ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2198/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Công văn số 824/UBND-TH ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân công chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình công tác năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 448/TB-VP ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong về tiến độ thực hiện các chương trình, đề án thực hiện 03 Chương trình đột phá và 01 chương trình trọng điểm (phục vụ Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI);
Căn cứ Tờ trình số 321-TTr/BCSĐ ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Thông báo số 5555-TB/TU ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Thành ủy về thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 421/SXD-HTKT ngày 11 tháng 01 năm 2021 về phê duyệt Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công viên cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm
2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Từ triển khai Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030 đã được Thành ủy thông qua tại Thông báo số 5555-TB/TU ngày 10 tháng 9 năm 2020 về kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025 như sau:
1. Đối với công viên
- Tăng thêm 150 ha đất công viên công cộng. Diện tích công viên công cộng trên đầu người tăng 0,65 m2/người (quy mô dân số ước tính 10 triệu người).
- Tăng thêm 10 ha mảng xanh công cộng.
2. Đối với cây xanh
- Toàn bộ các tuyến đường có vỉa hè ổn định trên địa bàn Thành phố, có quy mô và điều kiện hạ tầng phù hợp (từ 3m trở lên) đều được trồng cây xanh.
- Hoàn tất việc quy hoạch, định hướng phát triển cây xanh trên địa bàn Thành phố.
- Trồng mới và cải tạo 30.000 cây xanh.
- Dẫn nhập, giới thiệu và trồng thêm 20 loài cây xanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của thành phố.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phát triển công viên, mảng xanh trên địa bàn Thành phố
a) Đầu tư xây dựng công viên, mảng xanh công cộng tập trung giai đoạn 2020 - 2025:
- Rà soát, đề xuất các khu đất xây dựng công viên, mảng xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2025. Trong từng khu đất cập nhật đầy đủ về nguồn gốc, đặc điểm theo các đồ án quy hoạch xây dựng các cấp. Đồng thời, tùy theo tính chất của từng khu đất, khu vực xung quanh (đặc điểm dân cư, điều kiện hạ tầng, các công viên hiện hữu lân cận khu vực) sẽ đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sản phẩm hoàn thành:
+ Danh mục các công trình đầu tư công viên công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
+ Đầu tư xây các công trình trong danh mục đầu tư.
b) Đầu tư xây dựng công viên công cộng trong các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố
- Rà soát trên địa bàn toàn bộ danh mục các dự án phát triển nhà ở (nhất là các dự án đã có người dân vào sinh sống) nhưng chưa đầu tư xây dựng công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật hoặc đã đầu tư xây dựng nhưng đã xuống cấp hoặc chưa bàn giao quản lý. Theo đó, các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý để đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ các công viên, cây xanh trong dự án đúng theo quy mô trong đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 và chất lượng.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải
Sản phẩm hoàn thành:
+ Danh mục, kế hoạch xây dựng, bản giao quản lý công viên trong các dự án phát triển nhà ở đầu tư năm 2021 - 2025;
+ Đầu tư xây dựng xây dựng các công viên trong các dự án theo kế hoạch.
c) Rà soát, thu hồi việc sử dụng, cho thuê đất công được quy hoạch là đất công viên để đầu tư xây dựng
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát lập danh mục toàn bộ các khu đất công được quy hoạch là đất công viên cây xanh nhưng đang cho thuê, sử dụng với mục đích khác. Sau đó báo cáo, đề xuất về Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch thu hồi các khu đất để đầu tư xây dựng công viên.
- Căn cứ trên đặc điểm từng khu đất, đề xuất việc đầu tư, xây dựng công viên công cộng.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành:
+ Danh mục, kế hoạch thu hồi các khu đất có nguồn gốc đất công nằm trong quy hoạch đất công viên cây xanh.
+ Đầu tư xây dựng công viên.
d) Gia tăng quỹ đất công viên công cộng trên địa bàn Thành phố
- Xây dựng các tiêu chí để tăng quỹ đất xây dựng công viên công cộng trên địa bàn Thành phố, nhất là khu vực nội thành Thành phố.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Quy hoạch - Kiến trúc
Sản phẩm hoàn thành:
+ Danh mục, kế hoạch thu hồi các khu đất có nguồn gốc đất công nằm trong quy hoạch đất công viên cây xanh.
+ Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các cấp.
2. Phát triển, chỉnh trang hệ thống cây xanh đường phố
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dữ liệu bao gồm dữ liệu về không gian và thuộc tính. Đồng thời thực hiện việc đánh giá chất lượng cây xanh hiện trạng, làm cơ sở kế hoạch chỉnh trang, thay thế cây xanh.
