ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2008/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 7 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ, CỨU NẠN THIÊN TAI NĂM 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2018;
Xét đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Văn bản số 1316/BCH-PTM ngày 07/6/2018; của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Văn bản số 62/PCTT ngày 13/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án Cứu hộ, cứu nạn thiên tai năm 2018, với nội dung chi tiết như Phương án số 1317/PA-CHCN ngày 07/6/2018 của Tiểu ban Cứu hộ, cứu nạn kèm theo.
Điều 2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện phương án có hiệu quả và đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. .
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỨU HỘ, CỨU NẠN THIÊN TAI NĂM 2018
Thực hiện Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định một số nội dung về công tác PCTT & TKCN trên địa bàn tỉnh; Công văn số 41/PCTT ngày 10/5/2018 của Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh về việc xây dựng phương án PCTT &TKCN năm 2018. Tiểu Ban cứu hộ, cứu nạn thiên tai xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn thiên tai năm 2018, như sau:
I. KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình chung
Bộ CHQS tỉnh là Tiểu ban cứu hộ, cứu nạn thiên tai thuộc Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có 4 cơ quan (Phòng TM, CT, HC, KT), 13 Ban chỉ huy Quân sự huyện, thị, thành phố, các đơn vị trực thuộc gồm: e841, TQS tỉnh; c20TS, c17CB, b18TT, Kho K19, Trạm Z12, Bệnh xá và trại tăng gia T34. Phạm vi đóng quân và hoạt động huấn luyện tại đơn vị, huấn luyện giả ngoại kết hợp làm công tác vận động quần chúng, diễn tập... rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Ngoài thực hiện nhiệm vụ SSCĐ, huấn luyện, xây dựng chính quy, LLVT tỉnh còn thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của tỉnh, trong đó có nhiệm vụ PCTT - TKCN.
2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ
Tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa bàn Quân khu 4, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có chung đường biên giới dài 145 km. Phía Đông có bờ biển dài 137km, có tổng diện tích 60.054 km2, dân số hơn 1,3 triệu người, có 10 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố với 262 xã, phường. Tỉnh có địa hình đa dạng, một bên là dãy Trường sơn, một bên là biển Đông, giữa là dải đồng bằng hẹp, bị chia cắt bởi các mạng sông, suối tạo thành nhiều vùng nhỏ, độ dốc lớn, với 4 cửa lạch lớn: Cửa hội (Nghi Xuân); Cửa Sót (Lộc Hà); Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên); Cửa Khẩu (Kỳ Anh) thường bị ảnh hưởng của triều cường. Thời tiết những năm gần đây diễn biến phức tạp không theo quy luật, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.500 mm (có nơi 1.800-3.400 mm). Với điều kiện thời tiết, địa lý như trên làm cho Hà Tĩnh có đặc thù thiên tai vừa đa dạng, vừa phức tạp, vùng núi thường bị lũ quét, sạt lỡ, vùng ven biển, cửa lạch chịu ảnh hưởng của bão, triều cường, các vùng ngoài đê thường bị ngập lụt dài ngày, vùng nội đồng và hồ chứa nước thường bị ngập úng.
3. Lực lượng, phương tiện của đơn vị và đơn vị liên quan đến nhiệm vụ
a) Lực lượng, phương tiện của cơ quan, đơn vị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
* Lực lượng:
04 cơ quan của Bộ chỉ huy, 13 Ban chỉ huy Quân sự huyện, thị, thành phố; Trường QS tỉnh, e841, c20 Trinh sát, c17 Công binh, b18 Thông tin, kho K19, trạm Z12, bệnh xá, trại tăng gia T34.
