ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 23 tháng 01 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng Sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng Sinh học;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn Đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Văn bản số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Tổng cục Môi trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn bản số 2149/TCMT-BTĐDSH ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường về ban hành hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng báo cáo đa dạng sinh học;
- Căn cứ Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 28/8/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt dự toán dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh.
- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học; duy trì và phát triển các dịch vụ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; duy trì có tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn, rừng đặc dụng; giảm mức độ suy thoái cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tuân thủ các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với cả nước, các quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm thu hút, huy động nguồn lực, kinh nghiệm... để nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu, đề xuất các định hướng, mục tiêu, giải pháp và cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2020:
- Hoàn thành thống kê cơ bản cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của tỉnh; phát hiện các nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học; tăng cường công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù cây lá kim; hạn chế thấp nhất các tác động bất lợi đến rừng và đa dạng sinh học.
- Duy trì và phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, các Vườn quốc gia: Bidoup - Núi Bà, Cát Tiên; thành lập mới và đưa vào hoạt động khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương, các khu bảo tồn loài/sinh cảnh: Núi Voi, Phát Chi, Madaguoi; xây dựng và đưa vào hoạt động Bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên; Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên và các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
- Nâng cao độ che phủ rừng tối thiểu đạt 55%; hạn chế các tác động xâm hại đến rừng; xử lý nghiêm các vụ vi phạm đến tài nguyên rừng; kiểm soát việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật; xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học.
- Triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các giải pháp thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên bảo tồn, các dự án lồng ghép đã được xác định hướng quy hoạch.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động - thực vật quý hiếm có yêu cầu bảo tồn cao; hạn chế tối đa sự suy giảm đa dạng sinh học; kiểm soát chặt chẽ các loài ngoại lai xâm hại; duy trì và phát triển các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đã có và thành lập mới; củng cố các hành lang đa dạng sinh học.
- Phát triển các hệ sinh thái rừng, nghiêm cấm tác động bất lợi vào rừng tự nhiên, nâng cao độ che phủ của rừng toàn tỉnh lên trên 55%, nâng cao chất lượng rừng.
- Nâng cao hơn nữa nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học; giải quyết hài hòa lợi ích giữa cộng đồng địa phương và các khu bảo tồn; cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống dân cư ở các khu vực bảo tồn gắn với các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
III. Nội dung quy hoạch
1. Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học
Tổng diện tích quy hoạch cho 3 hành lang đa dạng sinh học 250.065 ha, diện tích đất có rừng 217.634 ha (chiếm 87% diện tích quy hoạch); trong đó 88,2 % là rừng tự nhiên. Các hành lang đa dạng sinh học (hành lang 1: phân bố ở huyện Lạc Dương, Đam Rông và Lâm Hà, diện tích 140.017 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 111.130 ha; hành lang 2: phân bố ở huyện Đam Rông và Lâm Hà, diện tích 1.658 ha, trong đó diện tích có rừng tự nhiên 4.906 ha, rừng trồng là 495 ha, đất trống 496 ha, đất nông nghiệp và đất khác 5.761 ha; hành lang 3: phân bố ở huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh và Cát Tiên, diện tích 98.390 ha, trong đó diện tích có rừng tự nhiên 76.020 ha, rừng trồng 15.594 ha, đất trống 3.242 ha, đất nông nghiệp và đất khác 3.534 ha) thực hiện nhiệm vụ kết nối 2 khu bảo tồn là Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo đảm khả năng bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các sinh cảnh và các loài động, thực vật quan trọng trong các hành lang đa dạng sinh học.
2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái đặc thù của tỉnh
Quy hoạch tổng diện tích rừng lá kim 95.485,4 ha, chiếm tỷ lệ 21,0% rừng tự nhiên của tỉnh, phân bố tại 7 huyện và thành phố Đà Lạt (chi tiết diện tích quy hoạch diện tích rừng lá kim của các huyện, thành phố tại biểu 01 đính kèm). Thông qua quy hoạch, thực hiện xác định phạm vi, ranh giới, điều tra đa dạng sinh học về động - thực vật và các giá trị môi trường; nghiêm cấm các tác động bất lợi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tích cực phục hồi, nâng cao chất lượng rừng; triển khai nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần hạn chế cháy rừng, chặt phá rừng.
