Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 256/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 256/2003/QĐ-TTG NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm:

- Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.

- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2. Những định hướng lớn đến năm 2020:

a. Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định.

b. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chính sau:

- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.

- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.

- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.

3. Mục tiêu đến năm 2010:

3.1. Mục tiêu tổng quát:

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạnh sinh học. Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hoá tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

a. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm:

- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.

- 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng gom rác thải.

- 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.

- An toàn hoá chất được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoá chất có mức độ độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa; tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Cải thiện chất lượng môi trường:

- Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp. Phấn đấu đạt 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định.

- Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái nặng.

- Giải quyết cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc đi-ô-xin;

- 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở các khu đô thị lên gấp 2 lần so với năm 2000.

- 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất.

- Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng một số thuỷ sản.

c. Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao:

- Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng.

- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân.

- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm.

- Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước.

- Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990.

d. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá:

- 100% sinh vật biến đổi có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001.

- 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát.

- Loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu chất thải nguy hại.

4. Các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản:

4.1. Các nhiệm vụ cơ bản:

a. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, ngành và địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trong phạm vi cả nước, ngành và địa phương.

- Áp dụng công nghệ sách và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và các tiêu chuẩn môi trường ngành.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải.

b. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng:

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng.

- Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do chất độc hoá học sử dụng trong chiến tranh trước đây gây nên.

- Ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra.

c. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.

- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước.

- Bảo vệ tài nguyên không khí.

d. Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm:

- Các đô thị và khu công nghiệp.

- Biển, ven biển và hải đảo.

- Các lưu vực sông và vùng đất ngập nước.

- Nông thôn, miền núi.

- Di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

đ. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:

- Bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Phát triển rừng và nâng diện tích thảm thực vật;

- Bảo vệ đa dạng sinh học.

4.2. Các giải pháp thực hiện:

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

b) Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường.

c) Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

d) Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

đ) Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho bảo vệ môi trường.

e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.

g) Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

h) Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

5. Phê duyệt về nguyên tắc 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai, thực hiện các nội dung cơ bản của Chiến lược (phụ lục chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; định kỳ mỗi năm một lần tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của ngành và địa phương.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

3. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược có liên quan đến ngành và địa phương; xây dựng và thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của ngành và địa phương mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC 36 CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN CẤP QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

1. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

2. Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thực hiện theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng").

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

3. Chương trình khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trước đây (thực hiện theo Quyết định số 33/1999/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

4. Chương trình phục hồi rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

5. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (thực hiện theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

6. Chương trình xử lý chất thải nguy hại.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

7. Chương trình xử lý chất thải bệnh viện.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

8. Chương trình cải tạo kênh mương, sông, hồ ở đô thị đã bị ô nhiễm và suy thoái nặng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

9. Chương trình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

10. Chương trình nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đô thị và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

11. Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (thực hiện theo Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Thuỷ sản, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

12. Chương trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

13. Chương trình nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

14. Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

15. Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

16. Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

17. Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010 (thực hiện theo Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010).

- Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

18. Chương trình bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

19. Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" (thực hiện theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân").

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

20. Chương trình lồng ghép yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

21. Chương trình toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

22. Chương trình nâng cao năng lực và hoạt động quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

23. Chương trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giao thông Vận tải.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

24. Chương trình phục hồi các hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

25. Chương trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường ở tất cả các khu công nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

26. Chương trình tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - thông tin

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

27. Chương trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

28. Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

29. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ môi trường và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Cơ quan chủ trì: Bộ Thương mại.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

30. Chương trình xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

31. Chương trình phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

32. Chương trình bảo vệ và phát triển các di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hoá - Thông tin.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

33. Chương trình xây dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình làng kinh tế sinh thái.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

34. Chương trình bảo vệ các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

35. Chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

36. Chương trình nâng cao năng lực quan trắc môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.256/2003/QD-TTg

Hanoi, December 2 , 2003

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY ON ENVIRONMENTAL PROTECTION TILL 2010 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated December 27, 1993;
At the proposals of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1. To approve the National Strategy on Environmental Protection till 2010 and orientations towards 2020 with the following major contents:

1. Viewpoints:

- The strategy on environmental protection is an integral part of the Strategy on socio-economic development and an important base for the national sustainable development. Economic development must be closely and harmoniously combined with social development and environmental protection. Investment in environmental protection means investment in sustainable development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Environmental protection must be based on the enhancement of the State management, institutions and laws, in parallel with the raising of the awareness of, and sense of responsibility for, environmental protection of all people and the entire society.

