THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2012/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012 |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật đầu tư năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020,
Điều 1. Quan điểm đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển rừng đặc dụng
1. Rừng đặc dụng là tài sản quốc gia. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất thiết yếu và bảo đảm chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn, theo dõi giám sát đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân trong rừng đặc dụng và vùng đệm
3. Nhà nước khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư và tạo cơ chế hưởng lợi cho các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư thôn bản tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.
Điều 2. Mục tiêu ban hành chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển rừng đặc dụng
1. Ban hành chính sách đầu tư, cơ chế phát triển rừng đặc dụng nhằm tăng hiệu quả đầu tư. Đảm bảo việc giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý các cấp đối với rừng đặc dụng, đồng thời tăng tính chủ động của Ban quản lý rừng đặc dụng trong hoạt động quản lý, kinh doanh các dịch vụ trong rừng đặc dụng nhằm gia tăng nguồn thu tại các khu rừng đặc dụng trên nguyên tắc bảo tồn kết hợp với phát triển.
2. Gắn trách nhiệm của người sử dụng lợi ích của rừng với đầu tư phát triển và bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, tăng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước.
3. Huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng. Hướng giảm dần biên chế nhà nước bảo vệ rừng đặc dụng, tăng dần sử dụng cộng đồng địa phương để bảo vệ rừng đặc dụng.
4. Đầu tư phát triển rừng đặc dụng nhằm bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định nội dung, tiêu chí đầu tư; kinh phí quản lý bảo vệ rừng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển rừng đặc dụng.
2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến đầu tư và phát triển rừng đặc dụng tại Việt Nam.
1. Ban quản lý rừng đặc dụng là chủ rừng được nhà nước giao quản lý một hoặc một số rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Cộng đồng dân cư vùng đệm bao gồm các cộng đồng dân cư thôn, bản cư trú hợp pháp trong khu vực có ranh giới tự nhiên tiếp giáp với rừng đặc dụng, hoặc nằm trong rừng đặc dụng được gọi là cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm của rừng đặc dụng.
3. Cơ quan quyết định đầu tư: Đối với dự án của Ban Quản lý rừng đặc dụng trực thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý thì Bộ, ngành là cơ quan quyết định đầu tư; đối với dự án của Ban quản lý rừng đặc dụng trực thuộc địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư (sau đây được gọi là cấp có thẩm quyền).
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ CHO RỪNG ĐẶC DỤNG
Điều 5. Quy hoạch và dự án đầu tư phát triển rừng đặc dụng
1. Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng: Ban quản lý rừng đặc dụng lập quy hoạch phát triển rừng đặc dụng (bao gồm cả phát triển du lịch sinh thái) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thời hạn quy hoạch là 10 năm.
2. Lập, phê duyệt dự án đầu tư: Ban quản lý lập dự án đầu tư, phát triển rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch được duyệt và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về quản lý đầu tư hiện hành của Nhà nước.
Điều 6. Hạng mục và tiêu chí đầu tư phát triển rừng đặc dụng
Đầu tư phát triển rừng đặc dụng được triển khai từng bước, tiết kiệm phù hợp với khả năng vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục công trình trong khu rừng đặc dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Văn phòng làm việc và nhà tạm trú cho cán bộ:
a) Văn phòng làm việc của Ban quản lý rừng đặc dụng thực hiện theo Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999 và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
b) Trạm quản lý bảo vệ rừng mức trung bình 200 m2/trạm và các công trình phụ trợ và các công trình phụ khác như nước hợp vệ sinh, hàng rào bảo vệ.
c) Nhà ở tạm trú (tập thể) gắn với nơi làm việc của cán bộ, nhân viên đối với cán bộ không có chỗ ở trên địa bàn, mức trung bình 12 m2/người.
d) Trường hợp đặc biệt nơi đặt văn phòng Ban quản lý rừng đặc dụng, trạm quản lý bảo vệ rừng không có quy hoạch hệ thống điện lưới quốc gia, cho phép đầu tư hệ thống điện độc lập (điện mặt trời, điện gió, thủy điện …).
