BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2008/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật
Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một
số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách
một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Thực hiện công văn số 5487/VPCP-CN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng
Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền cho Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác
và tuyển quặng apatít giai đoạn 2006 - 2020 có tính đến sau năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020 với các nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Phát triển công nghiệp khai thác quặng apatít phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành Hóa chất Việt Nam và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai, thỏa mãn nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất phân bón chứa lân phục vụ ngành nông nghiệp và phân bón cho xuất khẩu, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu chứa oxit phốt pho cho ngành hóa chất cơ bản và các ngành công nghiệp khác, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hóa có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Phát triển khai thác, chế biến quặng apatít với công nghệ hiện đại, khai thác triệt để và tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho người nông dân được hưởng lợi từ các sản phẩm chế biến từ quặng apatít;
- Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng apatít tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch;
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
- Thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít đồng bộ, hợp lý, đáp ứng mục tiêu sản lượng, chất lượng quặng phục vụ nền kinh tế quốc dân;
- Xây dựng và phát triển ngành khai thác quặng apatít ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp, phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hóa chất cơ bản, thức ăn gia súc và phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Góp phần phân bố lại lực lượng sản xuất theo ngành và theo vùng lãnh thổ và phát triển cân đối, hợp lý trong nội bộ ngành công nghiệp hoá chất;
- Đảm bảo thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường chế biến và sử dụng triệt để quặng loại II, III và IV, kết hợp với việc nghiên cứu tuyển quặng để nâng cao hàm lượng oxit phốt pho (P2O5) trong quặng.
2. Mục tiêu cụ thể:
a. Về công tác thăm dò apatít:
Đẩy mạnh công tác thăm dò apatít, đảm bảo trữ lượng tin cậy trước khi vào khai thác. Chú trọng công tác đánh giá khoáng sản, thăm dò nâng cấp ở những khu vực mà tài liệu địa chất còn hạn chế, tìm kiếm phát hiện các thân quặng mới để mở rộng quy mô trữ lượng cho sự phát triển khu mỏ.
b. Về khai thác và tuyển quặng:
Khai thác và tuyển quặng apatít đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ cho chế biến phân bón chứa lân và hóa chất cơ bản trong nước, đồng thời có một phần xuất khẩu hợp lý ở giai đoạn đầu. Dự kiến sản lượng khai thác và tuyển quặng giai đoạn 2008 - 2020 nêu tại Phụ lục 1.
c. Về bảo vệ môi trường:
Khai thác và tuyển quặng: Đảm bảo giảm thiểu tác hại đến môi trường sinh thái tại các địa bàn hoạt động khoáng sản.
III. DỰ BÁO NHU CẦU QUẶNG APATÍT
Nhu cầu quặng apatít cho sản xuất phân supe đơn, phân lân nung chảy, phân bón DAP, cho sản xuất phốt pho vàng,… dự báo như sau:
STT |
Chủng loại |
ĐVT |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Năm 2025 |
1 |
Quặng loại I |
1.000 tấn |
500 |
550 |
600 |
650 |
2 |
Quặng loại II |
nt |
860 |
1.120 |
1.650 |
1.650 |
3 |
Quặng tuyển |
nt |
1.120 |
1.620 |
2.020 |
2.020 |
Tổng số |
nt |
2.480 |
3.290 |
4.270 |
4.320 |
IV. QUY HOẠCH THĂM DÒ
Trữ lượng quặng apatít đã được thăm dò và xác định trữ lượng là 778 triệu tấn, trong đó quặng loại I là 31 triệu tấn, quặng loại II là 234 triệu tấn, quặng loại III là 222 triệu tấn và quặng loại IV là 291 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò và dự báo khoảng 2,45 tỷ tấn.
1. Khu vực thăm dò
Các khu vực dự kiến tập trung thăm dò địa chất trong giai đoạn Quy hoạch bao gồm:
- Khu Tam Đỉnh - Làng Phúng;
- Khu Phú Nhuận;
- Quặng II Khu trung tâm;
- Vùng quặng Bát Xát - Lũng Pô;
- Vùng Bảo Hà - Trái Hút;
- Khu Bắc Nhạc Sơn từ khai trường 25 đến khai trường 29.
2. Khối lượng và nhiệm vụ thăm dò
- Thăm dò khu Tam Đỉnh - Làng Phúng: Nâng mức thăm dò sơ bộ lên thăm dò tỷ mỷ, khối lượng quặng loại I: 6,5 triệu tấn, quặng loại III: 24,8 triệu tấn có kết hợp thăm dò quặng loại II và quặng loại IV;
- Thăm dò khu Phú Nhuận: Khối lượng quặng loại I khoảng 1 triệu tấn, quặng loại III khoảng 10 triệu tấn, có kết hợp thăm dò quặng loại II và quặng loại IV;
- Thăm dò quặng loại II khu trung tâm, trữ lượng 100 triệu tấn và kết hợp thăm dò quặng loại IV vây quanh.