- Xây dựng quy trình về việc đánh giá chất lượng sinh trưởng phát triển hằng năm của cây xanh làm cơ sở cập nhật số liệu hằng năm và đánh giá sự phù hợp với điều kiện từng khu vực của chủng loài cây.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng
Sản phẩm hoàn thành: Hệ thống cơ sở dữ liệu cây xanh công cộng.
b) Quy hoạch, định hướng chủng loài cây trồng các tuyến đường trên địa bàn Thành phố
- Quy hoạch hoặc định hướng nhóm, chủng loài cây trồng trên các tuyến đường trên địa bàn Thành phố.
- Quá trình thực hiện phải kết hợp với quy hoạch, thiết kế đô thị, quy mô hạ tầng kỹ thuật hiện hữu để đề xuất hình thái, đặc điểm, nhóm, loài cây trồng phù hợp.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng
Sản phẩm hoàn thành: Danh mục nhóm, chủng loài cây xanh trồng trên các tuyến đường trên địa bàn Thành phố
c) Xây dựng kế hoạch chỉnh trang hệ thống cây xanh đường phố
- Căn cứ theo định hướng về chủng loài cây trồng trên một số tuyến đường trên địa bàn Thành phố để xây dựng kế hoạch chỉnh trang, thay thế cây xanh, nhất là các tuyến đường cây xanh không phù hợp (kém, chậm phát triển) với điều kiện khu vực.
- Quá trình thực hiện phải kết hợp với các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, dữ liệu về quy mô hạ tầng kỹ thuật hiện hữu, các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông có liên quan để đề xuất hình thái, đặc điểm, nhóm, loài cây trồng phù hợp.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành: Kế hoạch chỉnh trang, cải tạo cây xanh.
d) Xây dựng, điều chỉnh một số hướng dẫn, quy định kỹ thuật chuyên ngành
- Xây dựng, điều chỉnh một số quy định, hướng dẫn chuyên ngành như: hướng dẫn trồng cây xanh trong đô thị, hướng dẫn bảo vệ cây xanh trong quá trình thi công công trình, hướng dẫn về cắt tỉa cây xanh trong đô thị, hướng dẫn, quy trình về chẩn đoán nguy hại và quản lý rủi ro cây xanh, quy định về quản lý công viên, cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Sản phẩm hoàn thành: các hướng dẫn, quy định.
e) Dẫn nhập, giới thiệu loài cây xanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Thành phố
- Nghiên cứu, giới thiệu 20 loài cây xanh phù hợp với điều kiện đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trước mắt tập trung tìm các chủng loài cây phù hợp trồng trên vỉa hè, thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện các vùng đô thị khác nhau.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành: 20 loài cây xanh mới được trồng khảo nghiệm.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công viên, cây xanh trên địa bàn Thành phố
a) Xác định, thiết lập ranh mốc, chủ quyền, số hóa các công viên công cộng trên địa bàn Thành phố
- Xác lập ranh mốc, chủ quyền, số hóa các công viên để làm cơ sở giữ đất, chống tái lấn chiếm cũng như thu hồi các phần đất nằm trong quy hoạch đất công viên hiện hữu.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành: Ranh mốc, bản vẽ tổng mặt bằng các công viên được số hóa.
b) Xây dựng bộ tiêu chuẩn, cơ cấu sử dụng đất trong các loại công viên
- Căn cứ theo các loại hình công viên, xây dựng bộ tiêu chuẩn, cơ cấu sử dụng đất của các loại công viên công cộng trên địa bàn Thành phố.
- Bộ tiêu chuẩn, cơ cấu này là cơ sở cho việc xem xét, đề xuất xây dựng mới và chỉnh trang các công viên hiện hữu.
Cơ quan chủ trì: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng
Sản phẩm hoàn thành: Bộ tiêu chuẩn về các loại hình công viên trên địa bàn Thành phố.
c) Triển khai việc thực hiện hướng dẫn lập, lập và phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với từng công viên công cộng tập trung
- Hướng dẫn lập phương án sử dụng tổng mặt bằng đối với các công viên hiện hữu và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các công viên có kế hoạch chuẩn bị đầu tư xây dựng. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với công tác này.
- Căn cứ theo hướng dẫn này, các đơn vị quản lý công viên đề xuất kế hoạch, kinh phí triển khai thực hiện. Tập trung triển khai thực hiện đối với các công viên lớn, công viên trung tâm trên địa bàn Thành phố.
