Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2020 - 2050 VÀ CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ CHẤM DỨT KHAI THÁC NƯỚC NGẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xut, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đi, bsung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thành ph HChí Minh đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 15340/SXD-HTKT ngày 28 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030.

Điều 2. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng “để báo cáo”;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: các PCVP;
- Phòng ĐT, TH;
- Lưu: VT, (ĐT-TNC) T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hòa Bình

 

TÓM TẮT

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2020 - 2050 VÀ CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ CHẤM DỨT KHAI THÁC NƯỚC NGẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

Phần mở đầu

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có tốc độ đô thị hóa và tỷ lệ tăng dân số ở mức cao, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội là nhu cầu về đời sống cần được nâng cao trong đó có nhu cầu về nước sạch. Hiện nay 100% dân số của Thành phố đã được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, nhưng hệ thống cấp nước Thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện tại và trong tương lai.

Hiện nay, việc cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang đi mặt với những thách thức: vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát trin kinh tế, xã hội dọc theo lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai; tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước thô cung cấp cho Thành phố, thiếu khả năng dự phòng để ứng phó với diễn biến bất ngờ của nguồn nước thô; tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, dân số tăng nhanh; hệ thng mạng lưới đường ng cấp nước mặc dù được đầu tư phát triển nhanh chóng và cơ sở hạ tng ngày càng hoàn chỉnh hơn giúp đáp ứng được yêu cầu truyn tải và phân phi nước đến người dân, nhưng cũng còn một số tồn tại như hệ thng phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều hạng mục công trình được đầu tư đã nhiu năm cn được cải tạo, quy hoạch mạng lưới cấp nước Thành phố được cấu tạo mạng vòng, không có những b chứa nước đđiều phối và dự phòng trên hệ thng mạng lưới đường ống cấp nước; áp lực nước trên hệ thống cấp nước của Thành phố chưa đng đu; cht lượng nước tại nhà máy sau khi xử lý đạt quy chun nước dùng cho ăn uống trực tiếp. Tuy nhiên khi đến người sử dụng qua hệ thng mạng lưới đường ống cấp nước, một số chỉ tiêu chất lượng nước chưa đảm bảo như hàm lượng chất khử trùng chlorine,...

Do đó, việc xây dựng Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 nhằm phục vụ nhu cu thiết yếu của con người và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố là cn thiết. Trên cơ sở đó đra các giải pháp cụ thể có tính đến biến đổi khí hậu nhằm cấp nước ổn định, chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt đáp ứng cho các nhu cu sử dụng nước theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 phục vụ việc xây dựng văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, là cơ sở để Đảng bộ Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền Thành phố tổ chức lập và phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 theo đúng quy định pháp luật.

Phần I

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

- Đảm bảo mỗi người dân sống và làm việc tại Thành phố đều được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ cung cấp nước sạch, chất lượng và ổn định.

- Đảm bảo an ninh nguồn nước thô.

- Đảm bảo cấp nước an toàn cho cả hệ thống, bằng hoặc vượt Chương trình Quc gia về Cấp nước an toàn.

- Phát triển và duy trì hệ thống cấp nước đảm bảo phù hợp, và góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố.

Phần II

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Tình hình công tác cung cấp nước sạch hiện nay

1.1. Mô hình quản lý vận hành

Hiện tại hệ thống mạng lưới cấp nước của Thành phố Hồ Chí Minh đang được quản lý và vận hành bởi các đơn vị khác nhau gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân:

- Tng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (công ty vốn nhà nước 100%) và đơn vị trực thuộc, công ty con: quản lý Nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp, Nước ngm Tân Bình, Bình Hưng và toàn bộ hệ thống cấp nước của 23/24 quận, huyện (trừ huyện Củ Chi).

- Công ty Cphần Hạ tầng nước Sài Gòn: quản lý hệ thống mạng lưới cấp nước cho khu vực huyện Củ Chi.

- Các Công ty Cphần: Nước B.O.O Thủ Đức, Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Nước sạch Tân Hiệp, cấp nước Kênh Đông quản lý và vận hành các nhà máy nước sau đó bán sỉ nước sạch cho Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp tham gia công tác cung cấp nước sạch tại các huyện ngoại thành theo hình thức xã hội hóa cấp nước với quy mô nhỏ lẻ.

