ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 19 tháng 01 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về Chương trình Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 24/01/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về Chương trình Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông báo số 787-TB/TU ngày 31/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 909/TTr-STNMT ngày 28/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
- Quản lý, xử lý nước thải phát sinh từ khu dân cư nông thôn nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng nước mặt phục vụ cho việc lấy nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
- Thu gom, xử lý nước thải là trách nhiệm của toàn xã hội; nguồn lực đầu tư xây lắp, vận hành công trình xử lý nước thải dựa theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải có trách nhiệm đầu tư xây lắp, vận hành công trình xử lý nước thải; có trách nhiệm chi trả kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại nếu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước; nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác thu gom, xử lý nước thải.
- Thu gom, xử lý nước thải trong khu dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương; công nghệ xử lý áp dụng tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, chi phí đầu tư, vận hành; tái sử dụng nước thải sau xử lý, tiết kiệm tài nguyên nước và thu gom, xử lý, tái sử dụng bùn thải từ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vận hành và bảo vệ công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
- Xử lý nước thải nông thôn tiến hành song song với thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới để đảm bảo đạt tiêu chí về môi trường.
2.1. Mục tiêu chung
Giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên, tạo cảnh quan môi trường sống xanh - sạch - đẹp, bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Cải thiện chất lượng nước mặt hệ thống Bắc Hưng Hải, các sông, kênh, mương, ao hồ trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu về cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Mục tiêu đến năm 2030
Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý.
2.2.2. Mục tiêu đến năm 2045
Phấn đấu 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý.
- Các dự án đầu tư khu dân cư, các khu dân cư mới phải đầu tư hệ thống thoát nước mưa tách riêng thoát nước thải và xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Các xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt.
- Đầu tư công trình tại những nơi đã có vị trí phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo thu gom được nước thải và có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
- Khuyến khích, ưu tiên, hỗ trợ, đẩy mạnh các đơn vị tư nhân đầu tư xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt gắn với hoạt động cấp nước sạch tập trung.
- Nước thải sinh hoạt từ các tổ chức (không bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ), hộ gia đình trong khu dân cư tập trung không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải/ các tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Duy trì, vận hành tốt các mô hình công trình thu gom, xử lý nước thải quy mô hộ, cụm hộ gia đình đã đầu tư tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động; xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ; trường mầm non xã Đình Dù, huyện Văn Lâm. Cải tạo, nâng cấp các công trình thu gom, xử lý nước thải đã đầu tư tại huyện Ân Thi, huyện Yên Mỹ, huyện Kim Động.
4. Lộ trình và giải pháp thực hiện Đề án
4.1. Lộ trình thực hiện
- Giai đoạn năm 2023 - 2025: Triển khai các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt cải thiện môi trường; triển khai mô hình dự án xử lý nước thải sinh hoạt và cải thiện môi trường; ưu tiên, tập trung đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư xả nước thải trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải.
- Năm 2025: Sơ kết thực hiện Đề án.
- Giai đoạn năm 2025 - 2030: Triển khai thực hiện toàn tỉnh; mô hình liên xã, tập trung.
- Năm 2030: Tổng kết Đề án và xây dựng phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2030-2045.
4.2. Giải pháp thực hiện Đề án
4.2.1. Về quy hoạch
- Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp để thực hiện các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn.
- Quy hoạch chi tiết việc tiêu thoát nước, xử lý nước thải khu dân cư nông thôn, những khu dân cư mới bắt buộc phải đầu tư công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, tách riêng nước mưa, nước thải.
4.2.2. Về tuyên truyền, vận động
- Tuyên truyền, phổ biến, triển khai các nội dung của Đề án. Lồng ghép vào nội dung tuyên truyền về môi trường do các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện hàng năm.
- Xây dựng và ban hành tài liệu “Hướng dẫn thu gom, xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình xử lý nước thải khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” để phổ biến áp dụng.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân, đầu tư công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, tận dụng nước thải sau xử lý để tưới cây, hạn chế xả ra môi trường để giảm thiểu ô nhiễm nước ao, hồ, kênh, mương.