* Phương tiện:
Xuồng ST 750: 03 chiếc; ST 660: 02 chiếc; ST450: 01 chiếc; nhà bạt 60 m2: 13 bộ; 24,75 m2: 15 bộ; 16,5 m2: 80 bộ; phao tròn: 1.550 cái; áo phao cứu sinh: 1.320 cái; phao bè: 12 cái (nguồn UBQG, QP).
b) Lực lượng, phương tiện của các đơn vị của Bộ, Quân khu:
* Lực lượng:
Biên phòng tỉnh: 200 đ/c, Công an tỉnh: 250 đ/c, Quân khu: 550 đ/c (f324: 400 đ/c; d12, d31, T91 mỗi đơn vị 50 đ/c, Cảnh sát biển, Hải Quân vùng I; d81 Ttin; chi nhánh Viettel Hà Tĩnh).
* Phương tiện:
- Các đơn vị tham gia ứng cứu tự bảo đảm phương tiện đơn vị mình.
4. Kết luận thuận lợi khó khăn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ
a) Thuận lợi:
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh được sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của BTL Quân khu, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan Ban, Ngành, Đoàn thể của tỉnh. Để chủ động đối phó có hiệu quả các tình huống do thiên tai, thảm họa và lụt bão xảy ra hàng năm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức quán triệt chặt chẽ các Chỉ thị, Mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu, UBND tỉnh về công tác PCTT 7 TKCN đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng DBDV, DQTV nâng cao nhận thức trong thực hiện nhiệm vụ, tiến hành rà soát điều chỉnh kế hoạch bảo đảm lực lượng, phương tiện, kịp thời. Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh, phân công trách nhiệm cho từng thành viên chỉ đạo các huyện, thị, thành, đơn vị. Hướng dẫn kịp thời các đơn vị thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chổ”, nắm chắc các phương án, diễn biến thời tiết tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả do lụt, bão thảm họa gây ra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên giao.
b) Khó khăn:
Đơn vị đóng trên địa bàn hằng năm phải chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lụt. Phương tiện phục vụ công tác PCLB - TKCN có phần hạn chế do đó khi có tình huống tìm kiếm cứu nạn trên biển với sức gió cấp 3, cấp 4 tàu xuồng nhỏ khó đáp ứng yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ TKCN.
Quá trình tham gia PCTT - TKCN giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các loại tàu, xuồng, phụ tùng, trang thiết bị hư hỏng chưa có bổ sung, thay thế kịp thời vì các trang thiết bị này thuộc hàng đặc chủng do đó việc sửa chữa, thay thế gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng không ít khi có tình huống đột xuất xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ.
II. TỔ CHỨC SCH VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN
1. Tổ chức sở chỉ huy
a) SCH cơ bản: Khi bão, lũ, lụt xảy ra trên địa bàn tỉnh, SCH cơ bản/tỉnh tại vị trí thường xuyên (188, đường Nguyễn Huy Tự, thành phố Hà Tĩnh), chỉ đạo chung trên các hướng. Căn cứ tình hình cụ thể sẽ tổ chức Sở chỉ huy phía trước để trực tiếp theo dõi, chỉ đạo từng hướng.
b) SCH phía trước
- Hướng số 1. Khi bão, lũ xảy ra ở hướng Bắc gồm các huyện: Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà. Đặt SCH phía trước tại Ban CHQS thị xã Hồng Lĩnh.
- Hướng số 2. Khi bão, lũ xảy ra ở hướng Nam gồm: Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Đặt SCH phía trước tại Ban CHQS huyện Cẩm Xuyên.
- Hướng số 3. Khi bão, lũ xảy ra ở hướng Tây gồm các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Đặt SCH phía trước tại Ban CHQS huyện Vũ Quang.
c) Thành phần tham gia SCH phía trước
Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh, Thủ trưởng 4 phòng, Ban Tác chiến, chỉ huy các đơn vị hiệp đồng, chỉ huy các đơn vị tăng cường và đại diện lãnh đạo địa phương.
d) Phân công chỉ huy
- Chỉ huy chung: Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
- Chỉ huy trực tiếp: Đồng chí Phó Chỉ huy trưởng - TMT.
- Chỉ huy từng lực lượng: Do chỉ huy từng đơn vị.