1.2. Quy mô hệ thống cấp nước

Hiện nay, nguồn nước thô khai thác chủ yếu (đến 94%) từ nước mặt gồm lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Sài Gòn, một phần nhỏ (6%) từ nguồn nước ngầm. Tổng công suất cấp nước thiết kế các nhà máy nước hiện nay 2.400.000 m3/ngày, công suất phát nước thực tế trung bình của năm 2019 là: 1.928.000 m3/ngày. Một thông số chính hệ thống cấp nước Thành phố hiện nay như sau:

- Tỷ lệ dân số được cấp nước: 100%.

- Tiêu thụ nước sạch trung bình qua hệ thống cấp nước Thành phố: 1,93 triệu m3/ngày đêm.

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước: 2,40 triệu m3/ngày đêm.

- Tổng công suất phát nước bình quân từ các nhà máy nước: 1,53 triệu m3/ngày đêm.

- Tổng số đấu nối khách hàng: 2,14 triệu.

- Tổng chiều dài mạng lưới chuyển tải và phân phối nước sạch: 8.200 km.

- Tỷ lệ thất thu thất thoát nước nước sạch: 20,85 %.

1.3. Tình hình khai thác nước ngầm

TT

Nội dung thực hiện

Lưu lượng khai thác cuối năm 2016

Lưu lượng khai thác cuối năm 2018

Lưu lượng khai thác cuối năm 2019

 

Tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố

716.581

487.000

301.003

1

Lượng khai thác nước dưới đất hộ gia đình

355.859

231.000

133.019

2

Lượng khai thác nước dưới đất trong khu chế xuất - khu công nghiệp

58.150

40.000

29.757

3

Lượng khai thác nước dưới đất bên ngoài khu chế xuất - khu công nghiệp không phải hộ gia đình

172.572

116.000

48.227

4

Lượng khai thác nước dưới đất của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên

130.000

100.000

90.000

 

Lượng khai thác toàn Thành phố, sau khi trừ sản lượng khai thác nước ngầm của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV

586.581

387.000

211.000

2. Nhận xét, đánh giá

2.1. Các điểm tích cực

- Đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của Thành phố.

- Chất lượng nước sạch được đảm bảo theo quy chuẩn quốc gia.

- Đảm bảo cấp nước an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.

2.2. Các vấn đề còn tồn tại

a. Cơ s pháp lý:

- Quy định về xử lý trách nhiệm của các đơn vị cấp nước tư nhân, điều kiện của các đơn vị tham gia vào lĩnh vực cấp nước,...

- Quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác cấp nước của các doanh nghiệp cấp nước và các chế tài xử lý doanh nghiệp cấp nước, khách hàng sử dụng nước.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hóa chất, trang thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong ngành nước của Việt Nam, vị trí lắp đặt ống cấp nước băng qua các khu vực đặc thù (công trình cầu đường bộ, công trình đường cao tốc, công trình công cộng...) nhằm bảo đảm an toàn cho tuyến ống cấp nước trong quá trình thi công và vận hành; xây dựng các bể chứa nước ngầm khu vực công cộng, xây dựng các bchứa ngm, hồ nước mái, bchứa khu vực các tòa nhà, chung cư...

- Quyền của y ban nhân dân Thành phố trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để tăng cường công tác quản lý cấp nước trên địa bàn Thành phố phù hợp với các điều kiện đặc thù của Thành phố.

b. Mô hình quản lý

- Việc cổ phần hóa một số Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Nhà Bè, Thủ Đức, Phú Hòa Tân, Chợ Lớn, Bến Thành, Gia Định) nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư khu vực tư nhân vào lĩnh vực cấp nước tuy nhiên tính từ thời điểm cổ phần hóa đến nay, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cấp nước vẫn không cao...

- Ngoài cổ phần hóa các công ty thành viên, Thành phố có một số doanh nghiệp tư nhân hoặc liên danh giữa Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV với các công ty tư nhân đầu tư trong lĩnh vực xây dựng nhà máy xử lý nước (BOT Bình An, BOO Thủ Đức, Tân Hiệp 2 và Thủ Đức 3) và trong lĩnh vực đu tư phát triển hệ thống cấp nước (Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn).

