BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2143/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2019
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng đơn vị có liên quan, tổ chức/cá nhân chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU
THỰC HIỆN TỪ NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số: 2143/QĐ-BNN-KHCN ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Cơ sở pháp lý, sự cần thiết |
Mục tiêu |
Sản phẩm dự kiến |
Phương thức thực hiện |
Thời gian |
Ghi chú |
1 |
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ cải thiện chất lượng môi trường và đa dạng sinh học cho vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ vùng miền núi phía Bắc |
- Theo điểm b, khoản 3, điều 142, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp. - Chính phủ đã giao Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ và xây dựng “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn 2035”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đầu năm 2018. - Trên thế giới hiện có 172 quốc gia áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) với diện tích khoảng 43,7 triệu ha; 87 quốc gia xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm hữu cơ. Tại Việt Nam, hiện nay bắt đầu chú trọng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Do vậy, việc "Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam" để cung cấp các cơ sở dữ liệu để phục vụ xây dựng các văn bản trên là rất cần thiết. |
- Đánh giá được mức độ cải thiện chất lượng đất, nước và đa dạng sinh học trong các vùng nông nghiệp hữu cơ so với sản xuất nông nghiệp thâm canh vùng miền núi phía Bắc - Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá mức độ cải thiện chất lượng môi trường (đất, nước) và đa dạng sinh học cho vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ |
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng canh tác và phân tích chất lượng môi trường các vùng nông nghiệp hữu cơ so với sản xuất nông nghiệp thâm canh vùng miền núi phía Bắc - Bộ tiêu chí để đánh giá mức độ cải thiện chất lượng môi trường (đất, nước) và đa dạng sinh học cho vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ - Hướng dẫn quy trình thực hành canh tác nông nghiệp hữu cơ cho cây chè và rau |
Giao trực tiếp Viện Môi trường nông nghiệp-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam |
2019-2020 |
Anh Trọng |
2 |
Xây dựng quy định quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi |
Chính phủ đã giao trách nhiệm cho “Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi” tại Khoản 3, Điều 53, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu Thực tế hiện nay, bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi chủ yếu được sử dụng để san lấp các ruộng trũng, ao hồ vì được cho là loại trầm tích có hàm lượng mùn cao rất tốt cho việc cải tạo đồng ruộng. Tuy nhiên, bùn nạo vét thường bị nhiễm kim loại nặng như As, Cd, Cr, Pb, Zn, Cu, Hg,.. và nếu không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động phát triển bền vững khác. Cho đến nay, chưa có đánh giá chất lượng bùn nạo vét và hướng dẫn quản lý nhằm phát huy tác động tích cực và ngăn ngừa các tác động tiêu cực của bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi. Do vậy, việc xây dựng “Quy định quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi” là rất cần thiết |
- Đánh giá được chất lượng; tình hình quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi; - Đề xuất được nội dung quy định quản lý hiệu quả bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi trình Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành |
- Báo cáo đánh giá, phân loại chất lượng bùn nạo vét; tình hình quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi. - Giải pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi. - Quy định quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Giao trực tiếp Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường-Viện Khoa học Thủy lợi |
2019-2020 |
|
3 |
Xây dựng quy trình quản lý môi trường khi có thiên tai xảy ra
|
Trong các năm gần đây, các vụ thiên tai ngày càng gia tăng như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi với mức độ quy mô, thiệt hại ngày càng lớn. Hậu quả của các vụ thiên tai có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường như bùn đất, xác động vật chết và rác thải ngập tràn trên diện rộng (nhà ở, trường học, bệnh xá), các công trình nước sinh hoạt bị nước bẩn tràn vào, tình trạng này đã làm cho môi trường vùng vụ thiên tai bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh phát sinh. Do vậy, cần có quy trình quản lý môi trường khi có thiên tai xảy ra. |
- Nâng cao chất lượng môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai. - Xây dựng được dự thảo quy trình quản lý môi trường khi có thiên tai xảy ra trình Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. |
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng công tác bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh bệnh trong và sau thiên tai. - Giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong và sau thiên tai các cán bộ quản lý và người dân vùng có nguy cơ bị thiên tai. - Quy trình quản lý môi trường khi có thiên tai xảy ra. |
Giao trực tiếp Trường Đại học Thủy lợi |
2019-2020 |
|
4 |
Điều tra, giám sát sự thay đổi thành phần sinh vật hại chính tại các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày |
Những năm gần đây, dưới ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, cùng với việc đầu tư thâm canh cao nhưng không bền vững trong sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi rất lớn về thành phần và mức độ gây hại của nhiều loài sinh vật gây hại cũng như thành phần các loài thiên địch. Nhiều loài sinh vật hại từ thứ yếu đã trở thành chủ yếu, nhiều loài sinh vật hại mới xuất hiện, mới xâm nhập, v.v. đã và đang gây thiệt hại không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp của nước ta, đặc biệt là đối với cây trồng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện việc theo dõi, giám sát sự thay đổi thành phần loài sinh vật hại tại các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày (cây có múi, bơ, sầu riêng, tiêu, cà phê, điều, chè, v.v.), làm cơ sở khoa học phục vụ dự báo nguy cơ bùng phát dịch hại quan trọng, đưa ra các giải pháp phòng chống dịch hại trước mắt và dài hạn một cách hiệu quả, bền vững, an toàn với sản phẩm và môi trường nông nghiệp. |
- Điều tra, đánh giá sự thay đổi thành phần loài sinh vật hại chính tại các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. - Xây dựng được các giải pháp phòng chống tổng hợp sinh vật hại hiệu quả và bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường |
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sự thay đổi thành phần loài, xác định những đối tượng sinh vật hại chính trên cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. - Báo cáo đề xuất các giải pháp phòng chống tổng hợp hiệu quả, bền vững sinh vật hại đối với một số loài cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường. - Hướng dẫn phòng chống hiệu quả, bền vững một số loài sinh vật hại chính trên cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. |
Giao trực tiếp Viện bảo vệ thực vật-Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam |
2019-2020 |
|
5 |
Ứng dụng kỹ thuật kiểm toán chất thải để đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường của các mô hình trang trại chăn nuôi lợn |
Theo thống kê năm 2016, cả nước có 20.869 trang trại chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hàng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73-76 triệu tấn, đã và đang gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Việc phân tích, đánh giá các tác động môi trường của các mô hình trang trại chăn nuôi lợn là cần thiết để lựa chọn ra mô hình chăn nuôi lợn ít tác động nhất đến môi trường. Kiểm toán chất thải (KTCT) được sử dụng để đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường (nguyên nhân, nguồn phát sinh, loại và khối lượng chất thải phát sinh) giúp đưa ra giải pháp giảm lượng thải, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường và được chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996. Khoản 7, điều 6, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường như kiểm toán môi trường và sản xuất sạch hơn. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Điều 1, khoản 2) đã khẳng định việc “Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải…”. Do vậy, việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán chất thải để đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường của các mô hình trang trại chăn nuôi lợn làm cơ sở đề xuất cải tiến các mô hình chăn nuôi lợn ít phát sinh chất thải đến môi trường để nhân rộng. |
- Phân tích và đánh giá được tình hình ô nhiễm môi trường của các mô hình trang trại chăn nuôi lợn thông qua kỹ thuật kiểm toán chất thải. - Đề xuất cải tiến được các mô hình chăn nuôi lợn ít phát sinh chất thải để nhân rộng. |
- Báo cáo phân tích và đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường của các mô hình trang trại chăn nuôi lợn thông qua kỹ thuật kiểm toán chất thải. - Sổ tay hướng dẫn quy trình chăn nuôi lợn ít phát sinh chất thải. - 03 mô hình thí điểm áp dụng quy trình chăn nuôi lợn ít phát sinh chất thải cho quy mô nhỏ, vừa và lớn - Đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn ít phát sinh chất thải (3 lớp x 30 người) |
Giao trực tiếp Học Viện Nông nghiệp Việt Nam |
2019-2020 |
|
6 |
Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ môi trường do Chính phủ Thủ tướng Chính phủ giao |
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch hành động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1166/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 9729/CT-BNN-KHCN ngày 17/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 17/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tại điểm c, khoản 9, Điều 1 giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu các chất POP (chất hữu cơ khó phân hủy) sử dụng trong nông nghiệp; kiểm kê, đánh giá việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) dạng POP để đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm, Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về Quan trắc tài nguyên và môi trường. |
Có được số liệu cập nhật, để xây dựng được báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về các nhiệm vụ môi trường do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao Bộ thực hiện được lập đúng quy định.
|
- Báo cáo năm về kết quả thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Báo cáo năm về kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ; - Báo cáo năm về kết quả thực hiện kiểm soát xuất nhập khẩu các chất POP sử dụng trong nông nghiệp, kiểm kê đánh giá việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật dạng POP; - Báo cáo năm về thực hiện thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường ngành nông nghiệp, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường. |
Giao trực tiếp Viện môi trường nông nghiệp |
2019-2020 |
|
Quyết định 2143/QĐ-BNN-KHCN năm 2018 phê duyệt danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 2143/QĐ-BNN-KHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 07/06/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2143/QĐ-BNN-KHCN năm 2018 phê duyệt danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video