- Thăm dò vùng quặng Bát Xát - Lũng Pô trên cơ sở kết quả tìm kiếm sơ bộ ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000;
- Khảo sát, thăm dò vùng Bảo Hà - Trái Hút;
- Thăm dò nâng cấp khu Bắc Nhạc Sơn từ khai trường 25 đến 29. Khối lượng quặng loại I khoảng 10 triệu tấn và 20 triệu tấn quặng loại III, có kết hợp thăm dò quặng loại II và quặng loại IV.
3. Tiến độ và vốn thăm dò
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò trong giai đoạn Quy hoạch khoảng 213 tỷ đồng. Chi tiết tiến độ thăm dò và vốn thăm dò nêu tại Phụ lục 2.
V. QUY HOẠCH KHAI THÁC QUẶNG APATÍT LÀO CAI
Tiếp tục sử dụng và khai thác triệt để các thiết bị khai thác hiện đang sử dụng trên dây chuyền sản xuất như khoan nổ, xúc bốc, vận tải để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất và kinh doanh. Từng bước đầu tư đổi mới công nghệ và đồng bộ thiết bị theo hướng hiện đại, hợp lý như máy xúc thủy lực dung tích gầu đến 8-10 m3, máy khoan thủy lực đường kính mũi khoan đến 150mm, ô tô tự đổ trọng tải lớn đến 80 tấn, xem xét khả năng áp dụng vận tải liên hợp ô tô-băng tải để phù hợp với cấu trúc địa chất mỏ (vỉa quặng trải dài trên diện tích rất lớn);
Trong giai đoạn Quy hoạch, dự kiến mở thêm một số khu vực khai thác tại khu Bắc Nhạc Sơn, Trung tâm mỏ, Tam Đỉnh - Làng Phúng, Phú Nhuận để đảm bảo duy trì sản lượng quặng cho công tác chế biến.
Sản lượng bình quân quặng nguyên khai loại I, loại II và quặng tuyển dự kiến cho giai đoạn Quy hoạch như sau:
- Giai đoạn 2008-2010: 2-2,5 triệu tấn/năm;
- Giai đoạn 2011-2015: 3-3,5 triệu tấn/năm;
- Giai đoạn 2016-2020: 4-4,5 triệu tấn/năm.
Trữ lượng các khai trường trong vùng mỏ được huy động vào khai thác giai đoạn 2008-2020 nêu tại Phụ lục 3.
VI. QUY HOẠCH TUYỂN QUẶNG APATÍT
1. Công suất tuyển quặng
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất super lân và DAP trong giai đoạn Quy hoạch, công suất tuyển tinh quặng được xác định là 2 triệu tấn/năm.
Tổng công suất các nhà máy tuyển hiện có và đang xây dựng đạt 1.420.000 tấn/năm quặng tinh tuyển, dự kiến đầu tư bổ sung công suất khoảng 600.000 tấn/năm.
2. Giải pháp tuyển quặng
- Tuyển quặng loại III theo công nghệ hiện đang áp dụng.
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ để tuyển quặng loại II và IV nhằm tận thu tối đa tài nguyên, hai loại quặng này chiếm tới 70% trữ lượng toàn khoáng sàng.
Trong giai đoạn Quy hoạch, dự kiến cải tạo, xây dựng mới các nhà máy tuyển sau:
- Cải tạo mở rộng Nhà máy tuyển Tằng Loỏng công suất 900.000 tấn/năm;
- Duy trì Nhà máy tuyển Cam Đường công suất 120.000 tấn/năm;
- Xây dựng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn công suất 350.000 tấn/năm;
- Xây dựng Nhà máy tuyển Làng Phúng công suất 250.000 tấn/năm;
- Xây dựng Nhà máy tuyển quặng loại II và loại IV công suất 500.000 tấn/năm.
3. Giải pháp sử dụng quặng apatít
- Quặng loại I, quặng tuyển và một phần sản lượng quặng loại II sử dụng cho sản xuất phân bón chứa lân và DAP;
- Quặng loại III trong tầng kốcsan 4, 6 và 7 đã phong hóa hóa học có hàm lượng P2O5 ≥ 12% khai thác ra dự kiến được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy tuyển sau khi đã trung hòa hàm lượng P2O5.
- Quặng loại IV và một phần quặng loại II dư thừa được lưu giữ và bảo quản để sử dụng sau này.
VII. NHU CẦU VỐN VÀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG APATÍT GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 dự kiến khoảng 2.500 tỷ đồng nêu tại Phụ lục 4.
