Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2807/2009/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 16 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LOÀI CÂY MỤC ĐÍCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 200-QĐ/KT, ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp về việc ban hành quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP 14-92);
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 74/TTr-SNN, ngày 17 tháng 7 năm 2009 về việc Ban hành Quy định về loài cây mục đích và biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt; Báo cáo thẩm định số: 112/BC-STP, ngày 13/7/2009 của Sở Tư pháp về việc thẩm định dự thảo Quyết định về việc ban hành quy định về loài cây mục đích, thủ tục và tiêu chí cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về loài cây mục đích và biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (có bản quy định chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Hoàng Ngọc Đường

 

QUY ĐỊNH

VỀ LOÀI CÂY MỤC ĐÍCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành theo Quyết định số 2807/2009/QĐ-UBND Ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Văn bản này quy định về loài cây mục đích và biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt nằm trong quy hoạch rừng sản xuất (theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2007) để trồng mới rừng sản xuất, được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh Bắc Kạn. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng ổn định đất có rừng tự nhiên, đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Uỷ ban nhân dân xã thừa nhận và đang được cấp có thẩm quyền lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là chủ rừng) chỉ được phép cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Rừng tự nhiên nghèo kiệt nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không áp dụng theo Quy định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Chủ rừng được Nhà nước giao đất, giao rừng hoặc được Nhà nước cho thuê đất, thuê rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, có hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là việc trồng lại rừng trên các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc quy hoạch rừng sản xuất, có năng suất, chất lượng thấp để thay thế bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phòng hộ, bảo vệ môi trường cao hơn.

2. Rừng tự nhiên được xem xét để được phép cải tạo là rừng tự nhiên thoái hoá hoặc phát triển kém, không có hoặc ít có khả năng phục hồi và phát triển nếu áp dụng các biện pháp lâm sinh như : Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Chương II

LOÀI CÂY MỤC ĐÍCH, BIỆN PHÁP CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT

Điều 4. Loài cây mục đích

1. Đối với kinh doanh lấy gỗ: Tiêu chí để xác định loài cây mục đích là tốc độ sinh trưởng; thể tích; hình dạng thân cây; đường kính; chiều cao vút ngọn; chiều cao dưới cành; đường kính tán lá; chất lượng gỗ xác định theo bảng phân loại nhóm gỗ và giá trị sử dụng. Cây gỗ có 3 dạng hình thái chủ yếu sau đây:

1.1 Cây gỗ lớn: Thân gỗ, đứng thẳng, sống trên 10 năm, khi đạt tuổi thành thục tự nhiên có chiều cao vút ngọn lớn hơn 20m, đường kính ngang ngực lớn hơn 100cm.

1.2 Cây gỗ nhỡ: Thân gỗ, đứng thẳng, sống trên 10 năm, khi đạt tuổi thành thục tự nhiên có chiều cao vút ngọn từ 10 đến 20m, đường kính ngang ngực từ 50 đến 100cm.

1.3 Cây gỗ nhỏ: Thân gỗ, đứng thẳng, sống trên 10 năm, khi đạt tuổi thành thục tự nhiên có chiều cao vút ngọn từ 6 đến 10m, đường kính ngang ngực từ 20 đến 50cm.

2. Đối với kinh doanh lấy quả: Tiêu chí để xác định loài cây mục đích là sản lượng; chất lượng quả và nhân hạt.

3. Đối với kinh doanh lấy lá và lấy vỏ: Tiêu chí để xác định loài cây mục đích là sản lượng và chất lượng các chất được lấy ra từ vỏ và từ lá.

4. Đối với kinh doanh lấy nhựa: Tiêu chí để xác định loài cây mục đích là sản lượng và chất lượng nhựa.

(Kèm theo bản danh lục các loài cây mục đích trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

Điều 5. Biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt

1. Tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt và các loại rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo thực hiện theo quy định phần 2, mục II, Thông tư 99/2006/TT-BNN, ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Điều kiện áp dụng

2.1 Chỉ được chặt trắng toàn diện ở nơi có độ dốc dưới 150

2.2 Phải chặt trắng theo băng hoặc theo đám ở nơi độ dốc từ 150 đến 250

2.3 Không được chặt trắng ở nơi có độ dốc trên 250

3. Kích thước và bố trí băng chặt, đám chặt

3.1 Chiều rộng băng chặt ở nơi độ dốc từ 150 đến 250 không quá 30m. Chiều rộng băng chừa phải tương đương với chiều rộng băng chặt.

3.2 Các băng chặt ở nơi có độ dốc từ 150 đến 250 bố trí song song với đường đồng mức.

3.3 Nơi địa hình chia cắt mạnh hoặc đồi bát úp, bố trí chặt trắng theo đám, diện tích đám lớn nhất không quá 05ha. Không được chặt trắng đồng thời 2 đám liền kề nhau.