2. Đầu tư đường giao thông:
a) Đường giao thông tính từ đường giao thông chính hiện có đến văn phòng của Ban quản lý rừng đặc dụng theo tiêu chuẩn từ cấp III đến cấp V, phù hợp với cấp của đường giao thông chính hiện có trên địa bàn.
b) Đường nội bộ trong phân khu hành chính dịch vụ, khu ở của cán bộ nhân viên; biển chỉ dẫn, đường tuần tra rừng có chiều rộng không quá 1,5 m.
c) Bến đỗ tàu, thuyền đối với địa điểm văn phòng, trạm quản lý bảo vệ rừng nằm cạnh sông, biển phù hợp với quy hoạch phát triển rừng đặc dụng và khả năng cân đối nguồn vốn.
3. Trang thiết bị dự báo, cảnh báo cháy; các công trình, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng gồm: Chòi canh lửa rừng, hệ thống kênh rạch, nhà tập luyện, hồ đập, bể dự trữ nước, đường băng cản lửa, hệ thống bảng biển phòng cháy, các phương tiện và trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy khác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Các công trình được đầu tư theo dự án được duyệt khác gồm: Vườn sưu tập và lưu trữ nguồn gen thực vật kết hợp vườn giống; trung tâm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật hoang dã; trung tâm giáo dục môi trường kết hợp nhà khách; nhà bảo tàng động thực vật; các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học.
5. Công trình hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường; ưu tiên đầu tư dự án hạ tầng du lịch nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các ban quản lý rừng đặc dụng thực hiện thí điểm chuyển đổi bộ phận kinh doanh.
Điều 7. Kinh phí sự nghiệp và kinh phí quản lý bảo vệ rừng đặc dụng
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng do cấp có thẩm quyền quyết định; phân bổ trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên quy định tại Khoản 1 Điều này, Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để Ban quản lý rừng đặc dụng chủ động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng; mức trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích được giao (mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Nội dung chi khoản này hàng năm do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kế hoạch chi kinh phí quản lý bảo vệ rừng hàng năm cho từng khoản mục cụ thể phải được công khai tại Ban quản lý rừng đặc dụng và sao gửi cho tất cả các đơn vị trực thuộc Ban quản lý.
Điều 8. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.
2. Khoản kinh phí này được chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa …).
3. Ban quản lý rừng đặc dụng được giao quản lý kinh phí này theo quy định của quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tư vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng phê duyệt (không phải lập dự án đầu tư). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác. Cộng đồng dân cư tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ dân chủ cơ sở.
Điều 9. Nguồn vốn đầu tư rừng đặc dụng
1. Ngân sách trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
2. Ngân sách địa phương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý. Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các vườn quốc gia của các địa phương và rừng đặc dụng nằm ở huyện biên giới, hải đảo của các địa phương có ngân sách khó khăn.
3. Nguồn vốn thu từ lợi nhuận của các hoạt động dịch vụ, hoạt động liên doanh, liên kết, bộ phận kinh doanh, công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ trong rừng đặc dụng (nếu có), cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ môi trường rừng và các dịch vụ khác của Ban quản lý rừng đặc dụng.
4. Vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển rừng đặc dụng.
5. Tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho chính sách này khoảng 5.500 tỷ trong đó vốn đầu tư là 50%.
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG
Điều 10. Kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng
1. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng.
2. Phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy hoạch được duyệt và quy định của Luật doanh nghiệp, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định này và quy định hiện hành khác của Nhà nước.
a) Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Được lập các tuyến đường mòn chiều rộng tối đa không quá 1,5 m, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái, không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng.
b) Trong phân khu phục hồi sinh thái: Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích quy hoạch cho hoạt động dịch vụ - du lịch. Trong đó, diện tích xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động dịch vụ - du lịch tối đa không quá 5%; diện tích xây dựng đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe không quá 15%.
c) Trong phân khu dịch vụ hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học diện tích tối đa để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ - du lịch không quá 20% tổng diện tích của phân khu dịch vụ hành chính hoặc khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học.
1. Bộ phận kinh doanh du lịch sinh thái hạch toán phụ thuộc hiện nay (trung tâm du lịch, ban du lịch …) của Ban quản lý rừng đặc dụng có doanh thu trên 3.000 triệu đồng/năm được chuyển đổi thành công ty cổ phần trong đó Ban quản lý rừng đặc dụng sở hữu cổ phần chi phối, tối thiểu 51% vốn điều lệ của công ty cổ phần (sau đây gọi là công ty cổ phần).
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn một vườn quốc gia trực thuộc Bộ và một vườn quốc gia trực thuộc địa phương để chỉ đạo thực hiện thí điểm, lập công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 1, 3 và 4 Điều này.