- Xây dựng và tuyên truyền nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý nước thải đạt hiệu quả.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mô hình thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.
4.2.3. Giải pháp tổ chức vận hành
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật công nghệ xây lắp, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư.
- Tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở các địa phương.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp tại các địa phương, trong đó có mô hình quản lý công trình xử lý nước thải có gắn với công trình cấp nước sạch; đánh giá hiệu quả các mô hình tổ chức vận hành công trình làm cơ sở nhân rộng trên toàn tỉnh.
4.2.4. Về kỹ thuật, công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn nước thải
- Hoàn thiện hệ thống thoát nước công cộng, đảm bảo nước thải sinh hoạt tại các hộ dân được đấu nối và phát thải tại các điểm được quy định, tạo thuận lợi cho công tác thu gom đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch.
- Ưu tiên áp dụng công nghệ sinh học, chi phí thấp, dễ quản lý vận hành, công nghệ đã được thử nghiệm trong thu gom, xử lý nước thải khu dân cư nông thôn. Một số biện pháp, công nghệ phù hợp: xử lý kỵ khí: UASB; SBR - xử lý nước thải theo mẻ; Johkasou (công nghệ của Nhật Bản, đã được áp dụng thử nghiệm ở Hưng Yên); công nghệ sinh học trong điều kiện tự nhiên: Mương oxy hóa, hồ sinh học, bãi lọc trồng cây; ……… Có thể lựa chọn các công nghệ hiện đại, tiên tiến có chi phí đầu tư, vận hành thấp, dễ vận hành đã áp dụng hiệu quả tại các nước trong khu vực phù hợp với điều kiện của tỉnh. Tăng cường tái sử dụng nước thải cho nông nghiệp; thu gom, xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải từ hệ thống thoát nước.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn nước thải:
+ Đối với các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt QCĐP 01:2019/HY (không áp dụng hệ số Khy) hoặc có thể thay thế 02 thông số Amoni, Nitrat bằng thông số tổng N theo tiêu chuẩn Nhật Bản với giá trị là 100 mg/l.
+ Đối với công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải tại chỗ: Để cải thiện chất lượng môi trường, giai đoạn đến năm 2030, áp dụng cột B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT). Từ sau năm 2030, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn như đối với công trình xử lý nước thải tập trung.
4.2.5. Giải pháp về vốn, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, vận hành công trình xử lý nước thải
Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách thông qua áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp trong sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí, thủ tục hành chính, kinh phí đầu tư và sau đầu tư.
a) Đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước thải
Nhà nước đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước thải từ nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Về nguồn vốn đầu tư công trình xử lý nước thải
- Nguồn vốn nhà nước:
+ Xây dựng các mô hình xử lý, cải thiện nước thải sinh hoạt dân cư.
+ Xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung ở những nơi có đủ điều kiện thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước.
+ Hỗ trợ cho hộ gia đình trong khu dân cư tập trung không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải/hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung đầu tư công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân:
+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ: Được giao đất đã giải phóng mặt bằng, miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành.
+ Ưu tiên đầu tư công trình tại những nơi có vị trí phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo thu gom được nước thải và có hệ thống cấp nước sạch tập trung. Gắn trách nhiệm các đơn vị đầu tư nhà máy cấp nước tập trung phải thực hiện trách nhiệm đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung theo phân vùng cấp nước.
+ Chủ đầu tư dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung chịu trách nhiệm đầu tư kinh phí xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải tập trung.
c) Về nguồn kinh phí quản lý, vận hành:
- Kinh phí quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải tập trung được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm chi trả theo quy định.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí vận hành công trình xử lý nước thải tập trung theo lộ trình cụ thể: hỗ trợ 70% kinh phí vận hành năm thứ nhất; hỗ trợ 50% kinh phí vận hành năm thứ hai; hỗ trợ 30% kinh phí vận hành năm thứ ba; hỗ trợ 10% kinh phí vận hành năm thứ tư; không hỗ trợ kinh phí vận hành từ năm thứ năm.
d) Việc tổ chức thu giá dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt:
- Chủ đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn sẽ chịu trách nhiệm vận hành công trình và tổ chức thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.
