Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 224/1999/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 224/1999/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 1999 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN THỜI KỲ 1999-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010 với các nội dung sau;

I. MỤC TIÊU:

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2.000.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2.500.000.000 USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển.

II. NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO:

1. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

2. Nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo phương pháp nuôi công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của từng vùng.

3. Hướng mạnh vào phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt.

4. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng thuỷ sản khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

Phấn đấu đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu sau:

1. Nuôi tôm sú 260.000 ha (trong đó 60.000 ha nuôi công nghiệp, 100.000 ha nuôi bán thâm canh, 100.000 ha nuôi mô hình cân bằng sinh thái, nuôi luân canh, xen canh) đạt sản lượng 360.000 tấn. Giá trị tôm xuất khẩu đạt 1.400 triệu USD.

2. Nuôi cá biển 40.000 ha và 40.000 lồng bè, sản lượng đạt 200.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là: cá song, cá hồng, cá cam, cá vược, cá măng...

3. Nuôi nhuyễn thể 20.000 ha, sản lượng đạt 380.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là: nghêu, ngao, sò huyết, ốc hương, trại ngọc, điệp, bào ngư, hầu...

4. Trồng rong biển 20.000 ha, sản lượng 50.000 tấn khô (550.000 tấn tươi). Các đối tượng trồng chủ yếu là: rong câu chỉ vàng, rong thắt, rong cước và rong sụn.

5. Nuôi tôm càng xanh 32.000 ha, sản lượng đạt 60.000 tấn.

6. Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ 100.000 ha, sản lượng đạt 480.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là: chép lai, rô phi, cá tra, trắm cỏ, cá trôi, bống tượng, tai tượng, mè vinh, cá trê, cá quả, sặc rằn, cá mè, baba, lươn ếch...

7. Nuôi thuỷ sản ruộng trũng 220.000 ha, sản lượng đạt 170.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là: cá chép, rô phi, cá trê, sặc rằn, cá lóc...

8. Nuôi thuỷ sản hồ chứa trên diện tích 300.000 ha, trên sông với 30.000 lồng bè, sản lượng đạt 228.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là: cá basa, cá tra, bống tượng, rô phi, cá chép, trôi, mè, trắm cỏ, rôhu, mrigan...

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Về quy hoạch.

Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể, gắn với quy hoạch phát triển thuỷ lợi và đê biển chung trên địa bàn, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong xây dựng quy hoạch hệ thống đê biển và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng đê biển có liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản.

Bộ Thuỷ sản quy hoạch và xác định cụ thể số lượng các trại giống của từng vùng, từng địa phương, đặc biệt là các trại sản xuất giống tôm, cá cho nhu cầu nuôi đại trà cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

2. Về thị trường:

Phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng của nhân dân; đồng thời phát triển mạnh thị trường xuất khẩu, bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm thị trường mới. Việc phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của hàng thuỷ sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

3. Về vốn.

Vốn đầu tư cho chương trình nuôi trồng thuỷ sản được huy động từ các nguồn:

- Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn vay và viện trợ chính thức của Chính phủ các nước, tài trợ của các tổ chức Quốc tế);

- Vốn tín dụng trung hạn và dài hạn;

- Vốn tín dụng ngắn hạn;

- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư;

- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cân đối các nguồn vốn và bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ quyết định để đầu tư theo dự án thực hiện chương trình.

4. Về giống nuôi trồng thuỷ sản.

Tổ chức lại, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất của hệ thống giống các cấp; khả năng bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của tôm, cá và lưu giữ các nguồn gen quí hiếm; đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho nuôi trồng thuỷ sản, kể cả nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống cần thiết.

5. Về thức ăn công nghiệp và vật tư nuôi trồng.

Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số xí nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp, sản xuất bột cá; nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức năn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đáp ứng 60% nhu cầu nuôi thuỷ sản vào giai đoạn 2000-2005, đáp ứng 80% nhu cầu nuôi thuỷ sản vào giai đoạn 2006-2010.