2. Sử dụng lực lượng, phương tiện
Sử dụng lực lượng tại chỗ của địa phương, lực lượng Quân sự, Công An và lực lượng Biên phòng các đồn, trạm ở trên địa bàn các huyện, thị, thành là chủ yếu. Căn cứ vào thực tế và tình huống xảy ra, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh sử dụng lực lượng, phương tiện, như sau:
a) Hướng 1: Khi bão, lũ xảy ra ở hướng Bắc gồm: Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà.
* Huyện Nghi Xuân (trọng điểm tuyến để Hội Thống và các xã vùng trũng thấp ngập lụt)
- Lực lượng của Quân khu: Tiểu đoàn 31 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (50 đ/c).
+ Biên Phòng tỉnh (50 đ/c).
+ Công An tỉnh (50 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 500 đ/c DQTV-DBĐV.
* Thị xã Hồng Lĩnh
- Lực lượng của Quân khu: Tiểu đoàn 12 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (20 đ/c).
+ Biên Phòng tỉnh (30 đ/c).
+ Công An tỉnh (30 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 500 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Can Lộc
- Lực lượng của Quân khu: Trại giam T91 (20 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (20 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (20đ/c).
+ Công An tỉnh (20 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 500 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Đức Thọ
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (40 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (20đ/c).
+ Công An tỉnh (20 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 500 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Thạch Hà
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (40 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Đại đội 20 TS/Bộ chỉ huy (20 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (20đ/c).
+ Công An tỉnh (20 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 400 đ/c DQTV-DBĐV.
b) Hướng 2: Khi bão, lũ xảy ra ở hướng Nam gồm: Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh.
* Thị xã Kỳ Anh
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (30đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (70 đ/c).
+ Công An tỉnh (50 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 800 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Kỳ Anh
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (20đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (50 đ/c).
+ Công An tỉnh (50 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 800 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Cẩm Xuyên
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Trung đoàn 841/Bộ CHQS tỉnh (40 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (30đ/c).
+ Công An tỉnh(30 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 800 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Lộc Hà
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Trung đoàn 841 /Bộ CHQS tỉnh (50 đ/c),
+ Biên phòng tỉnh (40đ/c).
+ Công An tỉnh (30 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 400 đ/c DQTV-DBĐV
* Thành phố Hà Tĩnh
- Lực lượng của tỉnh:
+ Trường Quân sự /Bộ CHQS tỉnh (40 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh: (20đ/c)
+ Công An tỉnh (40 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 300 đ/c DQTV-DBĐV.
c) Hướng số 3: Khi bão, lũ xảy ra ở hướng Tây gồm các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
* Huyện Hương Sơn
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Bộ CHQS tỉnh (30 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (20 đ/c).
+ Công An tỉnh (20đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 600 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Hương Khê
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Trạm sửa chữa Z12 (20 đ/c); Đại đội 17 CB/ Bộ CHQS tỉnh (20 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (30đ/c).
+ Công An tỉnh (30 đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 600 đ/c DQTV-DBĐV.
* Huyện Vũ Quang
- Lực lượng của Quân khu: Sư đoàn 324 (50 đ/c).
- Lực lượng của tỉnh:
+ Trung đoàn 841/ Bộ CHQS tỉnh (50 đ/c).
+ Biên phòng tỉnh (40đ/c).
+ Công An tỉnh (40đ/c).
- Lực lượng tại chỗ: 600 đ/c DQTV-DBĐV.
* Căn cứ vào tình hình cụ thể, Trưởng tiểu ban lực lượng (CHT Bộ CHQS tỉnh) sử dụng lực lượng, phương tiện linh hoạt, ứng cứu, TKCN hạn chế thấp nhất thiệt hại đến tính mạng và tài sản của Nhân dân.
