THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2003 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn
2001 – 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 3313/TTR-BYT ngày 29 tháng 4
năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Quốc gia về kiểm
soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm giai đoạn đến năm
2010 với các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Bảo đảm thực phẩm vê sinh an toàn cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chủ động
giám sát các nguy cơ gây ô nhiễm trong quá trình từ nuôi trồng đến sản xuất, chế
biến, lưu thông và tiêu thụ thực phẩm để góp phần làm giảm các vụ ngộ độc thực
phẩm và tử vong do ngộ độc thực phẩm; hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm nhằm
bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện giống nòi, giữ vững an ninh, trật tự an
toàn xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng hệ thống kiểm soát, giám sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật và tồn dự
hoá chất trong thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt
là nhóm thực phẩm có nguy cơ cao.
- Quy hoạch hệ thõng phòng kiếm nghiệm, tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm tại trung ương, khu vực, tỉnh, thành phố.
2. Giải pháp:
a) Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát thực phẩm.
b) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu chí đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, xây dựng và áp dụng các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
c) Xây dựng và áp dụng các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn trong
toàn quốc nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
d) Xây dựng mô hình tự quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y đúng quy cách, cách chế biến thực phẩm an toàn.
đ) Giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
e) Nâng cao ý thức trách nhiệm và kiến thức của người nông dân trực tiếp sản xuất,
của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm trước người tiêu dùng.
Tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến
thức pháp luật cho nông dân, những người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm,
kinh doanh dịch vụ ăn uống.
3. Các hoạt động triển khai thực hiện Đề án:
a) Dự án thứ nhất: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất (bao
gồm cả phụ gia thực phẩm) trong sản phẩm thực phẩm.
- Mục tiêu:
Nâng cao năng lực kiểm soát và hạn chế vi sinh vật, các hóa chất độc hại ô nhiễm
trong thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Chủ động kiểm soát ngộ độc thực phẩm và hạn
chế các bệnh gây ra do sử dụng thực phẩm ô nhiễm.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng hệ thống kiểm nghiệm đủ năng lực đánh giá, kiểm soát ô nhiễm thực phẩm
trong phạm vi toàn quốc.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn phụ gia
dùng trong chế biến thực phẩm và phụ gia bán lẻ trên thị trường dưới dạng
nguyên liệu.
+ Xây dựng mô hình điểm, tiên tiến trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát
ô nhiễm thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, trong việc cung cấp phụ
gia thực phẩm.
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Y tế chủ trì phót hợp với các Bộ, ngành liên quan
b) Dự án thứ hai: Kiểm tra giám sát ô nhiễm sinh học và hóa chất tồn dư
trong nông sản, thực phẩm.
- Mục tiêu:
Tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
về giống, thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, chế phẩm sinh học, phân hữu cơ và quy
trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu
dùng trong nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản,
thực phẩm.
Phấn đấu đến năm 2010 giảm một cách cơ bản tồn dư hóa chất trong nông sản, thực
phẩm.
- Nội dung thực hiện:
+ Kiểm soát ô nhiễm sinh học và hóa chất tồn dư trong nông sản.
+ Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ và sản phẩm chăn
nuôi.
+ Kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi.
+ Kiểm soát chất lượng phân bón.
+ Xây dựng vùng sản xuất thực phẩm nguyên liệu an toàn.
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan.
c) Dự án thứ ba: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong
thực phẩm thủy sản.
- Mục tiêu:
Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm soát, khống chế ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh
và tồn dư hóa chất độc hại trong thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
và nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trong nước và trên thế
giới.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn kỹ thuật liên
quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm thủy sản.
+ Tăng cường năng lựckiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, an toàn thực
phẩm trong thức ăn nuôi thủy sản, thủy sản nuôi, đánh bắt tự nhiên.
+ Tập huấn, hướng dẫn các quy định và tiêu chuẩn ngành về điều kiện bảo đảm vệ
sinh, an toàn thực phẩm cho các tổ chức và cá nhân đánh bắt nuôi trồng,
chế biến, thu, mua, bảo quản, vận chuyển và lưu thông thủy sản.
