Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2575/1999/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 2575/1999/QĐ-BYT NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường.
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ y tế.
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 155/1999/QĐ -TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ điều trị, Vụ pháp chế - Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chất thải y tế.

Điều 2. Quy chế quản lý chất thải y tế được áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở y tế có vấn đầu tư của nước ngoài. Trong quá trình thực hiện, các cơ sở y tế cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với điều kiện của cơ sở được quy định trong Quy chế này để thực hiện.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4: Các ông, bà: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Vụ trưởng Vụ y tế dự phòng, Chánh thanh tra và Vụ trưởng các Vụ của cơ quan Bộ Y tế, Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đào tạo cán bộ y tế, Thủ trưởng Y tế ngành, người phụ trách các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở y tế tư nhân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Đỗ Nguyên Phương

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 Của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải được hiểu như quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993.

2. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí.

3. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dể nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

4. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: Máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

5. Quản lý chất thải y tế nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.

6. Thu gom là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm tập trung chất thải của cơ sở y tế.

7. Vận chuyển là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ.

8. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.

9. Tiêu hủy là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (Bao gồm cả chôn lấp) chất thải nguy hại, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

Điều 2.

1. Quy chế này được áp dụng đối với các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế quận huyện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế, các dịch vụ y tế tư nhân, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở đào tạo cán bộ y tế (gọi chung là các cơ sở y tế).

2. Các cơ sở y tế ngoài việc thực hiện Quy chế này phải thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.

Điều 3.

1. Giám đốc, người phụ trách các cơ sở y tế chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế nguy hại, từ khi chất thải phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng,

2. Người trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý chất thải y tế phải được đào tạo và thực hiện đúng các quy định đã ban hành.

Điều 4. Các cơ sở y tế phải giảm thiểu và phân loại chất thải theo quy định ngay từ nguồn thải. Không được để chất thải y tế nguy hại lẫn trong chất thải sinh hoạt. Chất thải y tế nguy hại phải xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường.

Điều 5. Các cơ sở y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch để nâng cấp, xây dựng mới, vận hành và bảo dưỡng cơ sở xử lý chất thải; đồng thời phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để quản lý và xử lý chất thải y tế theo quy định.

Điều 6. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý chất thải y tế nguy hại lấy từ các nguồn sau:

a) Ngân sách Nhà nước.

b) Nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

c) Nguồn hỗ trợ của các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ.

d) Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác.

Chương 2

PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH CHẤT THẢI

Điều 7. Chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại như sau:

1. Chất thải lâm sàng.

2. Chất thải phóng xạ.

3. Chất thải hoá học.

4. Các bình chứa khí có áp suất.

5. Chất thải sinh hoạt.

Điều 8. Xác định loại chất thải

1. Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:

a) Nhóm A: Là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, bông, gạc, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu....

b) Nhóm B: Là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.

c) Nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu...

d) Nhóm D: Là chất thải dược phẩm, bao gồm:

i) Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng.

ii) Thuốc gây độc tế bào.

e) Nhóm E: Là các mô và cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác xúc vật.

2. Chất thải phóng xạ.

Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng xạ.

Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán hoá trị liệu và nghiên cứu (Phụ lục 1: Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế). Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn, lỏng và khí.

a) Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ....

b) Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ.....

c) Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí không dùng trong lâm sàng như 133 xe, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ....

3. Chất thải hóa học.

Chất thải hóa học bao gồm: các chất thải rắn, lỏng và khí. Chất thải hóa học trong các cơ sở y tế dược phân thành 2 loại:

Chất thải hoá học không gây nguy hại như đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ.

Chất thải hóa học nguy hại bao gồm:

a) Formaldehyd: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các xét nghiệm ở một số khoa khác.

b) Các hóa chất quang hóa học: có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim.

c) Các dung môi: Các dung môi trong các cơ sở y tế bao gồm các hợp chất halogen như methylen chlorid, chloroform, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothan; các hợp chất không có halogen như xylen, aceton, isopropanol, toluen, ethy acetay và acetonitril.

d) Oxit ethylen - oxit ethylen được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.

e) Các chất hóa học hồn hợp. Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh....

4. Các bình chứa khí có áp suất.

Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng ôxy, CO2, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.

5. Chất thải sinh hoạt bao gồm:

a) Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn... bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và rác quét dọn từ các sàn nhà.

b) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...

Chương 3

QUY TRÌNH THU GOM VÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Điều 9. Nguyên tắc thu gom chất thải

1. Phân loại phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định.

2. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất hại y tế nguy hại.

Điều 10. Tiêu chuẩn các túi, hộp và thùng đựng chất thải.

1. Quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải.

a) Màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu tượng về nguy hại sinh học (Phụ lục 2).

b) Màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.

c) Màu đen: đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.

d) Các túi, hộp và thùng đựng có các màu trên chỉ được sử dụng để đựng chất thải và không dùng vào các mục đích khác.

2. Tiêu chuẩn túi đựng chất thải:

a) Túi đựng chất thải đem đi đốt phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.

b) Thành túi dày, kích thước túi phù hợp với chất lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.

c) Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 2/3 túi và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".

3. Tiêu chuẩn hộp đựng các vật sắc nhọn.

a) Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không bị rò rỉ và có thể thiêu đốt được.

b) Dung tích hộp: cần có hộp đựng với kích thước khác nhau (2,5 lít, 6 lít. 12 lít và 20 lít) phù hợp với lượng các vật sắc nhọn phát sinh.

c) Các hộp đựng vật sắc nhọn phải thiết kế sao cho thuận lợi cho việc thu gom cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển chất thải bên trong không bị đổ ra ngoài, có quai và có nắp đậy để dán kín lại khi thùng đã đầy 2/3.

d) Hộp có màu vàng, có nhãn đề "Chỉ đựng vật sắc nhọn", có vạch báo hiệu ở mức 2/3 hộp và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".

4. Tiêu chuẩn thùng đựng chất thải

a) Phải làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng, có nắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy.

b) Thùng màu vàng để thu gom các túi nilon màu vàng đựng chất thải lâm sàng.

c) Thùng màu xanh để thu gom các túi nilon màu xanh đựng chất thải sinh hoạt.

d) Thùng màu đen để thu gom các túi nilon màu đen đựng chất thải hoá học và chất thải phóng xạ.

e) Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10 đến 250 lít.

f) Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 2/3 thùng và ghi dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".

Điều 11. Nơi đặt các túi và thúng đựng chất thải.

1. Nơi đặt thùng đựng chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt phải được định rõ tại mỗi khoa/ phòng. Mỗi khoa cần có nơi lưu giữ các túi và thùng đựng chất thải theo từng loại.

2. Các túi và thùng đựng chất thải phải đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh chất thải như buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng tiêm, buồng đỡ đẻ, buồng bệnh, buồng xét nghiệm, hành lang. Trên các xe tiêm và làm thủ thuật cần có hộp đựng vật sắc nhọn để thuận tiện cho việc phân loại.

3. Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định, không được thay thế các túi màu vàng, màu đem đựng chất thải nguy hại bằng các túi màu xanh.

Điều 12. Thu gom chất thải nơi phát sinh.

1. Hộ lý hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập chung chất thải của khoa.

2. Chất thải lâm sàng khi đưa ra khỏi khoa/phòng phải được để trong túi nilon màu vàng, chất thải hoá học và chất thải phòng xạ phải đựng trong túi nilon màu đen và phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải.

3. Các hộp màu vàng đựng vật sắc nhọn và các chất thải sau khi xử lý ban đầu phải cho vào túi nilon màu vàng và buộc kín miệng.

4. Chất thải phát sinh tại các khoa phải được vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải chung của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.

5. Buộc túi nilon chứa chất thải khi các túi chứa đã đạt tới thể tích quy định (2/3 túi). Không được dùng ghim dập để làm kín miệng túi.

Điều 13. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế.

1. Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

2. Mỗi cơ sở y tế phải có phương tiện để vận chuyển chất thải từ nơi tập trung của các khoa/phòng đến nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế. Các phương tiện này chỉ sử dụng để vận chuyển chất thải và phải cọ rửa, tẩy uế ngay sau khi vận chuyển chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải phải được thiết kế sao cho: dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, để làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.

Điều 14. Lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế

1. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ điều kiện sau:

i) Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho, lối đi.

ii) Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.

iii) Phải lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.

iv) Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khoá. Không để xúc vật, các loài gậm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.

v) Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của sở y tế.

vi) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ hoá chất làm vệ sinh.

vii) Có hệ thống cống thoát nước, nền không thấm và thông khí tốt.

2. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế .

a) Đối với các bệnh viện: về nguyên tắc, chất thải phải được chuyển đi tiêu huỷ hàng ngày. Thời gian lưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện là 48 giờ.

b) Đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế có phát sinh một lượng nhỏ chất thải y tế nguy hại thì phải đựng chất thải trong các túi nilon thích hợp và buộc kín miệng. Chất thải nhóm A, B, C, D không được lưu giữ tại cơ sở y tế quá một tuần. Riêng chất thải nhóm E phải chôn lấp hoặc thiêu đốt ngay.

Chương 4

VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI RA NGOÀI CƠ SỞ Y TẾ

Điều 15. Vận chuyển

1. Các cơ sở y tế ký hợp đồng với các cơ sở vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại được cơ quan thẩm quyền môi trường cho phép hoạt động. Trường hợp địa phương chưa có cơ sở vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại thì cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm vận chuyển.

2. Phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại không được dùng vào mục đích khác.

3. Phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại phải được làm vệ sinh sau mỗi lần chuyên chở.

4. Chất thải y tế nguy hại nếu vận chuyển tới nơi tiêu huỷ ở xa phải được đóng gói trong các thùng hoặc các hộp cát tông để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển.

5. Chất thải nhóm E phải đựng trong túi nilon màu vàng, sau đó đóng riêng trong thùng/hộp, dán kín nắp và ghi nhãn trước khi vận chuyển đi tiêu huỷ.

Điều 16. Hồ sơ vận chuyển chất thải.

1. Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được chuyển đi tiêu huỷ hàng ngày.

2. Phiếu theo dõi vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại bao gồm: tên cơ sở y tế, khối lượng chất thải phát sinh, khối lượng chất thải vận chuyển đi tiêu huỷ; tên và chữ ký người giao, người nhận, người tiêu huỷ chất thải.

Chương 5

MÔ HÌNH - CÔNG NGHỆ - PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ TIÊU HUỶ CHẤT THẢI RẮN

Điều 17. Các mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại.

1. Đối với các cơ sở y tế tại các thành phố áp dụng một trong các mô hình sau:

a) Xây dựng và vận chuyển hành lò đốt khu vực để đốt chất thải y tế nguy hại tập trung cho toàn thành phố.

b) Xây dựng và vận hành lò đốt theo cụm bệnh viện để đốt chất thải y tế nguy hại. Lò đốt có thể đặt trong một bệnh viện có khu đất để lắp đặt và vận hành lò đốt, có đường giao thông thuận tiện để các cơ sở y tế lân cận chuyên chở chất thải y tế nguy hại đến thiêu đốt.

c) Sử dụng cơ sở tiêu huỷ chất thải nguy hại công nghiệp nếu có trong địa bàn.

2. Đối với cơ sở y tế tại các thị xã, áp dụng một trong các mô hình sau:

a) Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại theo bệnh viện.

b) Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại trong từng cơ sở y tế. Mô hình này chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế không có lò đốt theo khu vực hoặc theo cụm bệnh viện, hoặc những bệnh viện phát sinh ra một lượng lỡn chất thải y tế nguy hại có độ lây nhiễm cao như Bệnh viện lao, Bệnh viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới...

Lò đốt trong khu đất bệnh viện không được đạt gần khu dân cư, ống khói lò đốt phải cao hơn khu nhà cao tầng lân cận, vị trí đặt lò đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo trong năm.

3. Đối với các trung tâm y tế huyện: Nếu không có các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại theo khu vực hoặc theo cụm bệnh viện thì có thể áp dụng thiêu đốt chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt thủ công. Tro và các thành phần còn lại sau khi đốt sẽ được chôn lấp hoặc tiêu huỷ cùng chất thải sinh hoạt.

4. Đối với phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh và trạm y tế xã: áp dụng một trong hai phương thức sau:

a) Thiêu đốt ngoài trời.

b) Thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công.

Điều 18. Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại

Cơ sở y tế cần căn cứ vào mô hình thiêu đốt đã nêu ở trên và điều kiện về kinh phí kể cả kinh phí đầu tư lắp đặt cũng như vận hành và bảo dưỡng để lựa chọn công nghệ dưới đây cho thích hợp với từng địa phương:

1. Lò đốt hai buồng có nhiệt độ cao (>10000), có công suất lớn (khoảng từ 5000 - 7000 kg/ngày), có thiết bị làm sạch khí, đưa chất thải vào lò và lấy tro tự động, có thiết bị theo dõi phát xạ... Loại lò này áp dụng cho các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại tập trung theo khu vực.

2. Lò đốt hai buồng đốt, nhiệt độ cao (>10000C), công suất thích hợp từ 800 - 1000kg/ngày, đưa chất thải vào lò tự động, lấy tro bán tự động hoặc thủ công. Loại lò này áp dụng cho các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại theo cụm bệnh viện.

3. Lò đốt hai buồng có công suất từ 150-300 kg/ngày, dùng cho cơ sở y tế có từ 250 giường bệnh trở lên.

4. Lò đốt thủ công làm bằng gạch hoặc thùng phuy, áp dụng đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế huyện, phòng khám, nhà hộ sinh, trạm y tế xã.

5. Đốt ngoài trời: chỉ áp dụng đối với các trạm y tế xã ở các vùng nông thôn, vùng núi, không được áp dụng đối với các cơ sở y tế ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Vị trí đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo và có khu vực che chắn để đề phòng lửa cháy sang các khu vực lân cận.

Điều 19. Chôn lấp hợp vệ sinh

1. Chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện để thiêu đốt chất thải y tế nguy hại.

2. Không chôn lẫn chất thải y tế nguy hại với chất thải sinh hoạt.

3. Chỉ được phép chôn chất thải y tế nguy hại tại các khu vực đã được quy định.

4. Bãi chôn lấp chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do cơ quan quản lý môi trường hoạt động và thẩm định.

Điều 20. Phương pháp xử lý ban đầu.

1. Quy định chung: chất thải lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh, sau đó mới cho vào túi nilon màu vàng để vận chuyển đi tiêu huỷ.

2. Chất thải lâm sàng cần xử lý ban đầu là chất thải nhóm C, các vật liệu, dụng cụ sau khi tiếp xúc với người bệnh HIV/AIDS, giang mai; đờm của người fbệnh lao...

3. Phương pháp xử lý ban đầu, cơ sở y tế tuỳ điều kiện và phương tiện hiện có mà áp dụng các phương pháp sau:

a) Đun sôi.

b) Khử khuẩn bằng hoá chất.

c) Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô hoặc hơi nóng ẩm.

Điều 21. Tiêu hủy chất thải lâm sàng.

1. Chất thải nhóm A

a) Xử lý ban đầu. Một số chất thải nhóm A có nguy cơ lây nhiễm cao như chất thải có đính máu, dịch của người bệnh HIV/AIDS, giang mai, đờm của người bệnh lao... cần phải khử khuẩn ngay khi chất thải phát sinh, trước khi vận chuyển đi tiêu huỷ.

b) Phương pháp tiêu hủy: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

i) Thiêu đốt là phương pháp tốt nhất

ii) Chôn lấp hợp vệ sinh.

2. Chất thải nhóm B.

a) Đối với bơm kim tiêm dùng một lần trước khi đem đi tiêu hủy phải cho vào trong hộp đựng các vật sắc nhọn. Tốt nhất là không nên tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm, không lắp đầu kim lại để tránh nguy cơ gây tổn thương.

b) Phương pháp tiêu hủy: như chất thải nhóm A.