Cung cấp đầy đủ và đồng bộ các vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản.

6. Về khoa học công nghệ.

Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, trước hết tập trung vào khâu sản xuất giống để cho đẻ nhân tạo được các giống nuôi chủ yếu, tiến tới cho đẻ nhân tạo được một số giống đặc sản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi nước ngọt, lợ và nuôi biển đối với các đối tượng nuôi chủ yếu; các biện pháp về phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bố trí vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đề nghị hàng năm và các dự án cụ thể của Bộ thuỷ sản.

7. Về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và lao động kỹ thuật.

Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện nghiên cứu, trường thuộc ngành thuỷ sản, phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường của các ngành khác để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh cho nông dân, ngư dân.

8. Về tổ chức sản xuất.

Trên cơ sở quy hoạch từng vùng, lấy kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, gắn với phát triển các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp để khai thác mọi nguồn lực trong nhân dân, giúp đỡ nhau trong sản xuất và phòng tránh thiên tai có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những tác động bất lợi của cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hậu cần dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó coi trọng về dịch vụ giống, kỹ thuật nuôi, cung cấp thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh...

9. Về công tác khuyến ngư.

Kiện toàn và đổi mới hoạt động của hệ thống khuyến ngư từ Trung ương đến cơ sở, nâng cao năng lực hoạt động khuyến ngư; xây dựng các mô hình để chuyển giao công nghệ về các phương pháp nuôi tiên tiến cho dân phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

10. Về hợp tác quốc tế.

- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn công nghiệp, giống thuỷ sản, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

- Tăng cường về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: sinh sản nhân tạo, di truyền, chọn giống, chuyển đổi giới tính một số giống loài quý, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường.

- Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành có liên quan tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và đào tạo cán bộ.

V. VỀ CHÍNH SÁCH:

1. Sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

- Giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, eo, vịnh, đầm phá, hồ chứa mặt nước lớn đã được quy hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản ổn định và lâu dài, theo Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.

- Được chuyển đổi ruộng nhiễm mặn, ruộng trũng, đất làm muối, đất ngập úng sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.

2. Chính sách đầu tư.

2.1. Các thành phần kinh tế được Nhà nước khuyến khích việc đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành.

- Nhà nước có chính sách cho nông, ngư dân nghèo có lao động và có đất nuôi trồng thuỷ sản được vay vốn không phải thế chấp tài sản.

- Nông, ngư dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo vay vốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản được hưởng các quy chế ưu đãi theo quy định hiện hành.

2.2. Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho:

- Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các vùng nuôi tập trung gồm: đê bao, kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn, cảng cá, chợ cá và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong cảng, chợ cá quốc gia ở các vùng trọng điểm nghề cá.

- Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm giống quốc gia, cải tạo nâng cấp các trại giống cấp I.

- Nghiên cứu khoa học; nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới.

- Xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm dịch.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.

- Đào tạo nguồn nhân lực.

- Hoạt động khuyến ngư.

- Quản lý, điều hành hoạt động chương trình.

2.3. Vốn tín dụng trung hạn, dài hạn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất bột cá, cơ sở sản xuất giống cấp I, II và cải tạo ao, đầm nuôi, của các thành phần kinh tế.

2.4. Vốn tín dụng ngắn hạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm, cá và các vật tư chuyên dùng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.

2.5. Vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án được đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và kkhuyến ngư.

3. Về thuế:

- Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành.

- Nuôi trồng thuỷ sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thực hiện chính sách thuế theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành.

- Miễn thuế vận chuyển giống nuôi thuỷ sản đến các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Bộ Thuỷ sản là cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình trong phạm vi cả nước có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch đầu tư, các dự án cụ thể để thực hiện chương trình; tổng hợp và trình duyệt, thầm định theo quy định.

Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan sớm xây dựng thí điểm 3 mô hình nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp (ở 3 miền Bẵc, Trung, Nam) để xác định suất đầu tư, hiệu quả đầu tư, tiếp tục định hướng cho những năm tới.

- Bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp thực hiện chương trình; sơ kết, tổng kết hàng năm, tổng kết các mô hình tốt để phổ biến rộng rãi, kịp thời đề xuất các chính sách phù hợp để phong trào phát triển.

- Xây dựng các tiêu chuẩn của Nhà nước, của ngành về quy trình nuôi, sản xuất giống, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng trừ dịch bênh... trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.

- Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu, của tổ chức khuyến ngư.

2. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Tổng cục Địa chính và các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm; xây dựng và cụ thể hoá các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện chương trình.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xây dựng chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của địa phương phù hợp với chương trình chung của cả nước; cân đối ngân sách địa phương, giành phần vốn thích đáng cùng với nguồn vốn của Trung ương để thực hiện chương trình; chỉ đạo xây dựng các dự án cụ thể để trình duyệt theo quy định, đồng thời chỉ đạo thực hiện chương trình ở địa phương; sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện chương trình này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 224/1999/QD-TTg

Hanoi, December 8, 1999

 

DECISION

APPROVING THE AQUACULTURE DEVELOPMENT PROGRAM FOR THE 1999-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Aquatic Resources

DECIDES:

Article 1.- To approve the aquaculture development program for the 1999-2010 period with the following contents:

I. Objectives

To develop aquaculture in order to ensure food security and create a major source of raw materials for export. To strive to achieve by the year 2010 a total aquaculture output of over 2,000,000 tons, the export value of over 2,500,000,000 USD, to create jobs and generate income for about two million people, thus actively contributing to the national socio-economic development and enhancement of coastal security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To develop aquaculture along the direction of sustainable development closely associated with the protection of the ecological environment; to ensure production and stabilize the peoples life.

2. Aquaculture must be step by step modernized and developed mainly with the industrial rearing method in combination with other rearing methods suited to the conditions of each region.

3. To strongly concentrate on developing brackish water and sea water aquaculture, and at the same time to develop fresh water aquaculture.

4. To create a drastic change in the rearing of prawn for export, and at the same time to place emphasis on rearing other aquatic resources for domestic consumption and export.

III. Specific objectives

To strive to achieve the following targets by the year 2010:

1. To rear tiger prawn in 260,000 hectares (of which 60,000 hectares under industrial rearing, 100,000 hectares under semi-intensive rearing, 100,000 hectares under the rearing model of ecological equilibrium, rotary rearing and inter-rearing) for the output of 360,000 tons. To achieve the value of exported prawn of 1,400 million USD.

2. To rear marine fish in 40,000 hectares and 40,000 cages with the output of 200,000 tons. They mainly include: Grouper, snapper, law-jaw anchovy, perch, pickerel...

3. To rear mollusk in 20,000 hectares for the output of 38,000 tons. They mainly include: Meretrix, clam, blood ark shell, winkle, pearl oyster, scallop, abalone, marquis...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To rear blue-legged prawn in 32,000 hectares for the output of 60,000 tons.

6. To rear aquatic resources in 100,000 hectares of small lakes and ponds for the output of 480,000 hectares. They mainly include: crossbred carp, tilapia, Asian catfish, grass carp, cirrhina molitorella, goby, angelfish, Vinh pollack-lench (tolstolobyk), snake-head, gourami, pollack-lench, trionychid turtle, eel, frog...

7. To rear aquatic resources in 220,000 hectares of low-lying rice fields for the output of 170,000 tons. They mainly include: carp, tilapia, catfish, gourami, spotted snake-head...

8. To rear aquatic resources in 300, 000 hectares of reservoir, in rivers with 30,000 cages, for the output of 228,000 tons. These aquatic resources mainly include: Pangasius pangasius hamiton (basa), Asian catfish, goby, tilapia, carp, cirrhina molitorella, grass carp, rohu, mrigan...