- Đối với các công ty cổ phần, khi có phát sinh mâu thuẫn về lợi ích kinh tế với các đơn vị cấp nước, nhà nước, việc cung cấp nước cho người dân sẽ gián đoạn vì hiện nay tài sản hệ thng cấp nước (đường ống, nhà máy,...) hiện nay đang thuộc quyền sở hữu của các công ty tư nhân. Nếu có tranh chấp việc cấp nước cho người dân sẽ khó khăn do phải xử lý theo quy định pháp luật, đặc biệt là đi với những đối tác mang yếu tố nước ngoài.

c. Nguồn nước thô: Nguồn nước thô hiện nay được khai thác trực tiếp tại sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, vị trí lấy nước hiện nay thuộc hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Chất lượng nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Đồng thời giải pháp khai thác nước thô hiện nay đang gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

d. Cấu trúc mạng lưi: Do được phát triển qua nhiều thời kỳ, vùng phục vụ rộng, có các điểm cách xa các nhà máy nước, chưa có bchứa trung gian và hệ thống tăng áp, hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước hiện nay của Thành phố chưa đồng bộ do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của Thành phố. Mạng lưới cấp nước còn nhiều tồn tại: áp lực không đồng đều, áp lực lớn vào đầu nguồn và thp vào cuối nguồn, không có hệ thống kiểm soát chất lượng trên mạng lưới đường ống,...

e. Công nghệ xử lý: Về cơ bản hiện nay công nghệ xử lý nước sạch ở các nhà máy hiện nay vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn tim n nguy cơ rủi ro cao khi nguồn nước biến động và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nước ngày càng cao của khách hàng như:

- Một bộ phận người dân không quen sử dụng nước sạch là do có mùi clorua trong nước nên cần áp dụng các công nghệ khử trùng khác như khử trùng băng tia UV, ô zôn,... cho phù hợp với thực tiễn.

- Trong một số trường hợp (độ mặn tăng cao, chất hữu cơ cao trong nguồn nước thô), công nghệ xử lý của các nhà máy chưa xử lý được.

f. Ứng dụng khoa học công nghệ: Việc ứng dụng công nghệ trong ngành nước của Thành phố đã được áp dụng nhiều ví dụ như đọc số đồng hồ nước bng smartphone, GIS,... nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

g. Công tác vận hành: Các nhà máy nước trên địa bàn Thành phố cơ bản có hệ thng giám sát tự động tuy nhiên mỗi nhà máy có mức độ tự động khác nhau.

- Mạng lưới đường ống cấp nước chưa có hệ thống giám sát tự động.

- Quy trình vận hành hệ thống cấp nước hiện nay chưa thống nhất.

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về lĩnh vực cấp nước vẫn chưa đầy đủ như: vật liệu dùng trong ngành nước, hành lang bảo vệ nguồn nước thô, hành lang bảo vệ tuyến ống cấp nước, chất lượng nước...

Do đó, chưa kiểm soát được áp lực nước, chất lượng nước và thất thoát thất thu nước trên hệ thng mạng lưới

Phần III

NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG

Một dự báo nhu cầu sử dụng nước được thực hiện bằng phương pháp phân tích dựa trên kết hợp những cơ sở như sau:

- Lịch sử tiêu thụ, nhu cầu thực tế để phân tích xu hướng gia tăng của lượng tiêu thụ hay nhu cầu sử dụng nước sạch của đô thị tương ứng với các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và đặc thù của đô thị đó trong khoảng thời gian của các số liệu đó.

- Thực tế đang diễn ra tại thời điểm báo cáo.

- Phù hợp quy mô và tính chất phát triển đô thị như dự báo phát triển quy mô dân số, không gian đô thị, các khu công nghiệp, các hoạt động kinh tế xã hội... của quy hoạch chung của Thành phố.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và định hướng cấp nước của Việt Nam.

- Kinh nghiệm dự báo của các đô thị khác và của chính Thành phố trong các năm qua.

Từ các cơ sở trên, tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng ngày lớn nhất theo từng giai đoạn.

Đơn vị: triệu m3/ngđ

2020

2025

2030

2035

2040

2045

2050

2,3

2,9

3,6

3,9

4,6

5,4

6,1

Dự báo nhu cầu này sẽ được kiểm tra lại, và khi có đầy đủ các số liệu điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố để đảm bảo dự báo nhu cầu sử dụng nước đáp ứng với quy mô phát triển của Thành phố trong giai đoạn tương lai.

Phần IV

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Định hướng phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050

1.1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo mỗi người dân sống và làm việc tại Thành phố đều được thụ hưởng đy đủ các dịch vụ cung cấp nước sạch, chất lượng và ổn định.

- Đảm bảo an ninh nguồn nước thô.