3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên - hệ sinh thái ngập nước (không thuộc hệ sinh thái rừng):
Do đặc điểm vị trí là vùng cao nguyên và cấu tạo địa hình nhiều đồi núi với phân cấp độ cao và độ dốc biến động lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng các hệ sinh thái ngập nước có diện tích khoảng 13.181,1 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 1,34% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Quy hoạch bảo vệ toàn bộ diện tích hệ sinh thái ngập nước hiện có; thực hiện các biện pháp tập trung bảo tồn các hệ sinh thái rừng đầu nguồn và các lưu vực; kết hợp công tác quản lý, bảo vệ của các đơn vị quản lý công trình thủy lợi, thủy điện và bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên đầu nguồn và lưu vực.
4. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn:
Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Lâm Đồng, gồm 09 khu bảo tồn (01 khu dự trữ sinh quyển, 02 vườn quốc gia, 01 khu dự trữ thiên nhiên, 03 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 01 khu rừng phòng hộ cảnh quan môi trường và 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học); trong đó, có 05 khu bảo tồn quy hoạch chuyển tiếp và 04 khu bảo tồn thành lập mới.
(Chi tiết hệ thống các khu bảo tồn tại biểu 02 đính kèm).
5. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ:
a) Hệ thống vườn thực vật:
- Vườn thực vật Bidoup - Núi Bà tại phân khu hành chính thuộc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà; tổng diện tích 20 ha.
- Vườn thực vật INTEREXREGA tại phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc; tổng diện tích 10 ha.
b) Hệ thống vườn động vật:
Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên tại Phân khu Hành chính, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương; tổng diện tích 490 ha.
c) Quy hoạch hệ thống trung tâm cứu hộ:
- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, diện tích 30 ha trong khu vực Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên, bao gồm các khu nuôi nhốt, khu bán hoang dã, khu bệnh viện thú y quy mô, hiện đại để chăm sóc, cứu hộ thú và nghiên cứu về thú.
- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn Quốc gia Cát Tiên: Diện tích 66 ha, phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi bản năng hoang dã để thả về rừng cho các loài Linh trưởng, Gấu, Báo hoa mai,...
d) Bảo tàng thiên nhiên:
Nhà trưng bày trung tâm - Bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên tại Lâm Đồng, tại thị trấn Lạc Dương; diện tích: 2,5 ha.
đ) Bảo tồn giống các loài bản địa có giá trị cao:
- Cây trồng như: Chuối La Ba (huyện Lâm Hà); Dâu tằm (thành phố Bảo Lộc); Thông đỏ (Đức Trọng, Lạc Dương, thành phố Đà Lạt); Đẳng sâm (huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt); các loài Lan rừng (huyện Lạc Dương, Cát Tiên, Bảo Lâm); các loài trà rừng: Trà mi Đà Lạt, Trà hoa vàng (huyện Lạc Dương, Cát Tiên, Đức Trọng, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt).
- Vật nuôi như: Bò lai Bò rừng (Đơn Dương, Cát Tiên); Gà, Heo thuần chủng (các huyện); Vịt trời (Lâm Hà, Lạc Dương,...); các loài chim, thú đặc hữu tại Lâm Đồng;...
e) Kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại:
04 loài động vật ngoại lai xâm hại: Ốc bươu vàng, Cá tỳ bà, Cá tỳ bà lớn, Rùa tai đỏ; 02 loài có nguy cơ xâm hại: Cá trê phi, Cá rô phi đen; 05 loài thực vật ngoại lai xâm hại: Bèo tây, Cây ngũ sắc, Cây lược vàng, Trinh nữ thân gỗ (Mai dương) và Cỏ lào; 03 loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại: Keo dậu, Cây cứt lợn, Gừng dại.
