UỶ
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/2005/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2005 |
VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁ SẤU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 ;
Căn cứ Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ bổ sung
danh mục động, thực vật hoang đó quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số
18/HĐ-BT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ
;
Căn cứ Nghị định số 11/2000/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật
hoang đó ;
Xột Công văn của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Văn bản số
1039/NN-KHTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 về phê duyệt Chương trình phát triển cá sấu
trên địa bàn thành phố đến năm 2010;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 (chi tiết kèm theo Quyết định này).
1. Tên chương trình:
Chương trình phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.
2. Địa điểm thực hiện: Các huyện và các quận có nuôi và chế biến sản phẩm cá sấu.
3. Nhiệm vụ:
+ Quản lý và phát triển đàn cá sấu (kể cả cá sấu giống và thương phẩm) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo đúng quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn CITES.
+ Phát triển các loại sản phẩm chế biến từ cá sấu phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
4. Mục tiêu đến năm 2010:
+ Đàn cá sấu thành phố đạt khoảng 100.000 con, trong đó 4.000 con cá sấu giống bố mẹ : 6.000 – 10.000 con cá sấu hậu bị ; 50.000 con, cá sấu thương phẩm ; 40.000 cá sấu non.
+ Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất, sản lượng sản phẩm chế biến từ cá sấu tăng bình quân trên 10%/năm.
5. Các giải pháp chủ yếu:
5.1. Về kỹ thuật:
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn giống cá sấu:
+ Nghiên cứu cải tạo giống nội địa, nhập khẩu giống mới.
+ Xây dựng một số trại giống cá sấu quy mô 1.500 – 2.500 con.
- Quản lý đàn cá sấu:
+ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng da và nuôi dưỡng từ ấp nở, nuôi sống, thức ăn, phòng trị bệnh, kỹ thuật chuồng trại nuôi, cách vận chuyển...
+ Quản lý gây nuôi theo quy định của CITES.
5.2. Về chế biến, xuất khẩu :
- Tìm kiếm thị trường và điều phối thị trường xuất khẩu cá sấu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá sấu.
- Phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm từ cá sấu như nhà máy thuộc da, chế biến da cá sấu.
- Xây dựng một số làng nghề nuôi và chế biến sản phẩm từ cá sấu.
5.3. Về thị trường, du lịch :
- Thành lập Hiệp hội nuôi, chế biến cá sấu thành phố.
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cá sấu.
- Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch các làng nghề, trại nuôi và cơ sở chế biến cá sấu…
5.4. Hợp tác với các địa phương :
- Tổ chức hợp tác với các địa phương bạn có lợi thế về địa lý, nguồn thức ăn.v.v… để cung cấp giống và thu mua sản phẩm.
- Trao đổi kinh nghiệm về nuôi, thị trường, chế biến và những vấn đề khác có liên quan.
5.5. Về Khoa học-Công nghệ :
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu cải tạo giống cá sấu để nâng cao chất lượng sản phẩm ; tìm kiếm thêm giống mới phù hợp với điều kiện nuôi ở nước ta. Tạo thế cạnh tranh đa dạng, chế biến thuộc da...
- Khuyến nông, khuyến công hỗ trợ nông dân, các hộ và cơ sở chăn nuôi, chế biến cá sấu...
5.6. Về chính sách sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư :
- Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố đối với phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chương trình kích cầu thông qua đầu tư...
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách.
6. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách : Đầu tư các hoạt động nghiên cứu, các hoạt động khuyến nông, khuyến công, quản lý nhà nước, hỗ trợ một phần kinh phí các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ duy trì đàn giống gốc
- Vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn dân : Phần đầu tư khác.
7. Tổ chức thực hiện :
- Thời gian thực hiện chương trình : 2005 – 2010.
- Thành lập Ban Chỉ Đạo thực hiện chương trình phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan thường trực nghiên cứu, đề xuất trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, sau khi có quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các Sở, ngành có liên quan và các doanh nghiệp để triển khai tổ chức thực hiện chương trình phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 theo chương trình, dự án đã được phê duyệt, đồng thời nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ để thành phố xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Thủ trưởng các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có nuôi, chế biến sản phẩm từ da cá sấu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
PHÁT TRIỂN CÁ SẤU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-2010
(Kèm theo Quyết định số 208
/2005/QĐ-UB ngày
02 tháng 12 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ SẤU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ :
I.1 Mục tiêu của chương trình cá sấu đến năm 2010.
I.1.1. Về chất lượng :
1. Cá sấu giống phải được tuyển chọn cẩn thận và khoa học, bảo đảm sự thuần chủng cá sấu nước ngọt (Crocoylus siamensis).