3. Chuyển đổi bộ phận kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái sang công ty cổ phần được phép áp dụng quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định 59/2011/NĐ-CP). Ban quản lý rừng đặc dụng xây dựng đề án chuyển đổi bộ phận kinh doanh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tài sản của Ban quản lý rừng đặc dụng chuyển cho công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng gồm: Nhà nghỉ, quyền khai thác điểm du lịch sinh thái, trung tâm du khách, văn phòng đại diện (kể cả đất nằm ngoài diện tích khu rừng đặc dụng) và các tài sản có thể kinh doanh khác, các tài sản được định giá theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hiện hành; không tính giá trị quyền sử dụng đất quy hoạch là rừng đặc dụng khi định gia tài sản trên đất đó.
4. Công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Ban quản lý rừng đặc dụng (bao gồm cả thu phí tham quan danh lam thắng cảnh rừng). Công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng thuê môi trường rừng theo giá sàn quy định; thuê điểm thăm quan của Ban quản lý rừng đặc dụng để kinh doanh, giá thuê được hai bên xác định 5 năm một lần, thời gian thuê không quá 50 năm.
Điều 12. Cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái
1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển rừng đặc dụng được duyệt, Ban quản lý rừng đặc dụng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng (gắn liền với đất, mặt nước) để kinh doanh du lịch sinh thái. Không cho thuê hoạt động bán vé thu phí vào rừng đặc dụng không thuộc diện tích thuê của tổ chức đó.
2. Giá cho thuê môi trường rừng do cấp có thẩm quyền quyết định; hoặc giá thuê được quyết định thông qua đấu giá trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng. Giá thuê xác định ban đầu được hai bên cùng thỏa thuận điều chỉnh 5 năm một lần nhưng không quá 2% doanh thu. Thời gian thuê không quá 50 năm, sau thời gian này nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng thì Ban quản lý rừng đặc dụng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê, nhưng không kéo dài quá 20 năm.
3. Ngoài cho thuê, kinh doanh môi trường rừng, Ban quản lý rừng đặc dụng còn được phép cho thuê ngắn hạn môi trường rừng để nghiên cứu khoa học (cho thuê không tác động), giá thuê theo các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, Ban quản lý rừng đặc dụng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát sau này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn tính giá cho thuê rừng đặc dụng.
Điều 13. Ưu đãi đầu tư phát triển rừng đặc dụng
1. Kinh doanh dịch vụ và đầu tư trong rừng đặc dụng được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Ngoài ra các dự án đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch được duyệt được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Diện tích đất xây dựng hạ tầng nằm trong các dự án đầu tư phát triển rừng đặc dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tỷ lệ nhỏ hơn 5% diện tích rừng đặc dụng thì cho phép thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng theo tiến độ dự án được duyệt; Ban quản lý rừng đặc dụng làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất một lần cho toàn bộ các hạng mục sử dụng đất sau khi hoàn thành đầu tư dự án hoặc cùng với kỳ quy hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ban quản lý rừng đặc dụng được quyền chủ động sử dụng động vật, thực vật đã bị chết được tịch thu từ địa bàn quản lý (có biên bản xác nhận của kiểm lâm, công an huyện) để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái. Trước khi sử dụng, Ban quản lý rừng đặc dụng báo cáo cấp có thẩm quyền về nội dung sử dụng.
Điều 14. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng
Toàn bộ lợi nhuận thu được gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ, cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ môi trường rừng (theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP), lợi nhuận thu từ hoạt động liên doanh liên kết, phần lợi nhuận của Ban quản lý rừng đặc dụng trong công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng (nếu có) và các nguồn thu hợp pháp khác được sử dụng như sau:
1. Sử dụng 25% nguồn thu trên để thay thế vốn ngân sách cho phần kinh phí sự nghiệp, quản lý rừng quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quyết định này. Nếu thay thế hết phần vốn ngân sách cấp mà còn dư thì chuyển phần dư sang chi cho nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng được sử dụng 75% nguồn thu còn lại cho các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Hỗ trợ tăng lương cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ban quản lý rừng đặc dụng nhưng tổng mức lương (bao gồm lương cơ bản và phần hỗ trợ) tối đa không quá 2,5 lần lương cơ bản theo quy định.
b) Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng tại vùng đệm của rừng đặc dụng (theo Điều 8 của Quyết định này).
c) Chi cho đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.
d) Trích lập các quỹ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định này, hàng năm có báo cáo giám sát thực hiện quyết định này gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
b) Xây dựng ban hành tiêu chí đánh giá hàng năm về chất lượng công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc đầu tư cho các khu rừng đặc dụng.
c) Hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 11 Quyết định này.
d) Có trách nhiệm đánh giá toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong thời hạn 3 năm và 5 năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách này.
3. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan cân đối, bảo đảm kinh phí sự nghiệp, kinh phí quản lý rừng cho các Bộ, ngành và địa phương; khi giao kế hoạch chi ngân sách hàng năm ghi rõ mục chi phát triển rừng đặc dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Hướng dẫn chi tiết nội dung chi và định mức chi quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trong vòng 2 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban quản lý rừng đặc dụng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.
b) Bảo đảm đủ kinh phí đầu tư và sự nghiệp quản lý rừng theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quyết định này cho Ban quản lý rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
c) Chỉ đạo Ban quản lý rừng đặc dụng lập, phê duyệt quy hoạch, dự án đầu tư theo quy định.
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quyết định này tại địa phương. Quý I hàng năm có báo cáo thực hiện Quyết định này của năm trước gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp.
Điều 16. Quản lý đầu tư và giám sát đầu tư
1. Quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch các chương trình, dự án nhằm đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; chủ đầu tư đối với các công trình bằng vốn ngân sách nhà nước trên diện tích rừng đặc dụng được giao.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm hiệu quả.
3. Ban quản lý rừng đặc dụng có nhiệm vụ xây dựng báo cáo giám sát định kỳ 6 tháng và hàng năm về việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tài chính cho thuê môi trường rừng của Ban quản lý rừng đặc dụng gửi cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan liên quan của tỉnh.
4. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám sát đầu tư và giám sát việc quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng đặc dụng theo quy định.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2012.
2. Những quy định trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bị bãi bỏ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
PRIME
MINISTER |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 24/2012/QD-TTg |
Hanoi, June 01, 2012 |
INVESTMENT POLICY OF SPECIAL - USE FOREST DEVELOPMENT STAGE 2011 - 2020
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on State budget 2002;
Pursuant to the Law on forest protection and development 2004;
Pursuant to the Investment Law 2005;
Pursuant to Decree No. 23/2006/ND-CP dated March 3, 2006 by the Government on implementation of the Law on forest protection and development;
Pursuant to Decree No. 117/2010/ND-CP dated December 24, 2010 by the Government on organization and management of special use forest systems;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Prime Minister has promulgated the Decision on investment policy of special-use forest development, stage 2011 - 2020
Article 1. Viewpoint of investment and encourage of investment in special-use forest development
1. Special-use forest is the national property. Protection and development of special forest is the responsibility of the State and society.
2. The State has invested in building of infrastructure and material facilities and ensures the fund for the operation of the management machine and forest protection, conservation and monitoring of biodiversity, scientific research, human resource training, and propagation and education of forest protection and improve people's lives in special use forest and buffer zone.
3. The State encourages the development of activities of forest environment services, performing eco-tourism business in special use forests in accordance with law to generate revenues to offset the costs, raising income for officials, public servants and employees and gradually replacing investment from the state budget.
4. The State has policies to support investment and crate benefit-sharing mechanism for the economic sectors, village communities to participate in investment and protection and development of special forest.
Article 2. Objective to promulgate investment policies and encourage special forest development
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Attaching the responsibility of the user of the forest benefits with the development investment and development protection of special use forest, increasing the efficiency of state investment capital.
3. Mobilizing all economic sectors to participate in investment, protection and development of special use forests. Gradually reducing the state payroll for special use forest protection and increasing use of local communities for special use forest protection.
4. Investing in developing special use forest to conserve the nature, standard samples of forest ecosystem, genetic sources of forest creatures, scientific research, protection of historical and cultural monuments, landscape, relaxation services and tourism, in combination with protection contributing to environmental protection.
Article 3. Scope of adjustment and subjects of application
1. This Decision prescribes the contents and criteria for the investment, the fund for forest protection using the state budget fund and mechanisms to encourage investment and development of special use forests.
2. This decision applies to state agencies, organizations, communities, households and individuals related to investment and development special-use forests in Vietnam.
Article 4. Explanation of terms
1. Special-use forest management board is forest owner assigned to manage one or a number of special use forests in accordance with the law on forest protection and development.