+ Giám sát, kiểm tra và công nhận vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sạch,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh, an toàn
thực phẩm.
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp vôi cục Bộ, ngành liên quan.
d) Dự án thứ tư: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất độc hại
trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Mục tiêu:
Kiểm soát toàn bộ quá trình chế biến thực phẩm từ khâu nguyên liệu tới thành phẩm
bằng các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm đạt
yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, giảm nguy cơ gây ô nhiễm vi sinh vật và
tồn dư hóa chất độc hại.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng và ban hành văn bản về tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật, hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp với điều kiện Việt Nam, để hướng dẫn các cơ sở sản xuất chế
biến thực phẩm áp dụng.
+ Xây dựng mạng lưới quản lý về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu
nguyên liệu nhằm loại trừ các yếu tố độc hại trong nguyên liệu sản xuất chế biến
thực phẩm.
+ Xây dựng chương trình kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình sử
dụng công nghệ và thiết bị trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Xây dựng một số mô hình cơ sở chế biến thực phẩm vừa và nhỏ áp dụng GMP, GHP,
HACCP.
- Cơ quan thực hiện: Bộ công nghiệp chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan.
4. Phân công trách nhiệm chỉ đạo thực hiện:
a) Bộ Y tế.
Kiểm soát Ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm tươi sống, thực
phẩm nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ
cao và thực phẩm nhập khẩu; thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm trong và
sau chế biến để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Kiểm soát về bệnh dịch động vật, thực vật sống, giống cây, con, kiểm soát về ô
nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất đối với các sản phẩm là thực phẩm nguyên liệu
trước, trong quá trình sản xuất thực phẩm nguyên liệu (tươi sống, đã qua chế biến),
trong quá trình vận chuyển và xuất, nhập khẩu.
c) Bộ Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Bộ Thương mại:
- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ liên quan kiểm soát kinh doanh thực phẩm trên
thị trường, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao; kiểm soát
nhãn thực phẩm, thực phẩm giả.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý giết mổ động
vật tập trung và triển khai áp dụng GHP, HACCP tại các cơ sở giết mổ.
đ) Bộ Công nghiệp:
- Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong quá trình chế biến thực
phẩm.
- Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng mô hình điểm và triển khai áp dụng GHP, GMP,
HACCP tại các cơ sở chế biến thực phẩm vừa và nhỏ.
e) Bộ Thủy sản:
Kiểm soát về dịch bệnh động vật, thực vật thủy sản sống; về ô nhiễm vi sinh vật
và tồn dư hóa chất đối với các sản phẩm là thực phẩm nguyên liệu trước, trong
quá trình sản xuất thực phẩm nguyên liệu (tươi sống, đã qua chế biến), trong
quá trình vận chuyển và xuất khẩu.
g) Ủy ban nhân dân địa phương:
Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để triển khai xây
dựng chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, triển
khai thực hiện Đề án tại địa phương; chỉ đạo các sở, ban, ngành ở địa phương
xây dựng vùng sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn; xây dựng các lò
giết mổ gia súc tập trung hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình cộng
đồng giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã, phường; chỉ đạo triển
khai thực hiện các biện pháp để bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Kinh phí thực hiện:
Hàng năm, Bộ Y tế và các Bộ liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
Tài chính xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện Đề án trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
Nguồn kinh phí:
- Trước mắt trong năm 2002 sử dụng kinh phí của Dự án Bảo đảm chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm trong chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống một số
bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
- Từ năm 2003 đến năm 2010: sử dụng một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước;
một phần huy động sự đóng góp của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và tranh thủ
sự hợp tác của các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho Đề án.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ,
cơ quan có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Các cơ quan chủ trì thực hiện các dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng dự án
và trình duyệt theo quy định; tổ chức triển khai dự án.