III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
1. Tình huống 1: Siêu bão
* Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gần bờ mạnh lên thành siêu bão có sức gió mạnh cấp 15 đến cấp 16 kèm theo mưa to đổ bộ vào các từ tỉnh Quảng Bình đến Thanh Hóa trung tâm bão vào Hà Tĩnh khi bão vào đất liền sức gió cấp 14 - 15 với triều cường nước dâng lên từ 5-6m. Bão có thể phá hủy hoàn toàn một số nhà bán kiên cố, nhà tạm bợ, nhà tranh tre, nứa,... triều cường làm nước dâng vào đất liền 2- 3km.
a) Xác định trọng điểm: Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà.
b) Xử lý:
* Trước khi bão đổ bộ vào địa bàn
- Cảnh báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến siêu bão. Lưu ý vùng ảnh hưởng gió mạnh và ngập lụt do nước dâng khi siêu bão đổ bộ vào bờ, chú trọng các huyện ven biển từ TX Kỳ Anh đến huyện Nghi Xuân. Trọng điểm 05 địa phương: TX Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, các Ban chỉ huy Quân sự các huyện ven biển phải chỉ đạo cơ quan, đơn vị giằng chống nhà cửa, kho tàng chắc chắn, chuyển tài liệu, VKTB đến khu vực an toàn, các đơn vị còn lại chủ động phòng, chống bão an toàn, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện tham gia cùng địa phương sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm theo phương án của huyện.
- Sơ tán nhân dân ra khỏi vùng bão và nước dâng
+ Huyện Nghi Xuân: Sơ tán 8.777 hộ, 30. 500 người.
+ Huyện Lộc Hà: Sơ tán 7.068 hộ, 26.978 người.
+ Huyện Thạch Hà: Sơ tán 2.443 hộ, 9.976 người.
+ Huyện Cẩm Xuyên: Sơ tán 4.895 hộ, 17.118 người.
+ Huyện Kỳ Anh: Sơ tán 3.342 hộ, 11.158 người.
+ Thị xã Kỳ Anh: Sơ tán 2.765 hộ, 18.360 người.
+ Thành phố Hà Tĩnh: Sơ tán 1.430 hộ, 4.650 người.
* Khi bão đổ bộ vào địa bàn: Cơ quan, đơn vị tổ chức trực ban nắm chắc diễn biến bão, lực lượng còn lại vào vị trí ẩn nấp bảo đảm an toàn, sẵn sàng ứng cứu với các tình huống xảy ra.
* Sau bão: Khắc phục hậu quả thiệt hại của cơ quan, đơn vị chuẩn bị lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả cùng địa phương khi có lệnh.
c) Sử dụng lực lượng, phương tiện:
- Sử dụng lực lượng, phương tiện của một số đơn vị quân đội có sẵn tại các địa bàn trọng điểm để tham gia phòng chống bão, TKCN cùng địa phương.
- e841 đảm nhiệm địa bàn: huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, TX Kỳ Anh.
- Các đơn vị Trường QS tỉnh, c17, b18, c20, cTG sẵn sàng cơ động trên các hướng còn lại theo lệnh của trên.
- Ban CHQS các huyện tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão, sử dụng có hiệu quả LLPT hiện có để tham gia PCLB trên địa bàn.
- Đề nghị Quân khu chi viện LLPT ở những khu vực trọng điểm chia cắt, cô lập (Lực lượng 300 đ/c 1d/e335/f324; 50 đ/c d31 Quân khu 4).
2) Tình huống 2: Lụt.
* Do chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc hoàn lưu sau bão gây mưa to dài ngày kết hợp với triều cường và lượng nước thượng nguồn ở các sông đổ về làm “Ngập lụt” một số địa phương trong tỉnh.
a) Xác định trọng điểm: huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Cẩm Xuyên.
b) Xử lý:
- Thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ”, kết hợp LLPT ém sẵn các trọng điểm, kịp thời ứng phó có hiệu quả các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
c) Sử dụng lực lượng, phương tiện:
- Bộ CHQS tỉnh phối hợp, sử dụng các đơn vị quân đội trên địa bàn tham gia khắc phục cùng địa phương.