- Environmental protection is a regular and long-term task. Prevention is considered a main task, which is combined with pollution treatment and control, as well as the overcoming of deterioration and the improvement of environment quality; to carry out jobs with attention being paid to key points; and to consider science and technology as effective tools in environmental protection.

- As environmental protection is of national, regional and global magnitude, it is, therefore, necessary to combine the promotion of internal strengths with the enhancement of international cooperation in environmental protection and sustainable development.

2. Major orientations towards 2020:

a) To basically check in increasing pollution rate, overcome deterioration and raise the environment quality, thus ensuring the national sustainable development; to ensure that all people shall live in the environment of good quality regarding air, land, water, landscape and other natural environmental elements which are up to standards prescribed by the State.

b) To strive to reach some following major norms:

- 80% of the production and/or business establishments shall be granted the certificate of environmental standards or ISO 14001 certificate.

- 100% of the urban centers, industrial parks and export-processing zones shall have concentrated waste water-treating systems up to environmental standards.

- To form and develop the waste-recycling industry, striving for the target that 30% of gathered waste shall be recycled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To increase the forest coverage to 48% of the total land area of the country.

- 100% of the export products and goods and 50% of the domestically consumed goods shall be stuck with environmental labels according to ISO 14021 standard.

3. Objectives till 2010:

3.1. Overall objectives:

To check the increasing pollution rate, overcome the deterioration situation and improve the environment quality; to basically settle the situation of environmental deterioration in industrial parks and populous quarters in big cities and some rural areas; to redress and treat environmental pollution on rivers, lakes, ponds and canals. To raise the capacity of preventing and restricting adverse impacts of natural disasters as well as unfavorable climatic changes on the environment; to effectively cope with, and overcome environmental pollution incidents caused by natural disasters. To rationally exploit and use natural resources, ensure ecological balance at a high level, conserve the nature and preserve the bio-diversity. To take initiative in implementing and satisfying environmental requirements in international economic integration, to restrict adverse impacts of the globalization process on domestic environment, in order to boost economic growth, raise the quality of people's life and ensure the country's sustainable development.

3.2. Specific objectives:

a) To check the increasing pollution rate:

- 100% of the newly-built production establishments must apply clean technologies or be equipped with pollution-reducing and waste-treating devices, which are up to environmental standards.

- 50% of the production and/or business establishments shall be granted the certificate of environmental standards or ISO 14001 certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 40% of the urban centers and 70% of the industrial parks and export-processing zones shall have concentrated waste water-treating systems, which are up to environmental standards, 90% of the solid waste from daily-life, industrial and service activities shall be gathered while 60% of the hazardous waste and 100% of hospitals' waste shall be treated.

- To closely control chemical safety, especially chemicals of high toxicity; to minimize the production and use of plant protection drugs which cause environmental pollution; and to enhance the application of integrated pest management measures.

- To thoroughly handle establishments which cause serious environmental pollution according to the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg dated April 22, 2003.

b) To improve the environment quality:

- To basically complete the renovation and upgrading of rainwater and waste water drainage systems in urban centers and industrial parks. To strive for the target that 40% of urban centers shall have separate waste water drainage and treatment systems in strict compliance with prescribed standards.

- To renovate 50% of the seriously deteriorated canals, lakes and river sections flowing through urban centers.

- To basically handle hot spots of dioxin contamination.