- Đối với các công viên hiện hữu, lập phương án sử dụng tổng mặt bằng để làm cơ sở tổ chức xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, kêu gọi đầu tư, đấu giá các dịch vụ khai thác trong công viên phù hợp với tình hình, nhu cầu hiện tại của xã hội và kiểm soát việc khai thác, sử dụng mặt bằng công viên, thu hồi những phần khai thác không đúng chức năng.
- Phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng đối với các công viên hiện hữu và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các công viên có kế hoạch chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Cơ quan chủ trì: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng
Sản phẩm hoàn thành:
- Văn bản triển khai hướng dẫn lập tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các công viên.
- Kế hoạch, triển khai lập quy hoạch tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 một số công viên.
- Phương án sử dụng tổng mặt bằng công viên hiện hữu, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các công viên đầu tư xây dựng.
d) Điều chỉnh mô hình quản lý, phân cấp quản lý công viên, cây xanh trên địa bàn Thành phố
- Xây dựng bộ tiêu chí về mô hình quản lý công viên, cây xanh dựa trên nội dung trong “Chương trình Phát triển Công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030” đã được thông qua; trong đó mô hình quản lý công viên như sau:
+ Đối với Công viên công cộng tập trung: dự kiến do đơn vị quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở Xây dựng thống nhất quản lý toàn diện.
+ Đối với hoa viên công cộng: (công viên có quy mô dưới 1ha) tùy theo vị trí, đặc điểm dự kiến do Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý.
+ Đối với công viên trong khu ở: dự kiến do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý.
+ Đối với các công viên khác: (công viên chuyên đề giải trí, công viên văn hóa lịch sử) tùy theo đặc thù, loại hình công viên, sẽ do đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp quản lý.
+ Toàn bộ hệ thống cây xanh đường phố (kể cả trong khu dân cư): dự kiến do đơn vị quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở Xây dựng thống nhất quản lý toàn diện.
+ Đối với cây xanh trong công viên, mảng xanh: dự kiến do đơn vị được phân cấp quản lý công viên, mảng xanh đó quản lý.
- Tổ chức sắp xếp đơn vị quản lý theo tiêu chí trên.
Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Xây dựng
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Sản phẩm hoàn thành: Kế hoạch, phương án bàn giao quản lý, tiếp nhận công viên, cây xanh.
e) Rà soát các trụ sở, cơ quan, nhà dân chiếm dụng trên mặt bằng các công viên và lập đề án thực hiện việc di dời để trả lại mặt bằng các công viên
- Rà soát toàn bộ các công trình chiếm dụng trên mặt bằng các công viên. Theo đó, lập danh mục các công trình xây dựng có chức năng không phù hợp với chức năng công cộng để lập kế hoạch tháo dỡ, di dời trả lại hiện trạng công viên. Trong đó tập trung thực hiện đối với các công viên công cộng tập trung có quy mô lớn trên địa bàn Thành phố.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Thanh tra Thành phố, Thanh tra Sở Xây dựng
Sản phẩm hoàn thành:
+ Báo cáo kết quả rà soát tình hình chiếm dụng mặt bằng các công viên trên địa bàn Thành phố.
+ Kế hoạch và việc triển khai thực hiện di dời các công trình chiếm dụng mặt bằng các công viên.
g) Quy trình, định mức quản lý, chăm sóc công viên, mảng xanh theo cấp độ
- Điều chỉnh quy trình, định mức quản lý, chăm sóc công viên, mảng xanh công cộng theo cấp độ và mức độ chăm sóc
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Sản phẩm hoàn thành: Quy trình, định mức quản lý, chăm sóc công viên, mảng xanh công cộng theo cấp độ và mức độ chăm sóc
4. Nghiên cứu, hợp tác phát triển:
- Phối hợp cùng các đơn vị trong và ngoài nước để nghiên cứu đề tài, chương trình hợp tác, đào tạo, tận dụng tối đa nguồn lực, kinh nghiệm để phát triển lĩnh vực công viên cây xanh Thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Sản phẩm hoàn thành: Các bản ghi nhớ hợp tác, các sản phẩm trao đổi, hợp tác, chương trình đào tạo.
1. Giám đốc các sở - ban ngành, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương, gắn với việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Giao Sở Xây dựng là đầu mối tổng hợp, đôn đốc các đơn vị thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hằng năm công tác triển khai thực hiện của các đơn vị.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các sở - ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Xây dựng để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định./.
Quyết định 2198/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025
Số hiệu: | 2198/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 17/06/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2198/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025
Chưa có Video