- Đảm bảo cấp nước an toàn cho cả hệ thống, bằng hoặc vượt Chương trình Quốc gia về Cấp nước an toàn.

- Phát triển và duy trì hệ thống cấp nước đảm bảo phù hợp, và góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố.

1.2. Quan điểm phát triển

- Lợi ích và an toàn cấp nước của người dân là nhân tố trung tâm của quan điểm phát triển.

- Từng bước đảm bảo an ninh nguồn nước thô cho Thành phố.

- Xem xét trong bối cảnh liên kết vùng Thành phố Hồ Chí Minh của hệ thống cấp nước khi có điều kiện.

- Cập nhật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngành nước.

1.3. Công suất hệ thống

- Công suất của hệ thống cấp nước phải tương ứng với nhu cầu, có thể thấp hơn hoặc cao hơn 5% - 10% so với tổng nhu cầu dự báo, theo kinh nghiệm thực tế thiết kế và hoạt động của ngành cấp nước.

- Các nhà máy nước hiện nay đã được dự trù mở rộng cho tổng công suất toàn hệ thống là khoảng 3,6 triệu m3/ngđ. Tổng công suất này chỉ đáp ứng được trong khoảng 10 năm tới, đến giai đoạn 2030. Trong 20 năm tiếp theo, từ năm 2030 - 2050, hệ thống cần có thêm các nguồn cung cấp khoảng 2,4 triệu m3/ngđ cho Thành phố.

Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông, Công ty C phn Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

1.4. Nguồn nước thô - an ninh nguồn nước

- Di dời dần điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đng Nai.

- Kết hợp với việc xây dựng các hồ hoặc cụm hồ dự trữ nước thô, gia tăng an ninh, an toàn ngun nước khi đi diện với các rủi ro và nhiễm mặn từ tác động của biến đi khí hậu, cũng như các vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực.

- Trong tương lai, các nhà máy nước hiện hữu và nhà máy mới sẽ được cung cấp nước thô trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. Ý tưởng di dời điểm khai thác nước thô về phía thượng lưu dần theo từng giai đoạn, kết hợp với việc xây dựng các cụm htrữ nước, với 2 mục đích chính:

+ Tránh hoặc hạn chế tối đa các tác động bất lợi của việc xâm nhập mặn và ô nhim ngun nước (với vị trí di dời mới);

+ Giãn tiến độ huy động vốn, giảm việc tập trung vốn đầu tư trong giai đoạn đu, qua đó tăng tính khả thi về vn đầu tư, cũng như tăng hiệu quả tài chính của khoản đầu tư.

Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty Cổ phần cấp nước Kênh Đông, Công ty C phn Đu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

1.5. Các nhà máy nước

Tùy thuộc vào khả năng sử dụng đất xây dựng nhà máy, cũng như các hồ chứa nước thô, hành lang các tuyến chuyển tải nước thô, nước sạch để xây dựng nhà máy nước. Dự kiến xây dựng nhà máy nước từ 2 hướng Đông, Tây của Thành phố như sau:

- Nhà máy nước Đông Thành phố: công suất 500.000 m3/ngđ, sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai/hồ Trị An, dự kiến đưa vào hoạt động giai đoạn năm 2040. Vị trí nhà máy có thể đặt tại quận Thủ Đức hoặc Quận 9.

- Nhà máy nước Tây Thành phố: sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn/hồ Dầu Tiếng, công suất giai đoạn 2040 là 500.000 m3/ngđ, công suất giai đoạn 2050 là 2.000.000 m3/ngđ. Vị trí nhà máy có thể đặt tại huyện Hóc Môn hoặc huyện Bình Chánh (ưu tiên vị trí tại huyện Bình Chánh gần phía miền Tây). Đi cùng với nhà máy này là cụm hồ trữ số 3, kết nối với các cụm hồ số 1 và 2.

Địa điểm cụ thể của các nhà máy mới, các cụm hồ trữ, cũng như vị trí, hướng tuyến chuyển tải nước thô, nước sạch của các nhà máy sẽ được nghiên cứu, lựa chọn trong các bước lập quy hoạch cấp nước, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi... trong thời gian tới.

Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty Cổ phần cấp nước Kênh Đông, Công ty Cphần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

1.6. Công nghệ xử lý

- Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước sẽ liên quan và phụ thuộc vào chất lượng nước thô từ ngun khai thác, hay nói cách khác là phụ thuộc vào an ninh, an toàn nguồn nước.

