưa, sẻ làm đá ốp lát, trang trí. |
2 |
Felspat |
Thôn Vĩnh Phước, Đại Đồng, Đại Lộc |
5,5 |
1755925 1755846 1755852 1755796 1755761 1755921 |
525292 525292 525411 525434 525762 525715 |
- Công ty Kỹ nghệ khoáng sản trả lại mỏ. Thuộc sườn núi thấp, Rừng SX trồng keo của nhân dân. Bộ TNvàMT bàn giao cho tỉnh quản lý, cấp phép. - Chế biến: Xay, nghiền thành bột mịn, sử dụng làm gạch men cao cấp, men sứ, sứ cao cấp. Làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
|
3 |
Felspat |
Thôn Định An, Đại Đồng, Đại Lộc (KV1) |
2,0 |
1756187 1756218 1756123 1756121 |
527898 528143 528169 527919 |
|
4 |
Felspat |
Thôn Định An, Đại Đồng, Đại Lộc ( KV2) |
1,7 |
1756173 1756097 1756028 1756111 |
528514 528541 528346 528320 |
|
5 |
Felspat |
Thôn Nghĩa Tân, xã Đại Nghĩa, Đại Lộc (KV 1) |
1,5 |
1759625 1759740 1759804 1759663 |
536828 536991 536931 536781 |
|
6 |
Felspat |
Thôn Nghĩa Tân, xã Đại Nghĩa, Đại Lộc (KV2) |
2,7 |
1759791 1759923 1759993 1759924 |
537224 537422 537394 537159 |
|
7 |
Felspat |
Hố Liễn, xã Đại Nghĩa, Đại Lộc |
9,2 |
1759177 1758971 1758814 1759018 |
535665 535756 535382 535286 |
Quyết định 3164/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 3164/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Đinh Văn Thu |
Ngày ban hành: | 17/10/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3164/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video