IV. Các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư, bao gồm:
1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học;
2. Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học;
3. Quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn;
4. Xây dựng, phát triển các cơ sở bảo tồn;
5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khu vực bảo tồn;
6. Các dự án có liên quan được lồng ghép.
(Chi tiết các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư tại biểu 03, biểu 04 đính kèm).
V. Vốn đầu tư
Tổng kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện trong kỳ quy hoạch từ 2017 - 2030 khoảng 1.329,2 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 510,2 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 716,5 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 102,5 tỷ đồng; cụ thể:
- Vốn địa phương: 46,0 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,46% tổng kinh phí;
- Vốn trung ương: 440,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 33,13% tổng kinh phí;
- Vốn xã hội hóa: 680,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 51,21% tổng kinh phí;
- Vốn nước ngoài: 162,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,20% tổng kinh phí.
(Chi tiết khái toán vốn đầu tư tại biểu 05 đính kèm).
Các chương trình, nhiệm vụ, dự án đã được ghi vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017 - 2020 thì triển khai thực hiện theo kế hoạch; các chương trình, nhiệm vụ, dự án chưa được ghi vốn thì tiếp tục kiến nghị, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện.
VI. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cơ chế quản lý các khu bảo tồn đã có và các khu bảo tồn thành lập mới. Xây dựng các quy định của tỉnh về buôn bán động vật hoang dã, sử dụng các loài hoang dã (cây thuốc, hương liệu, các lâm sản ngoài gỗ,...); các cơ chế quản lý an toàn sinh học, sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen, chia sẻ lợi nhuận từ đa dạng sinh học.
- Xây dựng quy chế hoạt động và nguyên tắc phối hợp giữa vùng đệm với khu bảo tồn. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách và xây dựng các mô hình phát triển vùng đệm tạo sinh kế ổn định cho người dân.
- Xây dựng các quy ước, hương ước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư thôn, xã. Xây dựng và ban hành quy định về hợp tác và trách nhiệm trong hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu ban hành các chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích; đồng thời có các chế tài, hình thức xử lý đối với cá nhân tổ chức, vi phạm, đặc biệt đối với các trường hợp chống người thi hành nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Giải pháp về tuyên truyền:
- Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học hàng năm. Các nội dung tuyên truyền, giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ bằng nhiều hình thức như: pa nô, áp phích, biển báo, loa đài, ấn phẩm, tờ rơi; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, các đợt ra quân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; thi tìm hiểu về đa dạng sinh học;...
- Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong toàn tỉnh, đặc biệt là các địa phương có các khu bảo tồn. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn.
- Kết hợp với các hoạt động của các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các trường học để lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phổ biến kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, các kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp bền vững cho người dân địa phương.
- Ban quản lý các khu bảo tồn có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, ký kết quy chế phối hợp với nội dung cụ thể, quy định rõ trách nhiệm các bên để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của khu bảo tồn và công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hội quần chúng trong công tác bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học. Xây dựng mô hình quần chúng tự giác tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nuôi trồng các loại cây, con nhằm bảo tồn nguồn gen động - thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời nhân rộng những điển hình tiên tiến.
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
- Duy trì và củng cố hệ thống tổ chức ở các Vườn Quốc gia: Bidoup - Núi Bà, Cát Tiên. Bổ sung chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị chủ rừng để quản lý các khu bảo tồn mới thành lập. Đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu quản lý, chuyên môn. Tăng cường trách nhiệm Ban quản lý các khu bảo tồn, bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và loại hình tổ chức đơn vị sự nghiệp.
- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học của tỉnh và cán bộ có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học thông qua việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng, đào tạo và sử dụng, khai thác hiệu quả thông tin từ ngân hàng dữ liệu đa dạng sinh học thống nhất trên địa bàn tỉnh. Kết nối và chia sẻ thông tin bảo tồn đa dạng sinh học giữa các cơ quan chuyên môn trong tỉnh, giữa địa phương với các tỉnh và với cơ quan quản lý trung ương.