2. Xây dựng hoàn chỉnh các quy trình công nghệ nuôi các loại cá sấu, phù hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế (HACCP).
3. Xây dựng các tiêu chuẩn chuồng trại an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường.
4. Nâng cao công nghệ chế biến sản phẩm từ da cá sấu, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các thị trường.
I.1.2. Về số lượng :
1. Phấn đấu đến năm 2010 đàn cá sấu gây nuôi sinh sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong các trại đạt khoảng 80.000-100.000 con. Trong đó :
Loại sấu |
Số lượng (con ) |
Con bố, mẹ |
4.000con |
Con hậu bị |
10.000 con |
Con thương phẩm |
50.000 con |
Con non |
40.000 con |
2. Tăng số trại hiện nay lên khoảng 150 hộ, trại nuôi sấu thương phẩm với số vốn lên khoảng 150 tỷ đồng (trong đó bao gồm cả các hộ nhỏ vốn dưới 500 triệu). Đưa diện tích gây nuôi chế biến, kinh doanh cá sấu lên khoảng 30 ha.
3. Xây dựng một số trại nhân giống cá sấu nước ngọt với số lượng đàn giống gốc đã được chọn lọc đạt từ 1.500 đến 2.500 con.
4. Đảm bảo cho giá trị sản xuất, năng suất và thu nhập của lao động trong gây nuôi phát triển cá sấu tăng bình quân trên 15%/ năm từ nay đến năm 2010.
I.1.3. Về thị trường :
1. Đảm bảo tỉ trọng của thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng : 50 % cho tiêu thụ nội địa và 50 % cho xuất khẩu. Trong xuất khẩu, 70% là xuất theo đường chính ngạch và 30% là xuất theo đường tiểu ngạch.
2. Mở rộng thị trường tiêu thụ hiện nay sang một số thị trường mới ở nước ngoài như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Xuất khẩu ở dạng các sản phẩm tinh chế, hạn chế xuất thô, đồng thời xuất khẩu con sống đi theo đường chính ngạch với giá cả phù hợp trong khu vực. Cụ thể :
+ Tiêu thụ nội địa (xuất khẩu tại chỗ) : 10% kim ngạch xuất khẩu (với một số sản phẩm từ thịt, da cá sấu).
+ Các nước Trung Quốc, Đài Loan : 30% kim ngạch xuất khẩu (chủ yếu là cá sấu sống).
+ Các nước Châu Âu, Châu Úc : 60% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 40% kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm dưới dạng da tươi, thịt và 20% kim ngạch xuất khẩu dưới dạng các sản phẩm làm từ da cá sấu.
1. Giải pháp thị trường :
- Tổ chức các hoạt động tạo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ thịt cá sấu đối với thị trường nội địa.
- Xây dựng các dự án phát triển làng nghề và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm từ cá sấu thành phố.
- Xây dựng website để giới thiệu sản phẩm và mua bán cá sấu qua mạng.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm từ cá sấu, dự báo cho các doanh nghiệp và các hộ nuôi.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các thị trường mục tiêu của sản phẩm cá sấu.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng xúc tiến thương mại và kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp và các trang trại.
- Xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, các trại nuôi.
- Thành phố hỗ trợ 50% chi phí thuê diện tích triển lãm, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong hai năm đầu của chương trình.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ :
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các Viện Trường nghiên cứu các đề tài khoa học về bảo tồn, nhân giống, chế biến thực phẩm, da và tính chất dược lý, cũng như tinh chế các sản phẩm có nguồn gốc từ cá sấu.
- Đầu tư xây dựng nhà máy thuộc da công nghệ cao để có thể đưa vào hoạt động từ năm 2007.
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình gây nuôi, phát triển theo hướng dẫn của CITES.
- Các trại đã được CITES cho đăng ký phải có chương trình và biện pháp tăng đàn cá sấu bố mẹ…nhằm sản xuất cung ứng thật nhiều con non có chất lượng cho các vệ tinh.
3. Giải pháp về quản lý :
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu và trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy chế, chính sách để quản lý đàn cá sấu trên địa bàn thành phố, hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo tồn và nhân giống cá sấu.
- Chi cục Phát triển Nông thôn nghiên cứu và đề xuất các chính sách cụ thể để giúp các trại nhỏ, các cơ sở chưa đăng ký được với CITES có thể tiêu thụ xuất khẩu, hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để mở rộng danh mục các trại được cấp CITES trên địa bàn thành phố.