3. Chất thải nhóm C.

a) Xử lý ban đầu. Chất thải nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cao nên bắt buộc phải xử lý ban đầu trước khi vận chuyển chất thải ra khỏi khoa xét nghiệm tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.

Trường hợp không có điều kiện xử lý trước tiêu hủy thì phải đóng gói kín trong túi nilon màu vàng và vận chuyển thẳng tới lò đốt.

b) Phương pháp tiêu hủy: giống như chất thải nhóm A.

4. Chất thải nhóm D

a) Đối với chất thải dược có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

i) Thiêu đốt: cùng với chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt.

ii) Chôn lấp: trước khi đem đi chôn lấp phải làm trơ hóa chất thải. Kỹ thuật trơ hóa được làm như sau: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm; 15% vôi bột; 15% xi măng; 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.

iii) Thải vào cống: đối với một lượng rất nhỏ chất thải dược dạng viên nén, viên nang (dưới 500 viên) hoặc chất thải dạng lỏng hoặc nửa lỏng sẽ được pha loãng và thải vào hệ thống cống của cơ sở y tế (nếu cơ sở có hệ thống xử lý nước thải). Không được thải chất thải dược vào nguồn nước tự nhiên như: sông, hồ, đầm lầy.

b) Đối với chất thải là thuốc gây độc tế bào có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

i) Trả lại nơi cung cấp ban đầu.

ii) Thiêu đốt ở nhiệt độ cao: Chất thải gây độc tế bào phải đốt ở lò đốt có nhiệt độ cao, vì khi đốt ở nhiệt độ thấp sẽ sinh ra khí độc. (Phụ lục 3: Nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy thuốc gây độc tế bào).

5. Chất thải nhóm E.

Chất thải nhóm E được tiêu hủy bằng một trong hai phương pháp sau:

i) Thiêu đốt cùng với chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt.

ii) Chôn ở nghĩa địa hoặc nơi quy định. Tại một số địa phương, theo tập quán văn hóa, người nhà người bệnh có thể tự mang rau thai, bào thai, chi và các phần cắt bỏ của cơ thể đi chôn, với điều kiện cơ sở y tế phải đảm bảo các chất thải này phải đựng trong các túi nilon màu vàng và đóng gói bao bọc cẩn thận trước khi giao cho người nhà người bệnh.

Điều 22. Tiêu hủy chất thải phóng xạ.

Thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25/6/1996; Nghị định số 50/CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ; và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 23. Tiêu hủy chất thải hóa học.

1. Tiêu hủy chất thải hóa học không nguy hại.

Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

a) Tái sử dụng.

b) Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt.

2. Tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại

a) Nguyên tắc:

i) Những chất thải hóa học nguy hiểm có tính chất khác nhau không được trộn lẫn vào với nhau để tiêu hủy.

ii) Không được đốt chất thải có chứa Halogen vì sẽ gây ra ô nhiễm không khí.

iii) Chất thải hóa học nguy hiểm không được đổ vào hệ thống chất nước thải.

iv) Không được chôn khối lượng lớn chất thải hóa học vì có thể gây ô nhiễm tới mạch nước ngầm.

b) Phương pháp tiêu hủy: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

i) Trả lại nơi cung cấp ban đầu là phương pháp tốt nhất.

ii) Thiêu đốt.

iii) Chôn lấp. Trước khi đem đi chôn lấp phải làm trơ hóa chất thải.

Điều 24. Tiêu hủy các bình chứa có áp suất

Không được để lẫn bình chứa khí có áp suất vào chất thải lâm sàng để thiêu đốt vì có nguy cơ gây nổ. Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:

1. Trả lại nơi sản xuất.

2. Tái sử dụng.

3. Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt đối với các bình nhỏ.

Điều 25. Tiêu hủy chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải nguy hại vì vậy không cần phải thiêu đốt. Chất thải sinh hoạt phải để trong túi nilon màu xanh, được thu gom, vận chuyển, lưu giữ riêng với chất thải y tế nguy hại và tiêu hủy như chất thải trong các hộ gia đình. Trường hợp vô tình để lẫn chất thải y tế vào túi chất thải sinh hoạt thì túi chất thải đó phải được xử lý như túi chất thải y tế nguy hại.

Chương 6

XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI KHÍ

Điều 26. Xử lý nước thải

1. Quy định chung

Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Nước thải bệnh việc khi thải ra ngoài khu vực quản lý của bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

2. Mô hình

Các bệnh việc xây dựng từ trước nhưng không có hệ thống xử lý nước thải phải được xây dựng mới.

Các bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải từ trước nhưng nay bị hỏng hoặc không hoạt động phải tu bổ và nâng cấp hệ thống này để vận hành có hiệu quả.

Khi xây dựng các bệnh viện mới, bắt buộc phải có thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

3. Công nghệ

Việc lựa chọn công nghệ xử lý phải đáp ứng với các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì. Có thể lựa chọn một trong các phương pháp như: sinh học, hoá học, cơ học hoặc kết hợp các phương pháp đó. Việc áp dụng các thiết bị và công nghệ mới phải đồng bộ và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nghệ môi trường xét duyệt.

Điều 27. Xử lý chất thải khí.

1. Quy định chung

Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm... phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

2. Mô hình

Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và bốc xử lý khí độc.

Chương 7

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Thành lập Ban chỉ đạo.

1. Tại Bộ Y tế: thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện của Bộ do đồng chí lãnh đạo Bộ làm trưởng ban.

2. Tại các Sở Y tế: thành lập Ban chỉ đạo xử lý chất thải y tế của Sở do đồng chí lãnh đạo Sở làm trưởng ban thành viên gồm lãnh đạo bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các phòng chức năng cử Sở Y tế. Ban này có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Sở Y tế về công tác quản lý chất thải y tế tại địa phương và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại.

Điều 29. Đào tạo

1. Các cơ sở y tế tổ chức phổ biến "Quy chế quản lý chất thải y tế" cho cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị.

2. Bộ Y tế xây dựng chương trình, tài liệu và đào tạo cán bộ phụ trách quản lý chất thải của các cơ sở y tế.

3. Các cơ sở y tế tổ chức đào tạo cho những người trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý và xử lý chất thải.

Điều 30. Đầu tư cơ sở hạ tầng.

1. Dựa vào Quy chế quản lý chất thải y tế, các cơ sở y tế lập kế hoạch quản lý chất thải y tế của cơ sở. Đồng thời xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.

2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp các dự án của các cơ sở y tế trực thuộc. Sau khi có ý kiến nhất trí của các cơ quan có liên quan của địa phương, giám đốc Sở Y tế sẽ trình dự án lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

3. Vụ Điều trị - Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp các dự án của các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến nhất trí của các Vụ có liên quan, Vụ Điều trị sẽ trình dự án lên Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

4. Giám đốc các cơ sở y tế của các Bô, ngành trình dự án lên Bộ trưởng Bộ chủ quản để xem xét và phê duyệt.

Điều 31. Tổ chức kinh tế, thanh tra

1. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp với các ban, ngành có liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế của địa phương và các cơ sở y tế đóng trên địa bàn.

2. Vụ trưởng vụ điều trị - Bộ Y tế kết hợp với các Vụ có liên quan để tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế của các bệnh viện và các cơ sở y tế khác trong cả nước.

3. Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng chịu trách nhiệm về kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường.

4. Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra và xử lý các vi phạm Quy chế quản lý chất thải y tế theo đúng các quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC 1

CÁC HẠT NHÂN PHÓNG XẠ SỬ DỤNG TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Hạt nhân phóng xạ

Các hạt phát sinh

Thời gian bán huỷ

Ứng dụng

3H

Hạt beta

12,3 năm

Nghiên cứu

14C

Hạt benta

5730 năm

Nghiên cứu

32P

Hạt beta

14,3 ngày

Trị liệu

51Cr

Tia gamma

27,8 ngày

Chuẩn đoán in vitro

57Co

Hạt beta

270 ngày

Chuẩn đoán in vitro

59Fe

Hạt beta

45,5 ngày

Chuẩn đoán invitro

67Ga

Tia gamma

72 giờ

Chuẩn đoán hình ảnh

75Se

Tia gamma

120 ngày

Chuẩn đoán hình ảnh

99m Tc

Tia gamma

6 giờ

Chuẩn đoán hình ảnh

123I

Tia gamma

13giờ

Chuẩn đoán hình ảnh

125I

Tia gamma

60 ngày

Chuẩn đoán hình ảnh

131I

Hạt beta

8 ngày

Trị liệu, nghiên cứu

133Xe

Hạt bete

5,3 ngày

Chuẩn đoán hình ảnh

PHỤ LỤC 2

BIỂU TƯỢNG NGUY HẠI SINH HỌC

PHỤ LỤC 3

NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ TIÊU HUỶ THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO

THUỐC

NGHIỆT ĐỘ PHÁ HUỶ (0C)

Asparaginase

800

Bleomycin

1000

Carboplatin

1000

Carrmustin

800

Cisplatin

800

Cyclophosphamid

900

Cytarabin

1000

Dacarbazin

500

Dactinomycin

800

Daunorbicin

700

Doxorubicin

700

Epirubicin

700

Etoposid

1000

Fluorouracil

700

Idarubicin

700

Melphalan

500

Metrotrexat

1000

Mithramycin

1000

Mitomycin C

500

Mitozantron

800

Mustin

800

Thiotepa

800

Vinblastin

1000

Vincristin

1000

Vindesin

1000

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5937 – 1995 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(Air quality - Ambient Air quality standars)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, O3 và chì) trong không khí xung quanh.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.

2. Giá trị giới hạn

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh cho trong bảng.

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (mg/m3)

TT

Thông số

Trung bình 1 giờ

TRUNG BìNH 8 giờ

Trung bình 24 giờ

1

CO

40

10

5

2

NO2

0,4

-

0,1

3

SO2

0,5

-

0,3

4

Pb

-

-

0,005

5

O3

0,2

-

0,06

6

Bụi lơ lủng

0,3

-

0,2

Chú thích: phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5938-1995 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(AIR QUALITY - MAXIMUN ALLOWABLE CONCENTRATION OF HAZADOUS SUBSTANCES IN AMBIENT AIR)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ, sinh ra do các hoạt động kinh tế của con người.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quang.

1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi các cơ sở sản xuất công nghiệp.

2. Giá trị giới hạn

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh cho trong bảng.

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (mg/m3)

TT

Tên chất

Công thức
hoá học

Trung bình ngày đêm

Một lần
tối đa

1

Acrylonitril

CH2=CHCN

0,2

-

2

Amoniac

NH3

0,2

0,2

3

Anlin

C6H5NH2

0,03

0,05

4

Anhydritvanadic

V2O5

0,002

0,05

5

Asen (hợp chất vô cơ tính theo As)

As

0,003

-

6

Asen hydrua (Asin)

AsH3

0,002

-

7

Acid acetic

CH3COOH

0,06

0,2

8

Acid chlohydric

HCl

0,06

-

9

Acid nitric

HNO3

0,15

0,4

10

Acid sulfuric

H2SO4

0,1

0,3

11

Benzen

C6H6

0,1

1,5

12

Bụi chứa SiO2

- dianas 85-90% SiO2

- gạch chịu lửa 50% SiO2

- xi măng 10% SiO2

- dolomit 8% SiO2

 

0,05

0,1

0,1

0,15

0,15

0,3

0,3

0,5

13

Bụi chứa amiăng

 

không

không

14

Cadmi (khói gồm ocid và kim loại) theo Cd

 

0,001

0,003

15

Carbon disulfur

CS2

0,005

0,03

16

Carbon tetraclorua

CCl4

2

4

17

Chloroform

CHCl3

0,02

-

18

Chì tetraethyl

Pb(C2H5)4

không

0,005

19

Clo

Cl2

0,03

0,1

20

Benzidin

NH2C6H4NH2

không

không

21

Crom kim loại và hợp chất

Cr

0,0015

0,0015

22

1,2 Dicloetan

C2H4C12

1

3

23

DDT

C8H11Cl4

0,5

-

24

Hydroflorua

HF

0,005

0,002

25

Formaldehyd

HCHO

0,012

0,012

26

Hydrosulfur

H2S

0,008

0,008

27

Hydrocyanua

HCN

0,01

0,01

28

Mangan và hợp chất (tính theo MonO2)

Mn/MnO2

0,01

-

29

Niken (kim loại và hợp chất)

Ni

0,001

-

30

Naphta

 

4

-

31

Phnol

C6H5OH

0,01

0,01

32

Styren

C6H5CH=CH2

0,003

0,003

33

Toluen

C6H5CH3

0,6

0,6

34

Trichloetylen

ClCH=CCl2

1

4

35

Thuỷ ngân (kim loại và hợp chất)

Hg

0,0003

-

36

Vinylchlorua

ClCH=CH2

-

13

37

Xăng

 

1,5

5,0

38

Tetrachloetylen

C2Cl4

0,1

-

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5939- 1995 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CHẤT VÔ CƠ
(AIR QUALITY - INDUSTRIAL EMISSION STANDARDS - INORGANIC SUBSTANCES AND DUSTS)

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1. Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa của các chất vô cơ và bụi trong không khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh.

Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

3. Giá trị giới hạn

2.1. Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp khi xả vaò khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng.

2.2. Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.

Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định.

Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong không khí công nghiệp (mg/m3)

TT

Thông số

Giá trị gới hạn

 

 

A

B

1

Bụi khói

 

 

 

- Nấu kim loại

400

200

 

- Bê tông nhựa

500

200

 

- Xi măng

400

100

 

- Các nguồn khác

600

400

2

Bụi

 

 

 

- chứa silic

100

50

 

- chứa amiăng

không

không

3

Antimon

40

25

4

Asen

30

10

5

Cadimi

20

1

6

Chì

30

10

7

Đồng

150

20

8

Kẽm

150

30

9

Clo

250

20

10

HCl

500

200

11

Flo, acid HF (các nguồn)

100

10

12

H2S

6

2

13

CO

1500

500

14

SO2

1500

500

15

NOx (các nguồn)

2.500

1000

16

NOx (cơ sở sản xuất acid)

4000

1000

17

H2SO4 (các nguồn)

300

35

18

HNO3

2000

70

19

Amoniac

300

100

2.3 Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định giá trị nồng độ các thành phần vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5940-1995 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CHẤT HỮU CƠ
(AIR QUALILY - INDUSTRIAL EMISSION STANDARDS -ORGANIC SUBSTANCES)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị tối đa nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh.

Khí thải nói trong tiêu chuẩn này là khí do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí qung quanh.

2. Giá trị giới hạn

2.1. Tên, công thức hoá học và giá trị giới hạn nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng.

Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ thải vào không khí (mg/m3)

TT

Tên chất

Công thức hóa học

Giới hạn tối đa

1

Aceton

CH3COCH3

2400

2

Acetylen tetrabromua

CHBr2CHBr2

14

3

Acetaldehyd

CH3CHO

270

4

Acrolein

CH2=CHCHO

1,2

5

Amyl acetat

CH3COOC5H11

525

6

Anilin

C6H5NH2

19

7

Anhydrid acetic

(CH3CO)2O

360

8

Benzindin

NH2C6H4C6H4NH2

Không

9

Benzen

C6H6

80

10

Benzyl clorua

C6H5Cl

5

11

Butadien

C4H6

2200

12

Butan

C4H10

2350

13

Butyl acetat

CH3COOC4H9

950

14

n-Butanol

C4H9OH

300

15

Butylamin

CH3(CH)2CH2NH2

15

16

Creson (o,m,p)