3.4 Chỉ được chặt trắng tiếp các băng và đám chừa sau khi khi rừng trồng trên băng hoặc đám chặt trước liền kề đã khép tán.

Điều 6. Tận dụng và quản lý lâm sản tận dụng trong quá trình cải tạo

1. Sau khi dự án (hoặc đơn xin cải tạo) được phê duyệt, nếu có tận dụng gỗ và lâm sản với mục đích thương mại chủ rừng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, được hưởng lợi lâm sản trong quá trình thi công xử lý thực bì trước khi trồng rừng.

2. Chủ rừng được tự do lưu thông gỗ và lâm sản trên thị trường và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành.

3. Lực lượng chức năng có trách nhiệm giám sát các chủ hộ gia đình trong việc chặt hạ, tiêu thụ gỗ và lâm sản tận dụng, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi lợi dụng việc tận dụng lâm sản trong quá trình cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để khai thác gỗ trái phép tại các địa danh ngoài phương án hoặc ngoài khu thiết kế đã phê duyệt theo pháp luật hiện hành.

Điều 7. Thời gian thẩm định và phê duyệt

1. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt phương án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 30 ngày làm việc, trong đó thời gian thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ của chủ rừng gửi đến đủ theo quy định.

2. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt phương án của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quá 15 ngày làm việc.

3. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt phương án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị không quá 15 ngày làm việc.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các ngành và cơ quan chức năng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.1. Hướng dẫn lập kế hoạch và nội dung thiết kế kỹ thuật cải tạo, chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt để các chủ rừng viết dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh và phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt cho các tổ chức lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

1.3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật cải tạo rừng của các chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp.

1.4. Cấp phép khai thác gỗ tận dụng cho các chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp, chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành quản lý, kiểm tra các nguồn lâm sản được tận dụng và lưu thông theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Ngành Tài nguyên - Môi trường

2.1. Thẩm tra hồ sơ xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2.2. Là cơ quan thường trực, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt của các tổ chức, cá nhân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị

3.1 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật cải tạo rừng của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

3.2 Tạo điều kiện thuận lợi để chủ dự án đầu tư tổ chức khảo sát và lập dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn quản lý.

3.3 Tham gia giám sát các chủ dự án đầu tư thực hiện dự án cải tạo rừng trên địa bàn đã được phê duyệt. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã phát hiện, ngăn chặn các chủ sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thu hồi đất rừng đã được giao; chủ trì giải quyết các tranh chấp về đất rừng theo thẩm quyền.

3.4 Cấp phép khai thác gỗ tận dụng cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương quản lý, kiểm tra, kiểm soát các nguồn lâm sản được tận dụng và lưu thông theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

3.5 Theo dõi các chủ rừng tận thu và lưu thông lâm sản từ các khu rừng thực hiện cải tạo trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.

3.6 Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt kiểm lâm tham gia giám sát việc thực hiện dự án cải tạo trên địa bàn xã quản lý.

4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng

4.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về xử lý thực bì, tận thu và lưu thông lâm sản.

4.2. Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch và thời vụ trồng rừng sản xuất theo kế hoạch của dự án và vùng sinh thái cây trồng.

4.3. Tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả trồng rừng của cơ quan chức năng và chuyên môn.

Điều 9. Tiến độ thực hiện dự án cải tạo

Căn cứ Quy hoạch và Kế hoạch phát triển rừng sản xuất của tỉnh giai đoạn 2008 - 2015:

1. Dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt của các chủ rừng được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch phát triển rừng sản xuất chung của ngành.

2. Hàng năm, cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ rừng lập dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và hướng dẫn chủ rừng triển khai thực hiện dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt đã được phê duyệt.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Các Sở, Ban, Ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, các chủ đầu tư, các chủ rừng chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và kịp thời trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh./.

 

DANH LỤC

CÁC LOÀI CÂY MỤC ĐÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành theo Quyết định số 2807/2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Tên khoa học

Tên loài VN

Dạng hình thái

 

1. Anacardiaceae

 Họ Xoài

 

1

Dratomelum duperreanum

Sấu

GOL

 

2. Apocynaceae

Họ Trúc đào

 

2

Madhuca sp

Sến

GOL

 

3. Betulaceae

Họ Cáng lò

 

3

Betula alnoides

Cáng lò

GOL

 

4. Bignoliaceae

Họ Đinh

 

4

Fernandoa brilletii

Đinh thối

GOL

 

5. Burceraeceae

Họ Trám

 

5

Canarium bengalense

Trám 3 cạnh

GOL

6

Canarium parvum

Trám chim

GON

7

Canarium tramdenum

Trám đen

GOL

8

Canarium album

Trám trắng

GOL

 

6. Caesalpiniacae

Họ Vang

 

9

Peltophorum tonkinensis pierre

Lim vang

GOL

 

7. Clusiaceae

Họ Măng cụt

 

10

Garcinia fagraeoides

Trai lý

GOL

 

8. Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu (ba mảnh vỏ)

11

Bischofia javanica

Nhội

GOT

12

Claoxylon indicum

Lộc mại Ấn Độ

GON

13

Endospermum chinense

Vạng

GOL

 

9. Fabaceae

Họ Đậu (Cánh bướm)

14

Cassia obtusifolia L.