2. The residential communities in the buffer zone including residential communities in hamlets and villages legally residing in the areas with natural borders adjacent to special use forest, or in special use forest are called the buffer zone residential community in hamlets and villages of special use forests.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
STATE BUDGET FOR SPECIAL-USE FOREST INVESTMENT
Article 5. Planning and investment projects for special use forest development
1. Planning and development of special use forest: The special forest management Board shall make planning for special forest development (including eco-tourism development) and submit to competent authorities for approval; the time limit of the planning is 10 years.
2. Formulating and approving investment projects: The management Board shall formulate project of investment and development of special-use forests in accordance with approved plans and submit it to the competent authorities for approval in accordance with regulations on management of current investment of the State.
Article 6. Items and criteria for investment and development of special-use forests
Investment and development of special-use forests are developed step by steps and economically in accordance with the capability of investment capital. The state budget invested in works items in the special-use forests in order of priority as follows:
1. Working office and shelter for officials:
a) Working office of special-use forest management Board shall comply with Decision No. 147/1999/QD-TTg dated July 5, 1999 and Decision No. 260/2006/QD-TTg dated November 14, 2006 by the Prime Minister regulating the standards and norms of the use of working office at the state agencies and non-business units.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The shelter (collective) associated with the workplace of officials and employees for officials without shelter in the area averages 12 m2/person.
d) In special cases at the place where the office of special-use forest management Board is located, the forest protection management station without planning of the national power grid system is allowed to make investment in independent power systems (solar power, wind power, hydro power…)
2. Investment in traffic roads:
a) Roads from the existing main roads to the office of special-use forest management Board are under the standards from grade III to grade V, consistent with the level of existing roads in the area.
b) Internal roads in the administrative and services subdivision, quarters of the staff; instruction signs, forest patrol roads with a width not exceeding 1.5 m.
c) Berth for office locations, forest protection management station is located next to rivers and seas in accordance with the plan for special use forest development and the ability to balance the budget.
3. Fire alarm and forecasting equipment; the works, equipment for forest fire prevention and fighting are: fire watch-tower, canal system, exercising house, lake and dam, water storage tanks, fire prevention runway, fire prevention billboard system, other means and equipment and tool for fire prevention and fighting equipment are under the guidance of the Ministry of Agriculture and rural Development.
4. The projects invested by the other approved projects include: Garden of collection and storage of genetic resources of plant associated with the breeding garden; rescue centers in combination with pasturing of wild animal, environmental education center in combination with guest houses, flora and fauna museum, works for scientific research.
5. Infrastructure works for eco-tourism, environmental services; giving priority to investment in tourism infrastructure projects in the planning approved by the competent authority of special use forest management Boards performing the pilot transfer of the business department.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The State budget shall ensure non-business fund regularly for the operation of the special-use forest management machine decided by the competent and allocated in the estimates of the annual state budget expenditure.
2. In addition to regular non-business fund specified in clause1 of this Article, the State shall stably allocate fund for forest management and protection in order for the special-use forest management Board actively hire, hire by piece, contract with the local residential communities, purchase equipment for forest management and protection; the average of VND 100,000 / ha / year of the total assigned area (the specified rate shall be decided by the competent authorities). The contents of this expenditure shall be approved by the competent authorities annually.
3. Plan for annual expenditure of forest protection and management for each particular item must be made public at the special use forest management Board and made into copies to be sent to all units under management Board.
Article 8. Support and development of buffer zone community of special use forests
1. The State budget shall support the investment for the buffer zone residential community in hamlets and villages in order to co-manage special-use forest, the supporting rate for each hamlet and village is VND 40 million/hamlet, village/year.
2. This budget is spent on contents: investment to improve production development capacity (agricultural and forestry extension, plant varieties and seedling, forestry and agricultural processing equipment of small-scale), supporting building materials for hamlets and villages (for the public works of the community such as clean water, lighting, communications, roads in hamlets and villages, the cultural house...).
3. The special-use forest management Board is assigned to manage this fund in accordance with the current economic non-business fund management. The annual detailed estimates of investment support for the buffer must be planned and proposed by hamlets and villages. The special-use forest management board shall preside over and coordinate with the communal People’s Committee to organize meeting with each hamlet and village for co-approval (no need to set up investment project). This expenditure plan must be associated with the plan and commitment to protect the special-use forest. If any village or hamlet does not perform well the forest protection, the special-use forest management Board has the right to transfer the supporting capital to other villages. The residential community shall organize the monitoring of the implementation of this content in accordance with the grassroots democracy.