Hàng năm, Bộ Y tế chủ trì tổng hợp đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ
tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Thủ tướng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Gia Khiêm |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 28/QD-TTg |
Hanoi , January 6, 2003 |
DECISION
APPROVING
THE NATIONAL SCHEME ON CONTROL OF MICRO-ORGANISM CONTAMINATION AND CHEMICAL
RESIDUES IN FOODSTUFFS IN THE PERIOD FROM NOW TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1989 Law on the Protection of People’ s Health;
Pursuant to the Prime Minister ‘s Decision No. 35/2001/QD-TTg of March 19, 2001
approving the strategy for care and protection of the people ‘s health in the
2001-2010 period;
At the proposal of the Minister of Health in Report No. 3313/TTr-BYT of April
29, 2002,
DECIDES:
Article 1.- To approve the national scheme on control of micro-organism contamination and chemical residues in foodstuffs in the period from now till 2010 with the following principal contents:
1. Objectives:
a/ General objectives:
...
...
...
b/ Specific objectives:
- To build the system of controlling and monitoring the situation of micro-organism contamination and chemical residues in foodstuffs.
- To build the standard system on quality, hygiene and safety of foodstuffs, especially high-risk foodstuffs.
- To make a planning on the system of laboratories, and to enhance the capability of testing foodstuff quality, hygiene and safety (FQHS) at the central, regional and provincial/municipal levels.
2. Solutions:
a/ To build the foodstuff inspection and supervision system.
b/ To elaborate and promulgate legal documents on FQHS management; the criteria for FQHS evaluation, build and apply mechanisms for handling the violations of the legislation on foodstuff hygiene and safety.
c/ To build and apply models for producing and processing safe foodstuffs throughout the country in service of export and domestic consumption.
d/ To build models for self-management and supervision of the use of plant protection drugs and veterinary drugs in accordance with specifications, and ways of processing safe foodstuffs.
...
...
...
f/ To raise the sense of responsibility towards consumers and knowledge of peasants directly engaged in foodstuff production, and of foodstuff enterprises on FQHS.
To enhance communication and education of foodstuff hygiene and safety as well as legal knowledge for peasants and persons directly engaged in foodstuff production and processing, and food catering.
3. Activities for implementation of the scheme:
a/ Project one: Control of micro-organism contamination and chemical residues (including foodstuff additives) in foodstuff products
- Objectives:
To raise the capability to control and limit micro-organisms and toxic chemicals in foodstuffs and foodstuff additives. To take initiative in controlling foodstuff poisoning and limiting diseases caused by the use of contaminated foodstuffs.
- Implementation contents:
+ To build the system of legal documents on foodstuff hygiene and safety.
+ To build the testing system capable of evaluating and controlling foodstuff contamination throughout the country.
...
...
...
+ To build pilot and good models in the application of measures to control foodstuff contamination and foodstuff-transmitted diseases in the supply of foodstuff additives.
- Implementing agencies:
The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches.
b/ Project two: Inspection and supervision of biological contamination and chemical residues in farm produce and foodstuffs
- Objectives:
To enhance the inspection, supervision and application of scientific, technical and technological advances in terms of varieties, biological drugs, herbal drugs, biological preparations and organic fertilizers, and advanced technical processes to clean and safe agricultural production for domestic consumers, thus contributing to raising the competitiveness and speeding up the export of farm produce and foodstuffs.
To strive to substantially reduce chemical residues in farm produce and foodstuffs by 2010.
- Implementation contents:
+ To control biological contamination and chemical residues in farm produce.
...
...
...
+ To control feed quality, hygiene and safety.
+ To control fertilizer quality.
+ To build areas for manufacturing safe raw-material foodstuffs.
- Implementing agencies:
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches.
c/ Project three: Control of micro-organism contamination and chemical residues in aquatic foodstuffs
- Objectives:
To raise the capability and efficiency to control pathogenic micro-organism contamination and toxic chemical residues in aquatic products in order to protect consumers� health and improve the competitiveness of the Vietnamese aquatic products at home and in the world.
- Implementation contents:
...
...
...
+ To enhance the capability to examine foodstuff quality, hygiene and safety criteria in aquaculture feeds, reared and fished aquatic products.