IV. A number of major solutions:

1. Regarding planning

To review and adjust the aquaculture development planning in combination with elaborating concrete investment projects, which are closely associated with the local irrigation and sea dyke development plan, so as to raise the investment efficiency and effectively use land and water surface for aquaculture.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Aquatic Resources in making a master plan on the sea dyke system and approving dyke construction investment projects related to aquaculture.

The Ministry of Aquatic resources shall plan and determine the number of breeding stations in each region and each locality, particularly prawn and fish breeding farms to meet the demand of large-scale production to provide raw materials for export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To develop the domestic market to meet the peoples increasing demand for aquatic products; at the same time to strongly expand the export outlets by maintaining and expanding the existing markets while actively seeking for new markets. The market development must be closely associated with the scientific and technological renewal, the quality improvement, cost reduction and aquatic product diversification as well as raising sustained competitiveness of Vietnamese aquatic goods during the process of international integration.

3. Regarding the capital

The capital invested in the aquaculture program shall be mobilized from the following sources:

- The State budget capital (including loans and official development assistance capital of foreign Governments and financial support of international organizations);

- Medium-term and long-term credit capital;

- Short-term credit capital;

- Capital mobilized from organizations, individuals and population communities;

- Foreign direct investment capital.

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the State Bank and related ministries and branches in working out solutions to balance the capital sources and incorporate them into yearly plans, submit these plans to the Government for decision on investment in projects to implement the program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To re-organize and enhance the research and production capability of the breed system at all levels; the capability to protect the natural breed and reproduction grounds of prawns and fish and preserve pools of precious and rare genes; to ensure the timely and sufficient supply of good breeds at reasonable prices for aquaculture, including importing necessary breeds and breeding technologies.

5. Regarding industrial feed and supplies for aquaculture

To invest in upgrading and building new enterprises to produce industrial feeds and fish powder; to import necessary raw materials and technologies for domestic production of good-quality industrial feed at reasonable prices in order to meet 60% of the aquaculture demand in the 2000 - 2005 period and 80% in the 2006 - 2010 period.

To fully and synchronously supply materials and equipment to meet the aquaculture demand.

6. Regarding science and technology

To promote scientific research and import of technologies, first of all concentrate on the breed production to achieve the artificial reproduction of major breeds and strive for the artificial reproduction of some specialty breeds; to study and perfect technologies to rear major aquatic resources in fresh water, brackish water and sea water; to adopt measures to prevent and control diseases and epidemics; to study and develop feed production technologies and post-harvest as well as processing technologies.

The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Science, Technology and Environment shall allocate investment capital for scientific research on the basis of the annual proposals and concrete projects of the Ministry of Aquatic Resources.

7. Regarding the training and fostering of technical employees and laborers

To strengthen the capabilities and material and technical bases of research institutes and colleges of the water resources branch, to coordinate with research institutes and colleges of other branches in training the contingent of researchers, managers and technicians in technologies of rearing, breed production, environmental treatment, disease and epidemic diagnosis and prevention, feed production, post-harvest preservation; at the same time to provide training in various forms in rearing techniques as well as disease and epidemic prevention for farmers and fishermen.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the planning of each region, to regard the household economy and farm economy as the key models of production organization, which are closely linked to the development of appropriate economic cooperation forms, in order to tap all resources among the population, to encourage mutual assistance in production and effective prevention and control of natural calamities, contributing to the protection of ecological environment and restrict the adverse effects of the market mechanism.

State enterprises shall play the leading role in providing production and product consumption services, with importance being attached to such services as breeding, rearing techniques services, provision of industrial feed, prevention and control of diseases and epidemics.

9. Regarding the fishery promotion work

To improve and renew the activities of the fishery promotion system from the central to grassroots level, to raise the effectiveness of fishery promotion activities, to develop models for the transfer of technologies concerning advanced rearing methods to help the people to develop aquaculture.

10. Regarding international cooperation

- To encourage joint ventures with foreign investors to invest in aquaculture, industrial production of feed, aquatic breeds, renewal of rearing technologies and technologies to process aquatic products for export.