- e841/ Bộ CHQS tỉnh đảm nhiệm địa bàn Cẩm Xuyên, Đức Thọ.
- Các lực lượng thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: sẵn sàng lực lượng, phương tiện, LLPT cơ động khi có lệnh.
- Ban CHQS các huyện tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng, phương tiện hiện có tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt trên địa bàn.
- Ngoài ra đề nghị Quân khu chi viện lực lượng ở các vùng trọng điểm (Lực lượng 1d/e335; d31, d12, T91).
3. Tình huống 3: Lũ quét, sạt lở đất.
* Mưa lớn ở thượng nguồn, nước ở các triền núi đổ xuống các lòng khe, sông, suối, hồ, đập với cường độ cao có thể làm vỡ hồ, đập lớn gây lũ quét; sạt lở đất ở một số địa phương, gây thiệt hại cho đồng bào vùng núi sinh sống ven sông, suối, triền núi, hồ, đập chứa nước.
a) Trọng điểm: Huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê.
b) Xử lý:
- Làm tốt công tác tuyên truyền cảnh báo, xây dựng ý thức tự giác, lấy “phòng ngừa là chính” có kế hoạch chủ động sơ tán người, tài sản ra khỏi nơi nguy hiểm, đề phòng lũ quét, sạt lỡ đất...
c) Sử dụng lực lượng phương tiện:
- Bộ CHQS tỉnh phối hợp, sử dụng các đơn vị quân đội trên địa bàn tham gia khắc phục cùng địa phương.
- e841/Bộ CHQS tỉnh đảm nhiệm địa bàn huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
- Trường QS tỉnh đảm nhiệm địa bàn thị xã Kỳ Anh, các đơn còn lại của Bộ chỉ huy chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, LLPT sẵn sàng cơ động khi có lệnh.
- Ban CHQS các huyện tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất.
- Các vùng bị chia cắt, cô lập khó khăn Bộ chỉ huy sẽ đề nghị lực lượng của Quân khu chi viện.
4. Tình huống 4: Lốc.
* Đầu mùa mưa bão trên địa bàn các địa phương ven biển, các vùng núi trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lốc xoáy cục bộ làm thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
a) Trọng điểm: huyện Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
b) Xử lý:
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương chủ động phòng chống khắc phục hậu quả các trận mưa dông, gió lốc, sấm sét làm giảm thiệt hại về người và tài sản, báo cáo kịp thời với cấp trên, khi cần thiết xin bổ sung LLPT của trên.
c) Sử dụng lực lượng, phương tiện:
Các địa phương, đơn vị chủ động phát huy triệt để phương châm “4 tại chỗ” là chính để triển khai phòng, chống, khắc phục hậu quả.
1. Bảo đảm chỉ huy
- Chỉ huy chung: Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh - vị trí tại sở Chỉ huy Bộ CHQS tỉnh.
- Chỉ huy trên từng hướng: (theo quyết định riêng của Chỉ huy trưởng).
2. Bảo đảm vận chuyển quân
- Trong điều kiện ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai khẩn cấp, các cơ quan, đơn vị chủ động phương tiện, xăng, dầu vật chất bảo đảm để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó tổng hợp báo cáo về Bộ CHQS tỉnh để đề nghị BCHPCTT- TKCN tỉnh bổ sung. Khi điều động lực lượng lớn của Quân khu, theo yêu cầu của địa phương, Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Ủy ban tỉnh huy động phương tiện trên địa bàn cùng đơn vị vận chuyển lực lượng, phương tiện kịp thời theo yêu cầu nhiệm vụ,
3. Bảo đảm phương tiện, vật chất CHCN
- Bộ vượt sông nhẹ: 1500 ( 40CV) = 06 chiếc
- Tàu Biên phòng (350 CV) cứu hộ trên biển: 01 chiếc.
