ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2103/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 5204/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thân về việc phê duyệt Dự án Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản; Công văn số 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3395/TTr-SNNPTNT ngày 18/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM
2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, đồng thời kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, xử lý khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.
- Giai đoạn 2021-2025 thực hiện quan trắc các chỉ tiêu chất lượng môi trường nguồn nước cấp, nước ao nuôi tại một số vùng nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực, đối tượng có sản lượng lớn và có giá trị kinh tế cao ở các địa phương: huyện Bình Sơn, huyện Tư Nghĩa, huyện Mộ Đức, huyện Lý Sơn, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.
- Trên cơ sở kết quả quan trắc, kịp thời cảnh báo về môi trường trong nuôi trồng thủy sản đến người nuôi và cơ quan quản lý địa phương, giúp cho người nuôi chủ động có biện pháp kiểm soát chất lượng nước đầu vào và trong ao nuôi để có kế hoạch sản xuất phù hợp, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý đưa ra giải pháp xử lý kịp thời trong chỉ đạo sản xuất.
I. Công tác khảo sát, chọn điểm lấy mẫu
Hàng năm tổ chức đi khảo sát, chọn điểm lấy mẫu để quan trắc môi trường ở những vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Ưu tiên các vùng nuôi các đối tượng chủ lực, đối tượng có sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao.
Thời gian dự kiến di khảo sát hàng năm: tháng 01 hàng năm
II. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện quan trắc
1. Đối tượng quan trắc:
Đối tượng cần quan trắc bao gồm các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi có sản lượng lớn và có giá trị kinh tế cao, cụ thể:
- Nước lợ (nuôi trong ao): Tôm chân trắng, tôm sú, ốc hương, cá chẽm,...
- Nước mặn (nuôi lồng bè trên biển): Tôm hùm, cá Mú, cá Bóp, cá Bè vẫu, cá Hồng, hàu Thái Bình Dương,...
2. Địa điểm quan trắc:
Chọn vùng quan trắc là những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương, có thể chọn những vùng thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Điểm được chọn là ổn định, mang tính đại diện được cho thủy vực ở nơi cần quan trắc. Cụ thể:
- Đối với nuôi thủy sản nước lợ: Lấy mẫu nước cấp chung cho toàn khu nuôi và nước ao nuôi đại diện tại các vùng nuôi tôm tập trung thuộc các huyện (Mộ Đức, Tư Nghĩa, Bình Sơn), thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.
- Đối với nuôi biển: Lấy mẫu nước tại lồng bè nuôi thủy sản ở thôn Đông An Hải, huyện Lý Sơn.
3. Thời gian quan trắc:
- Đối với nuôi thủy sản vùng triều, nuôi trên biển: Từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.
- Đối với nuôi thủy sản vùng trên cát: Từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm.
III. Thông số, tần suất và phương pháp quan trắc
1. Thông số và tần suất quan trắc:
- Các thông số thủy lý như: nhiệt độ, độ trong, độ mặn, pH, H2S, độ kiềm...
- Các thông số sinh hóa như: COD, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng nitrit (N-NO2), hàm lượng amoni (N-NH4), hàm lượng Ni tơ tổng số, hàm lượng PQ43-,...
- Các thông số liên quan đến bệnh thủy sản: Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, định lượng Coliform,...
- Tần suất quan trắc: định kỳ 01 lần/tháng lấy mẫu quan trắc.
2. Phương pháp quan trắc:
- Các chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ trong, độ mặn, pH, H2S,...dùng bộ test, máy đo để đo ngay tại hiện trường
- Các chỉ tiêu: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng nitrit (N- NO2), hàm lượng amoni (N-NH4), hàm lượng Nitơ tổng số, hàm lượng PO43-, độ kiềm, các chỉ tiêu liên quan đến bệnh như: vi khuẩn Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Coliforms (dùng phương pháp nuôi cấy trên môi trường chọn lọc) được phân tích tại phòng thí nghiệm.