CH3C6H4OH

22

17

Chlobezen

C6H5CL

350

18

Chloroform

CHCL3

240

19

b- Clopren

CH2=CClCH=CH2

90

20

Clopicrin

CCl3NO2

0,7

21

Cyclohexan

C6H12

1300

22

Cyclohexanol

C6H11OH

410

23

Cyclohexanon

C6H10O

400

24

Cycloheaxen

C6H10

1350

25

Dietylamin

(C2H5)2NH

75

26

Diflodibrommetan

CF2Br2

860

27

O-diclobezen

C6H4Cl2

300

28

1,1-Dicloetan

CHClCH3

400

29

1,2-Dicloetylen

ClCH=CHCl

790

30

1,2- Diclodiflometan

CCl2F2

4950

31

Dioxan

C4H8O2

360

32

Dimetylanilin

C6H5N(CH3)2

25

33

Dicloetylete

(ClCH2CH2)2O

90

34

Dimetylfomamit

(CH3)2NOCH

60

35

Dimetylsulfat

(CH3)2SO4

0,5

36

Dimetylhydrazin

(NH3)2NNH2

1

37

Dinỉtobenzen (0,m,p)

C6H4(NO2)2

1

38

Etylacetat

CH3COOC2H5

1400

39

Etylamin

CH3CH2NH2

45

40

Etylbenzen

CH3CH2C6H5

870

41

Etylbromua

C2H5BR

890

42

Etylandiamin

NH2CH2CH2NH2

30

43

Etylendibromua

CHBR = CHBR

190

44

Etanol

C2H5OH

1900

45

Etyltacrilat

CH2=CHCOOC2H5

100

46

Etylen chlohydrin

CH2CICH2OH

16

47

Etylen ocid

CH2OCH2

20

48

Etyl ete

C2H5OC2H5

1200

49

Etyl clorua

CH3CH2CL

2600

50

Etyl silicat

(C2H5)4SiO4

850

51

Etanolamin

NH2CH2CH2OH

45

52

Fufural

C4H3OCHO

20

53

Formaldehyt

HCHO

6

54

Fufuryl

C4H3OCH2OH

120

55

Flotriclometan

CCL3F

5600

56

n-Heptan

C7H16

2000

57

n-Hexan

C6H14

450

58

Isopropylamin

(CH3)2CHNH2

12

59

Isobutanol

(CH3)2CHCH2OH

360

60

Metylacetat

CH3COOCH3

610

61

Metylacrilat

CH2=CHCOOCH3

35

62

Metanol

CH3OH

260

63

Metylacetylen

CH3C-CH

1650

64

MetyIbromua

CH3BR

80

65

Metylcyclohecxan

CH3C6H11

2000

66

Metylcyclohecxanol

CH3C6H10OH

470

67

Metylcyclohecxanon

CH3C6H9O

460

68

Metylclorua

CH3CL

210

69

Metylen clorua

CH2CL2

1750

70

Metyl chloroform

CH3CCL3

2700

71

Monometylanilin

C6H5NHCH3

9

72

Metanolamin

HOCH2NH2

31

73

Naphtalen

C10H3

150

74

Nitrobenzen

C6H5NO2

5

75

Nitroetan

CH3CH2NO2

310

76

Nitroglycerin

C3H3(NO2)3

5

77

Nitrometan

CH3NO2

250

78

2-Nitropropan

CH3CH(NO2)CH3

1800

79

Nitrotoluen

NO2C6H4CH3

30

80

Octan

C8H18

2850

81

Pentan

C5H12

2950

82

Pentanon

CH3CO(CH2)2CH3

700

83

Phenol

C6H5OH

19

84

Phenylhydrazin

C6H5NHNH2

22

85

Tetrachloetylen

CCl2=CCl2

670

86

Propanol

CH3CH2CH2OH

980

87

Prolyacetat

CH3-COO-C3H7

840

88

Propylendiclorua

CH3-CHCl-CH2Cl

350

89

Propylenoxyt

C3H6O

240

90

Propylen ete

C3H5OC3H5

2100

91

Pyridin

C5H5N

30

92

Pyren

C16H10

15

93

Quinon

C6H4O2

0,4

94

Styren

C5H6CH=CH2

420

95

Tetrahydrofural

C4H8O

590

96

1,2, 2,2-Tetracloetan

Cl2HCCHCl2

35

97

Tetraclometan

CCl

65

98

Tuloen

C6H5CH3

750

99

Tetranitrometan

C(NO2)4

8

100

Toluidin

CH3C6H4NH2

22

101

Toluen-2,4-diisocyanat

CH3C6H3(NCO)2

0,7

102

Trietylamin

(C2H5)3N

100

103

1,1,2-Tricloetan

CHCl2CH2=Cl

1080

104

Tricloetylen

ClCH=CCl2

110

105

Triflobrommetan

CBrF3

6100

106

Xylen (o,m,p)

C6H4(CH3)2

870

107

Xylidin

(CH3)2C6H3NH2

50

108

Vinylclorua

CH2=CHCl

150

109

Vinyltoluen

CH2=CHC6H4CH3

480

2.2. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải tuân theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các chất hữu cơ cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5945 – 1995 NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - TIÊU CHUẨN THẢI
(INDUSTRIAL WASTE WATER - DISCHARGE STANDARDS)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.... (gọi chung là nước thải công nghiệp).

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các vực nước.

2. Giá trị giới hạn

2.1. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước phải phù hợp với quy định trong bảng.

2.2. Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn riêng.

2.3. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước được dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.

2.4. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thuỷ, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản, trồng trọt...

2.5. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép đổ vào các nơi quy định.

2.6. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì không được phép thải ra môi trường.

2.7. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

 

 

 

A

B

C

1

Nhiệt độ

0C

40

40

45

2

pH

 

6 á 9

5,5 á 9

5 á 9

3

BOD5 (200C)

mg/l

20

50

100

4

COD

mg/l

50

100

400

5

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

200

6

Asen

mg/l

0,05

0,1

0,5

7

Cadmi

mg/l

0,01

0,02

0,5

8

Chì

mg/l

0,1

0,5

1

9

Clo dư

mg/l

1

2

2

10

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

0,5

11

Crom (III)

mg/l

0,2

1

2

12

Dầu mỡ khoáng

mg/l

KPHĐ

1

5

13

Dầu động thực vật

mg/l

5

10

30

14

Đồng

mg/l

0,2

1

5

15

Kẽm

mg/l

1

2

5

16

Mangan

mg/l

0,2

1

5

17

Niken

mg/l

0,2

1

2

18

Phospho hữu cơ

mg/l

0,2

0,5

1

19

Phospho tổng số

mg/l

4

6

8

20

Sắt

mg/l

1

5

10

21

Tetracloetylen

mg/l

0,02

0,1

0,1

22

Thiếc

mg/l

0,2

1

5

23

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

0,005

0,01

24

Tổng nitơ

mg/l

30

60

60

25

Tricloetylen

mg/l

0,05

0,3

0,3

26

Amonniac

(tính theo N)

mg/l

0,1

1

10

27

Florua

mg/l

1

2

5

28

Phenola

mg/l

0,001

0,05

1

29

Sulfur

mg/l

0,2

0,5

1

30

Cianur

mg/l

0,05

0,1

0,2

31

Tổng hoạt độ phóng xạ a

Bp/l

0,1

0,1

-

32

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bp/l

1

1

-

33

Coliform

MPN/l

00ml

5.000

10.000

-

 

 

 

 

 

 

Chú thích: KPHĐ - không phát hiện được

THE MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 2575/1999/QD-BYT

Hanoi, August 27, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MEDICAL WASTE MANAGEMENT

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Protection of People’s Health;
Pursuant to the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No.68/CP of October 11, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.155/1999/QD-TTg of July 16, 1999, promulgating the hazardous waste;
At the proposals of the directors of the Department of Therapy and the Legal Department of the Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on Medical Waste Management.

Article 2-. The Regulation on Medical Waste Management shall apply to all State-run, private and foreign-invested medical establishments. In the course of implementation, the medical establishments should select methods prescribed in this Regulation for implementation, which are suitable to their respective conditions.