- Tổng hợp các dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020, có tính đến sau năm 2020 nêu tại Phụ lục 5.
VIII. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể
Bảo đảm sự phát triển bền vững của công nghiệp khai thác và chế biến quặng apatít với một số nội dung cơ bản như sau:
- Bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước;
- Đến năm 2015 nghiên cứu tuyển quặng nghèo hàm lượng P2O5 (loại II và loại IV) để bổ sung vào nguồn quặng giầu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước;
- Đẩy mạnh việc cổ phần hóa và thành lập mới các công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ, các doanh nghiệp và vốn góp của các doanh nghiệp khác hoạt động trong các lĩnh vực địa chất, khai thác, tuyển quặng và chế biến sâu từ nguồn nguyên liệu apatít.
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong khai thác tuyển quặng như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể
a. Giải pháp thị trường:
Xây dựng và phát triển thị trường trong nước theo cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến phân bón chứa lân và sản xuất hoá chất cơ bản, thức ăn gia súc và từng bước tham gia thị trường quốc tế;
b. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học - công nghệ:
Hoàn thiện công nghệ khai thác và công nghệ tuyển nổi quặng loại III. Chú trọng nghiên cứu công nghệ tuyển quặng loại II và loại IV cũng như công nghệ sản xuất thuốc tuyển để tuyển quặng loại II và loại IV theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản;
c. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực:
Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng phù hợp với quy mô và đặc điểm khoáng sản apatít của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu;
d. Bảo vệ môi trường:
Các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường trong các khâu thăm dò, khai thác và tuyển khoáng theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất;
đ. Giải pháp về vốn đầu tư:
Nhằm thu hút khoảng 2.500 tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít của nước ta đến năm 2020, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn sau đây:
- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp;
- Vốn Ngân sách: Vốn đầu tư hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào mỏ, vốn cho công tác lập và điều chỉnh Quy hoạch, đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.
- Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: Các dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng apatít nếu đầu tư tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành;
- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước;
- Vốn của các tổ chức tài chính qua hình thức cho thuê, thuê mua thiết bị, mua thiết bị tài trợ; tín dụng bên bán công nghệ, thiết bị;
- Vốn đầu tư nước ngoài: Liên doanh với nước ngoài trong các dự án chế biến sâu quặng apatít quy mô lớn.
e. Công tác quản lý nhà nước:
- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế;
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng tập trung vào một đầu mối để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ, khai thác và tuyển quặng tài nguyên apatít;
- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng apatít theo định kỳ từ cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc này. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản;
- Đổi mới việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo hướng thuận lợi về thủ tục, công khai, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công thương: có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch, định kỳ thời sự hóa, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, tuyển quặng apatít, bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và lộ trình hội nhập quốc tế.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công thương triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai:
- Chủ trì và phối hợp với Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng apatít trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản apatít;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản apatít;
-Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu tại Quyết định này.
4. Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam:
- Chịu trách nhiệm quản lý, khảo sát, quy hoạch sử dụng và khai thác mỏ quặng apatít tại tỉnh Lào Cai;
- Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác có khả năng và mong muốn đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến quặng apatít phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
DỰ KIẾN SẢN LƯỢNG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG
GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công
thương)