- Thành lập Hiệp hội các nhà chăn nuôi, chế biến và kinh doanh cá sấu.
- Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận CITES.
- Hướng dẫn lập các dự án phát triển sản xuất, gia nhập CITES, tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các mô hình nuôi cá sấu có hiệu quả trong thành phố và các tỉnh.
4. Giải pháp về vốn :
- Thành phố tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay.
- Các trại nhỏ, cơ sở mỹ nghệ chế biến da không đủ điều kiện về bảo đảm cầm cố thế chấp tài sản khi vay vốn thì được vay vốn theo quy định về hoạt động bảo lãnh tín dụng.
- Áp dụng chế độ thưởng xuất khẩu cho hàng thủ công mỹ nghệ từ da cá sấu.
5. Giải pháp về nguồn nhân lực :
- Hiệp hội Cá sấu phối hợp với Trường Đại học Nông lâm mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật nuôi và thú y đối với công nhân trong các trại và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cá sấu.
- Nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động trong các trại và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cá sấu.
1. Xây dựng một số cơ sở sản xuất giống cá sấu, quy mô 1.500-2.500 con.
- Mục tiêu : Bảo tồn và nhân giống cá sấu.
- Nhiệm vụ : Đảm bảo cung cấp giống đủ số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn theo quy định, cho các trang trại, các cơ sở, hộ gia đỡnh, có nhu cầu.
- Cơ quan chủ trì : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Tổ chức thực hiện : Các Doanh nghiệp
2. Xây dựng một số dự án, đầu tư nhà máy, cơ sở thuộc và chế biến da cá sấu :
- Mục tiêu : Nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến từ da cá sấu.
- Nhiệm vụ : Áp dụng công nghệ tiên tiến, kết hợp truyền thống, đảm bảo sản phẩm đủ sức cạnh tranh và cung cấp cho các thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ sản xuất thiết bị trong nước, qua đó giảm chi phí đầu tư thông qua chương trình kích cầu.
- Tổ chức thực hiện : Các Doanh nghiệp.
3. Dự án xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu.
- Mục tiêu : Nâng cao giá trị gia tăng và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu.
- Nhiệm vụ : Xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm các loại từ cá sấu trong và ngoài nước, xây dựng các chương trình tiếp thị, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu, đảm bảo sản phẩm đủ sức cạnh tranh, tiêu thụ kịp thời.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp) Trung tâm Xúc tiến Thương Mại và Đầu tư thành phố-Sở Thương mại.
- Tổ chức thực hiện : Các doanh nghiệp.
4. Xây dựng hệ thống quản lý ISO 9000 và HACCAP cho các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi có nhu cầu.
Mục tiêu : Nâng cao năng lực quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp.
Nhiệm vụ : Nâng cao hiệu quả quản lý trong chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá sấu, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ.
Tổ chức thực hiện : Các doanh nghiệp, trại nuôi.
5. Nghiên cứu thực hiện một số dự án, đề tài về nuôi, chế biến sản phẩm từ cá sấu.
- Mục tiêu : Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về nuôi, chế biến sản phẩm từ cá sấu.
- Nhiệm vụ :
+ Nuôi dưỡng, thuần dưỡng, nâng cao chất lượng giống cá sấu.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơ sở sản xuất, chế biến từ cá sấu.
+ Nghiên cứu các dược tính cá sấu (cao, mật, huyết…) phục vụ cho sức khỏe con người.
Cơ quan chủ trì : Sở Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức thực hiện : Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Y tế và các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi tổ chức nghiên cứu, triển khai chương trình, dự án chế biến sản phẩm thức ăn và thuốc bổ từ thịt cá sấu, Sở Y tế hỗ trợ việc đăng ký các sản phẩm y tế mới.
6. Xây dựng làng nghề cá sấu.
Mục tiêu : Tạo lập mô hình làng nghề phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Nhiệm vụ : Quản lý con giống, hỗ trợ xây dựng chuồng trại, chăm sóc và nuôi dưỡng cá sấu.
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân quận 12, huyện Củ Chi.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 gồm các thành viên : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Du lịch, Sở Y tế, Hội chế biến thực phẩm, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hội Da giày. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 12 năm 2005.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp các Sở-ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện có liên quan triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010.
3. Định kỳ 03 tháng Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 tổ chức giao ban, sơ kết, báo cáo tình hình, kết quả tổ chức thực hiện và khó khăn vướng mắc (nếu có) cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phự hợp thực tế./.
Quyết định 208/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 do Ủy ban Nhân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 208/2005/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 02/12/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 208/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 do Ủy ban Nhân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video