- Theo dự báo, chất lượng nguồn nước thô đang ở xu hướng ô nhiễm về độ mặn, chất hữu cơ. Do đó, đ xut 03 dây chuyn công nghệ đ kim soát hiệu quả các công đoạn xử lý, đối với các biến đổi khó lường của chất lượng nước thô theo thời gian. Cụ thể:

+ Dây chuyền 1. Dây chuyền công nghệ truyền thống phổ biến, hiện đang được sử dụng.

+ Dây chuyền 2. Dây chuyền sử dụng lọc than hoạt tính, sử dụng cho nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ mức độ nhẹ đến vừa.

+ Dây chuyền 3. Dây chuyền sử dụng kết hợp lọc sinh học và lọc than hoạt tính, sử dụng cho nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ mức độ nặng.

Cơ quan thực hiện: Công ty cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty Cổ phần cấp nước Kênh Đông, Công ty Cphn Đu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

2. Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030

2.1. Mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025

- Tổng công suất hệ thống cấp nước là 2.900.000 m3/ngđ (100.000 m3/ngđ từ nguồn nước ngầm).

- Giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch còn 18%.

- 100% hộ dân sử dụng nước sạch.

- Triển khai và hoàn thành quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

- Cải tạo cấu trúc mạng lưới chuyển tải và phân phối.

- Phát triển hệ thống cấp nước thông minh.

- Lắp đặt thí điểm công trình cung cấp nước uống tại vòi các khu vực công cộng như công viên, trường học, bệnh viện...

2.2. Mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030

- Tổng công suất hệ thống cấp nước 3.600.000 m3/ngđ (trong đó 100.000 m3/ngđ là nước ngầm).

- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch còn 15%.

- Tiếp tục duy trì 100% hộ dân sử dụng nước sạch.

- Hoàn tất việc di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu.

- Phát triển mạng lưới đường ống đồng bộ với công suất mở rộng các nhà máy nước.

- Tiếp tục phát triển hệ thống cấp nước thông minh.

- Tiếp tục lắp đặt thí điểm công trình cung cấp nước uống tại vòi ở các khu vực công cộng như công viên, trường học, bệnh viện...

2.3. Giải pháp thực hiện

2.3.1. Mô hình quản lý cấp nước

- Xây dựng mô hình cấp nước theo hướng nhà nước quản lý chung ngành cấp nước Thành phố, chỉ cổ phần hóa các phần việc liên quan đến phần dịch vụ khách hàng hoặc các giai đoạn hỗ trợ khác.

- Thành phố hoặc đơn vị ủy quyền của Thành phố là chủ sở hữu đối với các công trình cấp nước.

- Xây dựng kế hoạch cổ phần các phần việc mà tư nhân có thể đảm nhận và làm tốt hơn nhà nước nhưng vẫn đảm bảo được sự xuyên suốt quản lý của nhà nước như dịch vụ khách hàng (đọc số, thu tiền, gắn đồng hồ nước...); quản lý vận hành nhà máy, vận hành hệ thống, vận hành mạng lưới...

Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ.

2.3.2. Các công trình khai thác và chuyển tải nước thô

- Di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu so với điểm khai thác hiện tại Hòa Phú: vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20 km, cách ngã ba sông Thị Tính - sông Sài Gòn khoảng 10-15 km về thượng lưu. Điều này hạn chế tối đa các ảnh hưởng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đ vào sông Thị Tính.

- Khảo sát và xây dựng cụm hồ chứa nước thô số 1, với các hạng mục chính dự kiến:

+ Công trình thu nước sông Sài Gòn, công suất 1.000.000 m3/ngđ, chia làm 2 giai đoạn. Công suất mỗi giai đoạn 500.000 m3/ngđ.

+ Kênh (hoặc ống) dẫn nước về cụm hồ chứa.

+ Cụm hồ chứa, tổng dung tích 10 triệu m3/ngđ, diện tích đất sử dụng khoảng 200 ha.

+ Trạm bơm nước thô, công suất 1.000.000 m3/ngđ, chia làm 2 giai đoạn. Công suất mỗi giai đoạn 500.000 m3/ngđ.

+ Tuyến ống chuyển tải nước thô về hệ thống Hoà Phú - Tân Hiệp, dài khoảng 15 - 20km.

Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty C phn Hạ tng nước Sài Gòn.