Đơn vị: 1000 T
TT |
Giai đoạn |
Quặng loại I nguyên khai |
Quặng loại II nguyên khai |
Quặng tinh tuyển |
Tổng các loại quặng |
1 |
2008-2010 |
2.495 |
2.886 |
3.805 |
9.186 |
2 |
2011-2015 |
2.700 |
5.510 |
7.150 |
15.360 |
3 |
2016-2020 |
2.750 |
7.250 |
8.050 |
18.050 |
|
Tổng |
7.945 |
15.646 |
19.005 |
42.596 |
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ VÀ VỐN THĂM DÒ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công
thương)
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Khu mỏ và khai trường |
Trữ lượng (triệu tấn) |
Mục tiêu khảo sát và thăm dò |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
2008-2015 |
2016-2020 |
1 |
Khu Tam Đỉnh Làng Phúng |
28 |
Thăm dò tỷ mỷ |
16 |
16 |
|
2 |
Khu Phú Nhuận |
11 |
|
10 |
10 |
|
3 |
Quặng II khu trung tâm |
100 |
Thăm dò tỷ mỷ |
80 |
75 |
5 |
4 |
Khai trường 24÷29 |
36 |
Thăm dò tỷ mỷ |
22 |
21 |
1 |
5 |
Quặng III ở bãi |
15 |
Thăm dò tỷ mỷ |
6 |
6 |
|
6 |
Lũng Pô - Bát Xát |
|
|
|
|
|
6.1 |
Giai đoạn I |
100 |
Khảo sát - Thăm dò |
20 |
20 |
|
6.2 |
Giai đoạn II |
100 |
Thăm dò tỷ mỷ |
50 |
33 |
17 |
7 |
Làng Phúng Trái Hút |
60 |
Khảo sát - Thăm dò |
9 |
- |
9 |
Cộng |
439 |
- |
213 |
181 |
32 |
TRỮ LƯỢNG QUẶNG HUY ĐỘNG VÀ KHỐI LƯỢNG KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công
thương)
TT |
Khai trường |
Quặng I (ngàn tấn) |
Quặng II (ngàn tấn) |
Quặng III (ngàn tấn) |
Đất đá (ngàn m3) |
Đất đá quặng III (ngàn m3) |
Hệ số bóc (tấn/m3) |
|
I+II |
I+II+III |
|||||||
1 |
Các khai trường đang khai thác |
1.220,0 |
- |
25.300,0 |
4.495,0 |
18.550,0 |
15,21 |
0,90 |
2 |
Khai trường 17 |
514,0 |
- |
396,0 |
837,0 |
1.057,0 |
2,06 |
0,93 |
3 |
Khai trường 10 |
605,0 |
- |
8.200,0 |
3.308 |
7.863,0 |
13,0 |
0,38 |
4 |
Cánh 3-4 Mỏ Kóc |
769,0 |
5.500,0 |
2.110,0 |
11.350 |
15.522,0 |
2,4 |
1,53 |
5 |
Cáng 3-4, Làng Mô |
1.820,0 |
- |
11.900,0 |
16.400,0 |
23.011 |
12,64 |
1,19 |
6 |
Khai trường 19 và 18 |
1.610 |
- |
25.200,0 |
15.129,0 |
29.129,0 |
18,09 |
0,77 |
7 |
Khu Bắc Nhạc Sơn K.T: 20, 21, 22 và 23 |
5.265,0 |
- |
27.011,0 |
35.702,0 |
50.700,0 |
9,96 |
0,97 |
8 |
Khu Tam Đỉnh - Làng Phúng |
6.200,0 |
- |
24.800,0 |
31.000,0 |
44.440,0 |
7,16 |
1,0 |
9 |
Khu Phú Nhuận |
735.000 |
- |
8.520, |
16.458,0 |
21.191,0 |
28,83 |
1,78 |
10 |
Quặng II các khai trường |
- |
35.500,0 |
|
102.000,0 |
114.166,0 |
2,8 |
- |
11 |
Quặng III Các kho lưu |
- |
- |
34.600,0 |
- |
- |
- |
0,0 |
|
Tổng cộng |
18.738 |
41.000,0 |
168.037 |
236.679 |
330.000 |
5,52 |
1,03 |
TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công
thương)
Đơn vị: tỷ đồng
TT |
Lĩnh vực đầu tư |
2008 - 2010 |
2011 - 2015 |
2016 - 2020 |
2008 - 2020 |
1 |
Thăm dò địa chất |
52,0 |
119,0 |
32,0 |
213,0 |
2 |
XDCB và mua sắm thiết bị khai thác |
208,0 |
276,0 |
121,0 |
605,0 |
3 |
XD nhà máy tuyển quặng |
313,0 |
736,0 |
536,0 |
1.685,0 |
4 |
Nghiên cứu khoa học công nghệ |
5,4 |
10,0 |
4,6 |
20,0 |
|
Tổng cộng |
578,0 |
1.141,0 |
783,6 |
2.503,0 |
TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG
APATÍT GIAI ĐOẠN 2008 - 2020 CÓ TÍNH ĐẾN SAU NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công
thương)
Số TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Công suất (1.000 T/n) |
Vốn đầu tư (Tỷ đồng) |
Thời gian thực hiện |
|
Giai đoạn đến 2008 - 2020 |
|
|||
Các dự án khai thác và tuyển quặng |
|||||
1 |
Hoàn thiện dây chuyển tuyển số 3 nhà máy tuyển Tằng Loỏng |
Thị trấn Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng |
900 tấn |
180,0 |
2008 |
2 |
Mở cụm khai trường 20-23 |
Khu Bắc Nhạc Sơn |
200-250 |
100,0 |
2008-2009 |
3 |
Mở cụm khai trường 6, 7, 9/37 và 33-34 |
Khu Cáng 3-4 Làng Mô |
120-150 |
63,5 |
2008-2009 |
4 |
Tổ chức thăm dò địa chất |
Trên từng phân vùng |
|
213,0 |
2008-2020 |
5 |
Xây dựng n/m tuyển |
Bắc Nhạc Sơn |
350. |
393,0 |
2009-2011 |
6 |
Nghiên cứu KHCN |
Các đề tài trọng điểm |
|
20 |
2009-2020 |
7 |
Xây dựng n/m tuyển |
Làng Phúng |
250 |
446,0 |
2011-2014 |
8 |
Mở cụm khai trường |
Tam Đỉnh - Làng Phúng |
130-170 |
101,5 |
2013-2015 |
9 |
Xây dựng n/m tuyển quặng II |
Đông Hồ |
400 |
736,0 |
2014-2018 |
10 |
Mở cụm khai trường |
Khu Phú Nhuận |
50 |
36,2 |
2015-2016 |
11 |
Mở cụm khai trường khai thác quặng II |
Khu trung tâm mỏ |
1.600 |
18,8 |
2015-2018 |
12 |
Đầu tư mua sắm thiết bị |
Khu vực khai thác mỏ |
|
285,0 |
|
|
Tổng |
|
|
2.503,0 |
|
THE
MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM |
No. 28/2008/QD-BCT |
Hanoi, August 18, 2008 |
THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the March
20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a
Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Government's Resolution No. 59/2007/NQ-CP of November 30. 2001.