- Phương án tổ chức thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải:
+ Tổ chức cung cấp nước sạch thu giá dịch vụ xử lý nước thải của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.
+ UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thu giá dịch vụ xử lý nước thải đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự khai thác nước để sử dụng. Xác định lượng nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự khai thác nước căn cứ vào định mức nhu cầu sử dụng nước theo quy định của Bộ Xây dựng và lượng nước thải bằng 100% nhu cầu sử dụng nước.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan phổ biến nội dung Đề án, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; hàng năm tổng hợp, tham mưu đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
- Vận hành các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt đã đầu tư; đánh giá hiệu quả, đề xuất lựa chọn mô hình và định hướng sử dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn.
- Hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các điểm xử lý nước thải theo quy định.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cho vay ưu đãi, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt từ nguồn vốn Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Tham mưu tổ chức tổng kết Đề án; đánh giá hiệu quả Đề án đến cải thiện môi trường khu dân cư và cải thiện chất lượng nước sông, ao, hồ, kênh mương.
2. Sở Xây dựng
- Khi thẩm định thiết kế, quy hoạch chi tiết các khu dân cư mới, yêu cầu phải có cơ sở hạ tầng về thu gom nước thải tách biệt với hệ thống thu, thoát nước mưa và có công trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị, tổ chức khi lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn phải quy hoạch đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải, bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải sinh hoạt.
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải dân cư.
- Tham mưu ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu nội dung quy hoạch, quản lý bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Phối hợp với UBND các huyện: Kim Động, Ân Thi, Yên Mỹ kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình xử lý nước thải tập trung đã được đầu tư, vận hành tại xã Toàn Thắng - huyện Kim Động, thị trấn Ân Thi - huyện Ân Thi và thị trấn Yên Mỹ - huyện Yên Mỹ; có kế hoạch cải tạo, nâng cấp công trình đảm bảo vận hành hiệu quả.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Lập kế hoạch tổng thể rà soát, yêu cầu các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thu gom, xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường, tái sử dụng nước thải tưới cho cây trồng.
- Hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi quy trình vận hành hầm biogas đảm bảo hiệu quả; tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp để giảm thiểu xả nước thải ra môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước ao, hồ, kênh, mương.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thu gom, xử lý nước thải đối với các xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá hiệu quả của Đề án đến cải thiện chất lượng nước sông, kênh mương thủy lợi.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ban hành mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn tập trung theo lộ trình cụ thể: hỗ trợ 70% kinh phí vận hành năm thứ nhất; hỗ trợ 50% kinh phí vận hành năm thứ hai; hỗ trợ 30% kinh phí vận hành năm thứ ba; hỗ trợ 10% kinh phí vận hành năm thứ tư; không hỗ trợ kinh phí vận hành từ năm thứ năm.
- Tham mưu ban hành mức hỗ trợ cho hộ gia đình đầu tư công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải tại chỗ.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu về cơ chế sử dụng nguồn vốn từ đấu giá đất, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải khu dân cư và đầu tư công trình xử lý nước thải.
- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh để nghiên cứu giải quyết các vấn đề về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt; nghiên cứu, đánh giá các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện có, đưa ra biện pháp tối ưu hóa hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt từ các công nghệ hiện có; lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện của tỉnh; xây dựng mô hình công trình, thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ đối với tổ chức, hộ gia đình.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các sáng kiến mang lại hiệu quả trong việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn.
7. Sở Nội vụ
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường cấp xã.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên và các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về thu gom, xử lý nước thải khu dân cư nông thôn.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân vay vốn ưu đãi từ các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư xây dựng công trình, vận hành công trình xử lý nước thải dân sinh.