4. Giải pháp về khoa học, công nghệ:
- Tăng cường phối hợp giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế tiến hành các nghiên cứu, điều tra chuyên đề, đánh giá đầy đủ hiện trạng đa dạng sinh học.
- Điều tra chi tiết nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (cả trên cạn và dưới nước), các hệ sinh thái đặc thù, các loài động - thực vật và lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp đối với từng khu bảo tồn. Điều tra bổ sung thực trạng và đề xuất biện pháp ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Nghiên cứu bổ sung, cập nhật thông tin và xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu đa dạng sinh học, chú trọng ứng dụng GIS, ảnh vệ tinh; nghiên cứu xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình nông lâm kết hợp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu về giống và trồng rừng, phục hồi rừng tự nhiên, làm giàu, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, chú trọng đến các loài cây bản địa có giá trị.
- Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ cho công tác chuyên môn của khu bảo tồn như nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài thực vật quý hiếm; các kỹ thuật về chăm sóc, phục hồi, gây nuôi, nhân giống các loài động vật hoang dã cần ưu tiên bảo tồn. Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học toàn tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin thiết lập mạng lưới giám sát đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, cập nhật đến từng trạm kiểm lâm, điểm quan sát.
- Tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra, giám sát các hệ sinh thái, các khu bảo tồn; sử dụng các thiết bị khoa học, công nghệ để thu thập, xử lý và bảo quản mẫu động, thực vật phù hợp;...
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đào tạo cán bộ chuyên môn, máy móc, thiết bị... trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
6. Giải pháp về vốn:
- Báo cáo các Bộ, ngành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí vốn cho một số dự án đầu tư về đa dạng sinh học từ ngân sách trung ương; đồng thời cân đối nguồn ngân sách của tỉnh; nguồn phí bảo vệ môi trường thu nộp ngân sách hàng năm; nguồn thu dịch vụ môi trường rừng,...
- Kêu gọi đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế như: UNDP, FFI, IUCN, WWF, vốn ODA,... tập trung vào các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực, nhận thức, xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học, điều tra khảo sát tài nguyên động - thực vật,...
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tổ chức công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo quy định hiện hành và xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện quy hoạch.
- Chủ trì triển khai thực hiện quy hoạch và chương trình hành động theo tiến độ; cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình và những nội dung được giao, phân công trong chương trình hành động thực hiện quy hoạch chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch, đảm bảo hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc các Vườn Quốc gia: Bidoup - Núi Bà, Cát Tiên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Giám đốc các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp; Trưởng các Ban quản lý rừng; Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DIỆN
TÍCH QUY HOẠCH RỪNG TỰ NHIÊN LÁ KIM TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
Stt |
Địa phương |
Rừng tự nhiên (ha) |
Rừng tự nhiên lá kim (ha) |
Tỷ lệ so với toàn tỉnh (%) |
1 |
Huyện Bảo Lâm |
66.456,55 |
818,50 |
0,9 |
2 |
Huyện Di Linh |
74.353,94 |
5.155,42 |
5,4 |
3 |
Huyện Lâm Hà |
18.922,97 |
1092,45 |
1,1 |
4 |
Huyện Lạc Dương |
107.376,96 |
51.694,51 |
54,1 |
5 |
Huyện Đam Rông |
50.020,06 |
3.747,25 |
3,9 |
6 |
Huyện Đơn Dương |
29.908,98 |
9.968,07 |
10,4 |
7 |
Huyện Đức Trọng |
19.988,57 |
11.402,87 |
11,9 |
8 |
Thành phố Đà Lạt |
14.277,26 |
11.606,29 |
12,2 |
Tổng cộng |
381.305,29 |
95.485,36 |
100 |
DANH
MỤC QUY HOẠCH CÁC KHU BẢO TỒN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh
Lâm Đồng
Stt |
Khu bảo tồn |
Diện tích (ha) |
Phân hạng |
Phân loại |
Phân cấp quản lý |
Phân kỳ QH |
Ghi chú |
1 |
Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang |
275.439 |
Khu Dự trữ sinh quyển |
trên cạn |
địa phương |
2020 |
QH chuyển tiếp |
2 |
Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà |
56.436 |
Vườn quốc gia |
trên cạn |
địa phương |
2020 |
QH chuyển tiếp |
3 |
Vườn Quốc gia Cát Tiên |
27.228,8 |
Vườn quốc gia |
trên cạn |
trung ương |
2020 |
QH chuyển tiếp |
4 |
Khu Dự trữ thiên nhiên Đơn Dương |
22.456 |
Khu Dự trữ thiên nhiên |
trên cạn |
địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
5 |
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh Phát Chi |
1.447 |
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh |
trên cạn |
địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
6 |
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh Núi Voi |
1.645 |
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh |
trên cạn |
địa phương |
2020 |
Thành lập mới |
7 |
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh Magaguoil |
1.080 |
Khu bảo tồn loài/sinh cảnh |
trên cạn |
địa phương |
2030 |
Thành lập mới |
8 |
Khu rừng cảnh quan môi trường Đà Lạt |
22.320 |
Khu bảo vệ cảnh quan |
trên cạn |
địa phương |
2020 |
QH chuyển tiếp |
9 |
Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm Đà Lạt, Đức Trọng |
454 |
Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học |
trên cạn |
Viện Khoa học LN Nam Trung bộ và TN |
2020 |
QH chuyển tiếp |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN
2017 -2020
(Kèm theo Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày
23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Tổng kinh phí (tỷ đồng) |
I |
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐDSH |
6,0 |
||
I.1* |
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Thông tin và Truyền thông; Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện, xã. |
4,0 |
I.2 |
Tổ chức các cuộc thi sáng kiến bảo vệ tài nguyên ĐDSH |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Giáo dục và Đào tạo |
2,0 |
II |
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH |
7,0 |
||
II.1* |
Đánh giá hiện trạng và mức độ nguy hại của các loài ngoại lai xâm hại |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan nghiên cứu |
1,0 |
II.2 |
Xây dựng quy chế bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan nghiên cứu |
1,0 |
II.3* |
Xây dựng bản đồ phân vùng áp dụng kỹ thuật đốt xử lý vật liệu cháy rừng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan nghiên cứu |
1,0 |
II.4* |
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý về bảo tồn ĐDSH cho cán bộ quản lý các cấp |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở ban ngành liên quan, các Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp |
2,0 |
II.5* |
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, lập báo cáo hiện trạng ĐDSH cấp tỉnh và các khu bảo tồn |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các Khu bảo tồn |
2,0 |
DANH
MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Kèm theo Quyết định số 169/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Tổng kinh phí (tỷ đồng) |
I |
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐDSH |
15,0 |
||
I.1* |
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện, xã |
10,0 |
I.2 |
Tổ chức các cuộc thi thôn, bản bảo tồn đa dạng sinh học giỏi cấp huyện, tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các địa phương liên quan |
5,0 |
II |
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH |
38,0 |
||
II.1* |
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở: Nội vụ, Tư pháp và các cơ quan nghiên cứu |
1,0 |
Il.2 |
Điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ biến động đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn và toàn tỉnh Lâm Đồng (định kỳ 5 năm) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các Khu bảo tồn |
10,0 |
II.3* |
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý về bảo tồn ĐDSH cho cán bộ quản lý các cấp |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ban, ngành liên quan, BQL rừng, Công ty lâm nghiệp |
5,0 |
II.4* |
Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý về bảo tồn ĐDSH cho các cấp |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ban, ngành liên quan, BQL rừng, Công ty lâm nghiệp |
20,0 |
II.5* |
Điều tra, rà soát và xây dựng kế hoạch bảo vệ, phát triển các HST rừng tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường; các BQL rừng, Công ty lâm nghiệp |
2,0 |
III |
QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN |
32,0 |
||
III. 1* |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh Phát Chi (bảo tồn Trà mi Đà Lạt, Đẳng sâm) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị khoa học |
1,0 |
III.2* |
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh Madaguoi (bảo tồn Trà mi bạc, Hoàng đằng, Quế rừng) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị khoa học |
1,0 |
III.3 |
Đầu tư, phát triển Khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành liên quan; UBND huyện Đơn Dương |
10,0 |
III.4 |
Tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn (bảo tồn loài/sinh cảnh, khu rừng phòng hộ cảnh quan môi trường, khu rừng nghiên cứu khoa học) |
UBND TP Đà Lạt; Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên |
Các địa phương liên quan |
20,0 |
IV |
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ BẢO TỒN |
632,0 |
||
IV. 1* |
Bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở, ngành; các địa phương liên quan |
10,0 |
IV.2* |
Công viên bảo tồn Động vật hoang dã Tây Nguyên |
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà |
Các Sở, ngành, địa phương liên quan; Công ty Du lịch Lâm Đồng |
618,0 |
IV.3 |
Quy hoạch phát triển cơ sở bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, xã |
1,0 |
IV.4 |
Quy hoạch phát triển cơ sở bảo tồn cây dược liệu |
Sở Y tế |
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ; các địa phương liên quan |
1,0 |
IV.5 |
Quy hoạch bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ và cơ sở bảo tồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2,0 |
V |
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC KHU VỰC BẢO TỒN |
22,0 |
||
V.I* |
Đánh giá và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn ĐDSH có hiệu quả ở tỉnh Lâm Đồng |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
3,0 |
V.2 |
Xây dựng mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng tại vùng đệm các khu bảo tồn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị khoa học |
5,0 |
V.3 |
Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi dưới tán rừng tại vùng đệm các khu bảo tồn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị khoa học |
8,0 |
V.4 |
Phát triển hình thức du lịch sinh thái gắn với hộ gia đình ở các khu bảo tồn |
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch |
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, nông nghiệp và PTNT; BQL các khu bảo tồn |
5,0 |
V.5* |
Xây dựng cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư bảo tồn ĐDSH |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị khoa học |
1,0 |
VI |
CÁC DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐƯỢC LỒNG GHÉP |
80,0 |
||
VI.1 |
Biến đổi khí hậu |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở ban, ngành liên quan |
30,0 |
VI.2 |
Bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở ban ngành liên quan |
50,0 |
Ghi chú (*): các nhiệm vụ, dự án cấp bách, quan trọng ưu tiên thực hiện
Tổng cộng số lượng nhiệm vụ, dự án ưu tiên bảo tồn trong giai đoạn từ 2021 - 2030 là 22 nhiệm vụ, dự án; tổng số vốn dự kiến 819,0 tỷ đồng.
KINH
PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Tổng kinh phí |
Phân kỳ đầu tư |
Nguồn vốn |
|||||
2016 - 2020 |
2021 - 2025 |
2026 - 2030 |
Ngân sách NN |
Vốn xã hội hóa |
Vốn nước ngoài |
||||
Địa phương |
Trung ương |
||||||||
1 |
Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH |
21,0 |
6,0 |
7,5 |
7,5 |
10,0 |
- |
- |
11,0 |
2 |
Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH |
45,0 |
7,0 |
19,5 |
18,5 |
17,0 |
9,5 |
- |
18,5 |
3 |
Quy hoạch chi tiết và thành lập các Khu bảo tồn |
34,5 |
2,5 |
17,0 |
15,0 |
9,5 |
10,0 |
- |
15,0 |
4 |
Xây dựng, phát triển các cơ sở bảo tồn |
1.064,0 |
432,0 |
632,0 |
- |
2,0 |
380,3 |
680,7 |
1,0 |
5 |
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khu vực bảo tồn |
26,0 |
4,0 |
10,5 |
11,5 |
7,5 |
5,5 |
- |
13,0 |
6 |
Các dự án có liên quan được lồng ghép |
138,7 |
58,7 |
30,0 |
50,0 |
- |
35,0 |
- |
103,7 |
Tổng cộng |
1.329,2 |
510,2 |
716,5 |
102,5 |
46,0 |
440,3 |
680,7 |
162,2 |
Quyết định 169/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 169/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Phạm S |
Ngày ban hành: | 23/01/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 169/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video