2.3.3. Mở rộng, nâng công suất các nhà máy nước

Ưu tiên mở rộng nâng công suất trước tại các nhà máy nước thuộc sở hữu nhà nước tại Thủ Đức, Tân Hiệp. Sau đó mới đến các nhà máy thuộc sở hữu tư nhân. Riêng nhà máy nước Tân Hiệp (Tân Hiệp 3) chỉ nâng công suất đồng bộ với việc hoàn thành xây dựng cụm hồ chứa số 1 và hạng mục nước thô liên quan.

Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông, Công ty C phn Đu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

2.3.4. Xử lý bùn các nhà máy nước

- Nghiên cứu và lựa chọn công nghệ xử lý bùn.

- Xây dựng hệ thống xử lý bùn cho các nhà máy nước trên địa bàn Thành phố: Tân Hiệp 1, Tân Hiệp 2, Kênh Đông, BOO Thủ Đức, Thủ Đức.

Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty Cổ phần Cấp nước Kênh Đông, Công ty Cphần Đu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.

2.3.5. Cải tạo cấu trúc mạng lưới chuyển tải và phân phối

- Đảm bảo cấp nước an toàn theo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn (Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2016 của Thtướng Chính phủ).

- Kiểm soát và điều phối được áp lực và lưu lượng tại bất cứ khu vực nào trong phạm vi cấp nước.

- Có khả năng dự trữ nước sạch, để dự phòng cấp nước trong trường hợp sự cố.

- Có khả năng khử trùng bổ sung, hạn chế tối đa việc tái ô nhiễm đường ống.

- Đồng thời kết hợp được và tối ưu hoá giảm thất thoát nước trên mạng lưới.

- Theo đó, mạng lưới được vận hành theo các vùng, khu vực áp lực. Trên mạng thiết lập các trạm bơm tăng áp cùng với các bể chứa nước sạch. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng: bchứa quy mô lớn, bchứa quy mô nhỏ, bchứa cấp I, bchứa cấp II, nhà máy phân phối nước (WDP), hay trạm bơm tăng áp (chủ động),...

Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.

2.3.6. Giảm thất thoát thất thu nước sạch

- Giám sát cấp nước tại các khu vực đồng hồ tổng nhằm theo dõi nguồn cung nước hàng tun.

- Đo tốc độ dòng chảy ban đêm nhằm xác định thất thoát nước vật lý hay thương mại.

- Thiết lập khu vực đồng hồ tổng (DMZ/DMA) nhằm xác định và giải quyết các điểm có tỷ lệ thất thoát cao.

- Lắp đặt van giảm áp để điều tiết áp lực.

- Thay thế đường ống bị rò rỉ, không đảm bảo yêu cầu.

Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.

2.3.7. Uống nước tại vòi

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước, vật liệu dùng trong ngành nước và quy trình kiểm soát.

- Lắp đặt các công trình cung cấp nước uống tại vòi tại các công trình công cộng như công viên, quảng trường, bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính...

- Theo khảo sát, dự kiến lắp đặt từ 1.500 - 2.000 vị trí lắp đặt theo đề xuất của y ban nhân dân các quận - huyện.

Cơ quan thực hiện: Sở Y tế, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Tng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.

2.3.8. Hệ thống cấp nước thông minh

- Xây dựng giải pháp hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các quá trình từ xa (SCADA) cho nhà máy nước và trung tâm điều khiển phân phối (DCC) tích hợp với mô hình thủy lực, quản lý tài sản và hệ thống thông tin địa lý (GIS).

- Xây dựng các giải pháp xây dựng và tích hợp cho hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống thông tin tài chính (FIS), hệ thống quản lý và kim kê tài sản (AIMS).

Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.

2.3.9. Lộ trình hạn chế khai thác nước ngầm

Nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 về Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Trong đó, để giảm khai thác nước ngầm, Thành phố thực hiện các giải pháp chính sau:

- Đối với đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm trong các khu chế xuất - công nghiệp, và đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm bên ngoài các khu chế xut - công nghiệp không phải hộ gia đình: giảm khai thác nước dưới đất theo chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và theo Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Đối với các đơn vị cấp nước: ngừng khai thác các trạm tại các khu vực đã có mạng cấp nước của Thành phố.

Sau năm 2025, tiếp tục duy trì tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố là 100.000 m3/ngđ nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho Thành phố (các ngun này duy trì đvận hành, bảo trì nhà máy).

Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020-2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030

Số hiệu: 203/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Lê Hòa Bình
Ngày ban hành: 18/01/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020-2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…