Article 3.- This Decision shall take effect 60 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE MINISTER OF HEALTH




Do Nguyen Phuong

 

REGULATION

ON MEDICAL WASTE MANAGEMENT
(Issued together with the Health Minister’s Decision No. 2575/1999/QD-BYT of August 27, 1999)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- In this Regulation, the terms below shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Medical wastes are those arising from the activities of medical examination and treatment, healthcare, testings, disease prevention, research and training at the medical establishments. Medical wastes may be in the solid, liquid or gaseous form.

3. Hazardous wastes are those containing substances or compounds which bear one of the characters of causing direct hazards (inflammability, explosibility, erodibility, contagiosity and other hazardous characters), or, when interacted with other substances, causing hazards to environment and human health.

4. Hazardous medical waste means the waste that contains one of such elements as blood, body fluid, excrement; parts or organs of human or animal bodies; injection syringes or needles and pointed and sharp objects; pharmaceuticals; chemicals and radioactive substances used in health service. If these wastes are not destroyed, they will cause hazards to environment and human health.

5. The management of hazardous medical wastes means the activities of controlling wastes throughout a process from the time they are discharged till they are preliminarily treated, gathered, transported, stored and destroyed.

6. Collection means the separation, classification, gathering, packing and temporary keeping of wastes at wasters gathering places of medical establishments.

7. Transportation means the process of carrying wastes from their places of origin to where they are preliminary treated, kept and destroyed.

8. Preliminary treatment means the process of disinfection or bactericide of highly contagious wastes near the places of their origin before they are carried to places of storing or destruction.

9. Destruction is the process of applying technologies to isolate (including burial) hazardous wastes, depriving them of the capability to cause hazards to environment and human health.

Article 2.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The medical establishments, besides having to abide by this Regulation, shall have to comply with the State’s current stipulations on management of hazardous wastes.

Article 3.-

1. Directors or managers of all medical establishments shall be responsible for the management of hazardous medical wastes from the time they are generated to the final process of destruction.

2. Persons directly involved in the process of management of medical wastes must be trained and comply with the regulations already issued.

Article 4.- The medical establishments shall have to minimize and classify wastes as prescribed right at their discharge sources and not to let hazardous medical waste mix with daily-life wastes. The hazardous medical wastes must be safely treated before they are discharged into the environment.

Article 5.- The medical establishments shall have to draw up plans to upgrade, build, operate and maintain waste treatment establishments and at the same time coordinate with environmental bodies as well as local waste treatment establishments in managing and treating medical wastes as prescribed.

Article 6.- The funds for investment in infrastructure construction and hazardous medical waste management shall be taken from the following sources:

a) The State budget.

b) Financial support from international organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Capital from various economic sectors.

Chapter II

CLASSIFICATION AND DETERMINATION OF WASTES

Article 7.- The wastes in the medical establishments are classified into 5 categories as follows:

1. The clinical waste.

2. The radioactive waste.

3. The chemical waste.

4. The pressure gas cylinders

5. Daily- life waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The clinical waste includes 5 groups:

a) Group A covers contaminated waste, including materials absorbed with blood, fluid and/or excrement of diseased persons such as bandages, gauzes, hand-gloves, starch used in bone setting, fabrics, artificial anal bags, blood transfusion tubes, puncture tubes, strings and fluid bags....

b) Group B embraces pointed or sharp objects, including injection syringes and needles surgey knife blades and handles, surgery nails, saws, injection ampoules, broken glass pieces and all materials which may cause cuts or punctures, regardless of whether they are contaminated or not.

c) Group C covers highly contagious wastes discharged from laboratories, including hand-gloves, glass, testing tubes, disease samples after puncture/testing/culture, blood bags....

d) Group D covers pharmaceutical wastes, including:

i) Expired pharmaceutical products, contaminated pharmaceutical products, dropped pharmaceutical products, pharmaceutical products without any demand for use.

ii) Drugs making cells toxicated.

e) Group E covers human and animal tissues and organs, including all tissues of the body (whether or not contaminated); organs, legs, arms, placenta, fetuses, animal corpses.

2. Radioactive wastes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The solid radioactive wastes include materials used in tests, diagnoses, hospitalization such as syringes, injection needles, protection glasses, absorbing papers, sterile gauzes, test tubes, bottles and pots for containing radioactive substances....

b) The liquid radioactive wastes include solutions containing radioactive nucleus, which originate in the process of diagnosis and hospitalization such as patients’ urine, excrements, water left after the cleaning of instruments contaminated with radioactive substances....

c) The gaseous radioactive wastes include gases used in clinical process such as 133 Xe, gases leaking from radioactive substance depots....

3. Chemical wastes

The chemical wastes include solid, liquid and gaseous wastes. The chemical wastes in the medical establishments are classified into two:

- The non-hazardous chemical wastes such as sugar, fatty acid, several kinds of organic and inorganic salt.

- The hazardous chemical wastes which include:

a) Formaldehyde: used in pathological surgery, blood filter, dead body embalment and the preservation of test samples in a number of other departments.

b) Optical activity chemicals: found in solutions used for fixation and film development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Ethylene oxide: Ethylene oxide is used to sterilize medical equipment, operating rooms, which is, therefore, held in cylinders and connected to sterilization equipment. Such kind of gas may cause toxic factors and cancer in human body.

e) Chemical compounds include cleansing and sterilizing solutions such as phenol, oil and grease and cleaning solvents....

4. Pressure gas cylinders

Medical establishments often store pressure gas cylinders such as oxygen cylinders, CO2 cylinders, gas cylinders, simple gas cylinders, gas cylinders for only one use. These cylinders are easy to cause fire and explosion when burned, which must, therefore, be separately collected.

5. Daily-life wastes, including

a) Wastes not contaminated with hazardous elements, which originate from patients’ rooms, working offices, corridors, supplying sections, warehouses, laundry, dining halls..., including papers, documents, packing materials, cardboard boxes, plastic bags, film bags, materials for packing foodstuffs, left-over food of patients, flowers, garbage swept from house floors.

b) External-environment wastes include tree leaves and garbage from external environment areas....

Chapter III

PROCESS OF COLLECTING AND STORING SOLID WASTES AT MEDICAL ESTABLISHMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Wastes must be classified right at the time they are generated and must be kept in bags or bins according to the regulations.

2. Hazardous medical wastes must not be kept mixedly with daily-life wastes. If the hazardous medical wastes are accidentally put together with the daily-life wastes, such waste mixture must be treated and destroyed like the hazardous medical wastes.

Article 10.- Standards of waste bags, boxes and bins

1. Waste bags, boxes and bins specified according to colors

a) Yellow bags, boxes and bins: for storing clinical wastes, with outside symbols indicating the biological hazards.

b) Green: for storing the daily-life wastes.

c) Black: for storing chemical wastes, radioactive wastes, cell-toxicated drugs.

d) Bags, boxes and bins in the above-mentioned colors are only used for storing wastes and not for other purposes.

2. Waste bag standards:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Bag walls must be thick, bag sizes must be appropriate to generated waste quantity, the maximum volume of a bag is 0.1m3.

c) On the outside of the bag, there must be a horizontal line running at the height of 2/3 of the bag with the inscription "no storing beyond this line".

3. Standards of boxes to contain pointed or sharp objects

a) Being made of hard materials which are hardly penetrable, leak-proof and burnable.

b) Box capacity: There should be bags of various sizes (2.5 liters, 6 liters, 12 liters and 20 liters) suited to the quantity of generated pointed or sharp objects.

c) Boxes for storing pointed and sharp objects must be designed in a way convenient for the collection of both injection syringes and needles, when transported, waste matters inside shall not be dropped out; they must have handles and lids for closure gluing when the boxes are 2/3 full.

d) Boxes in yellow are marked with the inscription "For pointed and sharp objects only", with the horizontal line at the 2/3 level and the inscription "no storing beyond this line".

4. Standards of waste bins

a) Bins must be made of plastic with high polyethylene percentage, thick and hard walls and with lids. Bins of large capacity should be made with wheels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Green bins are used for collection of green plastic bags containing daily-life wastes.

d) Black bins are used for collection of black plastic bags containing chemical and radioactive wastes.

e) The bins’ holding capacities vary from 10 to 250 liters, depending on the generated waste volumes.

f) The bins’ outside must be marked with a line at the level of 2/3 of the bin and the inscription "No storing beyond this line".

