ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2580/QĐ-UBND |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 07 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
Thực hiện Văn bản số 2436/BTNMT-TCMT ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn triển khai “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2335/TTr-STNMT ngày 23 tháng 10 năm 2013 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ; Công an tỉnh và các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu)
Thực hiện Quyết định số 577/QĐ-TTg ngậy 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm môi trường mới; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh một cách bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mục tiêu đến năm 2015
- Hoàn thành việc phân loại các hộ, các cơ sở ngành nghề truyền thống, cơ sở sản xuất (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất) trong Làng nghề bánh tráng truyền thống An Ngãi, huyện Long Điền và Làng nghề sản xuất bún Long Kiên, thành phố Bà Rịa) theo loại hình sản xuất, mức độ gây ô nhiễm môi trường để có biện pháp xử lý đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường để được công nhận làng nghề truyền thống.
- Đảm bảo 100% làng nghề được công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Phân công, phân cấp cụ thể về trách nhiệm quản lý làng nghề và các cơ sở, ngành nghề giữa các sở, ban, ngành và địa phương để triển khai, phối hợp đồng bộ, hiệu quả.
- Quản lý thống nhất số liệu, thông tin về số lượng và hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề đã được công nhận, chưa được công nhận; đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và theo dõi thường xuyên, liên tục chất lượng môi trường tại các làng nghề đã được công nhận.
- Quản lý chặt chẽ việc công nhận làng nghề gắn với các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Không hình thành mới các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao hoặc có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao tại khu vực dân cư nông thôn.
- Đảm bảo nguồn kinh phí thường xuyên đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
- Hoàn thiện các chính sách, pháp luật đặc thù cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề và chính sách, pháp luật phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.
2.2. Mục tiêu đến năm 2020
- Tiếp tục rà soát các làng nghề chưa được công nhận và thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm các làng nghề đảm bảo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để được công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Công khai và cập nhật thường xuyên danh sách, thông tin thực trạng về môi trường các làng nghề truyền thống đã được công nhận, các làng nghề chưa được công nhận trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề, cơ bản kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề; không phát sinh làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới.
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất đầu tư xử lý chất thải (khí thải, nước thải) đảm bảo hoạt động của các cơ sở sản xuất xử lý đạt quy chuẩn môi trường quy định.
- 100% các cơ sở sản xuất còn tồn tại trong các làng nghề chưa được công nhận có biện pháp xử lý chất thải theo quy định hoặc lập kế hoạch và di dời vào khu, cụm công nghiệp hoặc chấm dứt hoạt động, đảm bảo 100% các khu, cụm công nghiệp làng nghề tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Triển khai thường xuyên, liên tục các công cụ quản lý môi trường làng nghề, đặc biệt là công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề chưa được công nhận.
- Tiếp tục phối hợp đồng bộ, có hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực hiện công tác quản lý môi trường làng nghề từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.
- Đảm bảo nguồn kinh phí thường xuyên đáp ứng yêu cầu cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
2.3. Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc; bảo đảm 100% các làng nghề trên địa bàn tỉnh được công nhận, thống nhất quản lý và tuân thủ đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường.
1. Triển khai kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường tại Làng nghề bún Long Kiên và Làng nghề bánh tráng truyền thống An Ngãi:
- Tổ chức điều tra, thống kê, phân loại mức độ ô nhiễm của các cơ sở.
- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất vay vốn ưu đãi để chuyển đổi công nghệ sản xuất; hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.
- Khảo sát, lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường như: hệ thống tiêu thoát nước; các điểm tập kết, lưu giữ chất thải rắn (lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).
- Yêu cầu và giám sát chặt chẽ việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề; tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong làng nghề và xử lý nghiêm, công khai thông tin đối với các cơ sở vi phạm.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các làng nghề từ nguồn vốn ngân sách và tổ chức thu phí xử lý từ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải (nước thải, chất thải rắn) từ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý các làng nghề đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường:
- Tiếp tục điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề chưa được công nhận trên địa bàn tỉnh theo 08 loại hình sản xuất (chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và loại hình khác).
- Rà soát quy hoạch ngành nghề nông thôn; xây dựng và triển khai các dự án phát triển làng nghề căn cứ vào quy hoạch, rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2010 về quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 20120, trong đó ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với vùng nguyên liệu sản xuất; định hướng chuyển đổi các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
- Quản lý chặt chẽ việc công nhận mới các làng nghề đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 46/2011/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Lập và triển khai kế hoạch theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường (tình hình xử lý chất thải, chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm) tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, công khai thông tin về mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề; cập nhật thông tin thường xuyên đối với các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Rà soát các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, các cụm công nghiệp đã, đang xây dựng và yêu cầu đầu tư hoàn chỉnh các công trình về bảo vệ môi trường bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực dân cư.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thành lập Tổ tự quản về bảo vệ môi trường; xây dựng quy ước về bảo vệ môi trường hoặc quy ước trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường tại các làng nghề.