- 95% of the urban population and 85% of the rural population shall have access to hygienic daily-life water.

- 90% of streets shall be planted with green trees; the urban land area for green parks shall be double the 2000's figure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To raise the quality of water in river basins to the standards of water used for agriculture and raising of some aquatic animals.

c) To ensure ecological balance at a high level:

- To restore 50% of the mineral-exploiting areas and 40% of the seriously deteriorated ecological systems.

- To raise the forest coverage to 43% of the total land area, to restore 50% of the deteriorated head-water forests and raise the quality of forests; to accelerate the scattered afforestation among people.

- To increase the percentage of used clean energy to 5% of the total energy volume annually consumed.

- To increase the total acreage of nature conservation zones by 1.5 times over the current figure, especially sea and submerged-land conservation zones.

- To restore the acreage of submerged forests to 80% of 1990's level.

d) To satisfy environmental requirements for international economic integration and restrict the negative impacts of the globalization process:

- 100% of the enterprises having export products shall apply the environmental management system according to ISO 14001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To completely stop the import of hazardous waste.

4. Basic tasks and solutions:

4.1. Basic tasks:

a) To prevent and control pollution:

- To synchronously apply measures to prevent environmental pollution.

- To formulate plans on pollution control of national, branch and local levels in order to check, handle and control sources causing environmental pollution and deterioration throughout the country as well as in each branch and locality.

- To apply technologies which are environmentally clean and friendly.

- To formulate and promulgate the national and branch environmental standards.

- To raise the capacity and efficiency of waste management activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To thoroughly handle establishments which cause serious environmental pollution according to the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg dated April 22, 2003.

- To implement projects on overcoming and rehabilitating seriously deteriorated and polluted sites, areas and regions.

- To overcome the consequences of environmental deterioration caused by toxic chemicals used in the former war.

- To cope with environmental incidents and quickly overcome environmental pollution consequences.

c) To protect and sustainably exploit natural resources:

- To rationally exploit, economically, efficiently and sustainably use land and mineral resources.

- To rationally exploit, protect and develop the water resource.

- To protect the air resource.

d) To protect and improve the environment in key areas:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sea, coastal areas and off-shore islands.

- River basins and submerged land areas.

- Rural and mountainous areas.

- Natural heritages and cultural heritages.

e) To conserve nature and bio-diversity:

- To protect and develop nature conservation zones and national gardens.

- To develop forests and raise the greenery acreage.

- To protect bio-diversity.

4.2. Implementation solutions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To enhance the State management, institutions and laws on environmental protection.

c) To step up the application of economic tools to environmental management.

d) To harmonize the relationship between economic development and social progress and justice as well as environmental protection.

e) To enhance and diversify investment in environmental protection.

f) To enhance the capacity of scientific research and technological development in environmental protection.

g) To boost the socialization of environmental protection activities.

h) To enhance international cooperation on environmental protection.

5. To approve in principle 36 national priority programs, plans, schemes and projects for the realization of major contents of the Strategy (detailed appendix enclosed herewith)

Article 2. Organization of the implementation of the Strategy:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall apportion and allocate capital from the State budget and other sources for the efficient realization of the contents of the Strategy.

3. The ministries, branches and localities shall, according to their respective functions and tasks, organize the implementation of the Strategy's contents related to their branches and localities; and to formulate and implement their own environmental protection strategies.

Article 3. This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

APPENDIX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The project on planting five million hectares of forests (to be implemented under the Resolution of the second session of the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on the project on planting five million hectares of forests and the Prime Minister's Decision No. 661/QD-TTg dated July 29, 1998 on the objectives and tasks of, policies for, as well as implementation of, the project on planting five million hectares of forests).

- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

2. The plan for thoroughly handling establishments which cause serious environmental pollution (to be implemented according to the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg dated April 22, 2003 approving the plan for thoroughly handling establishments which cause serious environmental pollution).