- To promote cooperation in scientific research and technology transfer in the following fields: Artificial reproduction, inheritance, breed selection and sex transformation of a number of breeds of precious species, prevention and control of diseases and epidemics and environmental treatment.

- The Ministry of Aquatic Resources shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and concerned ministries and branches in calling for financial support from foreign countries and international organizations so as to have more direct investment sources and train personnel.

V. Regarding policies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assign or lease land, water surface, straits, bays, swamps and lagoons and large water reservoirs already incorporated in the planning to different economic sectors for stable and long-term aquaculture under the Governments Decree No. 85/1999/ND-CP of August 28, 1999.

- Saline fields, low-lying fields, land for salt-making and water-logged land with unstable and ineffective rice production may be shifted for aquaculture.

2. Investment policy

2.1. All economic sectors are encouraged by the State to invest in aquaculture development under the Domestic Investment Promotion Law (amended) and current regulations.

- The State shall adopt policies to lend capital to poor farmers and fishermen, who have labor and land for aquaculture, without having to mortgage their properties.

- Farmers and fishermen in remote, deep-lying and island areas who borrow capital for aquaculture development shall be entitled to preferential regimes as prescribed.

2.2. The State budget capital shall be invested in:

- Planning and building the technical infrastructure in service of concentrated aquaculture areas, which includes: surrounding dykes, water supply and drainage canals of grade I, large sluices and pump stations, fish harbors, fish markets and the technical infrastructure in national fish wharves and markets in key fishing areas.

- Building and perfecting the national breeding centers, renovating and upgrading the breeding farms of grade I.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Constructing observation, environmental forecast and quarantine stations.

- Building national areas for nature preserves.

- Developing human resources.

- Fishery promotion activities.

- Managing and administering program activities.

2.3. Medium-term and long-term credit capital shall be invested in renovating, upgrading and building new feed and fish powder production establishments, breeding establishments of grades I and II and renovating ponds and swamps of various economic sectors.

2.4 Short-term credit capital shall be invested in the production of and trading in breeds, feeds, curative drugs for prawns, fish and supplies used exclusively for aquaculture.

2.5. Foreign investment capital through projects shall be invested in technical support, consultancy, training, import of new technologies, technology transfer and fishery promotion.

3. Regarding taxes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Aquaculture on agricultural land and water surface shall be subject to the tax policies prescribed in the Law on Agricultural Land Use Tax currently in force.

- Transportation of aquatic breeds to remote, deep-lying areas and islands shall be exempt from tax.

VI. Organization of implementation

1. The Ministry of Aquatic Resources shall direct and organize the implementation of the program nationwide and have the following tasks:

- To guide the localities to formulate their respective programs, investment plans and concrete projects for the implementation of the program; synthesize and submit them for approval and evaluation as prescribed.

It shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministries of Agriculture and Rural Development, and Science, Technology and Environment as well as other concerned ministries and branches in experimentally developing three models of rearing prawn by the industrial method (in the northern, central and southern regions) so as to determine the investment amount, investment efficiency and set the orientation for the coming years.

- To supplement and concretize the program implementation measures; hold annual preliminary and sum-up reviews to determine good models for a large-scale application, to propose timely and appropriate policies to promote the drive.

- To work out the States and the branchs criteria for the rearing and breeding process, the protection of the ecological environment, the prevention and control of diseases and epidemic, etc., then submit them to the Prime Minister for promulgation or promulgate them according to its competence.

- To consolidate and strengthen the operational capability of the research institutions and the fishery promotion organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to formulate their respective aquaculture development programs in conformity with the national program; to balance the local budgets and earmark a reasonable portion of capital together with the capital source of the central Government for the implementation of their programs; to direct the formulation of concrete projects and submit them for approval as prescribed; at the same time to organize and direct the program implementation in their respective localities; to hold preliminary and sum-up reviews and report on the implementation results.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

The Ministry of Aquatic Resources shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in guiding and directing the implementation of this program.

Article 3.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

 

;

Quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 224/1999/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 08/12/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…