Article 11.- Locations for placing waste bags and bins

1. Locations to place hazardous medical waste and daily-life waste bins must be clearly determined in each department/section. Each department should have a place to keep waste bags and bins according to each type.

2. Waste bags and bins must be placed near the sources of waste generation such as operating rooms, bandage changing rooms, injection rooms, child delivery rooms, patients’ rooms, testing rooms, corridors. On injection and operation trolleys, there must be boxes to keep pointed and sharp objects in order to facilitate the classification.

3. The waste bags must comply with the provisions on color system, not replacing yellow and black bags holding hazardous wastes with green bags.

Article 12.- Gathering wastes at the place of their generation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The clinical wastes, when being taken out of departments/sections, must be put into yellow plastic bags; the chemical wastes and radioactive wastes be put in black plastic bags marked with the inscription stating the places of waste generation.

3. Yellow boxes containing pointed and sharp objects, and preliminarily treated wastes must be put into yellow plastic bags which shall be tied up close.

4. Wastes generated from departments must be transported to the waste-gathering place of the medical establishment at least once a day and when necessary.

5. Plastic bags shall be tied up close when they are filled with wastes up to the prescribed volume (2/3 of the bag). The bags must not be sealed close with staples.

Article 13.- Transportation of wastes within medical establishments

1. Medical establishments must stipulate ways and time for the transportation of wastes, and avoid transportation of wastes through patients-tending areas and other clean areas.

2. Each medical establishment must has its own means to transport wastes from the gathering places of departments/sections to the gathering place of the whole establishment. Such means are only used for the transportation of wastes, and must be cleaned and disinfected after being used. The waste-carrying means must be designed in a way that wastes are easily put in and taken out and that they shall be easily cleaned, disinfected and dried.

Article 14.- Keeping wastes in medical establishments

1. Waste-storing places at medical establishments must satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ii) Having ways for waste carriers to come from the outside.

iii) The hazardous medical wastes must be kept separately from the daily-life wastes.

iv) Having roofs, protection fences, doors and locks. To prevent animals, rodents and insects from penetrating therein.

v) The land areas are suitable to the waste volumes generated from the medical establishments.

vi) Being equipped with facilities for hand-washing, means for protection of personnel, cleaning tools and chemicals.

vii) Being built with water drainage systems, dry and airy floors.

2. The time for storing hazardous medical wastes at medical establishments

a) For hospitals: In principle, wastes must be carried daily for destruction. The maximum time for keeping hazardous medical wastes in hospital is 48 hours.

b) For small medical establishments such as prophylactic medicine centers, polyclinics, maternity homes, health stations with small volumes of hazardous medical wastes, such wastes must be put into appropriate plastic bags which shall be tied close. Wastes of Groups A, B, C and D must not be kept at medical establishments for more than a week. Particularly Group E wastes must be immediately buried or destroyed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TRANSPORTATION OF SOLID HAZARDOUS MEDICAL WASTES OUT OF MEDICAL ESTABLISHMENTS

Article 15.- Transportation

1. The medical establishments shall sign contracts with hazardous medical waste- transporting and destroying establishments licensed to operate by the competent environmental bodies. Where the latter is not available in a locality, the concerned medical establishment shall have to transport them.

2. The hazardous medical waste transport means must not be used for other purposes.

3. The hazardous medical waste transport means must be cleaned after each transportation.

4. Hazardous medical wastes, if being transported to far destruction places, must be packed in bins or cardboard boxes in order to avoid cracks or breaks en route.

5. Group E wastes must be put in yellow plastic bags, then packed in bins/ boxes which shall be glued close and labeled before being transported for destruction.

Article 16.- Dossiers on waste transport

1. Each medical establishment must have a system of books to monitor the volume of generated wastes and cards to monitor the volume of wastes transported daily for destruction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

MODEL-TECHNOLOGY-METHOD OF TREATING AND DESTROYING SOLID WASTES

Article 17.- Models of solid hazardous medical waste destruction

1. For medical establishments in cities, one of the following models shall apply:

a) Building and operating a regional hazardous medical wastes incinerator for the whole city.

b) Building and operating hazardous medical waste incinerators according to hospital groups. Such an incinerator can be placed in a hospital where exists a land area for installation and operation of an incinerator and roads convenient for nearby medical establishments to transport their hazardous medical wastes thereto for incineration.

c) Using industrial hazardous waste incinerating establishments in localities, if any.

2. For medical establishments in provincial towns, one of the following models shall apply:

a) Building and operating hazardous medical waste incinerators according to hospital groups.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The incinerator in the hospital premise must not be placed near the population quarters. Its chimney must be higher than adjacent tall building and the incinerator location must be at the end of the direction of the monsoon in the year.

3. For district medical centers: If no hazardous medical waste incinerator is available for regions or hospital groups, simple and manual incinerators may apply. Ashes and other left-overs after the burning shall be buried or destroyed together with daily-life wastes.

4. For polyclinics, maternity homes and commune health stations: either of the two following modes shall apply:

a) Open-air incineration.

b) Burning by manual incinerators.

Article 18.- Solid hazardous medical waste incinerating technologies.

Medical establishments should base themselves on the incineration models mentioned above and their economic capabilities, including funds for installation, operation as well as maintenance, to opt for the following technologies suitable to each locality:

1. Two-chamber incinerator with high temperature (>1,0000C), high capacity (around 5000-7000 kg/day), air purifying equipment, automatic waste feeding and ash removal, heat control device... This type of incinerator shall apply to regional hazardous medical waste incineration establishments.

2. Two-chamber incinerator, high temperature (>1,0000C), appropriate capacity of from 800-1000 kg/day, automatic waste feeding, semi-automatic or manual ash removal. This type of incinerator shall apply to hazardous medical waste incineration establishments for hospital groups.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Manual incinerators made of brick or being oil barrel, for small medical establishments such as district medical centers, consultation rooms, maternity homes, commune heath stations.

5. Open-air burning: applied only to commune health stations in rural or mountainous regions, but not to medical establishments in cities, provincial towns, district towns. The incineration location must be at the end of the monsoon direction and fenced off to prevent fire from spreading to nearby areas.

Article 19.- Hygienic burial.

1. It is only applied to medical establishments lacking conditions for incineration of hazardous medical wastes.

2. Not to bury hazardous medical wastes with daily-life wastes.

3. Hazardous medical wastes shall be allowed to be buried only at prescribed areas.

4. The hazardous medical wastes burial sites must satisfy the environmental criteria and technical requirements guided and evaluated by the environmental bodies.

Article 20.- Preliminary treatment methods.

1. General provisions: Highly contaminated clinical wastes must be safety treated near the places of their origin before they are put into yellow plastic bags for transportation to incineration places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Preliminary treatment method: Depending on their own conditions and available facilities, medical establishments shall apply the following methods:

a) Boiling.

b) Killing germs with chemicals.

c) Sterilization by hot air or steam.

Article 21.- Destruction of clinical wastes

1. Group A wastes

a) Preliminary treatment: A number of Group A wastes of high contagiosity such as wastes stained with blood and/or fluid of HIV/AIDS or syphilis patients, sputum of TB sufferers..., which must be disinfected immediately after such wastes are generated and before they are transported for destruction.

b) Destruction methods: One of the following methods may apply:

i) Incineration by the best method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Group B wastes

a) Injection syringes and needles for one use, before being transported to destruction, must be put into boxes containing pointed and sharp objects. It is best not to take needles from syringes nor to re-inset the needles with a view to avoiding the possibility of getting hurt.

b) Destruction methods: Like for Group A wastes.

3. Group C wastes

a) Preliminary treatment: Wastes of this Group are highly contagious; hence, they must be preliminarily treated before being transported from the testing departments to places of their storage or destruction.

In case of the lack of conditions for pre-destruction treatment, they must be packed in yellow plastic bags and transported directly to incinerators.

b) Destruction methods: Like for Group A wastes.