on a number of solutions to problems arising in construction investment
activities and reform of some administrative procedures applicable to
enterprises;
Pursuant to the Government's Decree No. 160/ 2005/ND-CP of December 27,2005,
detailing and guiding the implementation of the Law on Minerals and the Law
Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Government's Decree No. 189/ 2007/ND-CP of December27, 2007,
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the
Industry and Trade Ministry;
In furtherance of the Government Office's Official Letter No. 5487/VPCP-CN of
November 28, 2007, notifying the Prime Ministers opinions on empowering the
Industry Minister (now the Industry and Trade Minister) to approve the planning
on exploration, exploitation, sorting of apatite ores in the 2006-2020 period from now to 2015, with post-2025 orientations
taken into consideration;
At the proposal of the directors of the Planning Department and the Heavy
Industry Department,
DECIDES:
Article 1.- To approve the planning on exploration, exploitation and sorting of apatite ores in the 2008-2020 period, with post-2020 orientations taken into consideration, with the following principal contents:
- To develop the industry of exploitation of apatite ores in line with the planning on development of Vietnam's chemical industry and the socio-economic development planning of Lao Cai province, meeting needs for raw materials for the production of phosphorous fertilizers for agriculture and export, as well as needs for raw materials containing phosphorus oxides for the production of base chemicals and for other industries, meeting requirements of defense and security maintenance, and protecting valuable cultural works and the ecological environment in Lao Cai province;
...
...
...
To conduct one step ahead exploration activities in order to create reliable apatite reserves for the exploitation and processing of the mineral in the planning period.
1. General objectives
- To explore, exploit and sort apatite ores in a comprehensive and rational manner in order to achieve the targets of ore output and quality for the national economy;
- To build and develop the industry of exploitation of apatite ores in a stable and sustainable manner, meeting needs for raw materials for the processing of fertilizers for agricultural development to assure national food security, and for the production of base chemicals, livestock feed, and other industries. To contribute to redistributing production forces by industries and territorial regions and developing the chemical industry in a balanced and rational manner;
- To ensure that apatite ore exploration, exploitation and sorting are conducted in an economical and efficient manner and without adverse impacts on the ecological environment. To intensify the processing and fullest use of class-II, -III and -IV ores in combination with the study and sorting of the ores in order to increase their phosphorus oxide (P2O5) content.
2. Specific objectives: a/Apatite exploration:
To step up the apatite exploration, thus ensuring reliable reserves for exploitation. To attach importance to the assessment and extensive exploration of the mineral in areas on which geological documents remain limited, search and discover new ore bodies so as to increase the reserve size for the development of mining areas.
b/ Ore exploitation and sorting:
...
...
...
c/ Environmental protection:
To ensure minimum eco-environmental impacts of ore exploitation and sorting on localities where mining activities are conducted.
III. FORECAST NEEDS FOR APATITE ORES
Needs for apatite ores for the production of single superphosphates, fused phosphorous fertilizer, DAP fertilizer, yellow phosphorus, etc.. are forecast as follows: to the level of elaborate exploration in order to reach 6.5 million tons and 24.8 million tons of explored class-I and class-III ores, respectively, combined with the exploration of class-II and
No
Category
Unit of calculation
2010
2015
...
...
...
2025
1
Class-I ores
1,000 tons
500
550
600
650
2
...
...
...
1,000 tons
860
1,120
1,650
1,650
3
Sorted ores
1,000 tons
1,120
...
...
...
2,020
2,020
Total
1,000 tons
2,480
3,290
4,270
4,320
...
...
...
The explored and determined apatite ore reserve is 778 million tons, including 31 million tons of class-I ores, 234 million tons of class-II ores, 222 million tons of class-Ill ores and 291 million tons of class-IV ores. The explored and forecast reserve is around 2.45 billion tons.