Muồng lá tù

GON

15

Zenia insinis Chun

Muồng trắng (Tràm trắng)

GOT

 

10. Fagaceae

Họ Sồi dẻ

 

16

Lithocarpus fissus

Sồi phảng

GON

17

Castanopsis chinensis

Dẻ

GOL

18

Castanopsis indica

Dẻ gai Ấn Độ

GOT

19

Castanopsis phuthoensis

Dẻ gai Phú Thọ

GOT

20

Lithocarpus pseudosundaica

Dẻ xanh

GOL

21

Lithocarpus

Sồi gai

 

22

Lithocarpus corneus

Sồi ghè

GON

23

Lithocarpus sphaerocarpus

Sồi hương

GOT

24

Lithocarpus vestitus

Sồi lông nhung

GOL

25

Lythocarpus ducampii

Dẻ đỏ

GOL

26

Lythocarpus tubulosa

Sồi vàng

GOT

27

Quercus chrysocalyx

Dẻ quang

GOT

 

11. Flacourtiaceae

Họ Bồ quân (Mùng quân)

28

Hydrocarpus anthelminthica

Đại phong tử

GOT

29

Hydrocarpus ilicifolia

Nang trứng lá ô rô

GOL

 

12. Icacinaceae

Họ Thụ đào

 

30

Lodes ovalis

Mộc thông ta

 

 

13. Lauraceae

Họ Re (Long não)

 

31

Alseodaphne lanuginosa

Sụ lông mượt

GOL

32

Cariodaphnopsis tonkinensis

Cà lồ Bắc Bộ

GOL

33

Cinnadenia paniculata

Kháo xanh

GOL

34

Cinnamomum tetragonum

Re đỏ

GOT

35

Cinnamomum balansea

Gù hương

GOL

36

Cinnamomum parthenoxylum

Re hương

GOL

37

Cryptocarya lanticellata

Nanh chuột

GOT

38

Machilus bonii

Kháo vàng

GOL

39

Machilus leptophylla

Kháo lá nhỏ (khảo)

GOL

40

Machilus odoratissima

Kháo nhậm

GOL

 

14. Magnoliaceae

Họ Ngọc lan

 

41

Manglietia conifera

Mỡ

GOL

42

Manglietia davidiana

Vàng tâm

GOL

43

Michelia balansae

Giổi lông

GOT

44

Paramichelia bailloniiense

Giổi xương

GOL

45

Tsoongiodendron odoum

Giổi lụa

GOL

 

15. Meliaceae

Họ Xoan

 

46

Alphanamixis polystachya

Gội trắng (gội gác)

GOT

47

Chisocheton paniculatus

Quyếch tía

GOT

48

Choerospondias axllaris

Lát xoan (chặc khế)

GOL

49

Chukrasia tabularis

Lát hoa

GOL

50

Melia azenazach Linn

Xoan ta

GOT

 

16. Mimosaceae

Họ Trinh nữ

 

51

Samanea saman

Muồng đen

GOT

 

17. Myrtaceae

Họ Sim

 

52

Cleistocalyx operculatus

Vối

GON

 

18. Rosaceae

Họ Hoa hồng

 

53

Prunus arborea

Xoan đào

GOL

 

19. Sapindaceae

Họ Bồ hòn

 

54

Dimocarpus fumatus

Nhãn rừng

GON

55

Nephelium lappaceum Linh

Thiều rừng

 

56

Aesculus assamica

Kẹn

GOL

57

Pavieasia annamensis

Trường mật

GOT

 

20. Scrophulariaceae

Hoa mõm sói

 

58

Paulownia fortunei

Hông

GOL

 

21. Simarubaceae

Họ Thanh thất

 

59

Ailanthus triphysa

Thanh thất

GOT

 

22. Sonneratiaceae

Họ Phay (Bần)

 

60

Duabanga grandiflora

Phay

GOL

 

23. Sterculiaceae

Họ Trôm

 

61

Pterospermun jackianum

Lòng mang tía

GOL

62

Commersonia bartramia

Hu đen

GON

 

24. Alangiaceae

Họ Thôi ba

 

63

Liquidambar phormosana Hance

Sau sau

GOL

 

25. Theaceae

Họ Chè

 

64

Schima superba gardet chanp

Vối thuốc

GOT

Ghi chú:

GOL: Cây gỗ lớn

GOT: Cây gỗ nhỡ

GON: Cây gỗ nhỏ

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2807/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về loài cây mục đích và biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu: 2807/2009/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Hoàng Ngọc Đường
Ngày ban hành: 16/09/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2807/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về loài cây mục đích và biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…