3. Quản lý về môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong làng nghề:
- Tổ chức điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở tại các làng nghề chưa được công nhận trên địa bàn tỉnh theo các nhóm A (cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp), nhóm B (cơ sơ sản xuất có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) và nhóm C (cơ sơ sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 46/2001/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Giám sát việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa được công nhận; lập và thực hiện kế hoạch di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất đối với các cơ sở thuộc nhóm B và nhóm C không đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa được công nhận hoặc cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nông thôn; trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung vào các cơ sở thuộc nhóm tái chế, giết mổ gia súc, chế biến thủy hải sản và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm và công khai thông tin đối với các cơ sở vi phạm.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề; không cho phép hình thành mới các cơ sở thuộc nhóm C hoặc nhóm B trong các khu vực dân cư nông thôn.
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải (nước thải, chất thải rắn) theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường làng nghề:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cho các đối tượng có liên quan và triển khai thực hiện.
- Phổ biến thông tin thường xuyên, liên tục cho cộng đồng, các cơ quan báo chí về mức độ ô nhiễm, tác động, ảnh hưởng tới sức khỏe và kế hoạch, biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại các làng nghề.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển dịch vụ du lịch các làng nghề trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của Trung ương; lập danh mục và quản lý các làng nghề truyền thống cần được bảo tồn hoặc gắn với phát triển du lịch, làng nghề được công nhận và làng nghề chưa được công nhận trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
4. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nhiệm vụ phân bổ không dưới 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm cho công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ sản xuất, hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn.
5. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong triển khai chính sách khuyến công; quản lý các cụm công nghiệp làng nghề đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, đáp ứng việc di dời các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
6. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho công tác bảo vệ môi trường, khắc phục, xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề; chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải phù hợp với làng nghề.
7. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý môi trường đối với Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan.
8. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác phân loại, đánh giá mức độ ô nhiễm của các cơ sở trong các làng nghề trên địa bàn quản lý.
- Xây dựng quy hoạch hoặc rà soát lại quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư; điều tra, thống kê, lập danh mục loại hình hoạt động của các cơ sở trong làng nghề theo nguy cơ gây ô nhiễm; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo công tác bảo vệ môi trường làng nghề của các cơ sở sản xuất trên địa bàn; không cho phép thành lập mới các cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong khu vực dân cư và thực hiện biện pháp xử lý đối với các cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao đang hoạt động trong khu vực dân cư; đôn đốc việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường làng nghề hoặc hương ước, quy ước làng nghề có nội dung về bảo vệ môi trường; bố trí cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; tổ chức quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận, quản lý các dự án, công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề; ban hành quy chế hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân đế đầu tư, xây dựng, vận hành, duy tu và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; công bố các thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể và cộng đồng dân cư, trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
10. Các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch hoặc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường làng nghề thuộc phạm vi quản lý.
11. Các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ngoài việc tổ chức hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên cần tập trung nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ cụ thể (Phụ lục kèm theo) theo thời gian quy định để đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu)
Nhiệm vụ |
Thời gian hoàn thành |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Nguồn kinh phí |
Chỉ số đánh giá/ tiêu chí đạt được |
I. Xử lý ô nhiễm môi trường tại Làng nghề bún Long Kiên và Làng nghề bánh tráng truyền thống An Ngãi |
|||||
Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại các cơ sở tại 02 làng nghề đã được công nhận |
2014 |
UBND TP Bà Rịa, huyện Long Điền |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác |
Danh mục các cơ sở đang hoạt động |
Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất vay vốn ưu đãi để chuyển đổi công nghệ sản xuất, hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn |
2015 |
Sở Tài chính |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương; UBND TP Bà Rịa, huyện Long Điền
|
Các chính sách hỗ trợ các cơ sở trong 02 làng nghề hoạt động bền vững |
|
Khảo sát, lập kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường như: hệ thống tiêu thoát nước; các điểm lưu giữ chất thải rắn (lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) |
2014 |
UBND TP Bà Rịa, huyện Long Điền
|
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng |
Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng làng nghề |
|
Yêu cầu và giám sát chặt chẽ việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề; tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong làng nghề và xử lý nghiêm, công khai thông tin đối với các cơ sở vi phạm. |
2015 |
UBND TP Bà Rịa, huyện Long Điền
|
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Công an |
Không còn tình trạng các cơ sở chưa có biện pháp xử lý chất thải |
|
Nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các làng nghề từ nguồn vốn ngân sách và tổ chức thu phí xử lý từ các cơ sở sản xuất trong các làng |