- Xuồng ST: 750 - 240 CV cứu hộ trên sông: 06 chiếc (QS: 02; BP: 03; CA: 01)
- Xuồng ST: 660 (60-85 CV): 18 chiếc (QS: 03; BP: 03; CA: 12).
- Xuồng ST: 450 (15-40 CV): 33 chiếc (QS: 14; CA: 19 biên chế tại các đơn vị, địa phương cấp huyện).
- Máy phát điện có đèn pha: 01 chiếc.
- Máy cưa xích cầm tay: 02 cái.
- Nhà bạt: loại 16,5 m = 12 bộ, loại 24,754m = 15 bộ.
Khi có tình huống xảy ra sử dụng cụ thể như sau: Tàu cứu hộ trên biển của Biên Phòng BP34-19-01; 3900CV đảm nhiệm chi viện cho các huyện ven biển.
Tàu ST 750, ST 660 căn cứ vào tình hình cụ thể trên các hướng Tiểu ban lực lượng sẽ điều hành, tập trung chi viện cho những địa phương xảy ra lũ quét, lũ ống,... tập trung cứu hộ, cứu trợ nhân dân.
Tàu ST 450 biên chế cho các đơn vị, địa phương giao cho các đơn vị, địa phương sử dụng theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4. Bảo đảm Hậu cần
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tự bảo đảm hậu cần cho lực lượng được huy động (sử dụng lượng vật chất hậu cần dự trữ trong phòng chống bão lụt, sau bão lụt tiếp tục bổ sung).
- Lực lượng tăng cường của Bộ và Quân khu: Các đơn vị của Bộ và Quân khu tự bảo đảm hậu cần.
- Bảo đảm hậu cần cho cứu trợ nhân dân vùng bão lũ, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh sẽ giao cho từng hướng đảm nhiệm cấp trực tiếp đến từng hộ gia đình.
* Xăng, dầu các lực lượng tự bảo đảm, sau lụt bão tổng hợp lượng tiêu hao đề nghị UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cấp bổ sung.
5. Bảo đảm thông tin, liên lạc
- Trước lụt, bão xảy ra sử dụng hệ thống thông tin, liên lạc mạng Bưu điện
- Trong quá trình xảy ra bão, lũ sẵn sàng sử dụng hệ thống thông tin sóng cực ngắn, máy bộ đàm để chỉ huy, điều hành, kết hợp thông tin cơ động để liên lạc.
V. DỰ KIẾN BÃI ĐỖ MÁY BAY TRỰC THĂNG
1. Huyện Hương Sơn: Bãi đỗ số 1 trên đường Hồ Chí Minh (Đoạn giáp giữa xã Sơn Trung và thị trấn Phố Châu), tọa độ: (48 46 6); Bãi đỗ số 2 Núi Tuệ thuộc xã Sơn Ninh, tọa độ: (50 50 7).
2. Huyện Vũ Quang: Bãi đỗ tại Sân vận động huyện, tọa độ: (32 53 3).
3. Huyện Hương Khê: Bãi đỗ tại Sân vận động huyện, tọa độ: (09 74 8).
4. Huyện Đức Thọ: Bãi đỗ tại Sân vận động huyện, tọa độ: (47 61 9).
5. Thị xã Hồng Lĩnh: Bãi đỗ tại Trường lái, tọa độ: (48 75 5).
6. Huyện Thạch Hà: Bãi đỗ số 1 tại SVĐ huyện, tọa độ: (31 91 6); Bãi đỗ số 2 tại Núi Mộc thuộc xã Thạch Đỉnh, tọa độ: (95 00 4)./.
|
TRƯỞNG TIỂU BAN |
Quyết định 2008/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án Cứu hộ, cứu nạn thiên tai năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 2008/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Đặng Ngọc Sơn |
Ngày ban hành: | 04/07/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2008/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án Cứu hộ, cứu nạn thiên tai năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chưa có Video