IV. Công tác giám sát lấy mẫu, giám sát đo test nhanh các yếu tố môi trường tại hiện trường
Tổ chức đi giám sát tại các địa phương được lấy mẫu quan trắc như: huyện Bình Sơn, huyện Tư Nghĩa, huyện Mộ Đức, huyện Lý Sơn, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi nhằm giám sát quá trình lấy mẫu đúng vị trí được chọn, đảm bảo số mẫu và chất lượng mẫu theo yêu cầu đồng thời giám sát đo test nhanh các yếu tố môi trường tại hiện trường đảm bảo đúng kỹ thuật, yêu cầu theo quy định.
Thời gian giám sát: Từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm.
V. Công tác thông tin, phổ biến kết quả quan trắc
Kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản hàng tháng sẽ được thông tin, phổ biến đến người nuôi thủy sản thông qua các cách thức sau:
- Gửi thông báo kết quả quan trắc môi trường đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã, phường có điểm quan trắc môi trường để phổ biến đến người nuôi trên địa bàn.
- Phát trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (PTQ) định kỳ 01 lần/tháng vào thời điểm thích hợp.
- Đăng tải nội dung kết quả quan trắc trên Báo điện tử Quảng Ngãi, trên website điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Dự kiến kinh phí cho Kế hoạch: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2021 và giai đoạn 2021-2025: 1.982.500.000 đồng (Một tỷ chín trăm tám mươi hai triệu năm trăm ngàn đồng, dự kiến 396.500.000 đồng/năm). Trong đó:
- Kinh phí thực hiện quan trắc: 1.732.500.000 đồng
- Kinh phí thông tin tuyên truyền: 250.000.000 đồng
2. Dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm
Nguồn kinh phí từ NSNN cấp mỗi năm 396.500.000 đồng (Ba trăm chín mươi sáu triệu năm trăm ngàn đồng). Trong đó:
- Kinh phí khảo sát chọn điểm, giám sát lấy mẫu: 46.500.000 đồng
- Kinh phí thực hiện lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường: 300.000.000 đồng
- Kinh phí thông tin tuyên truyền: 50.000.000 đồng
(Chi tiết có bảng Phụ lục kèm theo)
2. Nguồn kinh phí: Được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm.
3. Căn cứ xây dựng kinh phí, tính toán:
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật;
- Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Ban hành đơn giá quan trắc phân tích môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Nghị quyết số 46/2017/NQ-HĐND ngày 29/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi;
- Đơn giá thực tế một số chỉ tiêu, nội dung.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với địa phương các cấp có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả sau khi Kế hoạch được phê duyệt.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Kế hoạch, lựa chọn tổ chức được chỉ định để thực hiện việc quan trắc; đồng thời tổ chức đi khảo sát chọn điểm lấy mẫu quan trắc môi trường và giám sát quá trình thực hiện công tác quan trắc môi trường ở địa phương.
- Hoàn thiện bản tin quan trắc, cảnh báo môi trường và thông tin kịp thời đến các địa phương thông qua nhiều hình thức.
- Thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đúng chế độ tài chính quy định hiện hành của nhà nước.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Các Sở, ngành liên quan
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan triển khai, chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị lấy mẫu trong công tác khảo sát lựa chọn địa điểm lấy mẫu, hỗ trợ công tác lấy mẫu và các nội dung có liên quan đến công tác quan trắc môi trường.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, địa phương có liên quan tuyên truyền, phổ biến kịp thời kết quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản đến các hộ nuôi trên địa bàn khi có kết quả quan trắc gửi về và có cảnh báo cho người nuôi tại địa phương biết để chủ động trong sản xuất./.
