ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2019/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 18 tháng 6 năm 2019 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quyết định này quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác (ngoài các công trình đã được quy định tại Khoản 7 Điều 40 Luật Thủy lợi), phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi (quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 41 Luật Thủy lợi) và quy trình vận hành công trình thủy lợi (quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 24 Luật Thủy lợi) trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Công trình thủy lợi khác bao gồm:
a) Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 2,0 m3/s;
b) Kênh không có bờ;
c) Bờ bao thủy lợi;
d) Trạm bơm và công trình phụ trợ.
2. Đối tượng áp dụng:
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác
1. Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 2 m3/s, phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài trở ra 1,5m đối với kênh đất, 1,0 m đối với kênh kiên cố.
2. Kênh không có bờ:
a) Kênh đất:
Trường hợp trên tuyến kênh có đoạn không có bờ, có đoạn có bờ: Phạm vi vùng phụ cận của đoạn kênh không có bờ được xác định bằng khoảng cách đã quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Thủy lợi hoặc Khoản 1 Điều này và cộng thêm khoảng cách chiều rộng bờ kênh thiết kế của đoạn kênh có bờ cùng tuyến;
Trường hợp toàn tuyến kênh không có bờ: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ giao tuyến giữa mái trong kênh với mặt đất tự nhiên và được xác định bằng khoảng cách đã quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Thủy lợi hoặc Khoản 1 Điều này và cộng thêm khoảng cách chiều rộng bờ kênh theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế kênh.
b) Kênh kiên cố:
Phạm vi vùng phụ cận được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra và xác định bằng khoảng cách đã quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Thủy lợi hoặc Khoản 1 Điều này và cộng thêm 1,0 m.
3. Bờ bao thủy lợi (Bờ vùng):
a) Bờ bao độc lập, phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân bờ trở ra mỗi phía như sau: Bờ bao liên huyện: 5,0m; Bờ bao liên xã: 3,0 m; Bờ bao trong phạm vi 01 xã: 2,0 m;
b) Bờ kênh kết hợp bờ bao (là một hạng mục của tuyến kênh), phạm vi vùng phụ cận được xác định như đối với kênh quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Thủy lợi hoặc Khoản 1 Điều này.
4. Trạm bơm và công trình phụ trợ:
a) Khu vực trạm bơm và công trình phụ trợ đã có hàng rào bảo vệ hoặc mốc chỉ giới bảo vệ công trình: Phạm vi vùng phụ cận được xác định bằng hàng rào bảo vệ hoặc các mốc chỉ giới bảo vệ công trình;
b) Khu vực trạm bơm và công trình phụ trợ chưa có hàng rào bảo vệ hoặc mốc chỉ giới bảo vệ công trình: Phạm vi vùng phụ cận được xác định gồm toàn bộ diện tích đất được nhà nước giao khi xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.
Điều 3. Xử lý chồng lấn giữa phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và công trình giao thông
1. Đối với những đoạn bờ kênh, bờ bao thủy lợi kết hợp đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận theo công trình thủy lợi, đồng thời phải đảm bảo quy định về phạm vi bảo vệ công trình giao thông.
2. Trong phạm vi chồng lấn giữa phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và công trình giao thông, việc cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải có sự thỏa thuận, phối kết hợp giữa hai ngành trước khi thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện:
1. Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi quy định tại điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều 41 Luật Thủy lợi.
2. Phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi đối với các công trình do các Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác, trừ công trình thủy lợi quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Thủy lợi.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Giám đốc các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 21/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu: | 21/2019/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương |
Người ký: | Nguyễn Dương Thái |
Ngày ban hành: | 18/06/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 21/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chưa có Video