Article 9. Investment capital for special-use forest
1. The central budget shall invest in special-use forests administered by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Capital sources gained from the profit of service activities, joint venture and association activities, business division, joint stock companies trading in special use forest service (if any), leasing of forest environment, collection of forest environmental services fees and other services of special-use forest management Board.
4. The legally mobilized capital of the organizations and individuals to invest and develop special-use forest.
5. Total investment capital and non-business capital from the state budget for this policy is about VND 5,500 billion in which the invested capital is 50%.
ENCOURAGEMENT OF INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF SPECIAL-USE FOREST.
Article 10. Eco-tourism business in special-use forest
1. The State shall encourage the economic sectors to invest and develop eco-tourism in special-use forest.
2. Development of eco-tourism in special-use forest shall comply with the approved planning and provisions of the Enterprise Law, Law on forest protection and development, this Decision and other current regulations of the State.
a) In the strictly protected areas: Paths shall be built with the width not exceeding 1.5 m, sheltering tent, placement of instruction signs to patrol in combination with eco-tourism services, the natural landscape of the forest must not be changed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) In the administrative services subdivision, landscape protected areas; forest of scientific research, the maximum area to build works for services – tourism activities shall not exceed more than 20% of the total area of the administrative services subdivision or the landscape protected areas and forest of scientific research.
1. The eco-tourism business division with current dependent accounting record (tourist centers, tourist board ...) of the special-use forest management with the revenue of over VND 3,000 million / year shall be transformed into joint stock company in which the special-use forest management Board shall own the governing share at least equal to 51% of charter capital of joint-stock company (hereinafter referred to as joint stock company).
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment to select a national park directly under the Ministry and a national park directly under the locality to direct the pilot implementation and set up joint stock Company specified in clause 1, 3 and 4 of this Article.
3. Transforming the eco-tourism business division to the joint stock company permitted to apply the provisions in Decree 59/2011/ND-CP of July 18, 2011 on the transformation of state enterprises into joint stock Company (hereinafter referred to as Decree 59/2011/ND-CP). The special use forest management Board shall make a scheme for transformation of business division and submit to the competent authorities for approval. The assets of the special use forest management Board shall be transferred to special-use forest joint development joint stock company including: Rest house, right to exploit the eco-tourism, visitor center, representative offices (including land outside the area of the special-use forest) and other assets likely to do business, the assets assessed the price as prescribed in Decree No. 59/2011/ND-CP and the current guiding documents; no calculation of the land use right planned as special-use forest upon assessment of price on that land.
4. The special-use forest joint development joint stock company shall make all the business activities of the special-use forest management Board (including collection of forest landscape sightseeing tour). The special-use forest joint development joint stock company shall lease the forest environment at the floor price as prescribed; leasing the visiting point of the special-use forest management Board for business, the leasing price shall be determined by the two sides every 5 years, the leasing period does not exceed 50 years.
Article 12. Leasing special-use forest for eco-tourism development
1. Based on the plan of special-use forest development approved, the special-use forest management Board is permitted to lease the special-use forest to organizations and individuals (attached to land and water surface) for eco-tourism business. No leasing of ticket selling and fee collection activity into forest not under the area of that organization.
2. The leasing price of forest environment shall be decided by the competent authority or through auctions in case there are two individuals or organizations requesting to lease forest environment. The initial leasing price shall be agreed by the two sides to adjust every 5 years but not exceeding 2% of the turnover. The lease term shall not exceed 50 years, after this time if the lessee complies well with the contract, the special-use forest management board shall consider to extend the lease term, but no longer than 20 years.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Before signing the contract of forest environment leasing, the special-use forest management Board must make a statistical survey on forest resources on the leasing area as a basis for leasing and monitoring later.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development in collaboration with the Ministry of Finance shall make guidance on calculation of the leasing price of the special use forests.
Article 13. Incentive investment for development of special-use forests
1. Doing business in services development in special use forests shall apply the preferential enterprise income tax as prescribed in Article 8 of Decree No. 69/2008/ND-CP dated May 30, 2008 by the Government on policy to encourage socialization of activities in the field of education, health, culture, sports and environment. Also the investment projects for development of special use forests under approved planning shall receive the highest level of incentive under current regulations of the State.