1. Exploration areas
Areas projected for intensive geological exploration in the planning period include:
Tam Dinh - Phung village area;
Phu Nhuan area;
Class-II ores in the central area;
Bat Xat - Lung Po ore area;
Bao Ha - Trai Hut area;
- Northern Nhac Son area from mining site 25 to mining site 29.
...
...
...
- Exploration in Tam Dinh - Phung village: To
switch from the level of preliminary exploration class IV ores;
Exploration in Phu Nhuan area: The volume of class-I ores will be around 1 million tons, class-Ill ores around 10 millions tons, combined with the exploration of class-II and class-IV ores;
Exploration of class-II ores in the central area, with a reserve of 100 million tons, combined with the exploration of class-IV ores in the surrounding areas;
Exploration in Bat Xat - Lung Po area on the basis of outcomes of preliminary searches on a map scale of 1/25,000;
Survey and exploration in Bao Ha - Trai Hut area;
Extensive exploration in the Northern Nhac Son area from mining site 25 to mining site 29. The explored volumes of class-I and class-Ill ores will be around 10 million and 20 million tons, respectively, combined with the exploration of class-II and class-IV ores.
3. Exploration schedule and capital
The investment capital for exploration in the planning period is estimated at around VND 213 billion. The detailed schedule and capital for exploration are specified in Appendix 2.
...
...
...
To further and thoroughly use mining equipment in the existing production chains, such as blasting drills, excavator-elevators and transport vehicles, in order to raise the capacity to serve production and business. To step by step invest in modern and appropriate technologies and complete equipment, such as hydraulic excavators with a bucket capacity of 8-10 m3 hydraulic drills with a bit diameter of up to 150 mm and self-dumping automobiles of a tonnage of up to 80 tons, and consider the possibility to apply the mode of combined automobile-conveyor transportation to suit the geological structure of mines (for mine layers spreading on vast areas);
In the planning period, to open new mining areas in the Northern Nhac Son, central, Tam Dinh - Phung village and Phu Nhuan areas in order to maintain (he ore output for processing.
The average output of class-I, class-II and sorted crude ores for the planning periods is estimated as follows:
In the 2008-2010 period: 2-2.5 million tons/ year;
In the 2011-2015 period: 3-3.5 million tons/ year;
In the 2016-2020 period: 4-4.5 million tons/ year.
Reserves of mining sites in the mining areas to be put into exploitation in the 2008-2020 period are specified in Appendix 3.
VI. PLANNING ON APATITE ORE SORTING
1. Ore sorting capacity
...
...
...
Total capacity of existing sorting plants and those under construction is 1,420,000 tons of pure ores/year. Investment will be made to achieve an additional capacity of around 600,000 tons/year.
2. Ore sorting solutions
Sorting class-Ill ores with presently applied technologies.
Researching and transferring technologies for sorting class-II and class-IV ores in order to salvage natural resources, as these two ore categories account for 70% of the total mineral reserve.
In the planning periods, to renovate the existing sorting plants and build new ones as follows:
Renovation and expansion of Tang Loong sorting plant with a capacity of 900,000 tons/year;
Maintenance of Cam Duong sorting plant with a capacity of 120,000 tons/year;
Building of Northern Nhac Son sorting plant with a capacity of 350.000 tons/year;
Building of Northern Phung village sorting plant with a capacity of 250.000 tons/year;
...
...
...
3. Solutions to use apatite ores
Class-I and sorted ores and part of the class-II ore output will be used for the production of phosphorous fertilizers and DAP fertilizer.
Class-Ill ores exploited from chemically weathered KS layers 4,6 and 7 with a content of P2Os ³ 12% will be used as input raw materials for sorting plants after having their content of P2Os neutralized;
Class-IV ores and the superfluous volume of class-II ores will be stored and preserved for future use.
Investment capital needed for the development of the apatite ore exploitation and sorting industry in the 2008-2020 period is estimated at around VND 2,500 billion (see Appendix 4).
Investment projects on apatite ore exploitation and sorting in the 2008-2020 period, with post after-2020 orientations taken into consideration, are listed in Appendix 5.
VIII. MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES
1. Group of general solutions and policies
...
...
...
- Protecting, exploiting and using in an economical and rational manner domestic natural
resources:
By 2015. studying the sorting of ores with a low content of P2O5 (class-II and class-IV ores) to be added to the ore resource to meet domestic use needs.
Stepping up the equitization of state enterprises and establishment of joint-stock companies with the participation of scientific and technological research institutions and enterprises and capital contributions of other enterprises engaged in geology, ore exploitation and sorting, and deep processing of apatite ores.
Raising the sense of social responsibility of ore exploitation and sorting enterprises for making contributions to building infrastructure, attracting, training and employing local laborers: devising measures to protect the ecological environment and actively participating in improving the social environment.