4. Group D wastes

a) For pharmaceutical wastes, one of the following methods may apply:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ii) Burial: Before being carried for burial, wastes must be inertized. The inertization techniques shall be effected as follows: mixing wastes with cement and a number of other materials in order to deactivate hawardous substances in the wastes. The mixture percentages shall be as follows: 65% being the pharmaceutical wastes, 15% powdered lime, 15% cenment, 5% water. After being created into unique blocs in form of clods, they shall be carried away for burial.

iii) Discharge into sewages: Wastes in small volumes in forms of pills, tables (under 500 tables) or liquid or semi-liquid wastes shall be weakened with water and discharged into the sewage systems of the medical establishments (if the establishments have waste water treatment systems).

Pharmaceutical wastes must not be discharged into natural water sources such as rivers, lakes, swamps....

b) For wastes being cell-intoxicated drugs, one of the following destruction methods may apply:

i) Returning them to their places of original supply.

ii) Incinerating them at high temperature. Cell-intoxicated wastes must be burned in high-temperature incinerators because when they are burned at low temperature, poison gases shall be generated. (Appendix 3: Minimum temperatures for destruction of cell-intoxicated wastes).

5. Group E wastes: Group E wastes shall be destroyed by either of the two following methods:

i) Incinerating them together with contaminated wastes if incinerators are available.

ii) Burning them in graveyards or prescribed places. In a number of localities, according to the cultural practices, relatives of diseased persons may carry placentas, embryos, limbs and cut-out parts of the bodies for burial, provided that the medical establishments must ensure that such wastes must be carefully wrapped and packed in yellow plastic bags before they are assigned to the patients’ next of skin.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Shall comply with the provisions of the Ordinance on radioactive safety and control of June 25, 1996; the Government’s Decree No.50/CP of July 16, 1998 detailing the implementation of the Ordinance on Radioactive Safety and Control, and the State’s current regulations.

Article 23.- Destruction of chemical wastes

1. Destruction of non-hazardous chemical wastes: one of the following methods shall apply:

a) Reuse.

b) Destruction like the daily-life wastes.

2. Destruction of hazardous chemical wastes

a) Principles:

i) Hazardous chemical wastes with different characteristics cannot be mixed together for destruction.

ii) Halogen-containing wastes must not be burned as such will pollute the air.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



iv) Chemical wastes in large volumes must not be buried as such may pollute underground water streams.

b) Destruction methods: One of the following methods may apply:

i) The best way is to send them back to their place of original supply.

ii) Incineration

iii) Burial: Before being carried away for burial, chemical wastes must be inertized (deactivated ?).

Article 24.- Destruction of pressure gas cylinders

Pressure gas cylinders must not be placed mixedly with clinical wastes for incineration as it may cause explosion. One of the following destruction methods may apply:

1. Sending them back to their place of production.

2. Reusing them

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Destruction of daily-life wastes

Being not included in groups of hazardous wastes, the daily-life wastes must not be incinerated. The daily-life wastes must be put into green plastic bags, gathered, transported and stored separately from the hazardous medical wastes, and destroyed like wastes discharged from household families. Where hazardous medical wastes are accidentally placed together with daily-life wastes, such bags of wastes must be treated like bags of hazardous medical wastes.

Chapter VI

TREATMENT OF WASTE WATER AND GASEOUS WASTES

Article 26.- Waste water treatment

1. General provisions

Each hospital must have a synchroneous waste water gathering and treating system. Hospital waste water, when being discharged into areas outside the hospitals’ premises, must reach the current standards of Vietnam.

2. Models

Hospitals built previously without waste water treating system must be newly constructed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



New hospitals, when built, must be designed and constructed with waste water treating systems.

3. Technologies

Selected waste water treatment technologies must satisfy the criteria on environmental hygiene and suit the terrain conditions, investment fund, operation and maintenance costs. One of such methods can be selected as biological method, chemical method, mechanical method or the combination of such methods. Equipment and technologies to be used must be synchroneous and approved by the competent State bodies in charge of environmental technologies.

Article 27.- Gaseous waste treatment

1. General provisions

Laboratories, chemicals or pharmaceuticals depots must be up to the current standards of Vietnam.

2. Models

Laboratories, chemicals or pharmaceuticals depots must be furnished with air ventilating systems and poison gas treatment boxes.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Setting up the Steering Committee

1. At the Ministry of Health: The Ministry’s Steering Committee for hospital waste treatment shall be set up with a member of the Ministry’s leadership as its head.

2. At the provincial/municipal Health Services. A Health Service’s Steering Committee shall be set up with a member of the Service’s leadership as its head, leaders of provincial hospitals, prophylactic medicine centers and functional sections of the Service as its members. This Committee is tasked to advise the director of the provincial/municipal Health Service on the management of medical wastes in the localities and projects for investment in infrastructure facilities for treatment and destruction of hazardous medical wastes.

Article 29.- Training

1. The medical establishments shall disseminate the "Regulation on management of medical wastes" to their cadres, officials and employees.

2. The Ministry of Health shall elaborate programs and compile materials for training cadres in charge of the management of wastes of medical establishments.

3. Medical establishments shall organize training for persons directly involved in the process of waste management and treatment.

Article 30.- Investment in infrastructure

1. Basing themselves on the Regulation on management of medical wastes, the medical establishments shall draw up plans for management of their own wastes and at the same time map out projects for investment in infrastructure for treatment and destruction of hazardous medical wastes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Department of Therapy of the Health Ministry shall have to sum up projects of hospitals and institutes with hospital beds under the Health Ministry. After getting the consents of concerned Department, the Department of Therapy shall submit projects to the Minister of Health for approval.

4. Directors of the medical establishments of the ministries and branches shall submit their projects to the managing ministers for consideration and approval.

Article 31.- Organization of examination and inspection

1. Directors of the Health Services of the provinces and centrally-run cities shall have to coordinate with concerned sections and branches in organizing the examination and inspection of the observance of the Regulation on management of medical wastes in the medical establishments of the localities and medical establishments located therein.

2. Director of the Department of Therapy, the Ministry of Health, shall coordinate with concerned Departments in organizing in the inspection of the observance of the Regulation on management of medical wastes of hospitals and other medical establishments throughout the country.

3. Director of the Prophylactic Medicine Department shall have to inspect and assess the quality of the waste treatment systems which must comply with the regulations on environmental hygiene.

4. The Health Ministry’s inspectorate shall have to inspect and handle the violations of the Regulation on management of medical wastes in strict accordance with the provisions of law.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX 1

RADIOACTIVE NUCLEUS USED IN MEDICAL ESTABLISHMENTS

Radioactive nucleus

Arising electrons

Semi - destruction duration

Application

3H

Beta particle

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Research

14C

Beta particle

5,730 year

Research

32P

Beta particle

14.3 days

Therapy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Gamma ray

27.8 days

In vitro diagnosis

57Co

Beta particle

270 days

In vitro diagnosis

59Fe

Beta particle

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In vitro diagnosis

67Ga

Gamma ray

72 hours

Image diagnose

75Se

Gamma ray

120 days

Image diagnose

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Gamma ray

6 hours

Image diagnose

123I

Gamma ray

13 hours

Image diagnose

125I

Gamma ray

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Image diagnose

131I

Beta particle

8 days

Therapy, research

133Xe

Beta particle

5.3 days

Image therapy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



APPENDIX 3

MINIMUM TEMPERATURE TO DESTROY CELL-INTOXICATED DRUGS

Drugs

Destruction temperature (OC)

Asparaginase

800

Bleomycin

1,000

Carboplatin

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Carmustine

800

Cisplatin

800

Cyclophosphamide

900

Cytarabine

1,000

Dacarbazine

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dactinomycin

800

Daunorubicin

700

Doxorubicin

700

Epirubicin

700

Etoposide

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Fluorouracil

700

Idarubicin

700

Melphalan

500

Metrotrexate

1,000

Mithramycin

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Mitomycin C

500

Mitozantrone

800

Mustine

800

Thiotepa

800

Vinblastine

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Vincristine

1,000

Vindesine

1,000

;

Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 2575/1999/QĐ-BYT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành: 27/08/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [8]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…