10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên
- Xây dựng phóng sự tuyên truyền, ghi hình, đưa tin, bài về các hoạt động thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và phát sóng trên “Khung giờ vàng’' của Đài phát thanh và Truyền hình Hưng Yên chương trình về thu gom, xử lý nước thải khu dân cư nông thôn. Nêu gương những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động thu gom, xử lý nước thải. Chỉ đạo các Đài Truyền thanh cấp huyện dành thời lượng để tuyên truyền tại địa phương.
11. Đề nghị UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý nước thải trong khu dân cư nông thôn.
- Tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa về công tác thu gom, xử lý nước thải ở khu dân cư nông thôn.
- Tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường; công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý nước thải trong các khu dân cư nông thôn.
12. Công an tỉnh
Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, trinh sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng, thu gom, xử lý nước thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
13. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Lập dự án, kế hoạch thực hiện thu gom, xử lý nước thải khu dân cư nông thôn trên địa bàn; quy định tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tập trung trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, xã; chủ động bố trí kinh phí trong dự toán từ nguồn xây dựng cơ bản tập trung ngân sách huyện, thị xã, thành phố và các nguồn khác theo quy định để triển khai Đề án theo đúng tiến độ.
- Xây dựng lộ trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung đảm bảo phù hợp với quy hoạch và đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn; trước mắt ưu tiên, tập trung đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư xả nước thải trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải.
- Giai đoạn 2023-2025, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, trong đó có cơ chế đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành, thu phí dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải; đánh giá hiệu quả của từng mô hình để làm cơ sở triển khai các công trình xử lý nước thải trên địa bàn.
- Rà soát các khu dân cư không bố trí được quỹ đất đầu tư công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung để có kế hoạch hỗ trợ công trình, thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ phát sinh từ các hộ gia đình.
- Đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải các khu dân cư trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn. Ưu tiên xã hội hóa đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn gắn với hoạt động cấp nước sạch tập trung và lựa chọn triển khai trước ở những nơi có vị trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, có hệ thống cấp nước sạch tập trung, có thể thu gom được nước thải.
- Thành lập hoặc giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện, thị xã, thành phố, đơn vị cung cấp nước sạch hoặc đơn vị khác đảm bảo tổ chức vận hành hiệu quả các công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng, vận hành các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn.
- UBND các huyện: Kim Động, Ân Thi, Yên Mỹ kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình xử lý nước thải tập trung đã được đầu tư, vận hành tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động; thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi; thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ; có kế hoạch cải tạo, nâng cấp công trình đảm bảo vận hành hiệu quả.
- Giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã về triển khai thực hiện mục tiêu Đề án.
- Chỉ đạo UBND cấp xã:
+ Rà soát, lựa chọn địa điểm đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt để quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện theo quy định.
+ Bố trí mặt bằng đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải từ các hộ gia đình và định hướng tuyến thoát nước công trình xử lý nước thải.
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý của các công trình xử lý nước thải xả thải ra môi trường để có báo cáo, phản ánh kịp thời về tình trạng hoạt động của các công trình xử lý nước thải.
+ Xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường ở các xã, thị trấn, trong đó, có quy định về thu gom, xử lý nước thải trong khu dân cư.
14. Các đơn vị cung cấp nước sạch
Đầu tư, vận hành các công trình xử lý nước thải sinh hoạt dân sinh gắn với hoạt động Cấp nước sạch tập trung.
15. Cộng đồng, hộ gia đình cá nhân
- Thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường hoặc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của cụm dân cư hoặc hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Thực hiện các quy định về thu gom, xử lý nước trong khu dân cư, tái sử dụng nước thải, không xả nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường, ao, hồ, kênh, mương. Thực hiện việc đấu nối vào hệ thống thoát nước theo quy định.
- Chịu trách nhiệm nộp phí vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
- Thực hiện chức năng giám sát về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định của pháp luật. Phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 175/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
Số hiệu: | 175/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký: | Nguyễn Hùng Nam |
Ngày ban hành: | 19/01/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 175/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
Chưa có Video