2. The area of land for infrastructure construction in the development projects of special use forests approved by the competent authority with the rates of less than 5% of the area of special use forests shall be permitted to perform the activities of investment and building under the progress of projects approved. The special-use forest management Board shall make the procedures for transformation of land use purpose once for all items of land use after the completion of project investment or with the 5 year planning and use period of land of locality to submit to the competent authorities for approval.
3. The special-use forest management board has the right to actively use dead animals and plants confisticated from the area of its management (with written certification of forest rangers and district police) for investment in forest protection management, scientific research, ecotourism development. Before use, the special-use forest management Board must make report to the competent authorities on the content used.
Article 14. Using revenue from ecotourism activities in the special use forest
All profits including: Revenues from service activities, forest environment leasing, service fee for the forest environment (under Decree 99/2010/ND-CP), profits from joint ventures and association, the profits of the special-use forest management Board in the special use forest development joint stock company (if any) and other lawful sources of profit are used as follows:
1. Using 25% of the above revenue sources to replace the budget capital for the non- business expenditure and forest management prescribed in Article 7 and Article 8 of this Decision. If there is a surplus after capital replacement, that surplus shall be transferred to the payment for the contents specified in Clause 2 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Salary increase support for officials and employees working in the special-use forest management Board but the gross pay (including base salary and allowance) shall not exceed 2.5 times of the basic salary as prescribed.
b) Supporting for community development activities in buffer zones of special-use forest (under Article 8 of this Decision).
c) Expenditure for investment and activities of eco-tourism business
d) Deducting and formulating funds as stipulated in Decree No. 43/2006/ND-CP dated April 25, 2006 of the Government of autonomy and self-responsibility for implementation of tasks, organizational structure, staff and finance of public snon-business units.
Article 15. Responsibilities of the ministries, sectors and localities
1. Ministry of Agriculture and Rural Development:
a) Inspecting and supervising the implementation of this Decision, making the annual report on monitoring of the implementation of this decision submitted to the Prime Minister and Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Ministry of Planning and Investment:
a) Presiding over and coordinating with the Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development to balance investment and development capital sources and submitting to the Prime Minister for decision.
b) Being responsible for state management on investment in collaboration with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance and provincial People's Committee to inspect and supervise the investment in special-use forests.
c) Making guidance on the implementation of Article 11 of this Decision.
d) Being responsible for comprehensive assessment of the economic, social and environmental aspect within 3 years and 5 years to report to the Prime Minister for consideration and adjustment and supplement of this policy.
3. Ministry of Finance:
a) Presiding over and coordinating with the Ministries and sectors concerned to balance and guarantee the non-business fund and forest management fund to the ministries, sectors and localities; upon allotting the annual budget expenditure plan, specify the item of expenditure for the special-use forest development and submit to the Prime Minister for decision.
b) Making guidance on the detailed content and expenditure norm prescribed in Article 7 and 8 of this Decision.
4. Provincial People’s Committee
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Ensuring adequate funds for forest management career as prescribed in Article 6, Article 7 and Article 8 of this Decision for the special-use forest management Board under the local management in accordance with the law on state budget.
c) Directing the special-use forest management Board Committee to set up and approve the planning and investment projects as prescribed.
d) Directing, organizing the implementation, inspecting and supervising the process of implementation of this Decision at the locality. Annually in the 1st quarter of a year a report shall be made on the implementation of this decision of the previous year sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry for aggregation.
Article 16. Investment management and supervision
1. Planning management and capital construction investment under the current regulations of the State. The special-use forest management Board shall formulate and submit to the competent State agencies to approve and organize the implementation of the planning and plans of the programs, the projects aimed at protecting and developing special use forest; investors for works by the state budget on special forest area allotted
2. The special-use forest management board shall take full responsibility before the competent agency before the competent authorities on the use of State capital for the right purposes, right objects, effectively and economically.
3. The special-use forest management Board is responsible for formulation, making report on monitoring every 6 months and annually on the implementation of strategy, planning, plans, financial leasing of forest environment of the special-use forest management Board and submitting to investment-deciding agency and the relevant agencies of the province.
4. The state competent agencies shall organize inspection of investment and investment organization monitoring and supervision of forest management and protection of special-use forest management as prescribed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The previous provisions contrary to the ones of this Decision shall be annulled.
3. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairman of People’s Committee of provinces and cities directly under the Central Government shall implement this Decision.
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 24/2012/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/06/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video