DỰ KIẾN SỐ MẪU VÀ VỊ TRÍ LẤY MẪU HÀNG NĂM
(Kèm theo Quyết định 2103/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
Địa phương |
Đối tượng nuôi |
Tháng |
Tổng cộng |
|||||||||
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
||||
1 |
Lý Sơn |
tôm hùm, cá các loại |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
|
16 |
2 |
Bình Sơn |
Tôm chân trắng |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
|
16 |
3 |
TP Quảng Ngãi |
Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
|
16 |
4 |
Tư Nghĩa |
Tôm chân trắng |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
|
16 |
5 |
Mộ Đức |
Tôm chân trắng |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
20 |
6 |
Đức Phổ |
Tôm chân trắng |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
20 |
|
Tổng cộng |
|
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
4 |
4 |
104 |
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG
PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định 2103/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
Nội dung thực hiện |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá (đồng) |
Kinh phí năm 2021(đồng) |
Kinh phí giai đoạn 2021-2025 (đồng) (6) = (5) *5 |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Thực hiện lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường (Hợp đồng với đơn vị lấy mẫu) |
|
|
|
300.000.000 |
1.500.000.000 |
|
|
|
|
265.304.000 |
1.326.520.000 |
||
1.1 |
Nhiệt độ |
Mẫu |
104 |
30.000 |
3.120.000 |
15.600 000 |
12 |
Độ mặn |
Mẫu |
104 |
30.000 |
3.120.000 |
15.600.000 |
1.3 |
Độ kiềm |
Mẫu |
104 |
80.000 |
8.320.000 |
41.600.000 |
1.4 |
độ pH |
Mẫu |
104 |
30.000 |
3.120.000 |
15.600.000 |
1.5 |
Oxy hòa tan (DO) |
Mẫu |
104 |
80.000 |
8.320.000 |
41.600.000 |
1.6 |
BOD5 |
Mẫu |
104 |
150.000 |
15.600.000 |
78.000.000 |
1.7 |
Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) |
Mẫu |
104 |
170.000 |
17.680.000 |
88.400.000 |
1.8 |
N-NH4 |
Mẫu |
104 |
120.000 |
12.480.000 |
62.400.000 |
1.9 |
N-NO3 |
Mẫu |
104 |
140.000 |
14.560.000 |
72.800.000 |
1.10 |
P-PO4 |
Mẫu |
104 |
120.000 |
12.480.000 |
62.400.000 |
1.11 |
H2S |
Mẫu |
104 |
120.000 |
12.480.000 |
62.400.000 |
1.12 |
Nhu cầu oxi hóa học (COD) |
Mẫu |
104 |
120.000 |
12.480.000 |
62.400.000 |
1.13 |
Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) |
Mẫu |
104 |
100.000 |
10.400.000 |
52.000.000 |
1.14 |
N-NO2 |
Mẫu |
104 |
100.000 |
10.400.000 |
52.000.000 |
1 15 |
Hàm lượng Ni tơ tổng số (TAN) |
Mẫu |
104 |
170.000 |
17.680.000 |
88.400.000 |
1.16 |
Mật độ và thành phần tảo độc |
Mẫu |
104 |
190.000 |
19.760.000 |
98.800.000 |
1.17 |
Định lượng Coliform tổng số |
Mẫu |
104 |
188.000 |
19.552.000 |
97.760.000 |
1.18 |
Định lượng Vibrio tổng số |
Mẫu |
104 |
188.000 |
19.552.000 |
97.760.000 |
1.19 |
Xác định vi khuẩn V.parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Real time PCR) |
Mẫu |
104 |
275.000 |
28.600.000 |
143.000.000 |
1.20 |
Fe |
Mẫu |
|
150.000 |
15.600.000 |
78.000.000 |
|
|
|
34.696.000 |
173.480.000 |
||
2.1 |
Thuê khoán đi thu mẫu |
|
|
|
34.696000 |
173 480 000 |
Chi phí chọn điểm lấy mẫu (Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện) |
|
|
|
9.500.000 |
47.500.000 |
|
1 |
Đi Lý Sơn |
Đợt |
1 |
3.500.000 |
3.500.000 |
17.500.000 |
2 |
Đi các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, TX Đức Phổ và TP, Quảng Ngãi |
Đợt |
2 |
3.000.000 |
6.000.000 |
30.000.000 |
|
|
|
37.000.000 |
185.000.000 |
||
1 |
Đi Lý Sơn |
Đợt |
2 |
3.500.000 |
7.000.000 |
35.000.000 |
2 |
Đi các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, TX Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi |
Đợt |
10 |
3.000.000 |
30.000.000 |
150.000.000 |
Lần |
10 |
5.000.000 |
50.000.000 |
250.000.000 |
||
|
Tổng chi phí (I+II+III+IV) |
đồng |
|
|
396.500.000 |
1.982.500.000 |
Quyết định 2103/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2021 và giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 2103/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Đặng Văn Minh |
Ngày ban hành: | 30/12/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2103/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2021 và giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video