+ To provide training and guidance on the regulations and branch standards on conditions to ensure foodstuff hygiene and safety for organizations and individuals that catch, rear, process, purchase, preserve, transport and/or circulate aquatic products.
+ To monitor, inspect and recognize safe rearing areas, clean rearing farms as well as aquatic product-producing and -trading establishments meeting the foodstuff hygiene and safety standards.
- Implementing agencies:
The Ministry of Aquatic Resources shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches.
d/ Project four: Control of micro-organism contamination and toxic chemical residues in foodstuff processing
- Objectives:
To control the whole process of foodstuff processing, from raw materials to finished products, by managerial and technological measures in order to ensure the product quality up to the foodstuff hygiene and safety requirements, and reduce dangers of micro-organism contamination and toxic chemical residues.
- Implementation contents:
...
...
...
+ To build the foodstuff quality, hygiene and safety management network in the foodstuff processing industry.
+ To formulate the program on ensuring FQHS right from raw materials in order to eliminate toxic elements in foodstuff-producing and -processing raw materials.
+ To formulate the program on controlling foodstuff hygiene and safety in the use of technologies and equipment in the foodstuff processing industry.
+ To build a number of models of small- and medium-sized foodstuff processing establishments where Good Manufacturing Practices (GMP), Good Hygiene Practices (GHP) and Hazard Analysis and Critical Control (HACCP) are applied.
- Implementing agencies: The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches.
4. Assignment of responsibilities for implementation direction:
a/ The Ministry of Health:
To control micro-organism contamination and chemical residues in fresh foodstuffs, raw-material foodstuffs, foodstuff additives, functional foodstuffs, high-risk foodstuffs and import foodstuffs; home-made foodstuffs as well as in- and post-processing foodstuffs, for domestic consumption and export.
b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development:
...
...
...
c/ The Ministry of Science and Technology:
To coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development in elaborating and promulgating the Vietnamese standards on foodstuff quality, hygiene and safety.
d/ The Ministry of Trade:
- To coordinate with the Ministry of Health and the concerned ministries in controlling the trading in foodstuffs on market, especially those foodstuffs highly prone to contamination; controlling foodstuff labels and fake foodstuffs.
- To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in managing the concentrated slaughtering of animals and applying GHP and HACCP at slaughtering establishments.
e/ The Ministry of Industry:
- To control micro-organism contamination and chemical residues in the foodstuff processing.
- To coordinate with the Ministry of Health in building pilot model and applying GHP, GMP and HACCP at medium- and small-sized foodstuff processing establishments.
f/ The Ministry of Aquatic Resources:
...
...
...
g/ The local People’s Committees:
To coordinate closely with the concerned ministries and branches in elaborating policies on FQHS management and implementing the scheme in their respective localities; to direct Services, Departments and branches in their respective localities to build areas for producing and processing safe foodstuffs; to build concentrated hygienic livestock-slaughtering houses and protect the environment; to build models of communities for monitoring FQHS in communes and wards; and to direct the implementation of measures to ensure FQHS.
5. Funding for implementation
Annually, the Ministry of Health and the concerned ministries shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in elaborating the plan and funding for implementation of the scheme, then submitting them to the Prime Minister for approval.
Funding sources:
- In the immediate future, in 2002, the funding of the project on ensuring foodstuff quality, hygiene and safety in the national target program on prevention and combat of some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS is used.
- From 2003-2010: The scheme shall be financed partly by the State budget, partly by contributions of the foodstuff-producing enterprises, and partly by assistance and support from international organizations.
Article 2.- The Minister of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and agencies in organizing the implementation of this Decision.
The agencies assuming the prime responsibility for implementing the projects shall have to direct the elaboration of projects and submit them for approval according to regulations; and organize the implementation of projects.
...
...
...
Article 3.- This Decision takes effect after its signing.
Article 4.- The Minister of Health, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Gia Khiem
Quyết định 28/QĐ-TTg năm 2003 phê duyệt Đề án Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm giai đoạn đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 28/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 06/01/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 28/QĐ-TTg năm 2003 phê duyệt Đề án Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm giai đoạn đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video