2015 |
UBND TP Bà Rịa, huyện Long Điền
|
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng |
Xử lý nước thải phát sinh tại các làng nghề đảm bảo quy chuẩn môi trường quy định |
|
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải (nước thải, chất thải rắn) theo quy định của pháp luật |
2015 |
Sở TN&MT |
UBND TP Bà Rịa, huyện Long Điền
|
|
Các cơ sở nộp phí và số phí thu được được tổng hợp và báo cáo theo quy định |
II. Quản lý các làng nghề đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường |
|||||
Điều tra, thống kê, phân loại làng nghề chưa được công nhận trên địa bàn theo 08 loại hình sản xuất (chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và loại hình khác) |
2014 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác |
Danh sách làng nghề được thống kê, phân loại và công bố
|
Rà soát quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, xây dựng và triển khai các dự án phát triển làng nghề theo quy hoạch, rà soát quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn đã được phê duyệt, trong đó định hướng chuyển đổi các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao |
2015 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện,thành phố |
Rà soát quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh được phê duyệt, công bố và triển khai thực hiện |
|
Quản lý chặt chẽ việc công nhận mới các làng nghề đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường theo được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT cua Bộ TN&MT |
2014-2015 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Danh sách làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường |
|
Lập và triển khai kế hoạch theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường (tình hình xử lý chất thải, chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm) tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, công khai thông tin về mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề; cập nhật thông tin thường xuyên đối với các làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng |
2014-2015 |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương |
Thông tin về công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề được công bố và cập nhật hàng năm |
|
Rà soát các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, các cụm công nghiệp đã, đang xây dựng và yêu cầu đầu tư hoàn chỉnh các công trình về bảo vệ môi trường đối với bảm đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực dân cư |
2014-2015 |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương |
|
Kế hoạch đầu tư, nâng cấp các cụm công nghiệp hiện có được phê duyệt và triển khai |
Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thành lập Tổ tự quản về bảo vệ môi trường; xây dựng Hương ước, Quy ước về bảo vệ môi trường hoặc Hương ước, quy ước trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường tại các làng nghề |
2014-2015 |
UBND cấp xã |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Danh sách làng nghề có tổ tự quản về bảo vệ môi trường và có hương ước, quy ước |
|
III. Quản lý về môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong làng nghề |
|||||
Điều tra, thống kê, phân loại cơ sở trong các làng nghề chưa được công nhận trên địa bàn quản lý theo các nhóm A, B (cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) và nhóm C (cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) đã được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT |
2013 |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Sở TN&MT, Sở Công thương, Sở NN&PTNT |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác |
Danh mục các cơ sở được phân loại theo các nhóm A, B, C được công bố vào đầu năm 2014 |
Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đăng ký, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các cơ sở trong làng nghề. |
2015 |
Sở TN&MT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các ngành liên quan |
Công bố danh sách các cơ sở sản xuất đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đế án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo từng năm |
|
Giám sát việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa được công nhận; lập và thực hiện kế hoạch di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất đối với các cơ sở thuộc nhóm B và nhóm C không đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT |
2017 |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Sở TN&MT, Sở Công thương, Sở NN&PTNT |
Không còn tình trạng các cơ sở chưa có biện pháp xử lý chất thải hoạt động trong khu dân cư |
|
Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa được công nhận hoặc cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nông thôn; trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung vào các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm và công khai thông tin đối với các cơ sở vi phạm |
2015 |
Sở TN&MT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các ngành liên quan |
Công khai và cập nhật kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục |
|
Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề; không cho phép hình thành mới các cơ sở nhóm C hoặc nhóm B trong khu vực dân cư nông thôn |
2014-2015 |
UBND cấp xã |
Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Công thương; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Không có cơ sở thuộc nhóm B hoặc nhóm C được thành lập mới trong khu vực dân cư nông thôn |
|
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải (nước thải, chất thải rắn) theo quy định |
2015 |
Sở TN&MT |
Các ngành liên quan |
Tổng số cơ sở nộp phí và số phí thu được được tổng hợp và báo cáo theo quy định |
|
Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cho các đối tượng có liên quan và triển khai thực hiện |
2015 |
Sở TN&MT |
Sở NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác |
Chương trình đào tạo, tập huấn có mục tiêu, đối tượng, nội dung phù hợp với yêu cầu thực tế |
Phổ biến thông tin thường xuyên, liên tục cho cộng đồng, các cơ quan báo chí về mức độ ô nhiễm, tác động, ảnh hưởng tới sức khỏe và kế hoạch, biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các ngành liên quan |
Thông tin được phổ biến và cập nhật thường xuyên, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi của cộng đồng |
Quyết định 2580/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 2580/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký: | Trần Ngọc Thới |
Ngày ban hành: | 07/11/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2580/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Chưa có Video