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

3. The program for overcoming the consequences of toxic chemicals used by the US during the Vietnam war (to be implemented according to the Prime Minister's Decision No. 33/1999/QD-TTg dated March 31, 1999 on the establishment of the Steering Committee for overcoming the consequences of toxic chemicals used by the US during the Vietnam war).

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

5. The national target program on rural clean water and environmental sanitation (to be implemented according to the Prime Minister's Decision No. 237/1998/QD-TTg dated December 3, 1998 of approving the national target program on rural clean water and environmental sanitation).

- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

6. The program on treatment of hazardous waste.

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

7. The program on treatment of hospitals' waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

8. The program for renovating seriously-polluted and/or-deteriorated canals, rivers and lakes in urban areas.

- Sponsoring agency: The Ministry of Construction.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

9. The program for increasing the capacity of State management over environmental protection from the central to grassroots levels.

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

10. The program for upgrading urban water drainage systems and building concentrated waste water-treating systems.

- Sponsoring agency: The Ministry of Construction

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. The program for enhancing the management, protection and development of nature conservation zones (to be implemented according to the Prime Minister's Decision No. 192/2003/QD-TTg dated September 17, 2003 approving the Strategy on management of Vietnam's conservation zone system till 2010).

- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The Ministry of Aquatic Resources, concerned ministries, branches and localities.

12. The program for perfecting and raising the effect of the system of legislation on environmental protection.

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

13. The program for researching into, formulating and applying economic tools to environmental management.

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

15. The program for protecting the environment in Nhue river and Day river basins.

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

16. The program for protecting the environment in Saigon-Dong Nai river basin.

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

17. The national plan on coping with oil-spills in the 2001-2010 period (to be implemented according to the Prime Minister's Decision No. 129/2001/QD-TTg dated August 29, 2001 approving the national plan on coping with oil-spills in the 2001-2010 period).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

18. The program for protecting submerged-land areas of national and international importance.

- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

19. The scheme on incorporating environmental protection contents into the national education system (to be implemented according to the Prime Minister's Decision No. 1363/QD-TTg dated October 17, 2001 approving the scheme on incorporating environmental protection contents into the national education system).

- Sponsoring agency: The Ministry of Education and Training.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

20. The program for integrating environmental elements into socio-economic development plannings and plans.

- Sponsoring agency: The Ministry of Planning and Investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21. The program on the entire people's participation in environmental protection.

- Sponsoring agency: Vietnam Fatherland Front.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

22. The program for raising the capacity and activities of managing solid waste in urban centers and industrial parks.

- Sponsoring agency: The Ministry of Construction.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

23. The program for improving air quality in urban centers.

- Sponsoring agency: The Ministry of Communications and Transport.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

25. The program for building concentrated waste water-treating systems up to environmental standards in all industrial parks.

- Sponsoring agency: The Ministry of Industry.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

26. The program for enhancing the role of mass media in raising the awareness of environmental protection.

- Sponsoring agency: The Ministry of Culture and Information.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

27. The program for socialization of the environmental protection work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

28. The program on application of environmentally clean and friendly production technologies.

- Sponsoring agency: The Ministry of Industry.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

29. The program for supporting enterprises in environmental protection and international economic integration.

- Sponsoring agency: The Ministry of Trade.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

30. The program for formulating and implementing the roadmap for technological renovation along the environmentally friendly direction.

- Sponsoring agency: The Ministry of Science and Technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



31. The program for rehabilitating the environment on mineral-exploiting areas.

- Sponsoring agency: Ministry of Industry.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

32. The program for protecting and developing natural heritages and cultural heritages.

- Sponsoring agency: The Ministry of Culture and Information.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

33. The program for formulating and popularizing models of ecological-economic villages.

- Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. - Sponsoring agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

35. The program for enhancing the capacity of scientific research and technological development in service of environmental protection.

- Sponsoring agency: The Ministry of Science and Technology.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

36. The program for raising the capacity of environmental observation

- Sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.

- Coordinating agencies: The concerned ministries, branches and localities.

 

;

Quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 256/2003/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 02/12/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…