2. Group of specific solutions and policies a/ Market solution:
Building and developing the domestic market under the mechanism of fair market competition and close cooperation in order to ensure the supply of raw materials for establishments processing phosphorous fertilizers and producing base chemicals, livestock feed, and gradually penetrating into the world market.
b/ Researching, transferring and receiving sciences and technologies:
Perfecting the technology for exploiting and the technology for floating class-Ill ores. Attaching importance to the research into technologies for sorting class-II and class-IV ores as well as technologies for producing drugs for sorting class-II and class-IV ores through joint efforts between the State, scientific and technological enterprises and mineral exploiting and processing enterprises.
...
...
...
Entering into cooperation with training establishments (job-training schools, colleges and universities) in training and retraining the labor force and conducting scientific research for the stages of mining and mineral sorting suitable to Vietnam's apatite mineral deposit and characteristics. Attaching importance to the training of mining business leaders and administrators to satisfy the requirements of business development in the context of global competition.
d/ Protecting the environment:
Mineral exploitation and processing enterprises shall fully apply environmental protection measures at the stages of mineral exploration, exploitation and sorting in the direction of application of modern and environmentally friendly technologies; and seriously carry out the restoration of the grounds and environment after finishing mining activities. They shall ensure industrial sanitation and labor safety in production. They are encouraged to research and apply modern environmental treatment technologies in all production processes.
e/ Investment capital solution:
In order to attract around VND 2,500 billion for investment in the development of Vietnam's industry of apatite ore exploration, exploitation and sorting up to 2020, the following sources will be mobilized:
- Self-acquired capital of enterprises;
- Budget capital for investment in infrastructure outside mine fences, the elaboration and adjustment of the planning, scientific and technological training and research activities of institutes and schools in the industry;
The Slate's investment credit loans for investment projects on apatite ore exploitation and sorting in localities with difficult and exceptionally difficult socio-economic conditions under current regulations;
Domestic and foreign commercial loans;
...
...
...
Foreign investment capital to be mobilized from foreign parties in the form of large joint-venture projects on deep processing of apatite ores.
f/ State management solutions:
Periodically reviewing, updating and adjusting the planning on development of the industry of apatite exploration, exploitation and sorting to suit the national and international socio-economic development;
Building and perfecting a mechanism for concentrating the management of mineral exploration, exploitation and processing into a sole agency in order to ensure the uniformity, strictness, non-overlap, mobility and efficiency of the management, protection, exploitation and sorting of apatite ores:
Reorganizing the management of natural resources and making of periodical statistics and reports on apatite mineral from grassroots to provincial and ministerial levels. Applying measures against and imposing sanctions on organizations and individuals that fail to fully comply with regulations on this work. Enhancing inspection and examination of mineral activities in order to prevent illegal mineral exploitation and export.
- Reforming the grant of mineral activity permits in the direction of introducing more convenient and transparent procedures while still ensuring strict management of mineral activities.
IX. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
The Industry and Trade Ministry shall publicize and direct the organization of implementation of the planning, periodically update and adjust the planning and propose mechanisms and policies for sustainable development of the apatite exploitation and sorting industry, ensuring their conformity and suitability with the national socio-economic development and international integration roadmap.
The Ministries of: Natural Resources and Environment. Science and Technology, Planning and Investment. Finance. Transport, and Information and Communication shall, within the ambit of their functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Industry and Trade Ministry in. concretizing and organizing the implementation of solutions and policies set forth in this Decision.
...
...
...
Assume the prime responsibility for. and coordinate with Vietnam Chemical Corporation in, managing and protecting apatite mineral resources in its locality: preventing the illegal apatite exploitation and export;
Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, zoning off and approving areas in which apatite mining is banned, temporarily banned or restricted;
-Coordinate with state management agencies and enterprises in executing projects specified in this Decision.
4. Vietnam Chemical Corporation shall:
Manage, survey and plan the use and exploitation of apatite ore mines in Lao Cai province;
Associate and cooperate with other enterprises that are capable of and interested in investing in the exploration, exploitation and processing of apatite ores for domestic consumption and export.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO"
Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, the president of the People's Committee of Lao Cai province, and Vietnam Chemical Corporation shall implement this Decision.
...
...
...
MINISTER
OF INDUSTRY AND TRADE
Vu Huy Hoang
FORECASTS ABOUT ORE EXPLOITATION AND SORTING OUTPUTS IN THE 2008-2020 PERIOD
(Attached to the Industry and Trade Ministry's Decision No. 28/2008/QD-BCT of August 18, 2008)
Unit of calculation: 1,000 tons
No
Periods
Class-I crude ores
...
...
...
Purely sorted crude ores
Total of all categories of ores
1
2008-2010
2,495
2,886
3,805
9,186
2
...
...
...
2,700
5,510
7,150
15,360
3
2016-2020
2,750
7,250
8,050
...
...
...
Total
7,945
15,646
19,005
42,596
EXPLORATION SCHEDULE AND CAPITAL
...
...
...
Unit of calculation: VND billion
No
Mines and mining sites
Reserves (million tons)
Survey and exploration objectives
Investment capital (VND billion)
2008-2015
2016-2020
1
...
...
...
28
Elaborate exploration
16
16
2
Phu Nhuan area
11
...
...
...
10
3
Class-II ores in the central area
100
Elaborate exploration
80
75
5
...
...
...
Mining sites from 24-29
36
Elaborate exploration
22
2
1
5
Class-III in grounds
15
...
...
...
6
6
6
Lung Po - Bat Xat area
...
...
...
6.1
Phase I
100
Survey -exploration
20
20
6.2
Phase II
...
...
...
Elaborate exploration
50
17
7
Phung village -Trai Hut area
60
Survey -exploration
9
...
...
...
9
Total
439
-
213
181
32
...
...
...
(Attached to the Industry and Trade Ministry's Decision No. 28/2008/QD-BCT of August 18. 2008)
No
Mining sites
Class-I ores (1,000 tons))
Class-II ores (1,000 tons))
Class-III ores (1,000 tons))
Earth and stone (1,000 m3)
Earth and stone of class – III ores (1,000 m3)
Extration coefficient (ton/m3)
...
...
...
Classes I + II + III
18.550
15.21
...
...
...
2
Mining site 17
514
-
396
837
1.057
2.06
0.93
...
...
...
Mining site 10
605
-
8.200
3.308
7.863
13
0.38
4
...
...
...
769
5.500
2.110
11.350
15.522
2.4
1.53
5
Wings 3-4. Mo village
...
...
...
-
11.900
16.400
23.011
12 64
1.19
6
Mining sites 18 and 19
1.610
...
...
...
25.200
15,129
29.129
18.09
0.77
7
Northern Nhac Son area: mining sites 20. 21,22 and 23
5.265
...
...
...
35,702
50,700
9.96
0.97
8
Tam Dinh -Phung village area
6.200
-
24.800
...
...
...
44.440
7.16
1
9
Phu Nhuan area
735.000
-
8.520
16.458
...
...
...
28.83
1.78
10
Class-II ores of mining sites
-
35.500
102.000
114.166
...
...
...
-
11
Class-Ill ores in storages
-
-
34.600
-
-
-
...
...
...
Total
18.738
41.000
168.037
236.679
330.000
5.52
1.03
...
...
...
TOTAL INVESTMENT CAPITAL NEEDED FOR THE 2008-2020 PERIOD
(Attached to the Industry and Trade Ministry's Decision No. 28/2008/QD-BCT of August 18. 200S)
Unit of calculation: VND billion
No
Investment domains
2008-2010
2011-2015
2016-2020
2008-2020
...
...
...
Geological survey
52
119
32
213
2
Capital construction and procurement of mining equipment
208
276
...
...
...
605
3
Building of ore-sorting plants
313
736
536
1.685
4
Scientific and technological research
...
...
...
10
4.6
20
Total
578
1.141
783.6
2.503
...
...
...
(Attached to the the Industry and Trade Ministry's Decision No. 28/2008/QD-BCT of August 18. 2008)
No
Name of project
Location
Capactity (1,000 tons/year)
Investment captital (VND billion)
...
...
...
For the 2008-2020 period
Ore exploitation and sorting projects
1
Completion of sorting chain No. 3 of Tang Loong sorting plant
Tang Loong township of Bao Thang district
900
180
...
...
...
2
Opening of mining sites 20-23
Northern Nhac Son area
200-250
100
2008-2009
3
Opening of mining sites 6. 7. 9/37 and 33-34
Wings 3-4 of Mo village
...
...
...
63.5
2008-2009
4
Geological survey
In each sub-region
213
2008-2020
5
...
...
...
Northern Nhac Son area
350
393
2009-2011
6
Scientific and technological research
Key schemes
20
...
...
...
7
Building of a sorting plant
Phung village
250
446
2011-2014
8
Opening of mining sites
Tam Dinh - Phung village
...
...
...
101.5
2013-2015
9
Building of a class-II ore sorting plant
Dong Ho
400
736
2014-2018
10
...
...
...
Phu Nhuan area
50
36.2
2015-2016
11
Opening of mining sites to exploit class-II ores
The mine central area
1.600
18.8
...
...
...
12
Procurement of equipment
Mining areas
285
Total
...
...
...
2.503
;
Quyết định 28/2008/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 28/2008/QĐ-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 18/08/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 28/2008/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Chưa có Video